Kết quả là nhiều người Việt nộp đơn vào các trường "vô danh" của ngước ngoài, chọn học những ngành "vô bổ" để dễ được trúng tuyển. Cuối cùng, khi học xong ra trường, phần lớn du học sinh không tìm được việc làm, rơi vào cảnh về không được mà ở lại cũng chẳng xong.
Tôi biết có người bạn cho con du học tự túc bậc cử nhân, nhưng đến khi học xong ra trường không có ai thu nhận. Thế là họ lại bỏ tiền cho con học tiếp lên bậc Thạc sĩ để kéo dài thời gian. Đến khi có bằng cũng chẳng ăn thua, giờ họ lại đóng tiền cho con học tiếp lên bậc Tiến sĩ dù chẳng biết có nên cơm cháo gì không? Tính ra con họ đã ở Mỹ gần chục năm rồi nhưng "cậu ấm" ấy vẫn chưa thể tự lập, chẳng có công ăn việc làm ổn định. Mỗi kỳ nghỉ hè, mỗi dịp Tết, gia đình họ lại bỏ tiền mua vé máy bay cho đứa con về "ăn cơm mẹ nấu".
>> 'Từ bỏ thu nhập 200.000 USD mỗi năm sau du học để về nước'
Tôi cũng từng là một du học sinh với học bổng toàn phần: tiền vé máy bay, tiền trường, tiền sách vở, tiền tham quan, tiền chỗ ở và tiền bỏ túi đi chợ... đều được tài trợ. Cá nhân tôi thấy rằng được đi du học là cả một trời vinh dự, cả một thế giới hạnh phúc. Tôi đã được tiếp cận môi trường giáo dục tiên tiến từ phương pháp dạy - học, cho đến phương tiện học tập, nghiên cứu.
Và kết quả, học xong tôi trở về nước, cảm thấy kiến thức, kỹ năng và phong cách sống của mình đã ở một mức độ khác. Dĩ nhiên tôi cũng có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn hẳn so với bạn bè ở trong nước.
Đến khi con đến tuổi, tôi cũng đã tạo điều kiện cho con đi du học theo dạng tự túc. Thế nhưng, con tôi lại không thích học ở môi trường nước ngoài nên đã quyết định trở về nước ngay sau khi hoàn thành học phần đầu tiên. Bản thân tôi muốn con học hết bậc master, nhưng con tôi cũng từ chối tìm cách ở lại vì không muốn làm công dân hạng hai.
Từ đó, tôi thấy rằng, với các thế hệ trẻ sau này, khi môi trường sống và học tập trong nước đang tốt dần lên, tiệm cận với thế giới, thì chưa chắc đi du học đã là một lựa chọn thông minh. Bản thân việc ra nước ngoài cũng chưa chắc đã là mong muốn của đứa trẻ mà chẳng qua là ước muốn của gia đình mà thôi. Du học, càng ngày càng là câu chuyện đầu tư của các bậc phụ huynh và mục tiêu nhắm đến là mong muốn tìm được công việc để định cư ở nước ngoài.Với mục tiêu đó nhưng chọn cách thức dễ dàng thì đầu tư lỗ là hiển nhiên.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>10 năm chi tiền cho con du học vì tấm thẻ xanh định cư ở Mỹ"Kết quả ngoài kỳ vọng nên mình rất hào hứng, gọi báo tin ngay cho bố mẹ", Thái nhớ lại. Đây là lần thứ hai nam sinh thi IELTS, nhằm chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào một công ty đa quốc gia. Ba năm trước, Thái thi chứng chỉ để đăng ký xét tuyển đại học, được 8.0.
Khasi là một bộ tộc khá đông ở Ấn Độ với khoảng 1,41 triệu người, phân bố khắp các vùng miền thuộc tiểu bang Meghalaya. Người Khasi theo truyền thống mẫu hệ. Phụ nữ làm chủ gia đình, con gái út có quyền thừa kế và trách nhiệm phụng dưỡng mẹ cha già. |
Thế nhưng, điều khiến ngôi làng này trở nên đặc biệt là việc người dân liên lạc với nhau bằng cách huýt sáo thay vì gọi tên. Tại Kongthong, khi đứa trẻ chào đời, người mẹ sẽ sáng tạo ra một giai điệu huýt sáo dành riêng cho con có tên là jingrwai lawbei. Đây sẽ là tên gọi và dấu hiệu nhận biết của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. |
Theo đó, các bà mẹ thường mượn âm thanh của tự nhiên như mưa, gió, tiếng thác nước, tiếng chim hót… rồi biến tấu và sáng tạo thành làn điệu riêng cho con cái. Tên gọi thường dài từ 30-60 giây và không được trùng với bất cứ tên nào của người trong làng, kể cả người đã khuất.
Mỗi người trong làng Kongthong có 2 tên giai điệu. Một là tên ngắn có độ dài khoảng 5-6 giây, được dùng ở nhà hay trong làng giống như tên thân mật. Cái còn lại là tên đầy đủ jingrwai lawbei, thường được huýt gọi khi các cư dân săn bắt, hái lượm ở trong rừng. |
Đây là một truyền thống lâu đời của làng Kongthong và đặc biệt có ích trong những cuộc săn bắn. Khi một nhóm người đi săn, họ dùng những âm thanh này để cảnh báo đồng đội mà không khơi dậy sự tò mò của các nhóm khác có thể cũng đang nhắm tới con mồi đó. |
Bản thân người làng Kongthong không biết truyền thống gọi tên bằng cách huýt sáo này có từ bao giờ, chỉ biết rằng người trong làng đã liên lạc như vậy từ hàng trăm năm nay. |
Nguồn gốc của truyền thống này vẫn là một bí ẩn. Theo truyền thuyết của làng, trong rừng Meghalaya có những ác quỷ chuyên nghe trộm tên người. Nếu ai bị ác quỷ biết tên thật, họ sẽ bị "quỷ vật" đến ốm liệt giường. Vì thế, người Khasi ở đây bèn nghĩ ra cách đặt tên không cần từ, ngân nga nó thành điệu nhạc. Và để chắc chắn ác quỷ không học lỏm được giai điệu này, họ gọi nhau bằng cách huýt sáo. |
Dù những cái tên không có lời nhưng các cư dân ở đây không bao giờ gọi nhầm tên nhau. Một người phụ nữ 50 tuổi trong làng tự tin rằng có thể nhớ được khoảng 500 giai điệu, tượng trưng cho 500 người.
Tiếng huýt sáo không chỉ dùng để gọi nhau, người dân trong làng còn dùng nó như một phương thức giao tiếp trong các lễ tỏ tình. Mỗi mùa hè, vào một đêm trăng tròn, người dân sẽ đốt lửa và tham gia vào một nghi lễ mà ở đó, thanh niên chưa vợ sẽ hát những giai điệu của mình. Người hát hay nhất sẽ được cô gái còn độc thân xinh đẹp nhất làng chọn làm chú rể. |
Tuy nhiên, khi thế giới bắt buộc công dân phải có thẻ căn cước, thì người làng Kongthong cũng có tên bình thường. Họ dùng nó trong các giấy tờ nhân thân, ký xác nhận giao dịch… Các bà mẹ ở Kongthong có xu hướng chọn tên tiếng Anh đặt cho con. Song, dù ở đâu thì họ vẫn chỉ thích gọi tên giai điệu. Ngay cả khi bắt gặp nhau ở một thành phố xa lạ, người làng Kongthong vẫn hân hoan huýt sáo để chào hỏi nhau. |
Làng Tiebele trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu ở Burkina Faso (châu Phi) nhờ kiến trúc lưu truyền nhiều đời, mang đậm nét văn hóa độc đáo.
" alt=""/>Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo