Nhận định, soi kèo MC Oran vs ES Mostaganem, 23h00 ngày 19/2: Niềm tin cửa trên
本文地址:http://live.tour-time.com/news/47b989974.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
Linh Chi
Thanh Hằng, Tóc Tiên khoe chân thon đáng 'đồng tiền bát gạo'
Nhà trường không được thu các khoản ngoài học phí">
Có hay không việc học sinh lớp 1 phải đóng 16 triệu đồng?
Những tiết thao giảng chuyên đề của các hội đồng bộ môn hiện nay ở ngành giáo dục được xem là những tiết dạy mẫu mực để giáo viên học tập và rút kinh nghiệm cho giảng dạy cho mình.
Thường, những tiết thao giảng chuyên đề thì học sinh học tập cực kỳ nghiêm túc, hăng say phát biểu bài và không có em nào nói chuyện riêng. Đối với giáo viên thì chỉn chu từng câu nói, từng hành động, từng hoạt động giảng dạy của bài học cũng không có gì có thể chê được.
Kết luận lại, tiết học đó thành công ở mọi phương diện, cô vừa giỏi, vừa hiền và trò cũng rất thông minh và tích cực.
Nhưng, phía sau những tiết thao giảng đó là một sự chuẩn bị kỳ công của bao người và cũng còn nhiều băn khoăn.
Thao giảng = Chuẩn bị công phu + “loại” học sinh kém
Hàng năm, khi bước vào đầu năm học, các Hội đồng bộ môn cấp huyện họp để tổng kết hoạt động của năm học trước và triển khai phương hướng hoạt động của môn học trên toàn địa bàn.
Vì thế, thành phần tham dự buổi họp này là các tổ trưởng chuyên môn của các trường trong huyện.
Những chuyên đề thao giảng trong năm được tổ trưởng Hội đồng bộ môn thông qua và hướng dẫn các thành viên thảo luận, góp ý. Sau đó, phân công cho các trường thực hiện trong từng thời điểm cụ thể.
Thường, mỗi năm học, Hội đồng bộ môn thực hiện khoảng 4-5 tiết thao giảng chuyên đề khác nhau ở các đơn vị thuộc địa bàn của mình.
Trước khi chuyên đề được diễn ra, tổ trưởng của Hội đồng bộ môn, Ban giám hiệu trường, tổ trưởng, giáo viên trường sở tại phải lên kế hoạch khá chi tiết và thực hiện nhuần nhuyễn từng bước cụ thể. Ai là người đứng ra thực hiện tiết thao giảng, ai là người sẽ cùng xây dựng, cùng soạn giáo án.
Ngày dạy thử, các thành viên trong tổ, Ban giám hiệu và tổ trưởng hoặc tổ phó Hội đồng bộ môn vào dự để góp ý những hạn chế, sai sót nhỏ nhất nhằm hướng tới một tiết dạy chất lượng nhất.
Tới ngày thao giảng, Phòng Giáo dục gửi thông báo triệu tập thành phần tham dự tới các trường.
Những giáo viên được mời dự này thường là Phó hiệu trưởng chuyên môn, các tổ trưởng môn học, các giáo viên bộ môn của khối thực hiện thao giảng.
Vì thế, thành phần tham dự của các trường đổ về các trường thực hiện tiết thao giảng thường rất đông. Và, đây cũng là nguyên nhân để các trường “loại” bớt những học sinh yếu kém ở nhà hoặc cho ra ngoài sân chơi, nhường chỗ cho các giáo viên ngồi dự.
Đó cũng là cách để nâng cao chất lượng tiết dạy khi những học sinh còn lại phần nhiều là các em học được nên thường rất tích cực phát biểu xây dựng bài.
Những buổi “diễn sâu” ít hiệu quả
Đối với những giáo viên được phân công đi dự giờ, được dự những tiết như vậy vừa thán phục tiết dạy hay vừa có thể “học hỏi” được rất nhiều từ đơn vị thao giảng.
Không thán phục sao được, khi vào đến lớp học thấy học sinh lễ phép đồng loạt đứng lên chào và hô vang “Chúng em kính chào thầy cô ạ”. Rồi lớp học được bố trí bàn ghế gọn gàng, vệ sinh lớp học được quét dọn, lau chùi sạch sẽ.
Phía trên, máy chiếu được bố trí khá hiện đại, giáo viên chỉn chu từng lời nói, từng cử chỉ để giới thiệu với trò về lý do tiết thao giảng và thành phần tham dự của tiết học. Những loạt pháo tay đồng loạt vang lên, sau đó, lớp học lại trở về trang nghiêm đến lạ.
Để tạo tâm thế cho học trò, đầu tiên là giáo viên chiếu một số hình ảnh hoặc một bài hát để dẫn dắt học sinh bước vào bài mới rồi hỏi học sinh hôm nay học bài gì, các em đã chuẩn bị bài đầy đủ chưa? Từng tổ trưởng đứng lên báo cáo với giáo viên đứng lớp.
Tất cả khâu chuẩn bị đều trơn tru, đúng quy trình đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Giáo viên đi vào bài giảng, bằng một giọng ấm, ngọt, có nhấn nhá dẫn dắt học sinh vào bài.
Chao ôi, cô dạy hay đến vô cùng nên gần như học sinh nào cũng hiểu, vì thế, những cánh tay học sinh cứ thẳng cao mà giơ lên, những ánh mắt nhìn cô như mong chờ được cô gọi đến tên mình.
Hình như em nào cũng trả lời câu hỏi chính xác. Mỗi lần như vậy, giáo viên lại yêu cầu học sinh “Cho bạn một tràng pháo tay”.
Không khí lớp học sôi nổi hơn khi cô lại đưa ra phần thưởng cho các nhóm thảo luận có câu trả lời chính xác và nhanh nhất.
Cứ thế, các giáo viên ngồi dự cứ mắt tròn mắt dẹt nhìn lên mà thán phục, xuýt xoa thầm... Một thành viên của trường, hoặc của Hội đồng bộ môn được phân công trước, trên tay luôn cầm chiếc máy quay phim ghi lại những khoảnh khắc xuất thần của cả thầy và trò để làm tư liệu, lại càng làm cho tiết học thêm trang trọng bội phần.
Hết tiết học, giáo viên cho học sinh ra về và mọi người bắt đầu đóng góp cho tiết thao giảng.
Điều dĩ nhiên là những tiết học như thế thì không có vị khách nào lại nỡ lòng buông lời chê bai, góp ý hạn chế cho đơn vị thực hiện.
Mọi người tấm tắc khen hay, xem đó là tiết học mẫu mực để học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Chuyên đề kết thúc và rõ ràng đó là một sự nỗ lực, thành công của người trực tiếp thực hiện và của Hội đồng bộ môn khi đem đến một tiết thao giảng chuyên đề được xem là thành công mĩ mãn.
Song, những tiết dạy chuyên đề như thế cho dù nhưng giáo viên đi dự giờ “học hỏi” được rất nhiều điều từ đơn vị bạn nhưng trong lòng không khỏi băn khoăn, trăn trở cho thực trạng của ngành.
Giá như, trong quá trình học mà có vài học sinh trả lời sai, có vài học sinh không giơ tay, có vài em nói chuyện...
Hay, giáo viên đứng lớp có thể có một vài chỗ vấp váp, sai sót thì biết đâu tiết thao giảng sẽ thật và thành công nhiều hơn. Bởi, đó là thực trạng chung để mọi người cùng tháo gỡ, cùng tìm ra giải pháp khắc phục. Đằng này, cái gì cũng trơn tru, mĩ mãn thành ra chẳng còn gì để… góp ý cho nhau nữa.
Một tiết thao giảng chuyên đề, không chỉ là sự đầu tư tiền bạc của đơn vị thực hiện mà còn có cả kinh phí của cấp trên cấp nữa. Nhất là mỗi tiết thao giảng chuyên đề như vậy phải triệu tập một lúc mấy chục giáo viên đến dự.
Thời gian, tiền của đầu tư đã đành mà dự những tiết được “diễn khá sâu” như vậy nó chẳng mang lại hiệu quả cho người dự giờ.
Điều đau xót nhất chính là thầy cô đang dạy cho học trò sự dối trá, hình thức và đẩy nhiều học sinh đến những tủi hờn không đáng có khi một số em không được ngồi trong lớp học như mọi ngày.
Nguyễn Đăng
Dù đã từ lâu ngành giáo dục có những chỉ đạo để giảm, nhưng cuối cùng hàng năm giáo viên vẫn bội thực sổ sách. Nhiều cuộc họp vô bổ, không cần thiết vẫn được tổ chức làm ảnh hưởng tới thời gian của các thầy cô.
">Tiết thao giảng hay những buổi 'diễn sâu' ít hiệu quả
Soi kèo góc Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
Sau Viettel, đơn vị phát triển Safe Mobile đang có kế hoạch hợp tác với nhà mạng cả trong và ngoài nước để mở rộng người dùng.
Tạo cơ hội để trẻ tiếp cận với nền văn minh số là nhiệm vụ của người lớn và bảo vệ trẻ khỏi những hệ lụy từ thời đại số cũng chính là trách nhiệm của cha mẹ. Xuất phát từ suy nghĩ của một phụ huynh thấy được sự cần thiết phải có giải pháp hỗ trợ cha mẹ Việt giám sát và bảo vệ con khi tham gia thế giới ảo, từ năm 2020, CEO CyRadar Nguyễn Minh Đức và các cộng sự đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển SafeMobile - ứng dụng di động giúp quản lý và giám sát thiết bị, hành động của trẻ em trên mạng.
Theo đội ngũ phát triển, Safe Mobile là bộ sản phẩm kép, vừa giúp cha mẹ quản lý được con cái, vừa ngăn trẻ em tiếp cận với những nội dung không phù hợp với lứa tuổi. Vì thế, nhóm phát triển giải pháp vừa phải nhìn từ góc nhìn của phụ huynh để tạo ra chính sách chặn chặt chẽ, triệt để nhưng cần “hợp tình hợp lý” để trẻ tự do khám phá nguồn thông tin hữu ích, những điều kỳ diệu của công nghệ. “Đồng thời chúng tôi cũng phải đặt mình ở vị trí của người dùng nhỏ tuổi để đảm bảo các em không cảm thấy bị “kìm kẹp” thái quá, tôn trọng sự riêng tư ở mức độ nhất định, điều này đặc biệt quan trọng với các em ở lứa tuổi 12 – 17”, CEO CyRadar Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Với 3 tính năng chính SafeZone, SafeMobile và SafeKid, giải pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em “Make in Vietnam" Safe Mobile được nhận định đã đủ để giảm thiếu và ngăn chặn những rủi ro trẻ em gặp phải trên không gian mạng. Thực tế, đơn vị phát triển đã khảo sát nhiều khách hàng dùng thử và nhận được phản hồi tốt về bộ 3 tính năng chính.
“Tuy nhiên, trẻ em hiện nay rất thông minh, nhất là các em lớn đã có nhận thức và kiến thức đầy đủ. Các em không thích cảm giác bị quản lý, chính vì vậy để sản phẩm đạt được hiệu quả tối đa, tôi khuyến khích các bậc cha mẹ bên cạnh sử dụng công nghệ để theo dõi con, hãy tích cực trò chuyện, chia sẻ, làm bạn với con. Công nghệ cũng chỉ là sản phẩm của con người, biết cách dùng, dùng đúng cách và kết hợp nhiều giải pháp mới là điều cái bậc cha mẹ thời 4.0 cần học để nuôi dạy một thế hệ công dân số có ích”, đại diện CyRadar cho hay.
CEO CyRadar Nguyễn Minh Đức cho biết: Để phát triển được một giải pháp công nghệ hướng tới hàng chục triệu người sử dụng, sản phẩm nào cũng phải trải qua những bước khá cơ bản. Tuy nhiên, với dòng sản phẩm đặc thù dành cho trẻ em, CyRadar còn phải giải những bài toán liên quan đến Luật trẻ em, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, nghiên cứu, hiểu và áp dụng chính sách riêng của từng nền tảng để tạo nên 1 Safe Mobile có thể cross-platform (dùng ổn định cho nhiều nền tảng, nhiều môi trường.
Kể từ đầu năm nay, thông qua hợp tác giữa CyRadar và nhà mạng Viettel, phiên bản chính thức của Safe Mobile đã được cung cấp tới người dùng.
Hiện tại, người dùng chỉ cần tải app Viettel Safe Mobile trên các chợ ứng dụng App Store, CH Play, đăng kí gói cước, trả phí, đăng kí tài khoản và sử dụng. Bên cạnh đó, người dùng mạng Viettel có thể đăng kí gói cước theo cú pháp DK gửi 9708 để được miễn phí 3 ngày sử dụng cho lần tải app đầu tiên, sau đó tải ứng dụng và sử dụng như bình thường. Hiện có 8 gói cước cho 2 thiết bị đến 4 thiết bị với giả chỉ từ 8.000 đồng/ 7 ngày sử dụng cho 2 thiết bị tới 299.000 đồng/năm cho 4 thiết bị.
Lý giải về lựa chọn kênh phân phối sản phẩm qua nhà mạng, đại diện CyRadar cho rằng: Hướng đi này có thể tiếp cận được với lượng người sử dụng đông đảo từ mạng di động, các thuê bao Internet cho hộ gia đình. Kết quả bước đầu hợp tác rất thuận lợi, lượng thuê bao đăng ký Safe Mobile tăng dần đều.
Trong kế hoạch phát triển Safe Mobile, CyRadar sẽ tiếp tục nâng cấp các tính năng đã có, bổ sung các tính năng mới, cải thiện mức độ ổn định, tái kiểm tra liên tục để phát hiện, khắc phục lỗi (nếu có) và tìm cách gia tăng sự tương tác cũng như trải nghiệm tích cực của người dùng.
“Sau Viettel, chúng tôi đang có kế hoạch hợp tác với các nhà mạng cả trong và ngoài nước để mở rộng cách tiếp cận tới khách hàng có nhu cầu sử dụng Safe Mobile”, đại diện CyRadar nói.
Vân Anh
Đại diện CyberPurify cho rằng, phản ứng của phụ huynh đập điện thoại, thông tin lên Facebook khi biết con mình tham gia nhóm xấu, xem thông tin độc hại là chưa phù hợp và mang rủi ro cao ảnh hưởng tiêu cực đến đứa trẻ trong tương lai.
">Giải pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng với chi phí chưa đến 1.000 đồng/ ngày
Hệ thống thao trường mạng phục vụ huấn luyện, diễn tập, sát hạch an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử có thể tổ chức diễn tập từ xa, phục vụ 24/7; 100% các đơn vị chuyên trách CNTT, an toàn thông tin của các bộ, ngành, địa phương tham gia diễn tập; tối thiểu 300 người tham gia diễn tập theo kịch bản đơn giản; tối thiểu 30 người tham gia huấn luyện trực tiếp. Hệ thống mô phỏng được tối thiểu 3 lĩnh vực gồm Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống hạ tầng quan trọng.
Dự án có quy mô đầu tư gồm hệ thống các thiết bị phần cứng cùng các phần mềm ứng dụng có bản quyền sử dụng đi kèm để tạo lập các môi trường giả lập mạng CNTT, công nghệ vận hành OT, công nghệ IoT và các phòng huấn luyện, giám sát, hướng dẫn huấn luyện và vận hành hệ thống. Trong đó, sẽ không đầu tư thiết bị phần cứng (hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ và sao lưu phục vụ cài đặt phần mềm, ảo hóa) phục vụ hệ thống thao trường trong hạng mục hệ thống các thiết bị phần cứng. Các yêu cầu đối với thiết bị phần cứng nêu trên sẽ sử dụng hạ tầng dùng chung của Bộ TT&TT).
Các cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng nền tảng của hệ thống có khả năng thực hiện các chức năng: Mô phỏng và thực hiện các cuộc tấn công thực trên môi trường mạng giả lập; tạo lập các chương trình huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, đánh giá các kỹ năng cơ bản và nâng cao về nhân lực an toàn thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; quản lý các chương trình huấn luyện, diễn tập trên hệ thống và quản trị toàn bộ hệ thống trên một nền tảng tích hợp thống nhất xuyên suốt toàn bộ hệ thống.
Nội dung đầu tư của dự án này còn có các dịch vụ cung cấp chương trình huấn luyện kỹ thuật cùng với giáo trình và tài liệu huấn luyện, diễn tập đã được chuẩn hóa và có thể tùy biến theo yêu cầu của người sử dụng để phục vụ công tác tổ chức các chương trình huấn luyện, diễn tập an toàn thông tin mạng, ứng cứu sự cố và các khóa huấn luyện; kiểm tra, đánh giá các kỹ năng cơ bản và nâng cao về an toàn thông tin mạng; Các phương tiện để kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu hạ tầng để tổ chức thực hiện các khóa huấn luyện, diễn tập, kiểm tra, đánh giá năng lực từ xa.
Sẽ có diễn tập thực chiến cấp quốc gia
Trước đó, trong chia sẻ với ICTnews hồi đầu năm nay, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhấn mạnh: Diễn tập an toàn thông tin là rất cần thiết để nhân lực làm an toàn thông tin có cơ hội cọ xát thực tiễn, sẵn sàng ứng phó sự cố tấn công mạng. Tuy nhiên, công nghệ thường xuyên thay đổi, phương thức tấn công mạng cũng thay đổi và ngày càng tinh vi, phức tạp, thậm chí sử dụng cả trí tuệ nhân tạo. Do đó, diễn tập an toàn thông tin cần phải thay đổi theo để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Trên cả nước có rất nhiều đội ứng cứu sự cố, riêng Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia đã có hơn 200 thành viên. Đội ngũ này cần được diễn tập định kỳ. Và để các đội ứng cứu có đủ năng lực xử lý sự cố xảy ra trong hệ thống của mình, hoạt động diễn tập cần chuyển sang hình thức diễn tập thực chiến.
Diễn tập thực chiến sẽ hiệu quả hơn rất nhiều do gắn hoạt động diễn tập vào chính hệ thống mà người diễn tập có trách nhiệm bảo vệ. Loại hình diễn tập này không có kịch bản trước, thời gian diễn tập đủ dài để thành viên tham gia hết phát huy các kỹ năng tấn công cũng như sự sẵn sàng, linh hoạt trong ứng phó, xử lý sự cố. “Có thể nói, diễn tập thông thường giúp nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức là chính. Còn diễn tập thực chiến thì còn giúp chỉ ra điểm yếu, lỗ hổng để kiện toàn quy trình, công nghệ, con người, sẵn sàng phát hiện sớm và xử lý kịp thời”, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay.
Để đẩy mạnh triển khai rộng rãi mô hình diễn tập thực chiến, hồi giữa tháng 9/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ra Chỉ thị về việc tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Trong thời gian tới, Cục An toàn thông tin sẽ đôn đốc, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương hàng năm tổ chức tối thiểu 1 cuộc diễn tập thực chiến. Bộ TT&TT cũng sẽ tổ chức diễn tập thực chiến cấp quốc gia, làm sân chơi để các đội thành viên có điều kiện cọ sát, nâng cao năng lực và hiểu rõ, thực chiến các quy trình ứng cứu sự cố nghiêm trọng, trên phạm vi rộng.
Vân Anh
Khóa đào tạo nâng cao hiệu quả diễn tập an toàn thông tin, ứng cứu sự cố mạng kéo dài 5 ngày vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA tổ chức.
">Bộ TT&TT xây dựng thao trường mạng phục vụ diễn tập an toàn thông tin
Sách giáo khoa mới: Các nhóm tác giả đang vừa viết vừa điều chỉnh
友情链接