Thực hư hình ảnh "cắt cả mảng mỡ" giảm cân nhan nhản trên mạng xã hội
Cắt bỏ mảng mỡ: Đúng,ựchưhìnhảnhquotcắtcảmảngmỡquotgiảmcânnhannhảntrênmạngxãhộgiai ngoai hang anh nhưng thường được phóng đại
Ngày 22/11, bên lề hội nghị Da liễu tại TP Huế năm 2024, TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, xu thế chị em phụ nữ làm đẹp ngày càng phổ biến.
Trong đó, xu hướng người dân tìm đến các dịch vụ giảm béo ngày càng tăng. Từ đó, các quảng cáo về giảm béo, tạo hình thành bụng cũng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, với những hình ảnh cắt cả mảng mỡ dày.

TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền (Ảnh: Hồng Hải).
"Hình ảnh trên mạng về việc cắt bỏ cả mảng mỡ trong quá trình giảm béo hoặc tạo hình thành bụng thường được sử dụng để minh họa, nhưng mức độ chính xác của chúng phụ thuộc vào loại thủ thuật và nguồn gốc hình ảnh.
Một số hình ảnh cắt bỏ cả mảng mỡ trên mạng có thể đúng trong trường hợp phẫu thuật tạo hình thành bụng, khi cả da và mỡ thừa được loại bỏ. Tuy nhiên, nhiều hình ảnh đã được chỉnh sửa hoặc phóng đại để thu hút sự chú ý, không phản ánh đúng quá trình hút mỡ hoặc giảm béo thông thường", bác sĩ Hiền thông tin.
Hơn nữa, dịch vụ giảm béo, tạo hình thành bụng có can thiệp, chị em cần rất cẩn trọng, chỉ thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ được cấp phép.
Chỉ hút tối đa 4-5 lít mỡ trong một lần
Bác sĩ Hiền cho biết, nhiều người khi đi can thiệp giảm béo, luôn mong muốn hút càng nhiều mỡ càng tốt. Điều này rất nguy hiểm, không thể tùy tiện muốn hút bao nhiêu mỡ thì hút.
"Theo khuyến cáo, lượng mỡ hút tối đa được khuyến nghị là khoảng 5-6% trọng lượng cơ thể, tương đương khoảng 4-5 lít mỡ trong một lần thực hiện. Lý tưởng mỗi lần chỉ nên hút mỡ tương đương 2-3% trọng lượng cơ thể.
Bệnh viện đã gặp rất nhiều trường hợp biến chứng liên quan đến hút mỡ, giảm béo bụng được thực hiện tại những cơ sở spa, thẩm mỹ viện không được cấp phép, do hút mỡ quá nhiều", bác sĩ Hiền nói.
Bác sĩ Hiền cũng chia sẻ về ca tắc mạch sau hút mỡ tại một spa bệnh viện mới tiếp nhận điều trị.
Đây là trường hợp nữ bệnh nhân 30 tuổi ở Thanh Hóa, thực hiện hút mỡ bụng ở cơ sở tư nhân ở TPHCM. Sau phẫu thuật vùng hút mỡ bụng đau, bệnh nhân bị tấy đỏ vùng bụng kéo dài gần 3 tháng. Khi ra Hà Nội, chị đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, được chẩn đoán tụ dịch, nhiễm khuẩn.
"Nguyên nhân là do quá trình hút mỡ không đúng kỹ thuật gây phá hủy hệ bạch huyết. Bệnh nhân được điều trị bằng trích rạch làm sạch, kháng sinh chống viêm, hồi phục hoàn toàn", bác sĩ Hiền thông tin.
Theo bác sĩ Hiền, biến chứng tắc mạch máu do mỡ là biến chứng nghiêm trọng nhất, khi các hạt mỡ nhỏ lọt vào hệ tuần hoàn và di chuyển đến các cơ quan quan trọng như phổi hoặc não, dẫn đến suy hô hấp, ngừng tim, hoặc tử vong. Nguy cơ này tăng cao khi thực hiện kỹ thuật không đúng hoặc hút mỡ quá nhiều trong một lần.
Các nguy cơ khác có thể gặp như: Phản ứng thuốc tê hoặc thuốc mê do sử dụng thuốc gây tê/mê không đúng liều lượng hoặc không được quản lý chặt chẽ; Tổn thương nội tạng hoặc các mạch máu lớn do can thiệp không đúng kỹ thuật.
Biến chứng nhiễm trùng và hoại tử do điều kiện vô khuẩn không được đảm bảo hoặc quy trình hậu phẫu không được tuân thủ nghiêm ngặt, bệnh nhân bị nhiễm trùng lan tỏa, dẫn đến viêm cân da hoặc hoại tử vùng da được phẫu thuật; Biến chứng tụ máu, bầm tím...
Cũng theo chuyên gia này, nếu thực hiện đúng chỉ định, tại các cơ sở cấp phép, rủi ro biến chứng hút mỡ sẽ giảm xuống. Bởi tại các cơ sở này, bác sĩ chuyên môn chỉ định, sàng lọc rất chặt chẽ, trường hợp nào được hút mỡ, trường hợp nào là chống chỉ định.
"Những người có bệnh tim mạch nặng, rối loạn đông máu nghiêm trọng hoặc đang được điều trị thuốc chống đông không thể ngừng điều trị (trong trường hợp thay van tim, rung nhĩ, viêm tắc tĩnh mạch sâu hay huyết khối mạch phổi.
Hay những người mắc các bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình lành vết thương như một số bệnh lý nhiễm trùng hay đái tháo đường; Thể chất bệnh nhân kém hoặc đã trải qua chế độ ăn kiêng ngay trước đó; Có tiền sử phẫu thuật ổ bụng hoặc tiền sử mổ lấy thai là những trường hợp chống chỉ định tương đối với phẫu thuật hút mỡ bụng", bác sĩ Hiền cho biết.
Ngoài ra, cần chú ý các bệnh nhân có tiền sử sẹo lồi, phải hết sức thận trọng khi chỉ định hút mỡ ở những bệnh nhân này.
Bệnh nhân béo phì có BMI > 30 có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng và nguy cơ tử vong cao hơn do thường hút mỡ khối lượng lớn.
PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, hội nghị Da liễu tại Huế diễn ra trong 3 ngày (21-23/11) năm nay là sự kiện "ba trong một", bao gồm Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI; Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên và Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II.

PGS.TS Lê Hữu Doanh chia sẻ bên lề hội nghị (Ảnh: Hồng Hải).
Sự kiện do Hội Da liễu Việt Nam, Bệnh viện Da liễu Trung ương và Sở Y tế Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức.
Đây là diễn đàn quốc tế với sự tham gia của 1.400 đại biểu, chuyên gia da liễu từ khắp nơi trên thế giới với các bác sĩ, chuyên gia từ Lào, Campuchia và Việt Nam nhằm trao đổi kiến thức chuyên môn chuyên ngành da liễu và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Hội nghị có hai phiên toàn thể, 18 phiên khoa học, ba phiên hội thảo chuyên đề và một phiên hội thảo tiền hội nghị với hơn 100 báo cáo chuyên môn. Trong đó, có gần 30 báo cáo quốc tế là các chuyên gia da liễu đến từ các quốc gia trên thế giới và khu vực như: Mỹ, Ý, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia và Lào…

PGS.TS Lê Hữu Doanh trao chứng nhận cho các báo cáo viên quốc tế (Ảnh: Thanh Hương).
Đặc biệt, hội nghị cũng tổ chức một phiên đào tạo liên tục về ứng dụng Dermoscopy (phát hiện sớm ung thư da) trong chuyên ngành da liễu. Khóa đào tạo này thu hút sự quan tâm và được đánh giá cao của đội ngũ bác sĩ tham dự hội nghị.
PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Bệnh viện Da liễu của tỉnh được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và mô hình tổ chức.
Hiện nay, bệnh viện triển khai rất nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, điều trị các bệnh lý khó và hiếm gặp, phát triển ứng dụng công nghệ laser thẩm mỹ với nhiều máy móc hiện đại.
Trong khuôn khổ sự kiện, sáng 21/11, Bệnh viện cũng thành lập Phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến nhằm tăng cường hiệu quả khám, điều trị và quản lý bệnh nhân vảy nến cũng như các bệnh da hiếm gặp.
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Arsenal, 2h00 ngày 17/4: Chung kết sớm
Chiều ngày 24/11, Cục An toàn thực phẩm tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố để tổng kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm 10 tháng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm. PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng An toàn thực phẩm chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện Cục An toàn thực phẩm báo cáo về tình hình ngộ độc thực phẩm và công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Theo đó, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 77 vụ ngộ độc thực phẩm, với số ca mắc là 1.900 người. Các vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu do căn nguyên từ yếu tố tự nhiên (26 vụ), do vi sinh vật (29 vụ), do hóa chất (3 vụ).
So với cùng kỳ năm 2020 đã giảm 43 vụ với hơn 500 người mắc. Các chỉ tiêu khác như số người phải nhập viện điều trị, số trường hợp tử vong cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên người dân vẫn cần cẩn trọng trong việc lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm. Đáng lưu ý nhất là các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc do ăn phải nấm độc, rau rừng, ăn côn trùng…
5 công nhân tại Hoà Bình phải nhập viện, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh sau khi uống rượu ngâm củ giống nhân sâm (Ảnh: Công Tình) Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, người dân không sử dụng các thực phẩm khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, nấm mốc.
Với sản phẩm đóng gói sẵn đã hết hạn sử dụng, không nên dùng dù bằng mắt thường, sản phẩm chưa xuất hiện yếu tố khác lạ. Bên cạnh đó, không trữ thực phẩm quá lâu dài, kể cả để trong tủ lạnh. Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần dừng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và tới khám tại cơ quan y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết, thời gian tới, các địa phương cần tập trung vào một số nội dung, như: Giám sát, lấy mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn các tỉnh, thành phố; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xử lý vi phạm quảng cáo, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đồng thời, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc do độc tố tự nhiên, bảo đảm an toàn thực phẩm gắn với phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, từ đó tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm…
Tại hội nghị, Cục cho biết thêm, việc tăng cường công tác truyền thông giáo dục, hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm cũng tiếp tục được đẩy mạnh.
Trong 10 tháng đầu năm 2021, các đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương và địa phương đã tiến hành kiểm tra 342.621 cơ sở thực phẩm, phát hiện 39.563 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Các vi phạm chủ yếu về điều kiện vệ sinh cơ sở, không có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hoặc tập huấn không đầy đủ; thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng.
Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn phụ tiếng Việt trong các cơ sở kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể, nhà hàng vẫn còn tồn tại.
Thúy Hạnh
" alt="10 tháng đầu năm, 1.900 người bị ngộ độc thực phẩm" />Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Chuyển đổi số đã len lỏi khắp mọi ngóc ngách cuộc sống của chúng ta” Chuyển đổi số không còn là câu chuyện xa vời mà đã trở thành một thói quen trong sinh hoạt đời sống của mỗi người. Từ công sở ra ngoài chợ đều thấy sự hiện hữu của chuyển đổi số, mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống của mỗi người dân.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rõ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ này là “đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Trong các đột phá chiến lược được nêu tại Nghị quyết, Đảng cũng yêu cầu: Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Trước đó, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc.
Nội dung cốt lõi trong chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2022, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Thông điệp này của Tổng Bí thư sau đó đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 29 Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trao đổi với VietNamNet, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu trong Nghị quyết số 29: “Chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. “Trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chúng ta coi chuyển đổi số là phương thức mới để đi tắt đón đầu, đẩy nhanh tiến độ, là một nền tảng rất quan trọng đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói.
Theo phân tích của ông Trần Tuấn Anh, một trong những lý do mà lần đầu tiên Đảng ban hành một nghị quyết riêng về cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa là bởi sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những công nghệ mới, hiện đại, thay đổi nhanh chóng, đang đặt ra nhiều vấn đề mới cho đất nước.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư chuyển đổi số
Trung tâm điều hành thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh. Nghị quyết số 29 đặt ra chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP; hoàn thành xây dựng chính phủ số, thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.
Từ đó, Trung ương đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiều lời giải liên quan đến chuyển đổi số một cách toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ, giải pháp hàng đầu được Đảng đặt ra là “đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Trong đó, Trung ương xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững.
Còn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 29 nêu rõ: “Xây dựng khung pháp luật cho phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số; ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, các chính sách thí điểm, đặc thù cho các hoạt động phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số và nền tảng số”.
Trung ương cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, đẩy mạnh xã hội hoá để cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực: Thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, logistics, du lịch, các dịch vụ mới của nền kinh tế số...
Trong các giải pháp nhằm xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường, Đảng xác định ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng, trong đó có công nghệ số. Cụ thể là ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet kết nối vạn vật, thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế và sản xuất chip bán dẫn.
Để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, Trung ương nhấn mạnh đến việc thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực và có cơ chế, chính sách đặc thù để xã hội hoá, thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.
Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi
Ở góc độ của cơ quan hành pháp, Chính phủ, Thủ tướng cũng đã ban hành nhiều quyết định cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng về chuyển đổi số.
Ngay những ngày đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06 phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06).
Thủ tướng yêu cầu huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời phải coi sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định; sự hành động đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số. Việc triển khai phát triển, ứng dụng dữ liệu dân cư phải gắn với mục tiêu làm giàu dữ liệu, tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chuyển đổi số trong xã hội…
Nội dung trọng tâm của Đề án 06 là đảm bảo cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” thông qua toàn bộ quá trình khởi tạo, làm sạch, cập nhật, khai thác tiện ích đối với dữ liệu của công dân trong các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505 lấy ngày 10/10 hàng năm là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia”.
Trong năm đầu tiên Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra nhiều thông điệp đáng chú ý: Cùng với xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng và hàng ngày. Chuyển đổi số góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài, giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chuyển đổi số còn nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh; hạ giá thành sản phẩm; giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hiệu quả.
Thủ tướng cho biết, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ triển khai theo hướng chuyển đổi số một cách toàn diện với sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước.
“Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, và chính họ sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển”, Thủ tướng khẳng định.
Từ đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai hiệu quả Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia. Phát triển đồng bộ cả về thể chế, hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số. Cùng với đó là nâng cao tỉ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến; tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích và va chạm…
Gia Nguyễn
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ:
“Chuyển đổi số là xu thế khách quan, cho chúng ta tư duy, nhận thức mới, để sống văn minh hơn, hiện đại hơn và chất lượng cuộc sống được nâng lên. Chuyển đổi số trong công việc là để thay đổi phương thức làm việc chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, chất lượng và hiệu quả hơn.
Quan trọng nhất trong chuyển đổi số là thay đổi tư duy, nhận thức, bởi khi nhận thức đúng thì mới hành động đúng, đảm bảo được yêu cầu góp phần cho công việc của Bộ và xây dựng nền công vụ tốt hơn. Là bộ quản lý nhà nước về công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ không nằm "ngoài cuộc" của tiến trình chuyển đổi số quốc gia mà phải đi nhanh, đảm bảo được yêu cầu góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả”.
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước:
“Ngành ngân hàng bước đầu đã đầu tư 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và thu được những thành quả rất tích cực. Đến nay, Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu, tỷ lệ tăng trưởng đạt 40% chỉ trong thời gian ngắn. Đại dịch Covid-19 vừa qua, các giao dịch trực tuyến “lên ngôi”, thanh toán trực tuyến bùng nổ, quá trình chuyển đổi số ngân hàng cũng được rút ngắn và có những bứt phá thần tốc”.
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
" alt="Phương thức mới đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" />Thanh tra Đà Nẵng công bố hàng loạt sai phạm ở chung cư F.Home. Ảnh: Hồ Giáp
Công ty CP Lương thực Đà Nẵng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng chỉ có công văn 434 (ngày 9/7/2012) của Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng tham gia ý kiến về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở, không có văn bản thẩm duyệt về PCCC làm theo bản vẽ hệ thống PCCC được đóng dấu thẩm duyệt theo quy định.
Dự án được xây dựng với 760 căn hộ, thuộc trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng cho Công ty CP Lương thực Đà Nẵng khi chủ đầu tư chưa thực hiện xong việc trình, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án là không đúng theo Nghị định 29.
Về việc lập hồ sơ, thủ tục điều chỉnh công trình chung cư F.Home từ loại hình nhà ở xã hội sang loại hình như nhà ở thương mại và điều chỉnh các chỉ tiêu kiến trúc, theo kết luận của Thanh tra TP Đà Nẵng, công ty không hoàn chỉnh các hồ sơ pháp lý sau khi có chủ trương cho phép. Dự án nhà ở thương mại thiếu các thủ tục pháp lý, thiếu nội dung về diện tích đậu đỗ xe theo quy định...
Tại thời điểm Sở Xây dựng Đà Nẵng kiểm tra công tác nghiệm thu, hiện trạng tầng 1 và tầng lửng Chung cư F.Home bố trí diện tích đỗ xe không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế đã được cấp phép xây dựng; hồ sơ thiết kế công trình (thiết kế sau thiết kế cơ sở) không được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định; quy mô công trình thay đổi so với Giấy phép xây dựng số 1159.
Tuy nhiên Sở Xây dựng Đà Nẵng vẫn căn cứ vào giấy phép này để kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và có công văn 9971 (ngày 26/10/2018) đồng ý cho công ty tổ chức nghiệm thu có điều kiện đưa chung cư F.Home vào sử dụng...
Việc Văn phòng đăng ký đất đai TP tham mưu trình Sở Tài nguyên và Môi trường tách giấy chứng nhận và cấp 486 giấy chứng nhận (GCN) đối với 486/506 căn hộ, cấp GCN 5 tầng thương mại, 1 tầng hầm và 1 tầng lửng cho công ty là không đúng theo Luật nhà ở.
Cùng với đó, Văn phòng Đăng ký đất đai TP Đà Nẵng căn cứ vào các GCN đã cấp cho công ty để làm cơ sở chỉnh lý biến động 347 GCN cho các tổ chức, cá nhân do chuyển quyền sử dụng khi công trình chưa được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng cũng không đúng quy định.
Kiến nghị xử lý
Từ những kết luận nêu trên, Thanh tra Đà Nẵng kiến nghị Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan làm rõ sai phạm.
Cụ thể, với Sở Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo quy định đối với các bộ phận, cá nhân có liên quan về những thiếu sót về trình tự, thủ tục chấp thuận đầu tư trong công tác cấp phép xây dựng, điều chỉnh dự án, công tác quản lý sau cấp phép xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình... Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát các thủ tục, hồ sơ của dự án , trên cơ sở đó tham mưu cho UBND TP xử lý những vấn đề có liên quan để khắc phục những tồn tại trong việc quản lý dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo quy định đối với các bộ phận, cá nhân có liên quan về các thiếu sót trong việc cấp GCN, tách GCN, chỉnh lý biến động cho người nhận chuyển quyền sở hữu nhà tại dự án. Đồng thời tham mưu, đề xuất UBND TP có biện pháp xử lý theo đúng quy định đối với những tồn tại...
Đối với Văn phòng UBND TP tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với thiếu sót trong việc tham mưu cho UBND TP ban hành công văn số 5564 về việc chấp thuận đầu tư xây nhà ở.
Thanh tra kiến nghị UBND quận Hải Châu tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các bộ phận, cá nhân có liên quan về những thiếu sót trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị...
Đồng thời, yêu cầu Tổng giám đốc Công ty CP Lương thực Đà Nẵng nghiêm túc chấn chỉnh và có biện pháp khắc phục đối với những thiếu sót, vi phạm. Chủ đầu tư có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, đất đai xây dựng đối với dự án theo đúng quy định để đưa công trình vào sử dụng và đủ điều kiện để được cơ quan có thẩm quyền cấp GCN...
Dự án Nhà chung cư F.Home được khởi công xây dựng năm 2013 và là một trong số các doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng thời điểm đó được Chính phủ hỗ trợ gói tín dụng cho vay 30.000 tỉ đồng để thực hiện triển khai xây dựng nhà ở xã hội.
Năm 2015, Chủ đầu tư xin đổi thành chung cư thương mại để phù hợp với chiến lược kinh doanh và đã được ngành chức năng đồng ý.
Đến tháng 6/2016, toàn bộ các căn chung cư tại dự án được bán hết và sau đó Chủ đầu tư tiến hành thủ tục nghiệm thu để ra sổ hồng cho khách hàng.
Tháng 10/2018, Sở Xây dựng Đà Nẵng có văn bản chấp thuận nghiệm thu dự án có điều kiện kèm theo yêu cầu Chủ đầu tư hoàn thành diện tích đậu đỗ xe còn thiếu để làm thủ tục nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Việc cấp sổ hồng cho khách hàng bị dừng lại, đến nay còn 159/760 căn hộ chưa được cấp sổ hồng.
Nguyễn Hiền
Xử lý dứt điểm vướng mắc tại 2 dự án tỷ đô ở Đà Nẵng
Cử tri Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện để tháo gỡ những vướng mắc tại Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, dự án Sunrise Bay và sân vận động Chi Lăng của TP Đà Nẵng.
" alt="Nhiều sai phạm tại dự án chung cư cao cấp ở Đà Nẵng" />Thần kinh giữa (màu vàng) bị chèn ép bởi dây chằng ngang cổ tay (dải máu trắng) Biểu hiện sớm của bệnh
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh - khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay, tuỳ theo từng mức độ, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.
Tại Việt Nam, bệnh nhân mắc hội chứng này thường “than thở” với bác sĩ rằng họ chạy xe một đoạn tay tê, phải buông ra.
“Đó là dấu hiệu nhận biết sớm. Tùy theo từng đoạn đường chạy lâu hay mau, xa hay mệt. Nếu khi mới bắt đầu chạy nhưng người đó bị tê tay, mức độ có thể nặng hơn trong khi nếu có thể chạy xa hơn, mức độ sẽ nhẹ hơn”, bác sĩ Mỹ Anh nói.
Người mắc hội chứng này cũng dễ tê tay vào ban đêm, ngủ đến 1-2 giờ sáng không có gì đè lên tay nhưng họ vẫn cảm thấy tê, đôi khi có thể khiến bệnh nhân thức giấc.
Cảm giác tê, có "kiến bò" các đầu ngón tay chủ yếu xảy ra ở 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay.
Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân làm việc liên quan đến việc gấp duỗi cổ tay hoặc nâng cánh tay, ví dụ khi nắm vô lăng, cầm điện thoại hay sách báo, đánh máy, chơi golf, làm hành chính, chơi cử tạ, thợ mộc, giết mổ thịt...
Cuối cùng, bàn tay sẽ bị yếu đi, dễ làm rơi các đồ vật. Khi cầm bút làm viết hoặc cầm đũa ăn, được một lúc bệnh nhân sẽ cảm thấy tê, thậm chí rơi viên phấn trong tay khi đang viết, hoặc cầm đồ vật khác không vững.
Khi ở giai đoạn nặng nề hơn, một số bệnh nhân nói tay họ bị mất kiểm soát, bị teo một ngón và khó khăn khi vận động tay. Những biểu hiện này thường gặp ở người già, trước đó họ chịu đựng và bỏ qua các triệu chứng ban đầu. Theo từng giai đoạn, họ sẽ bị liệt và teo cơ.
Nếu thường xuyên có các triệu chứng gợi ý, nhất là khi các hoạt động bình thường và giấc ngủ bị cản trở, cần đi khám bác sĩ. Các bác sĩ khuyến cáo nếu không điều trị, bệnh nhân có thể xảy ra tổn thương thường xuyên của dây thần kinh và các cơ.
Làm nghề nào dễ bị hội chứng ống cổ tay?
ThS-BS Trần Nguyễn Phương, Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.
Trong đó, việc thường xuyên thực hiện những hoạt động như uốn cong, gập duỗi quá mức (quá gấp hay quá ngửa cổ tay) trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh và dẫn tới hội chứng đường hầm cổ tay.
Nghề nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh. Những người phải làm việc bằng tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, thu ngân, thợ cắt tóc,… hoặc chơi thể thao liên quan nhiều đến cổ tay cũng dễ mắc bệnh hơn.
Việc lặp đi lặp lại cùng một chuyển động của tay hoặc cổ tay trong thời gian dài sẽ gây tổn thương đến các gân khiến cho tình trạng sưng viêm diễn ra đồng thời tạo áp lực lên dây thần kinh.
Người có tổn thương tay, mắc các bệnh lý như đái tháo đường, mãn kinh, béo phì, suy tuyến giáp và suy thận... có thể làm tăng nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay. Phụ nữ mang thai thường mắc hội chứng đường hầm cổ tay vào giữa hoặc cuối thai kỳ.
Điều trị hội chứng ống cổ tay tùy mức độ của bệnh. Cụ thể, nếu bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ cần thay đổi tư thế cổ tay tránh làm việc liên tục, đeo nẹp cố định cổ tay, chườm đá, tập vật lý trị liệu kéo giãn thần kinh hoặc dùng các thuốc chống viêm, giảm đau.
Nếu mức độ trung bình, nặng, không đáp ứng với các biện pháp trên, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng chèn ép cho thần kinh.
Thay đổi thói quen phòng hội chứng ống cổ tay và các bài tập phục hồi ống cổ tay.Ảnh: BVCC Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên khi hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay cần nghỉ ngơi thường xuyên từng thời gian ngắn; Giữ cổ tay ở tư thế thư giãn trung bình là tốt nhất.
Các bàn phím/bảng điều khiển được bố trí sao cho an toàn, hiệu quả tại nơi làm việc. Theo đó, nên đặt chúng ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút. Giảm lực và thư giãn khi cầm nắm; Sử dụng bao cổ tay khi cần thiết...
Ba phương pháp đơn giản đẩy lùi căn bệnh ám ảnh dân văn phòng
Với đau cổ vai gáy, ban đầu bệnh nhân thường có cảm giác đau nhẹ, mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động ở vùng cổ gáy, vùng đầu. Tình trạng này thường xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng." alt="Tê tay cảnh báo hội chứng ống cổ tay ở dân văn phòng" />Chi tiết các hạng mục ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 Hà Nam bắt đầu bung rách, hoen gỉ, cũ và bẩn dần do không được chăm sóc, vệ sinh. Ảnh chụp tháng 3/2023: Hoàng Hà Hồi tháng 6/2023, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết cơ bản các nhiệm vụ để triển khai xây lắp 2 bệnh viện nghìn tỷ này đã đạt 80-90%. Tuy nhiên vẫn còn vướng mắc trong quá trình thanh toán, hoàn thiện các dự án này.
Sau đó 2 tháng, tại lễ trao quyết định bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bà Lan cho hay việc xây dựng bệnh viện cơ sở 2 là định hướng phát triển mở rộng bệnh viện đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là khu vực miền Trung. Tuy nhiên, thời gian qua, quá trình triển khai còn một số vướng mắc.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: Thạch Thảo Thời điểm đó, Bộ trưởng cho biết "các công việc còn lại của dự án này còn rất ít", vì thế người đứng đầu ngành Y tế mong muốn lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cần chú ý, đảm bảo về chuyên môn, nhân lực, chủ động các phương án phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế, để khi dự án tiếp tục triển khai, hoàn thành, bệnh viện sẽ tiếp quản, nhanh chóng đưa cơ sở 2 vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người dân.
Tư tưởng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm 'còn diễn ra phổ biến'
Báo cáo tại hội nghị ngày 9/1, Bộ Y tế cho biết năm 2023 ngành y tế thực hiện vượt 3/3 chỉ tiêu được Quốc hội giao, đạt và vượt 7/9 chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao. 2 chỉ tiêu không đạt gồm: Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (chỉ tiêu giao 111,2 bé trai/100 bé gái, thực đạt 112/100) và tuổi thọ trung bình (chỉ tiêu giao 73,8 tuổi, thực đạt 73,7).
Đánh giá chung về công tác y tế năm qua, Bộ Y tế cho biết việc mua sắm, đấu thầu, xã hội hóa, quản lý, sử dụng tài sản công, quản trị đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạngthiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế vẫn diễn ra cục bộtại một số địa phương, cơ sở y tế. Tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến Trung ương và một số tỉnh, thành chưa được khắc phục triệt để.
Việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin chưa bảo đảm được yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra, nhất là ứng dụng trong triển khai các dịch vụ khám, chữa bệnh, liên thông dữ liệu…
Về nguyên nhân, Bộ Y tế thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của một bộ phận công chức chưa cao, tư tưởng e dè, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm còn diễn ra phổ biến. Việc thực thi nhiệm vụ có nơi còn thiếu chủ động, chưa đổi mới, năng lực còn hạn chế, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm. Một số địa phương, cơ sở y tế còn e ngại hoặc không có kinh nghiệm trong mua sắm, đấu thầu dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế.
Bộ trưởng Y tế giao nhiệm vụ cho Giám đốc BV Việt Đức liên quan dự án cơ sở 2Công việc còn lại của dự án Bệnh viện Việt Đức 2, Bạch Mai 2 còn rất ít, Bộ trưởng Y tế mong lãnh đạo bệnh viện cần chủ động phương án chuyên môn, nhân lực, để khi dự án tiếp tục được triển khai, sẽ nhanh chóng đưa cơ sở 2 vào sử dụng." alt="Thông tin mới nhất về tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2" />Bộ phận một cửa của nhiều cơ quan nhà nước được đặt tại trụ sở của bưu điện để tận dụng hạ tầng đã được đầu tư khang trang, hiện đại. Ảnh: B.M Trao đổi với Báo VietNamNet, ông Nguyễn Kiên Cường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cho biết: Với phương thức giải quyết thủ tục hành chính truyền thống trước kia, người dân phải đến bộ phận một cửa để nộp hồ sơ và nhận kết quả. Nay với mô hình “phi địa giới hành chính”, người dân có thể ra ngay bưu điện gần nhà để nộp hồ sơ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và công sức, nhất là những người dân ở vùng sâu, vùng xa (từ xã lên tỉnh hoặc lên huyện cách xa mấy chục cây số, muốn kịp nộp hồ sơ thì phải đi từ rất sớm), hoặc những người có nhu cầu làm thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương khác.
Thực tế nhiều năm qua, Bưu điện Việt Nam, doanh nghiệp duy nhất được giao quản lý mạng bưu chính công cộng và cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, đã trở thành một trong những nhân tố rất tích cực tham gia triển khai mô hình dịch vụ hành chính công “phi địa giới hành chính”.
“Chung tay” cải cách hành chính, Bưu điện Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan hành chính để triển khai việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Với những thủ tục mà cơ quan hành chính công bố trong danh mục được tiếp nhận và trả kết quả qua mạng bưu chính công ích, người dân chỉ cần đến điểm giao dịch bưu điện sẽ thực hiện được.
Thông tin dữ liệu cá nhân được bảo mật tuyệt đối
Cả nước hiện có khoảng 6.500 bưu cục đã được đầu tư trang thiết bị khang trang, hệ thống máy tính kết nối mạng Internet sẵn sàng phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Quá trình triển khai Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà còn giảm tải áp lực cho chính các bộ phận một cửa khi số lượng hồ sơ được rải ra nhiều điểm tiếp nhận của bưu điện thay vì chỉ tập trung về một cửa của cơ quan hành chính.
Lợi ích rõ ràng nên các địa phương đều tích cực triển khai. Số lượng hồ sơ được tiếp nhận và chuyển trả qua bưu điện tăng dần theo các năm: Năm 2020 khoảng hơn 20 triệu, năm 2022 khoảng 32 triệu. Toàn bộ hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đều được đảm bảo an toàn, chính xác, đặc biệt là các dữ liệu cá nhân được bảo mật tuyệt đối.
Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông về giải quyết thủ tục hành chính và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Điểm đáng chú ý là cho phép các cơ quan hành chính thuê doanh nghiệp bưu chính công ích, bố trí nhân viên bưu điện làm thay nhiệm vụ của cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa.
Mô hình này đã được triển khai thí điểm trước hết tại Đồng Tháp, sau đó nhân rộng ra một số địa phương khác, cho kết quả khả quan. Rõ nét nhất là tinh gọn được bộ máy. Một nhân viên bưu điện có thể tiếp nhận hồ sơ cho nhiều sở, ngành có số lượng hồ sơ phát sinh thấp. Một số trung tâm hành chính công trước đây phải bố trí 20 - 40 người ngồi trực tại bộ phận một cửa, sau khi chuyển sang bưu điện làm thay thỉ chỉ cần 10 - 15 nhân viên bưu điện.
“Có thể nói, bưu điện giống như cánh tay nối dài của cả người dân và chính quyền thông qua việc hỗ trợ người dân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nhà. Bên cạnh đó, sự tham gia của bưu điện giúp các cấp chính quyền tinh giản biên chế, cán bộ công chức có nhiều thời gian để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn hơn”, ông Cường nhấn mạnh.
Tiếp tục đổi mới để có lợi hơn cho dân
Theo đại diện của Ban Dịch vụ hành chính công, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, một mô hình mới đang được triển khai thí điểm tại một số địa phương là các điểm giao dịch của bưu điện có thể đảm nhận nhiệm vụ của bộ phận một cửa, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Người dân có thể ra các bưu cục, nhân viên bưu điện sẽ tiếp nhận hồ sơ và chuyển sang cơ quan hành chính để các cơ quan cập nhật và theo dõi, quản lý, giải quyết hồ sơ theo quy định.
“Nhằm tăng tính thuận tiện, hiệu quả, một số cơ quan hành chính đang triển khai mô hình cấp tài khoản cho nhân viên bưu điện để có thể nhập luôn dữ liệu hồ sơ của người dân vào hệ thống một cửa của cơ quan hành chính. Quy trình giải quyết hồ sơ sẽ nhanh chóng và an toàn hơn. Trong giai đoạn thí điểm, đang có khoảng 20 bưu cục đảm nhận vai trò giống như một bộ phận một cửa”, đại diện Ban Dịch vụ Hành chính công cung cấp thông tin và dự kiến mô hình này sẽ được nhân rộng trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.
Bưu điện Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan hành chính để triển khai việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Ảnh: B.M Lý tưởng nhất sẽ là khi các hệ thống một cửa kết nối và liên thông tốt dữ liệu, người dân chỉ cần ra bưu điện cũng có thể thực hiện được thủ tục hành chính của cả 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, Trung ương).
Xu hướng khác cũng đang dần phổ biến, đó là người dân làm dịch vụ công trực tuyến, sau đó đăng ký nhận kết quả tại nhà qua đường bưu điện. Tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người dân không có máy tính hoặc không rõ thao tác thì có thể nhờ nhân viên bưu điện hướng dẫn, hỗ trợ. Mô hình này sẽ khả thi cao khi định danh cá nhân và chữ ký số cá nhân được triển khai thống nhất, đồng bộ, rộng khắp cả nước.
Bình Minh
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
VietnamPost ứng dụng công nghệ để chuyển trả kết quả thủ tục hành chính
VietnamPost là doanh nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết." alt="Phi địa giới hành chính dịch vụ hành chính công" />
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Celje, 23h45 ngày 17/4: Giữ sức cho Serie A
- ·Từ chối chu cấp cho con sau khi ly hôn vì bé ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm
- ·Thanh lọc đại tràng bằng thảo mộc có an toàn không?
- ·Bệnh cúm A có dấu hiệu nào cần chú ý khi số ca mắc gia tăng
- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western United, 16h35 ngày 17/4: Đứng im bét bảng
- ·Tình hình sức khỏe nữ sinh bị thương nặng nhất vụ sập trần gỗ lớp học
- ·Vườn nhà ở Mỹ trĩu trịt cây trái Việt của Quang Lê
- ·Chuẩn đoán ung thư tuyến ức bằng cách nào?
- ·Nhận định, soi kèo Urawa Red Diamonds vs Kyoto Sanga, 17h30 ngày 16/4: Đứt mạch thắng lợi
- ·Tôi sắp lục tuần, cô ấy đang tuổi hồi xuân, thôi đành, đúng không chị?
Việc xét nghiệm gene sàng lọc ung thư cần tư vấn kỹ càng. Ảnh minh họa: Freepik. Hiện nay, xét nghiệm gene được chỉ định trong một số loại ung thư như ung thư vú, buồng trứng xét nghiệm gene BRCA1, BRCA2; ung thư tuyến liền tiệt (gene PTEN, P53); ung thư đại trực tràng (gene MLH1, MSH2, MSh6, PMS2); ung thư gan (gene TP53, CTNNb1, XYN1); ung thư tuyến giáp (RET, SDHAF2 và PTEN)…
Tuy nhiên, không phải người nào cũng nên xét nghiệm gene để biết mình mắc ung thư hay không. Việc xét nghiệm gene bị một số cơ sở lạm dụng, quảng cáo quá đà. Ngoài ra, nếu đội ngũ bác sĩ tư vấn không làm tốt dễ khiến người xét nghiệm thêm lo lắng, không cần thiết.
Thứ nhất, những người có thành viên trong gia đình bị ung thư, đặc biệt là phụ nữ có chị em gái, mẹ, dì ruột đã mắc ung thư vú, buồng trứng được khuyến cáo làm xét nghiệm gene. Trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị em bị ung thư đại trực tràng hoặc ung thư tuyến tiền liệt, bạn cần xét nghiệm sớm sẽ phát hiện mình có mang gene ung thư hay không. Khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra các chiến lược phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cho người có nguy cơ.
Thứ hai, những người làm việc trong môi trường nguy hiểm như tiếp xúc khói thuốc lá, xăng dầu.
Thứ ba,người từng bị ung thư xét nghiệm gene tối ưu hóa việc điều trị.
Thứ tư, xét nghiệm gene để tầm soát sớm các yếu tố di căn sang bộ phận khác.
Với việc xét nghiệm gene, bạn cần nhận tư vấn của bác sĩ. Xét nghiệm này không thay thế các phương pháp truyền thống như siêu âm, chụp CT, giải phẫu bệnh để tầm soát ung thư.
Ung thư được phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì vậy, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Mọi tầm soát cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Uống một ly trà quế vào mùa đông làm ấm cơ thể và ngừa ung thưMỗi buổi sáng, bạn nên uống một ly trà quế ấm nóng sẽ giúp cơ thể dễ chịu, giảm ho, viêm họng, cảm lạnh; tiêu diệt vi khuẩn; phòng ngừa nhiều bệnh tật." alt="Q&A: Ai cần làm xét nghiệm gene sàng lọc sớm ung thư?" />Mới đây, xuất hiện trên mạng xã hội, tâm sự của cô gái trẻ bị quấy rối tình dục trên xe khách khiến nhiều người bức xúc.
Ngày 7/8, trên một diễn đàn dành cho phụ nữ, nickname Trần Phương Linh viết: “Ngày 7/8, lúc 17h, bọn em có năm người đi xe H từ Huế ra Hà Nội. Trên xe lúc đó có thêm 3 người nữa.
Mọi chuyện đều êm đẹp cho đến khoảng 2h sáng 08/08. Em tỉnh giấc thì phát hiện phụ xe đang cho tay chạm chỗ kín của em. Xin nói rõ, em mặc váy và anh ta tốc hẳn váy lên. Em hất tay anh ta ra và chửi sao làm như thế thì anh ta thề không làm. Đến khi tức quá, em có tát anh ta một cái thì anh ta bảo nhỡ tay...”
Theo lời kể của Phương Linh, khi sự việc xảy ra, nhóm của Linh có yêu cầu nhà xe dừng để giải quyết nhưng lái xe không cho và mong được thông thông cảm vì anh phụ xe kia đã xuống xe và gửi lời xin lỗi.
Tuy nhiên, Phương Linh không đồng ý với cách giải quyết này. Đến khi giám sát của nhà xe xuất hiện, giám sát nhà xe cũng chỉ thanh minh là do phụ xe say rượu làm bậy. Vì thế cô gái trẻ càng thêm bức xúc.
Phương Linh đã đăng tải câu chuyện lên trang mạng xã hội. Ngay sau đó, câu chuyện đã được khá nhiều người chia sẻ. Trong đó, rất nhiều người cảm thấy bức xúc thay cho cô gái.
Nickname Hoang Minh Ngoc viết: “Đọc chia sẻ của cô gái, tự nhiên máu dồn lên não. Những kẻ bệnh hoạn như vậy sao vẫn tồn tại trong xã hội này cơ chứ”.
Đồng tình với sự bức xúc đó, nhiều nick name khác cũng cho rằng, cần phải làm rõ và xử lý thích đáng kẻ quấy rối tình dục đó để làm gương cho những kẻ khác. Đồng thời không thể để cho những kẻ quấy rối đó sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật để làm hại chị em.
Ảnh chụp kèm theo bài chia sẻ của Phương Linh Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều người lại cho rằng, trong câu chuyện này, lỗi một phần cũng là do cô gái bất cẩn khi mặc váy ngắn đi xe khách đường dài:
“Có lần đi xe giường nằm, một em xinh xắn mặc váy và hồn nhiên leo lên tầng 2. Em cực kỳ ghét việc quấy rối tình dục tuy nhiên mong các chị em nên ý tứ một chút. Đôi khi do vô tình chúng ta tạo ra môi trường cho tội phạm” – Nick name Hanh Pham viết.
Nickname Kim Xuyên cũng cho rằng: “Không muốn mang bản thân ra làm mồi nhử thì phụ nữ ra đường nên ăn mặc kín đáo sẽ hạn chế được rủi ro cho bản thân”.
Rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh sự việc Khi những ý kiến này được đưa ra, rất nhiều người đã phản ứng gay gắt. Họ cho rằng, những kẻ quấy rối tình dục đều cần phải được xử lý nghiêm minh và không được chấp nhận bất cứ lý do giảm tội nào, càng không thể đổ lỗi cho nạn nhân mặc váy nên mới tạo cơ hội cho kẻ quấy rối.
“Em không ủng hộ việc ăn mặc kiệm vải nhưng cũng ko thể vì thế mà cổ xuý cho việc đụng chạm kia” – nickname Hanh My viết.
Nickname Thanh Phong cũng cho rằng: “Bênh vực những kẻ quấy rối bằng cách đổ lỗi cho chị em mặc váy ra đường thì không chấp nhận được. Thử hỏi vợ, con, em gái, người thân... của các bạn bị những kẻ xấu lợi dụng, bạn có bình chân như vại để “chém” như vậy hay không? Theo em, những kẻ quấy rối tình dục là những kẻ không bao giờ đáng được bênh vực”.
Đây cũng là ý kiến nhận được sự tán thành của rất nhiều người. Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cũng cho rằng, sự việc của Phương Linh cũng là bài học rút ra cho các chị em phụ nữ khi đi xe khách đường dài hoặc ra đường một mình vào nơi vắng vẻ.
Trong khi đó, nich name Nguyen Thi Phuong Cuc viết: “Em là người thường đi du lịch xa một mình và đi xe khách giường nằm nên có một số kinh nghiệm em nghĩ các bạn nên xem xét vì dù sao đi nữa, mình phải tự bảo vệ mình trước tiên.
Thứ 1: Em không bao giờ ăn mặc hở hang như quần áo ngắn, váy thì càng không bao giờ. Thứ 2: Tỏ thái độ nghiêm túc đàng hoàng rõ ràng khi lên xe.
Thứ 3: Đắp chăn kín người, đồ đạc cá nhân quan trọng để bên trong, giữ cách li với bên ngoài tốt nhất có thể. Bao nhiêu năm nay đi du lịch xa một mình nhưng chưa bao giờ em bị gì không hay mà chỉ nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình nhẹ nhàng”.
Minh Anh
" alt="Cộng đồng mạng dậy sóng vì cô gái mặc váy bị sàm sỡ trên xe khách" />UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với các sở, ngành địa phương về công tác chống khai thác IUU (Ảnh: Công Bính).
Từ ngày 1/8 đến ngày 6/9, các địa phương tổ chức đăng ký, cấp phép được 306 tàu; số tàu chưa đăng ký, cấp phép là 863.
Hiện nay số tàu cá từ 15m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình tại Quảng Nam còn 5 tàu. Các tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đang nằm trên các triền đà hoặc các bờ sông do không đảm bảo an toàn, chờ giải bản, thanh lý, tàu nằm bờ do hoạt động không hiệu quả…
Các tàu cá này đang được Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam và địa phương xác định vị trí và giám sát chặt chẽ.
Từ đầu năm đến ngày 30/8, Sở NN&PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã triển khai, phối hợp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên sông, trên biển.
Tỉnh Quảng Nam yêu cầu đến ngày 30/9 phải xóa sổ tất cả tàu cá "3 không" (Ảnh: Khánh Lê).
Qua đó, các lực lượng đã xử lý trên 130 vụ về khai thác IUU, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 88 vụ vi phạm khai thác IUU, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 1,9 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu về thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (59/88 vụ).
Huyện Núi Thành là địa phương có nhiều tàu cá "3 không" nhất tỉnh Quảng Nam, với 952 tàu, trong đó có 195 tàu đã đăng ký, 658 tàu chưa đăng ký và 99 tàu cải hoán.
Ông Lê Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Núi Thành - cho biết, công tác giải quyết tàu cá "3 không" chậm do thiếu nhân lực. Hiện tại, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp thành lập 4 tổ thực hiện nhiệm vụ.
Trong đó, cử 3 tổ xuống tận nhà ngư dân thu thập thông tin, làm hồ sơ để cấp biển số, phấn đấu đến ngày 25/9 sẽ hoàn thành việc giải quyết tàu "3 không" trên địa bàn.
Để đảm bảo tiến độ giải quyết tàu "3 không", các sở, ngành liên quan kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo cương quyết không cho các phương tiện "3 không" hoạt động và có biện pháp xử lý những chủ tàu vi phạm.
Tại buổi làm việc, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu, các sở, ngành, địa phương khẩn trương giải quyết vướng mắc về hồ sơ, thủ tục, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngư dân nghiêm túc chấp hành việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá theo quy định.
Bên cạnh đó, tập trung thống kê chính xác các tàu "3 không" đang hoạt động trên địa bàn để giải quyết dứt điểm, đến ngày 30/9 phải xóa sổ tất cả tàu cá "3 không".
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Bộ đội Biên phòng và Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, cương quyết không cho tàu "3 không" ra biển.
" alt="Cương quyết xóa sổ tàu cá "3 không" trước ngày 30/9" />Thanh tra Sở Y tế TP xác định ông Thọ có nhiều hành vi phạm trong lĩnh vực y tế như cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh, khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Ngoài ra, ông Hà Duy Thọ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gồm các sản phẩm Pro K, xạ đen với giá trị hơn 2,3 triệu đồng; quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi quảng cáo theo quy định.
Cơ sở của ông Thọ cũng bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh cho đến khi có giấy phép hoạt động và người hành nghề có chứng chỉ theo đúng quy định, buộc tháo gỡ quảng cáo vi phạm.
Cơ sở khám chữa bệnh không phép của ông Hà Duy Thọ bị kiểm tra. Ảnh: Sở Y tế. Trước đó, ngày 14/11, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra đột xuất và ghi nhận căn nhà của ông Hà Duy Thọ có hoạt động khám chữa bệnh không phép. Ông Thọ không trình ra được bằng cấp và chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh ở thời điểm kiểm tra.
Đoàn kiểm tra còn phát hiện có "Phiếu khấn nguyện trước khi ăn", phiếu phương pháp OHSAWA công thức số 6, công thức số 7 (phương pháp thực dưỡng) ghi thông tin “BS Hà Duy Thọ”; một số thực phẩm bổ sung, các chai dung dịch có nhãn hiệu "Dr Tho".
Trên mạng xã hội, ông Thọ được giới thiệu là bác sĩ với hơn 28 năm kinh nghiệm trong ngành y, công tác tại các bệnh viện lớn. Ông Thọ rao giảng nhiều thông tin thiếu căn cứ về ung thư và dinh dưỡng như "uống sữa gây loãng xương; ăn gạo lứt muối mè, pha nước tương uống, sắn dây, ăn thực dưỡng chữa ung thư hay nước mắm ăn thừa sau 4 tiếng sẽ tạo ra chất gây ung thư".
Sự thật về 'bác sĩ Hà Duy Thọ' nổi tiếng trên Facebook, Tiktok
Nổi tiếng trên Facebook, Tiktok với tư cách là "bác sĩ tư vấn dinh dưỡng", ông Hà Duy Thọ vừa bị Sở Y tế kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh." alt="Xử phạt 'Bác sĩ Hà Duy Thọ' hơn 100 triệu đồng vì hàng loạt vi phạm" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Dortmund vs Barcelona, 2h00 ngày 16/4
- ·Không phải chủ đầu tư vẫn ký hợp đồng bán căn hộ: Sở Xây dựng Bình Dương nói gì?
- ·Những món đặc sản phải thử khi đến Yên Bái
- ·Đưa máy chạy thận về Cần Giờ, huyện ven biển duy nhất của TP.HCM
- ·Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Arsenal, 2h00 ngày 17/4
- ·Sắp có vắc xin mRNA ngừa ung thư hắc tố da hiệu quả cao
- ·Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở Bệnh viện Mắt Quốc tế DND
- ·Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, 'cha đẻ' của câu nói ung thư biết sớm trị lành
- ·Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Nasr, 20h45 ngày 16/4: Khách tự tin
- ·Lời giải cho bài toán quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ