Vấn đề chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ ở Mỹ, đặc biệt khi sử dụng dịch vụ cấp cứu, đã khiến nhiều bệnh nhân lâm vào cảnh nợ nần.
Theo phân tích của Peterson-KFF Health System Tracker, 15% hộ gia đình tại Mỹ mắc nợ y tế vào năm 2021 và khoảng 14 triệu người nợ hơn 1.000 USD. Trong đó, hơn 3 triệu người nợ hơn 10.000 USD.
Trang Moneywise tư vấn cho những bệnh nhân phải đối mặt với các khoản chi phí y tế lớn:
Đảm bảo hóa đơn của bạn chính xác
Khi nhận hóa đơn có vẻ không tương xứng với dịch vụ khám chữa bệnh, người dân hãy gọi cho cơ sở y tế và đặt câu hỏi. Có thể xảy ra sai sót hoặc công ty bảo hiểm từ chối chi trả khoản dịch vụ nào đó. Ngoài ra, người bệnh và thân nhân hãy yêu cầu hóa đơn chi tiết để chắc chắn không bị tính dôi dư các dịch vụ.
Cố gắng thương lượng
Ở Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ y tế đôi khi sẵn sàng thương lượng với bệnh nhân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm. Bệnh nhân có thể trả dần viện phí hoặc được giảm giá nếu thanh toán ngay toàn bộ hóa đơn. Nếu cơ sở y tế không giảm bất kỳ khoản tiền nào trong hóa đơn, hãy yêu cầu chi trả theo phương thức không tính lãi suất.
Ngoài ra, các bệnh nhân có thể nhờ các chuyên gia, luật sư, người có kinh nghiệm để kiểm tra lại hóa đơn nhằm giảm, xóa các khoản viện phí bất hợp lý.
Tối 11/5, Ban tổ chức chương trình MIQVN - Đại sứ Hoàn mỹ (BTC) thông tin thêm về vụ việc, cho biết sau khi nhận được thông báo, đã nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đến làm việc với Sở VH&TT. BTC nhận thức được lỗi sai phạm, thiếu sót khi thực hiện chương trình và nghiêm túc chấp hành, thực hiện quyết định xử phạt.
Trong chia sẻ, BTC cho biết mong muốn tạo nên một chương trình, sự kiện ý nghĩa dành cho cộng đồng LGBTQ+. Các thí sinh chuyển giới được thể hiện bản thân và hơn hết là được quan tâm, công nhận, mang lại giá trị tích cực, không đi ngược lại với đạo đức, góp phần trong việc tôn vinh nét đẹp văn hóa và đất nước. Từ chương trình, nhiều thí sinh là người chuyển giới được khán giả biết đến và dành tình cảm, giúp họ thay đổi cuộc đời.
Tuy vậy, BTC đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất do các nhà tài trợ, nhãn hàng và tổ chức không phải là đối tượng tiềm năng để đầu tư, quảng cáo... BTC từng chào rất nhiều nhãn hàng hay tài trợ nhưng đều bị từ chối. Thế nhưng, hoa hậu Hương Giang đã đứng ra huy động các mối quan hệ thân thiết để đóng góp để có kinh phí thực hiện chương trình. Các thí sinh không phải đóng phí đi thi, chương trình không tổ chức bán vé, các nguồn thu có được chuyển thành giải thưởng cho các giải phụ.
BTC thừa nhận còn nhiều hoang mang trong quá trình xin giấy phép tổ chức, dẫn đến sai sót và đã có thêm bài học và kinh nghiệm ở những chương trình sau, để không mắc phải sai phạm.
Đại Trí
Tuy vậy, để ra đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn 10 lấy ngữ liệu thơ ngoài chương trình sách giáo khoa đang khiến nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn vì nguồn không có sẵn.
Theo dõi trên các diễn đàn, tôi thấy đề mắc nhiều lỗi, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm bài.
Cụ thể, đề cho ngữ liệu là một đoạn thơ nhưng chú nguồn nhầm lẫn. Ví dụ, đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ trong bài “Bài học đầu đời cho con” (Đỗ Trung Quân) nhưng lại có câu kết “Sẽ không lớn nổi thành người”. Trong nguyên tác bài thơ, không có câu này mà do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch khi phổ nhạc thành bài “Quê hương” thêm vào.
Rồi đề không có chú thích tác giả, tác phẩm và một số từ ngữ khó. Ví dụ, đề cho bài “Chiều xuân” nhưng không chú thích tác giả Anh Thơ, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào. Một số từ ngữ có thể học sinh ở phía Nam không hiểu được, thường thấy ở làng quê Bắc Bộ như “mưa đổ bụi”, “chòm xoan”.
Có đề cho ngữ liệu thơ và thiết kế 8 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, song cho mỗi câu 0,5 điểm (tổng 4 điểm) là quá cao, học sinh chỉ cần đánh “lụi” đúng phương án là dễ dàng lấy điểm.
Hơn nữa, văn chương là nghệ thuật ngôn từ, mỗi học sinh sẽ có một cách cảm nhận khác nhau về nội dung, nghệ thuật bài thơ. Rất khó để áp một số phương án theo kiểu A, B, C, D cho sẵn.
Nhiều giáo viên cho biết, thơ ca Việt Nam rất phong phú, đa dạng nhưng không dễ chọn được một bài phù hợp cho học sinh làm bài kiểm tra. Một số bài thơ hay thì khó truy nguồn (bài thơ in ở đâu, đăng báo nào) nên thầy cô e dè đưa vào đề kiểm tra.
Nên cho học sinh viết nghị luận xã hội
Về phần kiến thức ngữ văn, sách giáo khoa chỉ cung cấp một số phạm vi kiến thức ít ỏi, đó là: chủ thể trữ tình; vần và nhịp; từ ngữ, hình ảnh trong thơ. Yêu cầu học sinh phải viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ là quá sức với các em.
Tôi lấy ví dụ, yêu cầu học sinh phân tích, cảm nhận bài thơ “Cảnh ngày hè” của nhà thơ Nguyễn Trãi thì giáo viên cần dạy kĩ về tác giả và sự nghiệp thơ văn của ông, trong đó cần làm nổi bật, Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại phải chịu những oan khiên dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, có đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
Nếu đề kiểm tra chỉ cho văn bản thơ thì học sinh viết bài chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa. Thậm chí nhiều em không thể phân tích được vì không hiểu các từ ngữ: “rồi” (rảnh rỗi), “hòe”, “thạch lựu”, “hồng liên” (các loài hoa), “tịch dương” (chiều tà) hay điển tích điển cố “Ngu cầm” (cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn, thời cổ đại Trung Quốc).
Học sinh cần được cung cấp một số kiến thức lí luận văn học nhất định thì mới có khả năng phân tích, cảm nhận thơ.
Tôi cho rằng, Bộ GD-ĐT nên quy định hình thức kiểm tra, đánh giá đối với môn Ngữ văn bằng cách viết bài nghị luận xã hội. Chẳng hạn, yêu cầu học sinh viết bài luận 500 chữ, 1.200 chữ cho bài kiểm tra, bài thi thì việc học môn Ngữ văn sẽ nhẹ nhàng, thiết thực và hiệu quả hơn rất nhiều.
Cao Nguyên