Biến các cửa hàng tạp hóa thành điểm phát sóng Wi-Fi, dưới sự tài trợ của các nhãn hàng lớn là một ý tưởng hay, cho phép người dùng phổ thông truy cập Internet. Ảnh: TechinAsia. |
Có một thực tế là khoảng 4 tỷ người, tương đương một nửa dân số thế giới, chưa thể truy cập mạng Internet. Hầu hết số này đến từ các nước đang phát triển.
Những ông lớn công nghệ tìm mọi cách để mang Internet đến với họ. Từ thiết bị không người lái, khí cầu cho đến tiểu vệ tinh, thậm chí xe đạp đều được dùng để phổ cập mạng Internet đến các vùng khó khăn.
Một startup ở Philippines đã nghĩ ra cách được xem là rất khả thi cho mục tiêu biến các vùng nông thôn nước này thành một thiên đường Internet. Wi-Fi Intertactive Networks (WIN) muốn dùng tất cả các cửa hàng như một người vận chuyển Wi-Fi đến người dùng phổ thông.
Về cơ bản, WIN yêu cầu một số thương hiệu lớn bỏ chi phí cài đặt và bảo trì các điểm phát Wi-Fi tại cửa hàng, từ những cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ cho đến nhà hàng, quán bar, rồi cho phép người dùng truy cập Wi-Fi khi họ mua sản phẩm của thương hiệu đó.
Tất cả những gì người dùng cần làm là đăng ký quyền truy cập trên điện thoại. Cửa hàng sẽ làm nhiệm vụ chấp nhận yêu cầu đăng ký của họ. Khi đó, cửa hàng sẽ gửi mật khẩu duy nhất cho người dùng để truy cập Wi-Fi. Chẳng hạn, khi người dùng mua một dây dầu gội đầu của một thương hiệu đã hợp tác với WIN, họ sẽ nhận quyền truy cập Internet trong khoảng thời gian nhất định, thường là 30 phút. WIN sẽ kiếm tiền từ các thương hiệu.
“Đây là mô hình kinh doanh bền vững vì các thương hiệu có thể tạo ra doanh thu ngay lập tức từ nguồn tài trợ. Họ cũng có thể nắm được dữ liệu về hành vi mua hàng của người dùng”, nhà sáng lập Philip Zulueta cho hay.
WIN thử nghiệm mô hình này từ tháng 8/2015 và có khách hàng chịu trả tiền đầu tiên vào tháng 3 năm nay. Thương hiệu đó là San Miguel - hãng sản xuất bia, thực phẩm và nước giải khát lớn nhất tại Philippines.
|
|
WIN hiện nắm giữ khoảng 41 điểm phát Wi-Fi, trong đó có 34 điểm tại thủ đô Manila, số còn lại tại một số thị trấn thuộc tỉnh lớn và đảo Luzon.
Mục tiêu họ hướng đến là các vùng nông thôn, nhưng tại đó họ gặp trở ngại bởi có những khu vực, bản thân các nhà cung cấp hạ tầng mạng chưa vươn tới được. Rất may, họ vừa nhận được khoản đầu tư trị giá 150.000 USD từ Microsoft với mục đích phát sóng Wi-Fi tới những nơi chưa từng có mạng Internet.
WIN sẽ được trợ giúp, sử dụng công nghệ “không gian trắng”, cho phép phát tín hiệu ở khoảng cách 10 km, xuyên qua tường dày thay vì sử dụng Wi-Fi thông thường với tầm xa chỉ tối đa 180m.
Philip Zulueta cho hay, startup của ông đang triển khai hơn 100 điểm phát Wi-Fi khác tại các nhà hàng, quán bar. Về mục tiêu dài hạn, ông muốn phổ cập Wi-Fi tại 10.000 điểm khác nhau. Tất nhiên, để đạt được điều này thì gọi vốn là quá trình quan trọng. Ông cho biết, Philippines không có sẵn các quỹ đầu tư mạo hiểm như ở Mỹ. Do đó, quá trình hợp tác với Microsoft mới đây có thể xem là bước ngoặt, giúp họ mở ra một cánh cửa để tiếp cận giới đầu tư.
" alt="Mua dầu gội, được kết nối Wi"/>
Mua dầu gội, được kết nối Wi
Với thuật toán mới của Facebook, các hãng thông tấn báo chí sẽ bị giảm lượng tương tác tự nhiên đến người dùng. Thay vào đó, Facebook ưu tiên các nội dung từ người thân và bạn bè.Hôm qua (29/6), Facebook cho biết họ có kế hoạch thực hiện thay đổi một loạt các thuật toán trên News Feed của người dùng. Theo đó, các nội dung từ người thân và bạn bè sẽ được ưu tiên xuất hiện nhiều hơn.
Kéo theo đó, nội dung được đăng bởi các nhà xuất bản sẽ có tỷ lệ xuất hiện tự nhiên thấp đi trên bảng tin của người dùng. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nội dung, từ việc chia sẻ liên kết, video, live stream và hình ảnh. Tuy nhiên, hãng không đề cập đến tỷ lệ cụ thể.
|
Mark Zuckerberg phát biểu tại Hội nghị F8 hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: NyTimes. |
Dễ hiểu hơn, cùng một liên kết, Facebook sẽ ưu tiên nội dung được bạn bè hoặc người thân của bạn bình luận, chia sẻ và tương tác. Rõ ràng, ẩn đằng sau thuật toán mới, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang muốn nhắm vào các hãng thông tấn, báo chí.
Trong vài năm gần đây, các nhà xuất bản gặp khó khăn để thu hút độc giả cũng như việc suy giảm doanh thu từ quảng cáo trực tuyến. Facebook trở thành miền đất mới giúp các tờ báo, tạp chí tiếp cận được độc giả cùng nguồn doanh thu được cải thiện. Điều này dẫn đến quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa Facebook và nhà xuất bản.
21/4 vừa qua, Facebook đã mở cửa tính năng Instant Articles (Báo chí tức thì), cho phép người dùng có thể đọc báo đồng thời tương tác trên ứng dụng Facebook với tốc độ tải trang nhanh hơn 10 lần so với việc dùng trình duyệt web trên điện thoại. Theo hãng, đã có trên 1.000 nhà xuất bản tin tức sử dụng. Tính năng này cũng sẽ bị ảnh hưởng từ thuật toán mới của Facebook.
|
Instant Articles cho tốc độ tải nội dung nhanh gấp 10 lần phương thức truyền thống trên di động. Ảnh: Facebook. |
Các nhà xuất bản dường như không có lựa chọn để đối phó với những thay đổi của Facebook. Theo khảo sát của Parse.ly (công ty phân tích số liệu chuyên về các nhà xuất bản kỹ thuật số), chỉ có khoảng 44% người trưởng thành ở Mỹ có thói quen đọc tin tức trực tiếp từ trang web, trong khi tỷ lệ đọc tin tức từ Facebook là 40%.
Nhiều tòa soạn lo ngại, Facebook sẽ khiến họ phải phụ thuộc vào cách đưa tin này cũng như mất quyền kiểm soát các kênh phân phối, và sau đó là bị “chèn ép” tỷ lệ ăn chia từ doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, sự suy giảm của báo in cũng như người đọc trực tiếp từ báo mạng, hay sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội (social platforms) làm các nhà xuất bản bắt buộc phải bắt tay với Facebook.
Mối quan hệ giữa các nhà xuất bản và Facebook đã căng thẳng từ rất lâu. Động thái của Facebook dường như muốn “nhắc nhở” các cơ quan phát hành rằng họ không có quyền truy cập trực tiếp đến người dùng trên nền tảng mạng xã hội.
Từ xưa đến nay, Facebook thường xuyên đơn phương tự thay đổi các thuật toán làm suy giảm lượng tương tác tự nhiên từ người dùng đến các đối tác của hãng (các fanpage bán hàng, nhà phát hành game hay nhà xuất bản). Hãng luôn thể hiện mình là người cầm đằng chuôi, còn đối tác luôn cầm đằng lưỡi.
Zynga, hãng phát triển trò chơi trực tuyến, từng có thời gian hợp tác chặt chẽ với Facebook cho biết, thay đổi của Facebook về cách chơi game và nội dung liên quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu các trò chơi của công ty. Đặc biệt là việc người dùng thay đổi thói quen sử dụng, từ máy tính để bàn sang các thiết bị di động.
Năm 2011, The Washington Post cùng một số hãng thông tấn nổi tiếng tạo ra công cụ đọc trên mạng xã hội, giúp người dùng dễ dàng đọc và chia sẻ bài viết lên Facebook. Ngay lập tức sau đó, Facebook đã thay đổi một loạt các thuật toán nhằm “giết chết” công cụ này.
Những năm gần đây, eSports đang có những bước phát triển vượt bậc. Theo thống kê trong 5 tháng đầu năm 2015 của Superdata Research, công ty chuyên nghiên cứu thị trường game có trụ sở tại Mỹ, eSports có doanh thu khoảng 612 triệu USD trên toàn thế giới. Cùng với đó, số lượng khán giả của ngành công nghiệp này ước tính đạt 134 triệu người và có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, với sự đầu tư mạnh dạn và định hướng rõ ràng, Hàn Quốc và Trung Quốc đang đi tiên phong trong các phong trào về eSports.
Virtus.Pro là tổ chức eSports hàng đầu tại Nga với các thành tích ấn tượng tại các trò chơi DOTA 2 và Counter-Strike: Global Offensive. Với khoản đầu tư của USM Holdings cùng danh tiếng có sẵn, đây sẽ là cú huých lớn cho tổ chức này. Đồng thời ngành công nghiệp eSports của Nga có thể sẽ có bước tiến lớn.
Alisher Usmanovlà doanh nhân người Nga gốc Uzbek. Ông nổi tiếng trong các lĩnh vực buôn bán kim loại, hầm mỏ và viễn thông. Theo thống kê tháng 6/2015 của Forbes, Alisher Usmanov có khối tài sản trị giá 14,1 tỷ USD và là người giàu nhất nước Nga. |
theo gamethu
" alt="Ông chủ CLB lừng danh Asenal đầu tư hơn 2,2 nghìn tỷ vào eSports"/>
Ông chủ CLB lừng danh Asenal đầu tư hơn 2,2 nghìn tỷ vào eSports