Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Theo đó, việc phòng, chống dịch phải theo 3 trụ cột chính (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”. Việc áp dụng cần linh hoạt, sáng tạo theo diễn biến tình hình dịch bệnh.
Để việc triển khai Nghị quyết 128 đảm bảo thống nhất, thông suốt trên toàn quốc và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, ngày 12/10 Bộ Y tế ban hành Quyết định 4800/QĐ/BYT, hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128. Trong đó, đưa ra 6 biện pháp chuyên môn y tế để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Kể từ đây, các địa phương đã có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp tình hình dịch bệnh từng địa bàn dân cư.
![]() |
Chợ Hàng Bè, Hà Nội (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Cùng với đó, để cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 áp dụng với người nhập cảnh Việt Nam, ngày 16/12 Bộ Y tế ra Công văn số 10688/BYT-MT, hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam. Theo đó, cho phép người nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) không còn phải cách ly y tế, song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch. Theo đó, cho phép người nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) không còn phải cách ly y tế, song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.
Để hiểu rõ tinh thần Nghị quyết 128 và đưa Nghị quyết vào cuộc sống, cùng các địa phương và nhân dân cả nước trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Báo VietNamNet tổ chức Giao lưu trực tuyến: Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn, linh hoạt trong dịch Covid-19.
Tại giao lưu trực tuyến này, hai chuyên gia - khách mời sẽ cung cấp mọi thông tin hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Bao gồm những điểm mới trong quy định phòng chống dịch; liên quan việc đi lại, sinh hoạt, lưu thông hàng hóa; quy định mới xuất nhập cảnh Việt Nam… Tư vấn y tế cho người cách ly và điều trị Covid-19 tại nhà, và mọi hoạt động của ngành y tế nhằm chủ động kiểm soát dịch bệnh, hạn chế tối đa số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Kính mời Bạn đọc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY với chuyên gia - khách mời:
![]() |
PGS.TS Lương Mai Anh- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) PGS.TS Nguyễn Viết Nhung- Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam |
VietNamNet
" alt=""/>Trực tuyến 14h chiều nay: Thích ứng an toàn, linh hoạt trong dịch CovidMới đây, sự cố xảy ra liên tiếp trên những tuyến cáp quang biển AAG, APG, AAE-1 và IA, trong đó duy nhất có tuyến APG mất kết nối hoàn toàn với các hub là Singapore và Hong Kong. Vụ việc không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà cả các nước trong khu vực. Ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT)cho biết, sự cố làm mất kết nối khoảng 75% lưu lượng quốc tế trên các tuyến cáp quang biển. Ngay khi sự việc xảy ra, Bộ TT&TT đã thành lập Ban chỉ đạo điều phối thực hiện nhiều biện pháp khắc phục.
Theo Cục Viễn thông, ngoài việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, các doanh nghiệp viễn thông mau chóng mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền mặc dù chi phí rất cao nhằm đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế và quyền lợi người sử dụng.
Ông Nguyễn Nam Long, Phó Tổng giám đốc VNPT cho hay, khi sự cố cáp liên tiếp xảy ra, VNPT đã làm việc với các đối tác mở thêm kênh kết nối trên đất liền, đồng thời áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết nối đi quốc tế cho khách hàng.
Cũng như VNPT, Viettel luôn dự phòng dung lượng đi quốc tế, sẵn sàng cho các tình huống đứt cáp, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng và mở rộng dung lượng quốc tế trên đất liền. "Ngoài ra, khi có hiện tượng cao tải, các hệ thống CNTT do chính nhân sự của Viettel xây dựng sẽ tự động cân bằng tải, định tuyến và điều tiết dung lượng trên những hướng cáp biển còn lại và cáp đất liền”, đại diện Viettel chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, ứng cứu lưu lượng đi quốc tế cho nhau trong lúc khó khăn. Từ ngày 10/2 các doanh nghiệp bắt đầu thực hiện cam kết hỗ trợ ứng cứu lưu lượng. Cụ thể, Viettel đã chia sẻ 100Gbps dung lượng kết nối Internet quốc tế cho VNPT.
Theo thống kê của hai doanh nghiệp lớn là Viettel, VNPT trong sáng 12/2, lưu lượng sử dụng của khách hàng còn cao. Cụ thể, lưu lượng vào giờ cao điểm của VNPT là 94,95%, còn lưu lượng vào giờ cao điểm của Viettel là 96%. Để giải quyết vấn đề này, VNPT đã bàn với các đối tác để mua thêm dung lượng cáp trên đất liền và đưa vào sử dụng trong 1-2 tuần tới. Phía Viettel cũng tiếp tục đàm phán mua thêm dung lượng tuyến cáp trên đất liền đảm bảo tỷ lệ dự phòng tối thiểu 10%.
Đại diện MobiFone và FPT cho biết đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế. Dung lượng sử dụng lúc cao điểm của MobiFone và FPT đang ở ngưỡng khá an toàn và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Cụ thể, vào giờ cao điểm ngày 12/2 lưu lượng sử dụng của khách hàng của FPT mới chiếm 80% dung lượng đi quốc tế của doanh nghiệp; lưu lượng sử dụng của khách hàng của MobiFone chỉ chiếm 73% dung lượng đi quốc tế của doanh nghiệp. Cùng thời điểm này, lưu lượng sử dụng của khách hàng CMC Telecom chiếm 88,1%% dung lượng đi quốc tế của doanh nghiệp.
Đến nay, với nhiều phương án xử lý, doanh nghiệp đã bù đắp được khoảng 50% dung lượng đi quốc tế. Như vậy, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông từng bước được cải thiện, giải quyết tình trạng mất kết nối, nhưng tốc độ có thể bị chậm vào giờ cao điểm. Trong thời gian chờ khắc phục hoàn toàn sự cố cáp quang biển, các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục tối ưu, thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cải thiện chất lượng, đặc biệt là mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền. Đây là sự cố bất khả kháng và Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp viễn thông đang nỗ lực xử lý nên rất cần sự sẻ chia của xã hội.
![]() |
Ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam là khách nhập cảnh từ Anh. |
“Với các biện pháp quản lý người nhập cảnh chúng ta đang áp dụng, không có khả năng ca nhiễm biến thể Omicron lây lan ra cộng đồng”, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định.
Trước đó, ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận hành khách K.V.H.M trên chuyến bay Bamboo Airway QH9028 từ Anh về Việt Nam.
Khi về đến sân bay Nội Bài tối 19/12, hành khách có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng từ sân bay về khu cách ly cho ca nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh nhân được cách ly tại phòng riêng.
Khoa Sinh học phân tử của Bệnh viện đã thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính với CT: 16.52.
Ngày 21/12, kết quả giải trình tự gene cho thấy bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529)
Hiện bệnh nhân H.M. có sức khỏe ổn định, chưa biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ nhận định đây là ca Covid-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp. "Bệnh nhân được cách ly tại phòng riêng biệt và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế", Bệnh viện 108 thông tin.
Linh Giao
“Nguy cơ lây lan biến chủng Omicron vẫn là do tiếp xúc gần với nguồn lây, tụ tập đông người, trong phòng kín… vì vậy các biện pháp phòng dịch vẫn không thay đổi so với biến chủng Delta. Nhưng chúng ta cần quyết liệt hơn để giảm lây lan”.
" alt=""/>165 người đi cùng ca nhiễm Omicron chủ yếu ở Hà Nội