- Tin tức Sao Việt ngày 25/8: Trên trang cá nhân MC Thanh Vân chia sẻ bức hình sexy hiếm thấy.
- Tin tức Sao Việt ngày 25/8: Trên trang cá nhân MC Thanh Vân chia sẻ bức hình sexy hiếm thấy.
Sự việc được ghi lại bằng một đoạn clip dài hơn 3 phút quay cảnh một phụ nữ bị nhóm năm người ghì chặt xuống nền đường. Cô gái sợ hãi và van xin, nhưng nhóm người này vẫn không dừng lại.
![]() |
Hình ảnh được cắt từ video |
Trên mạng xã hội facebook, nhiều người cho rằng đây là vụ "đánh ghen khủng khiếp" nhất từ trước đến nay, có dấu hiệu hình sự về bắt giữ người trái pháp luật, xâm phạm thân thể và xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác...
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào chiều tối 15/11 tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Lúc nạn nhân đang ngồi chơi ở bờ kè ven biển xã Hải Dương thì bì nhóm người trên tấn công.
Sau khi bị đánh đập, nạn nhân sau đó đã trình báo cơ quan công an. Ngay lập tức, vào tối cùng ngày, Công an thị xã Hương Trà đã vào cuộc điều tra.
Lãnh đạo công an thị xã Hương Trà cho biết, đã thu thập các tài liệu, tạm giữ phương tiện, máy móc liên quan, mời những người trên đến làm việc để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, vào ngày 15/9, trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội) xảy ra vụ đánh ghen gây xôn xao cộng đồng mạng.
Nội dung đoạn video khoảng 5 phút, người phụ nữ (mặc áo chống nắng, đội mũ bảo hiểm) sau khi phát hiện chồng mình lái xe sang Lexus LX 570 chở theo cô gái trẻ trên đường, tỏ ra vô cùng tức giận.
![]() |
Vụ đánh ghen ở phố Lý Nam Đế gây xôn xao |
Người phụ nữ giật cửa xe, lôi cô gái trẻ xuống đường, sau đó liên tục chửi bới lớn tiếng, giật tóc, đánh đập rất mạnh tay.
Cô gái trẻ bị đánh liên tiếp, không thể phản kháng, khóc lóc, la hét giữa đường.
Người chồng xông vào bảo vệ bồ nhí và giữ chặt tay vợ để giúp cô này rời đi. Công an ngay sau đó đã vào cuộc xác minh vụ xô xát.
Hay vào 4/10, vụ đánh ghen ở Bắc Giang cũng thu hút sự chú ý của mọi người. Một cô gái mặc áo hồng quỳ dưới nền nhà, đầu chảy máu đầm đìa.
![]() |
Cô gái trẻ bị đánh ghen ở Bắc Giang |
Trong khi đó, một người phụ nữ liên tục chất vấn, xem cô qua lại với chồng mình từ bao giờ. Cô gái trẻ hoảng sợ, van xin nhưng không làm người vợ nguôi giận.
Ba vụ việc kể trên đều xảy ra năm 2020, để lại dư âm đầy ám ảnh, với cả người trong cuộc và người chứng kiến.
Nhà văn Hoàng Anh Tú từng chia sẻ suy nghĩ của mình với VietNamNet về chuyện ngoại tình và đánh ghen như sau:
“Người thứ 3 xứng đáng bị lên án vì vi phạm chế độ một vợ một chồng. Hôn nhân của chúng ta được bảo vệ bằng luật Hôn nhân gia đình. Nhưng tại sao chúng ta cứ dùng luật rừng cư xử với nhau?
Đừng đổ lỗi cho giới tính. Rằng đàn ông thích chinh phục, đàn ông ưa của lạ, đàn ông hay mèo mỡ. Tôi không cho là vậy. Tôi chỉ nghĩ là đàn ông tử tế thì không ngoại tình. Những đàn ông ngoại tình dù bất cứ lý do nào thì anh ta cũng đã làm mất đi 2 chữ "Tử Tế" trong nhân phẩm của anh ta rồi. Miễn bàn. Miễn tranh luận.
Những vụ đánh ghen sẽ chỉ khiến chính người đi đánh ghen trở thành thảm thương trong mắt tất cả mọi người. Ai có thể thấy đẹp đẽ trong những clip đánh ghen đó? Mười năm nữa, những clip đó vẫn sẽ còn tồn tại mãi mãi như một minh chứng về một con người nước mắt nước mũi tè le, quần áo xộc xệch, chửi vung tí mẹt.
Con bạn sẽ xem nó chứ? À không, bạn bè của con bạn sẽ nhận ra mẹ bạn mình chứ? Chúng sẽ thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi điều đó chưa? Hay bạn đang giận dữ và bạn không thèm quan tâm đến tâm lý con bạn. “Tâm lý tao còn tan tác thì tâm lý chúng bay kệ chúng bay”.
Một sự khó hiểu nữa mà tôi bao năm qua, chứng kiến hàng chục cuộc đánh ghen, đọc qua hàng trăm ngàn comment (bình luận) của mọi người vẫn không sao hiểu được. Tại sao mọi chỉ trích, thoá mạ, chửi bới đều nhắm vào phụ nữ- người thứ 3?
Kể cả nhân vật chính trong clip đánh ghen, tại sao lại cần xé áo lột quần người phụ nữ khi mà chồng của mình mới là kẻ gây ra sự vụ này? Không lẽ chồng bạn cũng chỉ là nạn nhân? Và lỗi của kẻ thứ 3 là xinh đẹp hơn bạn nên chồng bạn mới bị mê hoặc? Có lẽ nào lại thế?
Có lẽ nào mà năm 2020 này rồi mọi người vẫn tin vào những câu chuyện cho rằng phụ nữ mới là hồ ly, đàn bà nham hiểm? Văn hoá Việt Nam chúng ta trân trọng phụ nữ kia mà. Hãy nhìn những phong tục tập quán bao đời của chúng ta trong việc thờ thánh Mẫu để thấy người Việt từ cổ xưa đã luôn đề cao phụ nữ. Vậy mà sao ta cứ đi học những thứ đâu đâu rồi về vùi dập phụ nữ vậy?".
Trong khi đó, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Hà Nội cho rằng: Ghen tuông là tâm lý bản năng của con người, nó chỉ có thể được kiểm soát bằng lý trí và khả năng làm chủ hành vi của mỗi người. Nguyên nhân của ghen tuông xuất phát từ sự không tin tưởng khi nửa kia có hành vi lừa dối, ngoại tình từ đó có thể chuyển hóa thành hành động là đánh ghen.
Hành vi ngoại tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nhưng nếu người trong cuộc không khôn khéo ứng xử và bình tĩnh thì có thể là nạn nhân và cũng là người vi phạm pháp luật. Tùy hành vi của người đánh ghen mà sẽ bị pháp luật xử lý, có thể từ xử phạt vi phạm hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở mức độ nhẹ, hành vi đánh ghen gây mất trật tự công cộng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ - CP sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Trường hợp hành vi đánh ghen xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khoẻ người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng căn cứ theo điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp hành vi đánh ghen gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Một nữ độc giả gửi đến VietNamNet câu chuyện của chinh chị phát hiện chồng có nhân tình và từng đi "đánh ghen".
" alt=""/>Vụ đánh ghen khủng khiếp ở Huế: Sao chúng ta phải thảm thương thế nàyChính vì thế, tôi phần nào thông cảm cho các cơ quan và cán bộ liên quan đến "chuồng bò kiểu mẫu" có đơn giá hơn 230 triệu đồng ở Nghệ An vừa qua. Chúng ta vẫn chưa được biết giá trị thực sự của hệ thống chuồng bò có tổng trị giá 12 tỷ đồng này là bao nhiêu - đã có những nghi vấn sai phạm và hiện công an đang điều tra.
Nhưng tôi thử tiếp cận câu chuyện với nguyên tắc "suy đoán vô tội", và những chiếc chuồng bò vùng cao có giá đúng như kê khai trong sổ sách. Tôi cũng thử bỏ đi "định kiến thành thị", rằng chuồng bò thì không thể đắt đỏ như thế, và người dân ở xã Nga My, huyện Tương Dương cần nhiều thứ khác hơn là chuồng bò. Chúng ta có thói quen áp đặt những hiểu biết hạn chế của mình lên những vấn đề mình chưa thực sự hiểu rõ.
Với tiền đề đó, hai câu hỏi lớn nhất đặt ra là liệu hệ thống chuồng bò trên có thực sự cần thiết và thực sự là nguyện ý của đồng bào được hỗ trợ hay không?
Các phóng viên đã lên xã Nga My tìm hiểu. Họ mang về những bức ảnh: một số ngôi nhà mái lá nằm cạnh chuồng bò bê tông mái tôn kiên cố. "Muốn được xây nhà ở hơn là chuồng bò", anh Lo Văn Thiên, 40 tuổi, mỗi chân xỏ một chiếc dép nhựa khác màu, ngồi trên bậu cửa ngôi nhà vách nứa, nói. Trong khi đó, lãnh đạo xã cho biết trước khi triển khai dự án, người dân đã được tham vấn và đa số đều đồng ý. Sự bất nhất này không khó giải thích cho những ai từng làm việc với cơ quan nhà nước, đặc biệt là ở vùng cao. Ý kiến từ chính quyền thường được coi trọng hơn ý dân. Và cũng có ít người dân lên tiếng phản đối một chính sách, dù bất hợp lý, cho họ một chuồng bò miễn phí. Dại gì giơ tay phủ quyết khi hành động đó vừa làm cán bộ "ghét", lại vừa thiệt cho mình?
Nếu đề bài được đặt ra công khai, sòng phẳng trước mặt tất cả dân chúng trong cộng đồng người Ơ đu của anh Thiên là: "nhà nước hỗ trợ mỗi hộ 230 triệu đồng, bà con muốn xây chuồng bò hay xây nhà?", tôi tin kết quả tất yếu sẽ khác. Ý kiến của dân không đương nhiên là đúng. Và trên thực tế khoản chi xây chuồng bò nhằm "hỗ trợ phát triển kinh tế" trong khi nhà ở lại thuộc mục "đảm bảo an sinh xã hội". Tuy nhiên, nhìn con cá gỗ không thể khiến bạn đủ no, cũng như xây một chiếc chuồng bò khang trang không đồng nghĩa với việc đồng bào sẽ khấm khá lên. Với cán bộ, mục tiêu chính sách hoàn thành khi hàng trăm chuồng bò được xây xong. Nhưng với dân, nó chỉ hiệu quả khi tạo ra cho họ dòng tiền ổn định. Nếu một cái chuồng bê tông không khác gì chuồng gỗ, song có giá đắt gấp 10 lần, lý do nào giải thích cho lựa chọn chính sách đó của cán bộ?
Câu chuyện chuồng bò được quan tâm bởi sự tương phản giữa nơi ở của con người và vật nuôi. Nhưng nhìn rộng ra những dự án chi tiền ngân sách hàng năm trên khắp cả nước, tình huống tương tự không phải hiếm. Đó là những tượng đài ở các địa phương dân còn phải chạy ăn từng bữa, những trụ sở hoành tráng mọc lên giữa nơi học sinh phải lội suối đến trường, hay những công trình chỉ dùng một vài lần rồi biến thành nơi thả trâu bò.
Tôi lại giả định một cách "suy đoán vô tội", rằng tất cả những công trình lãng phí trên đều không mang chút tư lợi nào, các quyết định đầu tư thuần túy chỉ là lựa chọn chính sách. Nếu đó là sự thực thì ngoài chất lượng cán bộ, cơ chế chi ngân sách đang gặp phải hai vấn đề lớn về quy trình phê duyệt dự án và tham vấn người dân.
Vì sao bộ máy với đầy đủ ban bệ từ cấp cơ sở lại không thể phát hiện những điểm bất hợp lý cho tới khi dự án hoàn thành? Liệu người dân có thực sự được "tham vấn" và được lắng nghe về những dự án mà họ phải bỏ tiền thuế để thực hiện và được cho là đối tượng thụ hưởng chính?
Đó là vấn đề đang thiếu các thảo luận nghiêm túc, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trước mắt vì đại dịch và áp lực khôi phục nền kinh tế "nghiện" chi tiêu công. Làn sóng đầu tư từ ngân sách nước, nếu hiệu quả, sẽ góp phần giúp nước ta vượt qua giai đoạn khó khăn và lấy lại đà tăng trưởng. Nhưng nếu không, nó sẽ gia tăng thêm gánh nặng nợ công và lạm phát.
Tất nhiên, giả định của tôi có thể sai. Những lựa chọn chính sách đầu tư công dễ bị tác động bởi sự chủ quan, thói quan liêu hay nhóm lợi ích. Và có những công trình phi lý với cả xã hội nhưng lại hợp lý với những người ra quyết định. Trong trường hợp này, ngoài quy trình phê duyệt và tham vấn, có lẽ cần thêm vai trò của cơ quan điều tra.
Nguyễn Khắc Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Chuồng bò và ý dân