
Ông Vũ Minh Trí trình bày tham luận tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III.Có rất nhiều lĩnh vực có thể khởi nghiệp, cơ duyên nào IOTLink lại chọn làm bản đồ số - lĩnh vực Google đang rất mạnh?
Ý tưởng về một bản đồ số của Việt Nam, dành riêng cho người Việt đến với tôi rất tình cờ khi tôi còn đang điều hành một công ty công nghệ toàn cầu. Thời điểm đó, chúng tôi hợp tác với một cơ quan Bộ để số hoá toàn bộ dữ liệu trên nền tảng bản đồ số. Điều rất thú vị là khó khăn của chúng tôi không phải là thiếu dữ liệu, mà là dữ liệu nhiều quá trời (cười), nằm rải rác ở nhiều nơi. Việc thu thập và xử lý sẽ rất tốn thời gian, tâm sức.
Thêm nữa, dùng bản đồ nào để số hóa cũng là một thách thức khác của chúng tôi lúc đó. Chúng tôi đã cân nhắc đến những nền tảng bản đồ lớn hàng đầu thế giới nhưng đều không phù hợp vì tất cả bản đồ thế giới dùng một hệ trục toạ độ khác với Việt Nam. Và, lý do quan trọng nhất, cũng là khởi đầu cho ý tưởng về một bản đồ số của Việt Nam, đó là nếu chúng ta đẩy hết cơ sở dữ liệu lên bản đồ host tại nước ngoài thì chúng ta sẽ mất đi toàn bộ sự chủ động với chính dữ liệu của mình.
Dự án đó tạm dừng, còn tôi thì bắt đầu con đường phát triển bản đồ số do người Việt làm chủ và đáp ứng được nhiều hệ trục toạ độ khác nhau theo chuẩn thế giới.
Map4D của IOTLink đã ra đời như vậy.
Thực tế, việc đưa ra các nền tảng để cạnh tranh với Big Techs trên thế giới vô cùng khó khăn, IOTLink đã làm như thế nào để có được như ngày hôm nay?
IOTLink không mang tâm thế cạnh tranh vào việc phát triển nền tảng bản đồ số Map4D. Chúng tôi tập trung vào cái đích mình đặt ra là nền tảng bản đồ số của người Việt, đặt tại Việt Nam và do người Việt làm chủ.
Chúng tôi may mắn có được đội ngũ nhân sự công nghệ mạnh, giàu kinh nghiệm, đã từng tham gia các dự án kiến trúc bản đồ hàng đầu thế giới và đặc biệt tâm huyết với việc tạo ra một bản đồ số Make in Vietnam. Bên cạnh đó, IOTLink cũng nhận được sự cố vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia trong và ngoài nước để đạt được kết quả ban đầu như ngày hôm nay (Map4D Platform của IOTLink mới đạt giải Đồng cho Nền tảng số xuất sắc 2021 tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III – PV).
 |
Ông Vũ Minh Trí đại diện IOTLink nhận giải Đồng Nền tảng số xuất sắc 2021. |
Thách thức khi phát triển một sản phẩm, mà các Big Techs đã rất thành công, giống như hành trình với nhiều con dốc. Chinh phục xong con dốc này lại là một con dốc khác mở ra. Chúng tôi đã vượt qua rất nhiều con dốc trên hành trình xây dựng nền tảng bản đồ số Map4D. Leo dốc không bao giờ dễ dàng, thậm chí có lúc muốn chùn bước, nhưng khi đã lên đến đỉnh thì sẽ có cảm giác tự hào mà không phải ai cũng may mắn có được.
Chúng ta hay đề cập đến câu chuyện “con gà quả trứng” dịch vụ phải tốt thì mới có người dùng và chính phủ ưu tiên đồng hành cùng nền tảng ứng dụng Make in Vietnam. Vậy góc nhìn của ông về vấn đề này như thế nào?
Con gà và quả trứng là câu chuyện rất thú vị vì nó diễn ra trong nhiều lĩnh vực. Dịch vụ phải tốt thì mới có người dùng, nhưng người dùng thì luôn đặt câu hỏi đã có ai dùng chưa. Trong quá trình phát triển Map4D, IOTLink luôn cần những người dùng đầu tiên, những người bạn kỹ tính, cầu toàn cùng trải nghiệm sản phẩm và mang lại những ý kiến, phản hồi đóng góp vào việc hoàn thiện sản phẩm tốt nhất.
Trong những năm qua, IOTLink có được sự đồng hành của một số cơ quan cấp tỉnh/thành, doanh nghiệp phần mềm, vận tải và logistics. Kết quả là, chúng tôi có những người dùng đầu tiên, còn những-người-bạn thì thấy được hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, quy hoạch cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải…
Như vậy, con gà – quả trứng không phải là bài toán khó giải. Quan trọng là chúng ta có những người bạn (cười).
Trải nghiệm khách hàng cũng là câu chuyện quan trọng, quyết định sự tồn tại của nền tảng hay không. Chúng ta nhìn thấy đã có 1 ứng dụng gọi xe của Việt Nam đã thất bại do không có bản đồ số chuẩn còn Grab lại đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. Vậy các ông đã giải bài toán này thế nào?
Chúng tôi xác định rất rõ ràng, nếu sản phẩm mình làm ra mà không có người dùng, nói cách khác, người dùng không có được trải nghiệm tốt thì đó là sản phẩm thất bại. Vì vậy, Map4D chọn cách đi “bình tĩnh”, nghĩa là ở mỗi giai đoạn phát triển, chúng tôi sẽ có những bước đi, hành động phù hợp. Thị trường có thời gian chấp nhận chúng tôi, còn chúng tôi có thời gian để lắng nghe và hoàn thiện sản phẩm của mình.
Map4D cần thời gian để có đủ các dữ liệu đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chúng tôi sẽ học tập, kế thừa những ưu điểm của bản đồ nước ngoài, đồng thời tận dụng thế mạnh ở ngay tại Việt Nam của mình (ví dụ tốc độ cập nhật số đường nhanh chóng trên Map4D) để gia tăng tối đa sự hài lòng của người dùng.
Map4D sẽ được ứng dụng cho những ngành nào tiềm năng nhất?
Tất cả bộ, ban, ngành đều cần đưa dữ liệu lên nền tảng bản đồ. Hiện tại, các dữ liệu đang nằm rải rác trên các bản đồ khác nhau, dẫn đến việc tốn nhiều thời gian, công sức để vẽ lại quy hoạch cho từng lĩnh vực. Việc quản lý sẽ đạt hiệu quả tối đa khi mọi dữ liệu được thể hiện trên cùng một nền tảng bản đồ. Hiểu được tầm quan trọng đó, IOTLink đã mời được Giáo sư Đặng Hùng Võ tham gia vào ban cố vấn, đảm bảo Map4D phục vụ tốt nhất, sát với thực tế nhất cho việc quản lý dữ liệu nói chung, cho công cuộc chuyển đổi số nói riêng.
 |
Map4D - Nền tảng bản đồ số không thể thiếu cho chuyển đổi số và kinh tế số. |
Với mục tiêu đưa Map4D trở thành nền tảng bản đồ số lớn nhất Việt Nam, chúng tôi hi vọng sẽ giải được bài toán về an toàn thông tin, an ninh quốc gia, mọi thứ của Việt Nam cần đặt tại Việt Nam và của người Việt Nam. Bên cạnh chức năng là một bản đồ số thông thường, Map4D còn là nền tảng có thể tích hợp được nhiều lớp dữ liệu GIS và các loại dữ liệu khác hỗ trợ cho giải pháp quản lý quy hoạch hạ tầng đô thị, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp, du lịch…
Cảm ơn ông!
Vinh Ngô - Thái Khang (Thực hiện)

"Dùng bản đồ số của nước ngoài, dữ liệu người Việt sẽ không an toàn"
Ông Vũ Minh Trí, Phó Chủ tịch công ty IOTLink cho rằng, nếu sử dụng bản đồ số của các công ty nước ngoài có nghĩa là dữ liệu và hành vi của người dùng Việt sẽ nằm trong tay các công ty nước ngoài.
" alt="Sếp IOTLink “Không mang tâm thế cạnh tranh vào việc phát triển nền tảng bản đồ số Map4D”"/>
Sếp IOTLink “Không mang tâm thế cạnh tranh vào việc phát triển nền tảng bản đồ số Map4D”

Hồng Nhung chia tay trong êm đẹp với chồng người Mỹ.
“Đây không phải quyết định nóng vội bởi hai vợ chồng đã suy nghĩ nửa năm mới đi tới quyết định này. Trong sáu tháng vừa qua, gia đình chúng tôi đã trò chuyện và đi đến quyết định chia tay, dù có buồn lòng, nhưng trong hòa thuận”, Hồng Nhung chia sẻ.
Chia tay được 1 năm, Kevin Gilmore vừa tổ chức lễ cưới với Thiri Thant Mon - diễn giả, một phát ngôn viên nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư của chính phủ. Cô còn là một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực trang sức đá quý của Myanmar.
Phi Thanh Vân kết thúc hôn nhân với chồng người Pháp sau 4 năm
Thierry Blanc - chàng trai người Pháp sống ở Việt Nam hàng chục năm đã từng mê vẻ đẹp hoang dại của Phi Thanh Vân và quyết tâm theo đuổi cô đến cùng. Ban đầu, Phi Thanh Vân cũng không xác định yêu thật lòng mà chỉ chơi bời, tuy nhiên tình yêu và sự chân thành của Thierry Blanc đã khiến cô thay đổi.
 |
Phi Thanh Vân từng vô cùng hạnh phúc với chồng người Pháp. |
Cặp đôi kết hôn vào năm 2008. Tuy nhiên, sau 4 năm sống chung, họ đã đường ai nấy đi. Nói về lý do không sống được với nhau, dường như Phi Thanh Vân có khá nhiều thứ để kể như bất đồng văn hóa, ngôn ngữ, thiếu sự quan tâm…
Và lý do đặc biệt khiến mối quan hệ của họ rạn nứt là chuyện con cái. Trong suốt 4 năm sống chung, Phi Thanh Vân đã bị sảy thai hai lần, điều này khiến cô buồn thậm chí có chút tuyệt vọng.
Sau cuộc hôn nhân này, Phi Thanh Vân cũng kết hôn với người đàn ông kém tuổi và có một con trai nhưng cuối cùng, người đẹp vẫn làm mẹ đơn thân.
Ngọc Quyên và chồng bác sĩ người Mỹ
Hôn nhân của Ngọc Quyên với bác sĩ gốc Việt quốc tịch Mỹ cũng là câu chuyện bàn tán xôn xao suốt một thời gian dài. Ngọc Quyên và Richard Lê tiến tới mối quan hệ vợ chồng chỉ sau 1 tháng gặp gỡ làm quen, Ngọc Quyên đã bị xem là liều lĩnh, mạo hiểm. Tới nỗi, một năm sau kết hôn, cô cũng không biết bố mẹ chồng của mình là ai.
 |
Ngọc Quyên và chồng bác sĩ chia tay sau 4 năm chung sống. |
Thời gian đầu, cả hai chung sống rất hạnh phúc, thường xuyên chia sẻ hình ảnh ngọt ngào trên mạng xã hội. Để vun vén tổ ấm, nữ người mẫu rời xa showbiz, tình nguyện ở nhà làm nội trợ và sinh con đầu lòng. Tuy nhiên, hôn nhân của cô liên tục xảy ra những mâu thuẫn khiến cả hai quyết định chia tay.
Ngọc Quyên cho biết cô đã ly hôn và quen dần với cuộc sống độc thân. Cô quan niệm chuyện đổ vỡ không thể phân định ai đúng, ai sai, tất cả là do duyên số.
Hoa hậu Diệu Hoa và người chồng Ấn Độ “chẳng có gì để chê”
Đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1990, Diệu Hoa không chỉ được ngưỡng mộ bởi trình độ học vấn, có khả năng nói 5 ngoại ngữ mà còn bởi chị là một hoa hậu không scandal. Từng bị dư luận chỉ trích vì lấy chồng ngoại quốc, thế nhưng 25 năm qua, Diệu Hoa đã chứng minh được cuộc hôn nhân của chị xuất phát từ tình yêu thực sự và khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi một tổ ấm hạnh phúc bên người chồng Ấn Độ cùng 3 con trai, gái đáng yêu.
 |
Hoa hậu Diệu Hoa và gia đình hạnh phúc không có gì để chê. |
Từng chia sẻ về việc gìn giữ gia đình hạnh phúc, Diệu Hoa cho biết, đã là vợ chồng cũng phải có lúc này lúc khác, làm sao có thể tránh được những bất đồng về một vấn đề nào đó. Khi xảy ra mâu thuẫn, họ luôn tìm cách thảo luận, lắng nghe ý kiến của nhau. Cái quan trọng là họ luôn xác định mọi thứ bắt nguồn từ cơ sở tình thương yêu, tôn trọng nhau, do đó, rồi mọi mâu thuẫn hay khó khăn gì cũng sẽ được giải quyết êm thấm.
Bằng Lăng và cuộc hôn nhân không nghĩ lại trọn vẹn đến thế
Lên xe hoa với doanh nhân người Đức tên Claas Schaberg vào năm 2007, ở tuổi 28, Bằng Lăng từng không dám nghĩ mình lại có một cuộc hôn nhân trọn vẹn đến thế. Claas Schaberg yêu Bằng Lăng ngay cái nhìn đầu tiên và muốn cưới cô chỉ sau 1 tuần gặp gỡ. Cả hai nhanh chóng tiến tới đám cưới trong thời gian ngắn ngủi.
Dù Claas có tính ghen tuông dữ dội nhưng Bằng Lăng vẫn chấp nhận. Bởi những ưu điểm của anh cô chưa từng bắt gặp ở người đàn ông nào khác: chu đáo, lãng mạn, nhường nhịn.
 |
Bằng Lăng chia sẻ, cuộc sống nơi xứ người thật sự khó khăn từ văn hóa, thời tiết đến ngôn ngữ nhưng cô luôn nhắc nhở bản thân phải mạnh mẽ. |
Bằng Lăng chia sẻ, cuộc sống nơi xứ người thật sự khó khăn từ văn hóa, thời tiết đến ngôn ngữ. Cô phải luôn cố gắng hết mình để không bị stress vì không muốn ông xã phải lo lắng. Cô tự làm tất cả công việc khi có thể và tự nhắc nhở bản thân phải ý chí, mạnh mẽ hơn để vượt qua giai đoạn đầu khó khăn nhất.
Hiện tại, Bằng Lăng đang sống cùng chồng và hai con nhỏ tại Mỹ.
Ngọc Khánh và cuộc sống hạnh phúc chờ thiên thần nhỏ "gõ cửa"
Đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1998, hoa hậu Ngọc Khánh được đánh giá là hoa hậu thông minh, có học vấn. Hoạt động khá sôi nổi trong môi trường showbiz Việt, rồi Ngọc Khánh lấy chồng và biến cố ập đến. Vì những quan điểm sống không đồng nhất, Ngọc Khánh lạc lõng khi chồng không "chơi đẹp" với mình và họ chia tay trong văn minh. Cuộc đời Ngọc Khánh rẽ sang trang hoàn toàn mới.
Năm 2010, cô quyết định đi du học ngành kinh doanh thời trang tại Mỹ rồi gặp và cưới người chồng hiện tại.
 |
Hiện tại, cả 2 vợ chồng cô vô cùng hạnh phúc, sống chậm và hàng ngày làm công việc tại trang trại nho của gia đình. Ngọc Khánh đang chờ thiên thần nhỏ "gõ cửa" khi đủ duyên. |
Ngọc Khánh từng tâm sự: “Tôi có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều đàn ông ngoại quốc nhưng đó chỉ là tiếp xúc công việc thông thường. Tôi không dành mối quan tâm, suy nghĩ sau này sẽ lấy chồng Tây. Bởi dù sao một người chồng Việt Nam cũng hợp về văn hoá và ngôn ngữ. Nhưng khi tiếp xúc, anh ấy còn có giá trị cốt lõi để tôi có thể duy trì được mối quan hệ lâu bền”.
Hiện tại, cả 2 vợ chồng cô vô cùng hạnh phúc, sống chậm và hàng ngày làm công việc tại trang trại nho của gia đình. Ngọc Khánh đang chờ thiên thần nhỏ "gõ cửa" khi đủ duyên.
Đoan Trang từ lúc lên xe hoa xác định phải hạnh phúc bên chồng Thụy Điển
Đoan Trang gặp ông xã doanh nhân người Thụy Điển Johan Wicklund tại một sự kiện của công ty anh. Nhưng vài năm sau đó, khi Đoan Trang đã ở tuổi 35, cuộc tình của họ mới bắt đầu. Đoan Trang kết hôn muộn, nhưng cô xác định, sau khi lập gia đình, từ đây trở đi phải hạnh phúc. "Tất nhiên cuộc sống gia đình không tránh khỏi những lúc khó khăn. Hạnh phúc là biết cách cùng nhau vượt qua khó khăn đó", bà mẹ một con tâm sự.
Đoan Trang cũng thẳng thắn cho rằng, không có điều gì đến tự nhiên và miễn phí. Mọi thứ đều đến nhờ lao động, ngay cả trong mối quan hệ vợ chồng. Mỗi người phải "lao động" để vun đắp hạnh phúc gia đình giống như vun đắp cho một cái cây.
 |
Sự thông cảm và sẻ chia với nhau khiến vợ chồng Đoan Trang ngày càng gắn kết và hạnh phúc. |
Đoan Trang kể, thời gian đầu cả hai có những va đập về văn hóa. Nhưng ông xã Johan luôn biết lắng nghe vợ, cũng như Đoan Trang chịu khó "nhập gia tùy tục" mỗi khi về quê chồng ở Thụy Điển. Đoan Trang yêu văn hóa của nhà chồng bao nhiêu thì Johan cũng trân trọng văn hóa của nhà vợ bấy nhiêu. Vị doanh nhân Thụy Điển nằm lòng các phong tục tập quán và thích thú với nếp sống, nếp sinh hoạt của người Việt. Thậm chí anh chấp nhận cả việc cho bé Sol ngủ chung giường theo yêu cầu của Đoan Trang dù điều đó thực sự xa lạ với anh.
Sự thông cảm và sẻ chia với nhau khiến vợ chồng Đoan Trang ngày càng gắn kết và hạnh phúc.
Ngân An

Chồng cũ Hồng Nhung cưới người tình Myanmar sau 1 năm ly hôn
- Trên trang cá nhân, người đẹp Thiri Thant Mon mới chia sẻ hình ảnh đám cưới với Kevin Gilmore - chồng cũ của ca sĩ Hồng Nhung.
" alt="Người đẹp Việt và những cuộc tình 'kẻ khóc người cười' với chồng Tây"/>
Người đẹp Việt và những cuộc tình 'kẻ khóc người cười' với chồng Tây
Sau giờ học về kĩ thuật chụp ảnh góc rộng Panorama, Nguyễn Sĩ Hiếu, sinh viên ngành Thiết kế ĐH RMIT Việt Nam cho ra đời bộ ảnh thú vị về ngôi trường mình đang theo học. RMIT Panorama và Tòa nhà Giảng đường 2
Cơ sở Nam Sài Gòn của ĐH RMIT Việt Nam là nơi Hiếu học tập và sinh hoạt cùng hơn 7,000 sinh viên Việt Nam và quốc tế. Trường có 2 khu giảng đường hiện đại, 1 khu phức hợp giải trí và sự kiện, ký túc xá cùng khu vực ăn uống đa dạng.
Trong đó, tòa nhà Giảng đường 2 màu đỏ , vừa được khánh thành vào tháng 11/2013 nhìn ra bãi cỏ và dòng sông thơ mộng, là góc thư giãn yêu thích của các bạn sinh viên.
Phòng học đa chức năng
Phòng học đa chức năng dành cho sinh viên ngành Thiết kế, nơi Hiếu thường xuyên “cắm máy” làm đồ án hoặc tự học sau giờ đến lớp. Hiếu chia sẻ, có 2 phòng máy iMac và 18 phòng máy tính được trang bị để hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu ngay tại trường.
Khu thể thao ngoài trời & Khu phức hợp Giải trí - Sự kiện
Sân bóng rổ ngoài trời nhìn từ “khán đài” là các băng ghế đá trên đồi cỏ, nơi thư giãn, đọc sách và tự học yêu thích của nhiều bạn sinh viên. Bên cạnh sân bóng rổ, trường còn trang bị 2 sân thể thao đa năng đạt chuẩn quốc tế cùng 3 sân tennis ngoài trời để tạo điều kiện cho sinh viên luyện tập, thi đấu thể thao
Ngoài ra, sinh viên RMIT còn có thể đến khu phức hợp Giải trí và Sự kiện để sử dụng sân thi đấu trong nhà, phòng tập thể dục cũng như tham gia các câu lạc bộ và lớp dạy Yoga, Aikido, khiêu vũ… Đây cũng chính là nơi tổ chức giải bóng rổ và cầu lông quy tụ hơn 10 trường ĐH trong thành phố.
Thư viện
Hiếu chia sẻ, để hoàn thành bài tập và luận văn trong lớp, sinh viên ĐH RMIT Việt Nam phải thường xuyên mượn và nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành tiếng Anh tại thư viện lớn với hơn 50,000 đầu sách của trường. Sinh viên có thể làm việc nhóm tại phòng họp, nghiên cứu băng đĩa ở phòng nghe nhìn hoặc học tập trong im lặng tại phòng yên tĩnh.
Khu ăn uống
Khu ăn uống là điểm hẹn quen thuộc của Hiếu và nhóm bạn vào giờ ăn trưa. Sinh viên có thể lựa chọn các món ăn Việt Nam, Thái Lan, bánh mì kiểu Âu… tại 9 quầy ăn uống trong khu ẩm thực hoặc dùng bữa tại các nhà hàng, quán cafe riêng biệt như Subway, Highlands, Sorento, Nine... Các quầy ăn uống và nhà hàng đều đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt.
Ngày hội thông tin trường RMIT Việt Nam Cuối tháng 3, đầu tháng 4/2014, ĐH RMIT Việt Nam sẽ tổ chức Ngày hội Thông tin để phụ huynh và học sinh có cơ hội tham quan, tìm hiểu về trường và các ngành học cũng như chương trình học bổng. Tại TP.HCM: Chủ Nhật 30/3/2014, từ 8g - 14g Tại Hà Nội: Chủ Nhật 6/4/2014, từ 8g - 12g |
Minh Ngọc
" alt="Những góc rộng tuyệt đẹp ở ĐH RMIT Việt Nam"/>
Những góc rộng tuyệt đẹp ở ĐH RMIT Việt Nam