Nhận định, soi kèo Venezia vs Lecce, 2h45 ngày 26/11: Vượt mặt khách


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới -
Hai lần phẫu thuật chưa hết khối u, cậu bé tuyệt vọng cầu cứu- Khối u lớn trên đầu làm khuôn mặt cậu bé đáng thương trở nên biến dạng. Không những vậy, em còn phải chịu đau đớn dày vò, sức khỏe ngày một héo mòn. Nằm trên giường bệnh, bé ngước đôi mắt trong veo nhìn mọi người như muốn cầu xin sự giúp đỡ.
Xót thương cô gái mồ côi bị suy thận, suy tim nặng
Các con mắc bệnh hiểm nghèo, mẹ bật khóc xin cứu
Mổ 2 lần chưa hết khối u
Hai năm nay, để duy trì tính mạng cho con, vợ chồng anh Võ Văn Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tuyết Nguyên (ở ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, tìm đủ cách chật vật xoay sở. Khối u não trên đầu bé Võ Văn Tình (sinh năm 2014), con trai anh chị đang ngày một lớn dần, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Hai lần phẫu thuật chưa hết bệnh, cậu bé tuyệt vọng cầu cứu Bé Tình luôn trong tình trạng sốt cao, cơ thể đau nhức, không ăn uống được gì, sức khỏe cứ ngày một hao mòn. Hiện tại bé đã không đi lại được nữa, chỉ có thể nằm trên giường yếu ớt dõi theo cha mẹ. Căn bệnh u não tái phát của bé không đáp ứng với thuốc điều trị khiến mọi người hết sức lo lắng.
Trước đó, bác sĩ phát hiện có khối u ác tính trong não bé. Dù đã 2 lần phẫu thuật nhưng do ở vị trí khó, khối u vẫn chưa được lấy hết. Sau phẫu thuật bé chuyển qua điều trị bằng hóa chất và tia xạ. Tính đến nay mới chuyển qua điều trị duy trì được hơn 1 năm thì căn bệnh bùng phát trở lại.
Lần này khó khăn tăng gấp bội bởi bệnh của bé Tình không đáp ứng với thuốc. Bác sĩ cho biết để cứu bé sẽ cần phải đổi qua phác đồ điều trị khác. Điều đó đồng nghĩa với việc vợ chồng anh Nghĩa, chị Nguyên cũng phải cố gắng lại từ đầu.
"Mấy hôm nay vợ chồng tôi rầu quá. Con không 'chịu' thuốc nên khối u ngày càng lớn. Cháu kêu đau miết, người lúc nào cũng nóng ran, cho uống thuốc hạ sốt chẳng ăn thua. Chúng tôi cũng hết cách. Giờ tiền chữa bệnh cho con thì không có, đưa con về nhà thì tội nghiệp lắm", chị Nguyên nức nở.
Cha mẹ nghèo làm không đủ tiền thuốc cho con Cha mẹ kiếm ăn từng bữa
Gia đình anh Nghĩa thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Anh chị có 3 đứa con, đứa lớn nhất mới 15 tuổi. Ở nông thôn nhưng lại không có nguồn thu nhập nào từ nông nghiệp, anh chị xoay sở bằng cách đi làm thuê cho người ta. Lo bữa ăn hàng ngày vốn đã khó khăn, nay con mắc bệnh hiểm, dù nai lưng ra làm lụng nhưng số tiền kiếm được vẫn không đủ.
Trước đây, hai vợ chồng đều đi làm thuê cho các hộ gia đình có đất trồng hành. Quanh năm vất vả nắng mưa, nhà đông con nên chỉ đủ "vắt mũi đút miệng". Cách đây 3 tháng, anh Nghĩa theo người quen lên Long An làm phụ hồ. Mỗi tháng anh tích góp được ít tiền gửi lên cho mẹ con chị Nguyên ở bệnh viện cũng chỉ đủ mua những thứ lặt vặt.
Lâu nay, để có tiền mua thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế và lo các khoản chi phí khác, anh chị phải hỏi vay đủ chỗ. Đến giờ không còn ai cho vay được nữa, nợ bốn bề chồng chất, bữa cơm hàng ngày còn đói no thất thường, chị Nguyên như tuyệt vọng khi nghĩ đến tương lai của con.
Nếu không có tiền tiếp tục điều trị, tính mạng của bé Tình sẽ rơi vào tình cảnh ngặt nghèo. Niềm hy vọng cuối cùng mà chị Nguyên mong đợi, đó là sự chung tay chia sẻ của bạn đọc.
Đức Toàn
">Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Tuyết Nguyên, ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. SĐT: 0869 369 551
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.244 (bé Võ Văn Tình)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
-
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết, thủ môn Filip Nguyễn, đang chơi ở giải VĐQG Cộng hoà Czech, sẽ không kịp góp mặt ở đợt tập trung này. Lý do bởi Filip Nguyễn vẫn chưa hoàn tất thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam. Filip Nguyễn không kịp nhập quốc tịch, lỡ hẹn với tuyển Việt Nam“Hiện tại chúng tôi vẫn đang xúc tiến hoàn tất thủ tục cho Filip Nguyễn, nhưng chắc chắn không thể kịp cho trận đấu với Thái Lan”, ông Lê Hoài Anh cho biết.
Đây là một tin không vui với thủ thành đang chơi bóng tại Czech. Trước đó, Filip Nguyễn chia sẻ rằng mình rất khao khát được khoác áo ĐTQG Việt Nam. Tuy nhiên, trong chuyến sang châu Âu xem giò một số cầu thủ Việt kiều ở đợt tập trung chuẩn bị cho King's Cup 2019, HLV Park Hang Seo đã không trực tiếp theo dõi Filip Nguyễn thi đấu.
Filip Nguyễn chưa thể khoác áo tuyển Việt Nam Ở mùa 2018-2019 vừa kết thúc, Filip Nguyễn có 440 phút liên tục giữ sạch mành lưới cho CLB Slovan Liberec và được bầu chọn là "Thủ môn xuất sắc nhất" ở giải ngoại hạng Czech.
Với màn toả sáng ở mùa giải vừa qua, người hâm mộ rất chờ đợi sự Filip Nguyễn được khoác áo ĐTQG Việt Nam. Nếu điều đó xảy ra, thủ thành đang chơi bóng tại Czech sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh rất thú vị với Đặng Văn Lâm trong khung gỗ.
Trận mở màn vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra ngày 5/9 trên SVĐ Thammasat, thủ đô Bangkok (Thái Lan). Để chuẩn bị cho trận đấu này, tuyển Việt Nam dự kiến tập trung ngày 26/8 tới tại Hà Nội. HLV Park Hang Seo có khoảng 10 ngày rèn quân, trước khi chốt danh sách chính thức 23 cầu thủ theo quy định của BTC.
Video tuyển Việt Nam 1-0 Thái Lan ở King's Cup 2019:
Huy Phong
"> -
“Đầu tư vào thể lực, sức khỏe của trẻ là đầu tư rẻ nhất”Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị
PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, giáo dục dinh dưỡng, tạo cho trẻ em lối sống lành mạnh và giáo dục thể chất là rất quan trọng. Việc này có thể thông qua các kênh, thậm chí có thể lồng ghép vào các môn học.
Bà Nhung lấy ví dụ ở Nhật Bản, nhờ chương trình bữa ăn học đường và luật giáo dục dinh dưỡng đã tạo cho trẻ em lối sống năng động, lành mạnh. Người Nhật có thể sống thọ đến 83-86 tuổi cũng là nhờ lối sống này từ nhỏ.
“Hiện Việt Nam đã triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng nhưng ở các vùng khó khăn, khi mức thu chỉ 10-15 nghìn đồng/bữa sẽ rất khó để thực hiện một bữa ăn đủ năng lượng chứ chưa nói đến cân bằng dinh dưỡng”.
Ngoài ra theo bà Nhung, thừa cân, béo phì cũng liên quan đến những thực phẩm không lành mạnh, do đó cần có chính sách cấm tiếp thị, quảng cáo sản phẩm không tốt cho sức khỏe trẻ em ở trong căng tin hay trước cổng trường học.
Đồng tình với điều này, bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải có giải pháp tăng thời lượng hoạt động thể lực cho học sinh.
“Thực tế qua khảo sát cho thấy, chỉ có 19,7% trẻ em hoạt động thể lực đủ 60 phút mỗi ngày. Vì thế, học sinh Việt Nam đang phải đổi mặt với gánh nặng kép là suy dinh dưỡng, béo phì”, bà Nga nói.
Bác sĩ Phạm Thị Quỳnh Nga
Trong khi đó, ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho rằng, muốn nâng cao thể lực, tầm vóc của học sinh, sinh viên, trước hết phải tạo điều kiện cho thầy cô và phụ huynh hiểu được thế nào là tăng cường hoạt động thể lực.
“Chúng tôi đã đi thăm nhiều trường nhưng công tác giáo dục thể chất của chúng ta còn quá lạc hậu và khác xa với mong muốn. Nhiều trường cũng dạy bơi nhưng lại sử dụng đồng hồ bấm giây. Thực tế, điều quan trọng khi ngã xuống biển là có thể tồn tại được bao lâu để chờ ứng cứu chứ không phải là việc bơi nhanh bao nhiêu”, ông Tiến dẫn chứng.
Tiếp thu ý kiến của chuyên gia, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vấn đề về dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể lực đối với trẻ em là vấn đề mà xã hội luôn quan tâm, bởi không ai muốn con em mình thấp bé, nhẹ cân hay béo phì.
“Qua khảo sát cho thấy, trẻ khỏe mạnh mới có thể khắc phục được nhiều bệnh của thời đại”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Do đó, theo Bộ trưởng, chương trình Giáo dục phổ thông mới tới đây triển khai sẽ nhấn mạnh đến giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mĩ, trong đó đặc biệt quan tâm đến thể lực, sức khỏe.
“Không phải đến giờ chúng ta mới thực hiện đảm bảo dinh dưỡng học đường, rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên nhưng lần này chúng ta làm bài bản. Một năm vừa rồi là bước khảo sát thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, để năm tới đây sẽ triển khai mô hình điểm về bữa ăn học đường tại từng vùng miền. Sau một năm nữa, những mô hình điểm này sẽ được tổng kết, mô hình nào thành công sẽ nhân rộng”.
Bộ trưởng nhấn mạnh, cần phải thay đổi nhận thức rằng đầu tư vào con người là đầu tư rẻ nhất. “Nếu đất nước phát triển nhưng con người ốm đau, bệnh tật thì sẽ rất tốn kém. Điều quý hơn, những thói quen về dinh dưỡng và rèn luyện tốt nếu được trang bị từ nhỏ sẽ đi theo trẻ suốt đời”.
Hiện tại, tập đoàn TH đang tập trung hỗ trợ dự án xây dựng mô hình điểm tại các vùng, miền về thực hiện chế độ bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực.
Bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH cho biết, hiện Tập đoàn này đã ký hợp đồng với những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản, kết hợp với những chuyên gia Việt Nam để thí điểm chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với thể trạng của người Việt Nam.
“Quan trọng là sự đồng lòng và quyết tâm thì mọi việc sẽ đi đến đích, trẻ em sẽ có được chiều cao mong muốn” - Bà Thái Hương chia sẻ.
Đề án 41 đưa ra mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên, giáo viên; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
Ít nhất 90% cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định. 100% cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các các quy định về hoạt động thể lực thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.
Thúy Nga
Phụ huynh bức xúc vì bữa ăn lèo tèo đậu phụ, chả cá đông lạnh
- Bức xúc vì bữa ăn của con chỉ có một chút củ cải xào, 4 miếng đậu phụ nhỏ và 5 viên chả cá đông lạnh, nhiều phụ huynh đã “vây” trước cổng trường yêu cầu được đối thoại.
">