![](<p>Năm 2021 là năm thứ 14 cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì tổ chức dành cho đối tượng là sinh viên, học viên các cơ sở đào tạo đại học trong cả nước và là năm thứ 3 cuộc thi được mở rộng cho các đội tuyển sinh viên đến từ khu vực ASEAN.</p><p>Tiếp tục nhận được sự bảo trợ của Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT, “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2021” do VNISA phối hợp cùng Cục CNTT - Bộ GD&ĐT, Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở đào tạo; Tạo điều kiện cho sinh viên ngành ATTT các nước ASEAN giao lưu, học hỏi lẫn nhau.</p><p>Cuộc thi cũng góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực an toàn thông tin, thúc đẩy đào tạo nguồn lực có trình độ cao về an toàn thông tin.</p><p>Vòng chung khảo - vòng thi cuối cùng của cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN năm nay đã chính thức được khởi động sáng nay, ngày 13/11. Góp mặt tại vòng thi này là 17 đội tuyển sinh viên đến từ 8 nước ASEAN được chọn ra từ vòng Sơ khảo diễn ra trực tuyến vào ngày 16/10.</p><table class=)
Ông Vũ Quốc Khánh, Phó Chủ tịch VNISA, Trưởng Ban giám khảo cuộc thi đang theo dõi vòng Chung khảo qua hệ thống camera kết nối với nền tảng hội nghị truyền hình.Bên cạnh 10 đội thi đến từ 7 trường đại học, học viện của Việt Nam, 7 đội sinh viên của các nước ASEAN khác tham gia đua tài tại vòng chung khảo gồm có IDK IDK IDK của Thái Lan, CyberX đến từ Malaysia, Team L3V3L1NG của Lào, utb01.bn của Brunei, 403 Forbidden của Myanmar, F4ntastic.ID của Indonesia và NoName đến từ Singapore.
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/11/13/11/17-doi-thi-vong-cuoi-sinh-vien-voi-an-toan-thong-tin-asean-2021.JPG) |
Danh sách 17 đội thi Chung khảo cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2021. |
Tại vòng thi Chung khảo, các đội tuyển sinh viên thi thực hành về an toàn thông tin chủ yếu theo hình thức Tấn công và phòng thủ trực tiếp (King Of The Hill - Attack & Defense) trong vòng 8 giờ. Điểm của các đội được tính theo kết quả tấn công - phòng thủ của các đội và việc giải các bài tập (Daemon challenges & Jeopardy).
Các đội tham gia vòng Chung khảo thi online hoàn toàn, dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo qua hệ thống camera kết nối vào nền tảng hội nghị truyền hình.
Tính đến 11h25 ngày 13/11, trên hệ thống bảng điểm vòng Chung khảo cuộc thi, đã có 5 đội thi giành được điểm số là: HCMUS.BlackPink của Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM; UIT.Underrated của Đại học CNTT, Đại học Quốc gia TP.HCM; BkSec.Oggy và Madagascar cùng đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội; đội n0n$la$ của Học viện Kỹ thuật Mật mã - Phân hiệu TP.HCM.
Dự kiến vòng thi Chung khảo sẽ kết thúc vào 16h cùng ngày 13/11. Ngoài hệ thống thi làm bài online, các thí sinh còn tham dự lễ khai mạc, lễ trao giải và tương tác tại phòng thi online, dựa trên nền tảng hội nghị truyền hình với điểm cầu chính tại Hà Nội.
![{keywords}](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/11/13/11/17-doi-thi-vong-cuoi-sinh-vien-voi-an-toan-thong-tin-asean-2021-1.jpg) |
Điểm cầu dự thi của đội KMA.L3g1On, Học viện Kỹ thuật mật mã, Hà Nội. |
Trước đó, vòng thi Sơ khảo Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN năm nay được tổ chức hoàn toàn online, với sự tham gia của 101 đội thi, gồm có 73 đội của 30 trường đại học và học viện Việt Nam và 28 đội thuộc 18 trường của 07 nước ASEAN khác (Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào, Thái Lan và Singapore). Kết thúc vòng sơ khảo, Ban tổ chức đã trao 43 giải thưởng cho các đội đạt thành tích cao. Hai đội KMA.L3g1On và n0n$la$ giành giải Nhất ở vòng thi Sơ khảo đều đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Vòng khởi động cuộc thi diễn ra trong 4 giờ ngày 9/10 có sự góp mặt của 156 đội thi từ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của Việt Nam và các trường thuộc các nước ASEAN.
Điểm mới của cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2021” là giải thưởng dành cho các đội đạt giải cao vòng Chung khảo. Cụ thể, ngoài giải thưởng của Ban tổ chức, đội đạt giải cao ở vòng thi này còn được nhận thêm giải thưởng là các Voucher tham gia các kỳ thi, khóa học về an toàn thông tin chất lượng cao, mỗi Voucher trị giá lên tới hơn 1.000 USD của tổ chức đào tạo an toàn thông tin EC-Council.
Vân Anh
![Học viện Kỹ thuật Mật mã giành cả 2 giải Nhất vòng sơ khảo cuộc thi kỹ năng ATTT](https://ict-imgs.vgcloud.vn/2021/10/16/19/hoc-vien-ky-thuat-mat-ma-gianh-ca-2-giai-nhat-vong-so-khao-cuoc-thi-ky-nang-attt-1.jpg?w=145&h=101)
Học viện Kỹ thuật Mật mã giành cả 2 giải Nhất vòng sơ khảo cuộc thi kỹ năng ATTT
Vòng sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin (ATTT) ASEAN 2021” vừa khép lại, với 2 giải Nhất 2 bảng VN1 và VN2 đều thuộc về các đội tuyển sinh viên của Học viện Kỹ thuật Mật mã.
" alt="Đang diễn ra vòng chung khảo Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2021"/>
Đang diễn ra vòng chung khảo Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2021
![](<p class=)
- Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các sự việc liên quan đến ứng xử giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh gây rúng động xã hội, dư luận đặt câu hỏi phải chăng việc đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm đang có vấn đề?Để tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - đơn vị sâu sát và đại diện cho tiếng nói về quyền lợi của cộng đồng giáo viên:
- Ngành giáo dục gần đây xảy ra nhiều sự việc liên quan đến ứng xử giữa giáo viên – học sinh – phụ huynh như: cô giáo bắt học sinh quỳ gối, cô giáo không giảng bài khi lên lớp, thầy giáo nói lời thô tục với học sinh, mới đây là cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng… Theo ông, nguyên nhân của những sự việc này do đâu và phải chăng việc đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm đang có vấn đề?
TS Nguyễn Ngọc Ân: Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những hành vi ứng xử không chuẩn mực, thậm chí vi phạm pháp luật giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh. Có những nguyên nhân từ xã hội với lối sống thiếu kỷ cương, không mẫu mực trong việc chấp hành luật pháp, nhận thức pháp luật còn hạn chế của khá nhiều người.
Hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và và toàn diện hơn thay cho việc quy chụp: những gì xảy ra ở nhà trường, với giáo viên và học sinh thì đều đổ lỗi cho ngành giáo dục, điều đó thật sự thiếu công bằng. Tuy nhiên, nhiều hiện tượng xảy ra được báo chí thông tin những ngày qua cũng cho thấy sự thiếu hụt về năng lực sư phạm của một số giáo viên. Tôi cũng không loại trừ yếu tố đạo đức trong một số trường hợp. Ví dụ việc giáo viên bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng chẳng hạn. Cách hành xử đó không phải là của một người bình thường chứ chưa nói đến một nhà giáo.
Nhà giáo – sản phẩm của các cơ sở đào tạo giáo viên và chắc chắn các trường sư phạm có phần trách nhiệm không nhỏ đối với sản phẩm bị lỗi của mình.
![{title} {keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/04/06/09/cac-truong-dao-tao-giao-vien-co-phan-trach-nhiem-khong-nho-voi-san-pham-loi-cua-minh.jpg) |
TS Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam |
- Từ trước tới nay, chúng ta vẫn có ‘truyền thống’, tư duy rằng nhà trường, giáo viên là nơi nắm giữ quyền lực, là ‘bề trên’. Làm thế nào để thay đổi được tư duy này?
Nhà trường có quyền, giáo viên có quyền, nhưng không phải là bề trên ban phát hay quyền đi hành người khác.
Điều này được quy định rất rõ trong các văn bản quy định đối với nhà trường, với giáo viên như: Điều lệ trường học, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp… Có thể khi một số hiện tượng tiêu cực gần đây được phát hiện, chúng ta thấy giáo viên nhận thức chưa đúng đắn về “quyền” của mình dẫn đến việc: quyền được làm thì làm chưa tốt nhưng lại đi làm cái việc không được quyền làm.
Để thay đổi thực tế này, tự mỗi giáo viên nên tìm hiểu, đọc kỹ, hiểu rõ các văn bản quy định nhiệm vụ, nghĩa vụ của giáo viên, học hỏi từ rất nhiều những đồng nghiệp giỏi nghề, có tư cách đạo đức chuẩn mực, có thâm niên nghề nghiệp cao… rồi mới có thể làm được nghề dạy học một cách tử tế, để không trở thanh một “thợ dạy” đơn thuần.
Qua theo dõi, các hiện tượng giáo viên yếu năng lực và vi phạm đạo đức phần nhiều là giáo viên trẻ, mới ra trường, kinh nghiệm và tuổi nghề còn hạn chế. Các kỹ năng hành xử trong cuộc sống chắc chắn còn thiếu và hiển nhiên khi đối mặt với những áp lực trước công việc, trước các tình huống sư phạm phức tạp, bất ngờ sẽ dễ dẫn đến ngợp và bột phát những hành vi thiếu kiểm soát.
Nói vậy cũng có nghĩa là nghề dạy học rất khó và để trở thành nhà giáo đúng nghĩa thì không hề dễ dàng.
- Giáo viên có hành xử không đúng mực với học sinh, nhưng học sinh, phụ huynh cũng có cách ứng xử không phù hợp: bắt cô giáo quỳ, đánh cô giáo suýt sảy thai… Dân chủ trong trường học nên được thực thi như thế nào để không làm tổn thương giáo viên, thưa ông?
Trường học phải là nơi giáo viên được tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội để chia sẻ những kinh nghiệm với nhau, được trải lòng mỗi khi gặp khó khăn, được giải tỏa khi có ấm ức, được hỗ trợ khi bế tắc, khó khăn… với cán bộ quản lý và với tất cả các đồng nghiệp.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện bắt đầu cho giáo viên, từ giáo viên mới mong có được môi trường giáo dục an toàn với học sinh, có được sự yên lòng, đồng cảm, hợp tác từ phụ huynh học sinh.
Dân chủ trong nhà trường tạo môi trường giáo dục an toàn. Môi trường giáo dục an toàn tạo cho giáo viên tâm thế tự tin, tự trọng. Khi tự tin giáo viên có cách hành xử chuẩn mực. Khi có những hành xử chuẩn mực giáo viên nhận được sự hợp tác. Khi có sự hợp tác, sẽ hạn chế xảy ra mâu thuẫn và tránh được những tổn thương không đáng có.
- Các cơ quan quản lý trường học, lãnh đạo nhà trường cần phải làm gì cụ thể hơn để cải thiện cách giao tiếp giữa giáo viên – học sinh ngoài việc đến khi sự việc xảy ra mới kỷ luật, phê bình?
Theo tôi, việc đi giải quyết từng trường hợp là cần thiết, nhưng đã đến lúc cần có cách giải quyết căn cơ hơn, đi vào bản chất hơn.
Theo đó, tất cả các nhà trường, các đoàn thể trong trường và mỗi giáo viên ngay lập tức phải tự nhìn nhận lại mình, nhìn nhận lại tổ mình, trường mình.
Rất có thể một ngày nào đó, lại xảy ra việc với chính chúng ta. Nó không loại trừ ai vì sự vận động phát triển phức tạp của xã hội dẫn đến những diễn biến tâm lý khó lường của học sinh, những phản ứng bất ngờ của phụ huynh…
Ngay lúc này, biện pháp phòng ngừa là cần thiết. Đó là trách nhiệm của Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu, các tổ trưởng, Ban chấp hành công đoàn của mỗi nhà trường… tất cả không thể đứng ngoài, trông đợi vào sự chỉ đạo của cấp trên mà phải bắt tay vào xây dựng ngay “Chương trình hành động phòng chống bạo lực học đường”. Việc tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện là trách nhiệm không phải của riêng ai từ nhà trường, cộng đồng, phụ huynh đến các em học sinh…
Cần tổ chức ngay các khóa tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên đề, lồng ghép các buổi sinh hoạt chuyên môn nội dung nâng cao nhận thức đúng đắn, sâu sắc về nghề dạy học, trang bị những kỹ năng ứng xử sư phạm trong các tình huống với đồng nghiệp, với phụ huynh và đặc biệt là với học sinh. Các nhà trường cần thiết phải tập huấn lại cho giáo viên hiểu và biết cách sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực – một nội dung mà Bộ GD-ĐT đã triển khai từ lâu nhưng hình như thời gian gần đây đang bị lãng quên trong các nhà trường.
- Chương trình hiện nay ở các trường sư phạm có vẻ chưa được coi trọng và thiếu đi những giờ học về nghiệp vụ liên quan đến tâm lý giáo dục, khả năng xử lý tình huống sư phạm?
Hiện nay, trong các cơ sở đào tạo giáo viên, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đã được coi trọng đúng chưa và hiệu quả của các học phần tâm lý giáo dục như thế nào, vẫn là một câu hỏi lớn.
Phần lớn sinh viên trong quá trình học tập tại trường đều chú trọng nhiều đến kiến thức chuyên ngành mà chưa nhận thức được tầm quan trọng của các yếu tố hành nghề dạy học.
Vì thế, bản thân họ không dành nhiều sự quan tâm và đương nhiên sẽ bị lỏng lẻo về mặt kỹ năng khi đảm nhiệm những công việc của một giáo viên thực sự.
Thời lượng giành cho rèn luyện tay nghề trong trường sư phạm cũng chưa đảm bảo. Chúng ta cũng nên nhớ: Dạy học là một nghề tương đối đặc biệt, nó đòi hỏi năng khiếu, tố chất rất riêng.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, với gần 1,5 triệu giáo viên trên khắp cả nước, những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra cũng không phải phổ biến. Còn rất nhiều tấm gương thầy cô tâm huyết, giỏi nghề, vững nghiệp… còn rất nhiều vị phụ huynh hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, kính trọng, giúp đỡ thầy cô. Đa số các em học sinh là những trò giỏi, con ngoan. Vì thế, các thầy cô giáo cũng không nên hoang mang, dao động, không khái quát từ các hiện tượng cá biệt để rồi mất phương hướng. Đây là thời điểm cần thiết để các thầy cô thể hiện bản lĩnh, ý chí quyết tâm, lòng tự tin và trách nhiệm với nghề nghiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
![Bao giờ hết cảnh cô giáo phạt học sinh quỳ gối, uống nước giẻ lau?](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/04/05/12/uong-nuoc-lau-bang1.jpg?w=145&h=101)
Bao giờ hết cảnh cô giáo phạt học sinh quỳ gối, uống nước giẻ lau?
Những sự việc bạo lực học đường trong từ đầu năm tới đây như quả bom "phát nổ giữa ban ngày", nén nơi này thì xì nơi khác dù đã được các cơ quan quản lý vào cuộc rốt ráo.
" alt="Các trường sư phạm có phần trách nhiệm không nhỏ với sản phẩm lỗi của mình"/>
Các trường sư phạm có phần trách nhiệm không nhỏ với sản phẩm lỗi của mình
Sự kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tổ chức.Kế toán là ngành thí điểm đầu tiên trong xây dựng chuẩn CTĐT
Tại buổi Tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH Đặng Quang Việt chia sẻ, Chính phủ giao Bộ GDĐT thẩm định xây dựng Chương trình khung các trình độ của GDĐH. Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình khung cho các ngành và khối ngành đào tạo, trong đó có ngành Kế toán.
“Số lượng cơ sở GDĐH đào tạo ngành Kế toán thuộc nhóm cao nhất nhì Việt Nam hiện nay. Với bề dày lịch sử, tính hội nhập cao, chuẩn mực quốc tế rõ ràng và kinh nghiệm quốc tế xây dựng chuẩn phong phú, Kế toán là ngành hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng chuẩn CTĐT”, ông Việt cho biết.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/01/16/xay-dung-chuan-chuong-trinh-dao-tao-nganh-ke-toan.jpg) |
Ông Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT tại buổi tọa đàm |
Hiện tại, trong hệ thống GDĐH Việt Nam, tuy cùng đào tạo ngành Kế toán nhưng mỗi trường có các chuẩn đầu ra khác nhau, tùy thuộc vào năng lực, định hướng và điều kiện riêng. “Đây là một điểm yếu mà chúng ta cần khắc phục”, ông Việt nhấn mạnh.
Tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chuẩn CTĐT ngành Kế toán của Malaysia và Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales - tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế lâu đời nhất và là tổ chức nghề nghiệp uy tín trên toàn thế giới, các đại biểu đã cùng thảo luận, làm rõ về các tiêu chí cần thiết để xây dựng Chuẩn CTĐT ngành kế toán Việt Nam, mức độ chi tiết đến đâu để bảo đảm quyền tự chủ và “thương hiệu” của các cơ sở giáo dục đại học.
Đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế
Tại buổi tọa đàm, đại diện Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), bà Đặng Thị Mai Trang chia sẻ: “Với vai trò của một tổ chức nghề nghiệp quốc tế lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính, kế toán, qua hơn 140 năm, ICAEW luôn tích cực trong các hoạt động đóng góp cho ngành nghề, đặc biệt là mảng giáo dục và đào tạo. Viện đã và đang hợp tác với các cơ quan chính phủ và các tổ chức đào tạo trên toàn cầu, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi tài liệu, xây dựng và cập nhật các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, của xã hội từng khu vực, từng quốc gia”.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/01/16/xay-dung-chuan-chuong-trinh-dao-tao-nganh-ke-toan-1.jpg) |
Bà Đặng Thị Mai Trang, Trưởng đại diện ICAEW Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm |
Nhận định về tầm quan trọng của xây dựng chuẩn CTĐT ngành Kế toán, ông Đào Thanh Bình, Trưởng Bộ môn Quản lý Tài chính, Viện Kinh tế và Quản lý, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng, sinh viên hiện nay - nguồn nhân lực tương lai thực hiện IFRS (Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế), chắc chắn phải đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp mới, cao hơn, thậm chí có thể làm việc ở bất cứ quốc gia nào. Do vậy, chuẩn đầu ra, thiết kế các môn học cũng sẽ rất khác, theo hướng tiệm cận với khu vực và quốc tế.
Được biết, hiện Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Việc triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ được thực hiện nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính, áp dụng bắt buộc từ sau năm 2025.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/01/16/xay-dung-chuan-chuong-trinh-dao-tao-nganh-ke-toan-2.jpg) |
Buổi tọa đàm nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các cơ sở giáo dục đào tạo, chuyên gia... |
Ông Đinh Thế Hùng, Phó Viện trưởng Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đánh giá cao việc Bộ GDĐT đã tiến hành tổ chức xây dựng khung chuẩn CTĐT Kế toán cho các trường ĐH. Bởi tiêu chuẩn chung giúp các trường thiết lập được các CTĐT đặc thù nhưng vẫn đạt chuẩn cơ bản. Từ đó, các trường có thể hướng đến đảm bảo kiểm định theo chuẩn quốc tế, trao đổi sinh viên quốc tế.
Là một trong những trường ĐH tiên phong kết hợp với ICAEW xây dựng CTĐT theo hướng quốc tế hóa, Học viện Ngân hàng đánh giá cao việc lồng ghép kiến thức của tổ chức nghề nghiệp này. Nhờ đó, ngoài kiến thức của kế toán Việt Nam, sinh viên được trang bị, tích hợp thêm hầu hết kiến thức chung theo IFRS. Sinh viên có khả năng nắm bắt, hiểu biết, xử lý, cũng như áp dụng, sau này ra trường chỉ cần học thêm một số môn để có thể thi đạt Bằng nghề nghiệp chuyên nghiệp.
“ICAEW theo sát và đánh giá tốt kiến thức chuyên môn và kĩ năng tiếng Anh của các em bởi đầu vào đã đạt IELTS 5.5, sau đó tăng dần trong quá trình học. Các công ty kiểm toán lớn cũng đánh giá tốt về chương trình đào tạo này, do đó, sinh viên theo học và đảm bảo chuẩn đầu ra sẽ có rất nhiều lợi thế, cơ hội”, bà Phan Thị Anh Đào, Trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng chia sẻ.
Năm 2019, Bộ GD&ĐT và ICAEW đã chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) tại London về phát triển đào tạo trong lĩnh vực tài chính - kế toán của Việt Nam, với mục đích triển khai và đẩy mạnh việc áp dụng Khung trình độ quốc gia Việt Nam, đồng thời hợp tác thúc đẩy xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính - Kế toán đáp ứng các yêu cầu của ngành nghề. |
Ngọc Minh
" alt="Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành kế toán"/>
Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo ngành kế toán