|
Ông bố người Pháp cho rằng việc anh không được gặp các con là do hệ thống pháp luật của Nhật Bản ủng hộ việc này. |
Anh Vincent Fichot, 39 tuổi bắt đầu tuyệt thực từ hôm 11/7 sau khi anh nói rằng đã tìm đủ mọi cách để giành lại quyền thăm con hoặc được biết rằng chúng đang an toàn.
Kháng cáo của anh gửi lên toà án Nhật Bản đã bị bác bỏ kể từ khi mẹ các con anh biến mất cách đây 3 năm. Fichot đã không thể liên lạc được với họ kể từ đó, mặc dù toà án tuyên bố anh vẫn phải tiếp tục trả tiền cấp dưỡng nuôi con.
Hậu quả của phán quyết này và quá trình đấu tranh để được gặp con đã khiến anh mất việc, mất ngôi nhà ở Tokyo và mất cả số tiền tiết kiệm cả đời mình.
Fichot - sinh ra và lớn lên ở một thị trấn gần Marseille, miền nam nước Pháp - nhưng đã sống ở Nhật được 15 năm. Người đàn ông này thậm chí đã đưa vụ việc của mình lên Chính phủ Pháp, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Chia sẻ với tờ SCMPvề việc tuyệt thực của mình, anh nói anh “không thể làm gì được nữa”.
“Tôi sẵn sàng kết thúc cuộc đời mình ở đây, nhưng nó không phải là một hành động tuyệt vọng. Đây là bước tiếp theo trong cuộc chiến của tôi, bởi vì tôi đã thử mọi cách. Đây là hành động cuối cùng tôi có thể làm”.
Fichot đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người Pháp sống tại Nhật Bản, trong đó nhiều tình nguyện viên ở lại cùng anh. Sự đồng hành đó thường dựa trên trải nghiệm cá nhân, Fichot nói.
“Mọi người trong cộng đồng người Pháp ở Nhật đều biết ai đó từng là nạn nhân của hệ thống này và có từng có con cái bị tước khỏi họ. Nhưng chính những đứa trẻ mới là nạn nhân thực sự của tình huống này. Tôi không ở đây vì bản thân mình. Tôi ở đây để bảo vệ quyền lợi của các con tôi”.
Pháp luật Nhật Bản không công nhận quyền nuôi con chung của các cặp vợ chồng đã ly hôn hoặc ly thân. Vì thế, tình trạng một trong hai người “cuỗm” luôn đứa con là chuyện phổ biến ở nước này. Trong đó, các toà án thường trao quyền giám hộ cho “kẻ bắt cóc” và không thực thi quyền được thăm nom của người kia.
|
Fichot đã từng đưa vấn đề của mình lên rất nhiều diễn đàn quốc tế. |
Không có con số chính thức nào được đưa ra nhưng các nhóm nhân quyền tin rằng mỗi năm, ở Nhật có khoảng 150.000 đứa trẻ đã bị buộc phải tách khỏi cha hoặc mẹ, trong đó có số lượng đáng kể là các cuộc hôn nhân với người nước ngoài.
Trước đó, Fichot từng trình bày hoàn cảnh của mình với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ông có chuyến công du tới Nhật Bản. Vào thời điểm đó, ông Macron bày tỏ sự ủng hộ của mình với các bậc cha mẹ người Pháp không thể gặp lại con. Ông đánh giá tình trạng này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” và nêu vấn đề với Thủ tướng lúc đó là Shinzo Abe.
Theo dự kiến, Tổng thống Pháp sẽ trở lại Nhật Bản vào cuối tháng 7 để tham dự Thế vận hội Tokyo và Fichot cho biết sẽ rất vui nếu được gặp lại ông.
“Chính phủ của tôi đã cố gắng giúp tôi. Họ đã viết thư cho Bộ Tư Pháp Nhật Bản nhưng bức thư bị lờ đi. Hai đứa con của tôi mang hộ chiếu Pháp, mà chính phủ của tôi thậm chí còn không biết chúng còn sống hay đã chết. Nó đã trở thành một vấn đề ngoại giao”.
Một quan chức của Bộ Tư pháp xác nhận rằng họ đã biết về sự việc của anh Fichot nhưng từ chối đưa ra bình luận.
Một bản kiến nghị trên trang Change.org đã thu hút gần 3.700 chữ ký và hàng trăm người bày tỏ sự ủng hộ. Trong khi đó, truyền thông Nhật Bản bắt đầu đưa tin về câu chuyện của người đàn ông Pháp.
“Tôi đã thử mọi cách nhưng không có hiệu quả” - anh nói.
“Tôi hi vọng ông Macron sẽ đến gặp tôi và sẽ không để một người cha chết trước nhà ga Tokyo khi cố gắng bảo vệ quyền lợi của các con mình”.
Đăng Dương(Theo SCMP)
Show truyền hình kỳ lạ chỉ chiếu cảnh phụ nữ chạy bộ ở Nhật
Zenryokuzaka của kênh TV Asahi là một trong những chương trình truyền hình lâu đời và kỳ lạ nhất Nhật Bản. Đến nay, show đã tồn tại được 15 năm với hơn 3.000 tập.
" alt="Vợ Nhật đưa hai con đi biệt tích, chồng Pháp tuyệt thực đòi công bằng"/>
Vợ Nhật đưa hai con đi biệt tích, chồng Pháp tuyệt thực đòi công bằng
Hàng tháng, vợ chồng tôi thường đưa bà khoảng 7 triệu đồng để lo tiền ăn uống cho cả nhà. Nói là thế nhưng chủ yếu là bà và lũ trẻ ăn uống. Chưa bao giờ tôi tiếc mẹ tiếc con điều gì nên tôi luôn dặn bà nội cứ thoải mái chọn đồ ngon, sạch cho gia đình. Nếu thiếu, tôi lại đưa thêm tiền chợ phụ bà.
|
Ảnh: Đức Liên |
Buổi sáng, hai vợ chồng thường tranh thủ chở nhau đi ăn sáng, làm ly cafe rồi mới đi làm. Tới bữa trưa "mạnh ai nấy lo" ở cơ quan, công ty. Mỗi tháng, hai đứa "chung chi" cho các khoản ăn sáng ăn trưa này cũng hết tầm 6 triệu đồng.
Tiền học phí cho lũ trẻ tiêu tốn của vợ chồng tôi khoảng 7 triệu/tháng. Thế là chớp mắt, chúng tôi đã chi hết phân nửa thu nhập.
Nghe kể tới ngần đó, chắc chẳng ai ngờ nổi khi cứ gần cuối tháng là vợ chồng tôi lại rơi vào cảnh "giật gấu vá vai". Nhưng hoá ra sự thật lại là thế! Nhiều hôm, chúng tôi còn không đủ có tiền cho tô phở sáng nên đành động viên nhau "nhịn cho eo" hoặc làm tô cơm nguội rang tại gia.
Nguyên nhân cũng ở cái tính bao đồng của chồng tôi. Như đã kể, chúng tôi sống ngay cạnh nhà em gái và chồng tôi luôn là người anh quốc dân, tốt số 2 thì chẳng ai số 1.
Thằng cu lớn nhà tôi và nhóc tỳ nhà cô em chồng học cùng lớp. Vì muốn em gái đỡ vất vả, anh xã tôi xung phong đảm nhận việc đưa đón lũ nhóc. Thôi thì tiện một công, tôi cũng chẳng ý kiến gì.
Nhưng khi cô giáo đưa hoá đơn tiền học hàng tháng chồng tôi... cũng "tiện tay đóng giùm" luôn. Đều như vắt chanh, tháng nào cũng 4 triệu bạc nhưng tuyệt nhiên, chưa bao giờ tôi thấy cô em có ý kiến: "Em gửi lại bác" hay "Các bác giúp em thì em cám ơn"... Cô ấy cứ mặc nhiên như thể đó là trách nhiệm của vợ chồng tôi.
Tiền điện nước cũng gặp vấn đề tương tự. Nhà tôi chỉ dùng một công tơ điện, một đồng hồ nước nhưng số tiền phải đóng luôn gấp đôi.
Ở công ty, tôi cũng thuộc kiểu quảng giao, quan hệ tốt với đồng nghiệp. Có lẽ được yêu mến và phần nữa là có chút "chức sắc", mọi người hay tặng quà cho tôi và lũ nhóc. Đôi khi là chiếc đầm Elsa cho bé út hoặc bộ Lego theo chủ đề mới cho cậu cả.
Có khi hoàn thành 1 dự án, cả đội được chia hoa hồng khá "nặng ví", các em lại hò nhau góp tiền mua tặng con trai tôi hẳn 1 chiếc xe đạp địa hình với lý do "chị đã hỗ trợ tụi em hết mình". Nhưng đây lại là vấn đề khiến tôi... méo mặt.
Có qua có lại, tôi không ngại móc hầu bao mời các em một bữa sushi sành điệu hay hồi chưa có dịch sẵn sàng chủ chi cho chuyến lướt bar một tối cuối tuần nào đó. Mỗi lần như thế, ví tôi cũng vơi đi kha khá. Đôi khi còn phải cà thẻ tín dụng mới đủ chi trả. Cứ thế, tới gần cuối tháng, vợ chồng tôi lại nhăn nhó vì ví "gầy".
Chúng tôi nhận ra việc chi tiêu quá đà, nhưng nghĩ đi, nghĩ lại vẫn thấy những khoản đó đáng chi hoặc buộc phải chi. Nhưng quả thật, nếu cứ tiếp đà này, hai vợ chồng tôi sẽ không tích luỹ được cho tương lai, nhất là khi các con tôi ngày một lớn.
Rất mong nhận được cao kiến từ các gia đình thông thái. Cảm ơn các bạn!
Độc giả Hải Minh (Hà Nội)
Lương vài triệu nhưng không muốn vợ kiếm tiền
Cô chán nản khi hai vợ chồng không có cùng quan điểm sống. Vì thế, cô và anh càng ngày càng ít chia sẻ với nhau. Cô cảm nhận giữa hai vợ chồng luôn có bức tường vô hình ngăn cách.
" alt="Vợ chồng thu nhập hơn 40 triệu mà cứ cuối tháng là... méo mặt"/>
Vợ chồng thu nhập hơn 40 triệu mà cứ cuối tháng là... méo mặt
Tôi gặp chồng trong một bữa tiệc, khi đó tôi là một cô gái trẻ đẹp, tự tin và rất hiếu thắng. Tôi làm ở phòng kinh doanh của một công ty lớn và sếp của chúng tôi luôn khuyến khích nhân viên tiếp cận với các doanh nhân thành đạt để xây dựng mối quan hệ tốt, kéo hợp đồng về.Ai có nhiều thành tích sẽ được thưởng lớn và tuyên dương trước toàn công ty nên chúng tôi luôn hào hứng thể hiện và chứng minh bản thân.
Khi gặp anh, tôi ấn tượng bởi một doanh nhân khoảng 40 tuổi, rất nam tính, chững chạc và giỏi giang. Thế nhưng, dù đã áp dụng khá nhiều chiêu thức tôi vẫn không nhận được đơn hàng nào từ anh, ngược lại tôi đã bị anh ấy thuyết phục.
Theo anh, phụ nữ không nên làm công việc giao du với đàn ông thường xuyên như thế, về lâu dài sẽ không bền mà còn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân. Anh ấy nói rằng tôi nên tìm công việc nghiêm túc và ổn định hơn, rồi kiếm một người chồng tốt…
|
|
Những gì anh ấy nói cũng có lý, nhưng thay vì nghe lời anh ấy, tôi đã bỏ việc và mở một cửa hàng thời trang. Trước khi mở cửa hàng, tôi có hỏi anh ấy vay tiền, nói thật không phải thiếu vốn, tôi cố tình như vậy để phát triển hơn mối quan hệ với anh ấy.
Sau khi cửa hàng khai trương, tôi giao lại cho nhân viên quản lý và thường đi chơi với anh. Nhiều lần anh đưa tôi đi công tác cùng, sau khi xong công việc chính, anh ấy sẽ dành thời gian vui chơi cùng tôi.
Mỗi lần như vậy, anh ấy đều rất hào phóng, khi thì mua cho tôi đồng hồ xịn, khi lại mua mỹ phẩm, giày dép hay quần áo, túi xách đắt tiền. Tôi cảm thấy ở bên những người giàu có không chỉ sang trọng mà còn rất đàng hoàng, hạnh phúc.
Mọi thứ cứ thế phát triển theo kế hoạch của tôi. Anh hoàn toàn bị thu hút bởi tôi, sẵn sàng chi tiền cho tôi. Tuy nhiên, anh ấy chưa bao giờ nói muốn cưới tôi, tôi chỉ là người thứ ba thôi sao? Điều đó khiến tôi không cam tâm và tôi nung nấu suy nghĩ phải giành lấy anh ấy cho bằng được…
Có hôm hôn anh, tôi cố tình để dính son vào cổ áo anh ấy, tôi tin rằng chị vợ nhìn thấy nhất định sẽ gây gổ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng họ. Thế nhưng, khi ở bên tôi, anh ấy chưa bao giờ nói đến chuyện cãi vã với vợ, cũng không nhắc đến vết son trên cổ áo.
Tôi nghĩ mình phải nhẫn nhịn và làm gì đó, tôi không tin rằng sự xuất hiện của mình không ảnh hưởng gì đến gia đình yên ấm của họ. Vì vậy, mỗi khi anh đến bên tôi, tôi đều lặng lẽ xức nước hoa cho anh ấy, vì phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với nước hoa. Anh ấy có mùi nước hoa lạ, vợ anh ấy chắc chắn sẽ nhận ra điều đó.
Có vài lần tôi còn mua quần áo cho anh, bao gồm cả đồ lót. Khi anh đến tôi cố tình làm bẩn, rồi để anh mặc lại bộ tôi đã mua. Bởi tôi biết đàn ông ít khi tự mua loại đồ này, nên nếu thấy mới lạ, các bà vợ kiểu gì cũng chú ý và nghi ngờ. Tôi cũng lấy cớ gọi cho anh nhiều hơn mỗi khi gia đình họ đoàn tụ…
Cuối cùng cũng có một người phụ nữ đến tìm tôi. Cô ta dẫn theo vài người đập phá cửa hàng quần áo của tôi, rồi đánh đập tôi, tôi cố tình giả vờ yếu đuối, giống như một con cừu non bị bắt nạt, khóc lóc gọi cho anh. Khi anh ấy đến, tôi tỏ ra rất đáng thương, tôi nói đó là lỗi của tôi và tôi không trách cô ấy. Tôi nói chúng ta nên chia tay vì tôi không muốn phá hoại gia đình của anh...
Thực ra, tôi đang cố tình rút lui để tiến lên, sự yếu đuối và bất lực của tôi cùng với vẻ ngoài hợp lý tôi đang thể hiện chắc chắn sẽ khiến anh mềm lòng, càng muốn bảo vệ tôi.
Rồi những tính toán của tôi cũng đã có kết quả. Trong thời gian đó, vợ chồng họ hay cãi vã, mỗi lần giận dữ anh ấy lại nói với tôi đủ thứ chuyện không hài lòng với vợ. Tôi đều nhẹ nhàng xoa dịu, ân cần thuyết phục anh tha thứ cho vợ khiến anh cảm động và yêu thương tôi hơn.
Mãi rồi anh ấy cũng ly hôn, mọi thứ đối với tôi thật suôn sẻ. Anh ấy đã trở thành chồng tôi. Mặc dù hơn tôi nhiều tuổi nhưng anh giàu có, điều này có thể cân bằng trái tim tôi.
Hai năm sau, tôi sinh cho anh một đứa con gái, rồi đóng cửa hàng quần áo, yên tâm làm vợ cả đời của anh.
Tuy nhiên, tôi thấy chồng tôi thường xuyên đến thăm vợ cũ với lý do vì con, nhiều hôm còn không về nhà. Khi tôi hỏi lý do, anh nói đưa con trai đi du lịch vài nơi hoặc ở lại với con vì thằng bé muốn ngủ với bố. Anh giải thích con trai đang học cấp 2, ở độ tuổi này rất dễ nổi loạn nên nếu thiếu tình thương của bố sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của cháu.
Anh cho rằng để con trai có thêm tình yêu thương của cha mẹ, anh phải dành nhiều thời gian hơn cho con, ăn cơm cùng con và giúp con làm bài tập, nhiều khi ở bên con muộn nên không về.
Lúc ấy, trong đầu tôi luôn nghĩ đến cảnh 3 người họ cùng nhau ăn cơm, hình ảnh đầm ấm đó khiến lòng tôi đau khổ. Nhưng tôi vẫn tự nhủ phải nhẫn nhịn, bởi tôi không có lý do gì để ngăn cản mong muốn gần gũi con trai của một người cha.
Thế rồi, mấy lần giặt giũ cho chồng, tôi phát hiện trên cổ áo sơ mi của anh có vết son và mùi nước hoa phụ nữ thoang thoảng. Tôi biết vợ cũ cố tình khiến tôi bị bỏ mặc, nỗi đau cô ấy nếm trải trước đây nay lại về với tôi. Tôi cảm thấy ghen tuông và thù hận, bởi tôi cũng như bao người phụ nữ khác, chẳng ai muốn chia sẻ tình yêu của chồng mình….
Lúc này, tôi mới nhận ra nỗi đau của vợ cũ anh ấy. Tôi không trách móc hay làm um lên với chồng, vì tôi biết điều đó là vô ích, không những không giữ được chồng mà còn đánh mất anh ấy nhanh hơn.
Tôi hiểu rằng người đàn ông mà tôi vất vả giành giật, anh ta có thể từ bỏ gia đình đến với tôi, một ngày nào đó anh ta cũng có thể làm thế với tôi khi xuất hiện người thứ 3 tương tự. Hầu hết đàn ông đều ham muốn sự tươi mới, nhưng khi nó thực sự ảnh hưởng đến gia đình, họ thường quay về với gia đình mà không do dự.
Tôi đã đến được vị trí này, hoàn toàn do sử dụng các chiêu trò và âm mưu, tôi lợi dụng sự nóng vội nhất thời của anh ấy. Khi bình tâm lại, có lẽ anh ấy đã hối hận vì sự lựa chọn ban đầu của mình. Vì vậy, tôi đã lặng lẽ rút lui khỏi mối quan hệ này và đó coi như một bài học cho cuộc đời mình…
Độc giảM.T.
Tôi muốn làm người thứ ba ngoại lệ…
Vốn rất ghét những kẻ thứ 3, tôi không thể ngờ rằng, đến một ngày tôi cũng chẳng hơn gì họ…
" alt="Cái giá của người phụ nữ khi ngoại tình xen vào hạnh phúc gia đình người khác"/>
Cái giá của người phụ nữ khi ngoại tình xen vào hạnh phúc gia đình người khác