Đề xuất nêu trên được ông Nguyễn Quang Đồng,êngiađềxuấtthànhlậpTổcôngtáccủaChínhphủvềbong da vn Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS), Hội Truyền thông số Việt Nam đưa ra tại tọa đàm “Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam” được báo Đầu tư tổ chức hôm nay, ngày 7/11/2019 tại Hà Nội.
Tọa đàm "Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam” được tổ chức ngày 7/11 tại Hà Nội với mục đích góp thêm ý kiến, phản biện chính sách để tạo lập một cơ chế Sandbox phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ tại Việt Nam. (Ảnh: NK) |
Có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp, buổi tọa đàm nhằm giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp có góc nhìn toàn diện hơn về cơ chế Sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.
Các chuyên gia đều thống nhất rằng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước.
Để cụ thể hóa nhận thức và hành động, mới đây nhất, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
Nghị quyết 52 xác định mục tiêu tổng quát là “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.
Để làm điều đó, Nghị quyết 52 cũng chỉ rõ phải “Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo. Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc CMCN 4.0. Quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới. Thực hiện định danh, công nhận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới…”.
Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ việc cần sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Ảnh minh họa: Internet) |
Chia sẻ tại tọa đàm, Tổng biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh cho rằng, việc đổi mới tư duy quản lý kinh tế, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế phù hợp, đặc biệt với những ngành kinh doanh mới như kinh tế chia sẻ, Fintech… đòi hỏi những giải pháp quyết liệt từ tạo lập khung khổ chính sách tới hành động của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, tư duy chấp nhận những cái mới chưa có tiền lệ là quan trọng nhất.