Sáng 12/4,ếnhànhtiêlịch đá Ban chỉ đạo TP.HCM đã họp về tình hình công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.
Theo GĐ Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, trong tuần này TP sẽ tiến hành tiêm vaccine đợt hai cho 42 nghìn người |
Báo cáo tại buổi họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết tính đến 10/4, thành phố đã tiến hành tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 cho 7.530 nhân viên y tế tại 65 cơ sở. Ngành y cũng hỗ trợ tiêm phòng cho 1.000 cán bộ công an tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Ông Bỉnh thông tin, trong tuần này, TP.HCM sẽ tiếp nhận đợt thứ 2 từ Bộ Y tế với hơn 56.000 liều. Sở Y tế đã lên kế hoạch, phương án, lập danh sách những đối tượng tiêm chủng để sẵn sàng triển khai ngay.
"Đợt tiêm chủng thứ 2, thành phố sẽ ưu tiên tiêm cho hơn 42.000 nhân viên y tế, 10.000 nhân viên tổ bay, an ninh, sân bay, hải quan, đồng thời tiêm nhắc lại cho những người đã tiêm trong đợt 1", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin.
Kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá lực lượng y tế đã làm tốt công tác cho đợt tiêm vắc xin Covid-19 đợt 1. Trong đợt tiếp theo, UBND TP Thủ Đức cùng các quận, huyện cần phối hợp các sở, ngành lên danh sách, thống kê số lượng để xây dựng kế hoạch chặt chẽ cho đợt tiêm chủng tiếp theo.
"Dù số lượng vắc xin được phân bổ cho TP.HCM lớn nhất cả nước, nhưng hiệu quả chỉ duy trì thời gian ngắn, hạn chế không thể đảm bảo tiêm bao phủ toàn dân. Nguy cơ xâm nhập, bùng phát dịch bệnh còn lớn, các địa phương cần tiếp tục cảnh giác, xây dựng kịch bản cho từng tình huống xấu xảy ra", Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP đã qua hai tháng không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng, cho thấy sự nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của toàn TP là rất tốt.
Tuy nhiên, ông Phong yêu cầu toàn TP phải hết sức đề cao cảnh giác vì tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực đang rất phức tạp. ông Phong thông tin, nước làng giềng Camphuchia và Thái Lan số ca mắc mới trong ngày tăng lên đến 3 con số.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong |
Cụ thể, tại Camphuchia trong ngày 10/4 số ca nhiễm mới là 477 ca; Thái Lan gần 800 ca.
“Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới, dịch bệnh tại Camphuchia đang ở thời điển nguy hiểm nhất, lây nhiễm trong cộng động rất cao và đã diễn biến phức tạp. Do đó, chúng ta cần đề cao tinh thần chủ động phòng ngừa, không được chủ quan, duy trì nguyên tắc 5k và các bộ tiêu chí phòng, chống dịch trên từng lĩnh vực”, ông Phong chỉ đạo.
Người đứng đầu thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường kiểm soát tình hình nhập cảnh trái phép trước sự phức tạp về dịch bệnh của các nước láng giềng.
Khả năng dịch Covid-19 xâm nhập vào TP.HCM từ nước bạn là rất lớn. Để giữ vững những thành quả trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thời gian qua, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo từng quận, huyện, phường, xã, khu phố, tổ dân phố chủ động rà soát địa bàn, nắm chắc tình hình người nhập cảnh.
Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị quân đội đảm bảo an toàn trong tiếp nhận, vận chuyển, cách ly y tế với người nhập cảnh trái phép.
Báo cáo tại buổi họp, bà Lê Thị Anh Thư, Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cho biết, trong tuần này, huyện sẽ thẩm định và phê duyệt phương án và tuần sau sẽ khởi công khu vực cách ly riêng cho người nhập cảnh trái phép. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong 45 ngày.
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu huyện Nhà Bè cần đẩy nhanh hơn việc xây dựng khu vực trên. Ông Nguyễn Thành Phong nhận định tình hình nhập cảnh trái phép đang phức tạp, nếu 45 ngày mới hoàn thành công trình trên sẽ không phù hợp tình hình."Bằng mọi cách huyện Nhà Bè phải hoàn thiện công trình trước 12/5”, ông Phong chỉ đạo.
Ba bệnh nhân mắc Covid-19 từ Nhật Bản về Việt Nam
Sáng 12/4, Việt Nam ghi nhận thêm 3 bệnh nhân Covid-19, nâng tổng số ca mắc cả nước lên 2.696 người.