Thế giới

Đỗ Hải Yến lần đầu khoe 3 con xinh xắn sau 5 năm ở ẩn

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-04-19 02:17:07 我要评论(0)

 Kể từ phim điện ảnh “Cha và con và…” từng tranh giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin vào vàng 9999 hôm nay giá bao nhiêu 1 chỉvàng 9999 hôm nay giá bao nhiêu 1 chỉ、、

{ keywords}
 Kể từ phim điện ảnh “Cha và con và…” từng tranh giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin vào năm 2015 của đạo diễn Phan Đăng Di,ĐỗHảiYếnlầnđầukhoeconxinhxắnsaunămởẩvàng 9999 hôm nay giá bao nhiêu 1 chỉ diễn viên Đỗ Hải Yến lui về “ở ẩn” để làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ. 
{ keywords}
 Cô sinh liên tiếp 3 con trong vòng 5 năm cho ông xã doanh nhân Calvin Tài Lâm. Bé trai đầu lòng đã 5 tuổi, bé trai thứ hai 3 tuổi và bé gái út mới hơn 3 tháng tuổi. Vốn là người sống khép kín nên Đỗ Hải Yến từ chối xuất hiện trên truyền thông và giữ cuộc sống riêng tư cho mình. 
{ keywords}
 Tuy nhiên đây là lần hiếm hoi nữ diễn viên 'Người Mỹ trầm lặng' đồng ý chụp hình và khoe cận mặt các con, trong đó có bé gái mới sinh. 
{ keywords}
Đỗ Hải Yến đặt tên con gái nhỏ tên Lâm Thảo An, biệt danh ở nhà là Mộc với mong muốn con gái lớn lên sẽ giản dị, nhẹ nhàng như bông hoa Mộc. 
{ keywords}
“Tôi biết mình có con gái khi bầu bí được 10 tuần. Lúc đó tôi tràn ngập niềm vui, sự mãn nguyện nhưng cũng có chút lo lắng. Tôi vui vì có con gái để tha hồ làm điệu cho con và sẽ có một người bạn gái thân đặc biệt trong cuộc đời. Tuy nhiên, tôi cũng lo lắng và mong em bé phát triển khoẻ mạnh, an toàn cho đến ngày bé ra đời. Lần thứ ba mang bầu, tôi gần như phải nằm suốt, không ăn uống được gì nhiều, đến ngày sinh tôi vẫn bị ốm nghén, sợ nhiều mùi đồ ăn”, cô bộc bạch.
{ keywords}
 Với Đỗ Hải Yến, lần mang thai nào cũng là một hành trình gian nan. Khi bầu con trai đầu lòng, cô tăng cân nhiều, người bị phù và phải nằm một chỗ trong mấy tháng đầu tiên. Khi bầu con trai thứ hai, cô bị tiểu đường thai kỳ và cũng nằm một chỗ vào mấy tháng cuối, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Dẫu vất vả trong ba lần bầu bí nhưng cô lại rất hạnh phúc bởi các con chào đời một cách thuận lợi và lớn lên khoẻ mạnh. 
{ keywords}
 “Cô Pao” nhận mình là “người nghiện con”. Chỉ cần ngắm 3 con ngủ say trên giường, cô gần như quên đi mọi muộn phiền, thậm chí không nhớ đến đam mê diễn xuất. Đỗ Hải Yến cho biết 3 nhóc tỳ mới là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời mình. Cô hay đùa rằng mình như ‘nô tỳ’ trong nhà bởi cuộc sống của cô chỉ xoay quanh các con. Cô không thuê giúp việc, tự tay lo từng bữa ăn, việc tắm gội và cả việc dạy con nên quỹ thời gian mỗi ngày của nữ diễn viên gần cũng chỉ phục vụ cho 3 nhóc tỳ. May mắn ở bên cô luôn có mẹ đẻ, em gái và ông xã vẫn thường xuyên giúp đỡ, san sẻ bớt việc trông nom các bé. 
{ keywords}
 Hàng ngày bé Mộc vẫn theo mẹ đến nơi làm việc. Nữ diễn viên đang điều hành một trường mầm non do vợ chồng cô sáng lập.  Đỗ Hải Yến nói để tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, truyền cảm hứng, trong lành với hơn 2.500m2 phủ đầy cây xanh, cô và chồng đã phải mất nhiều thời gian để thuyết phục một kiến trúc sư nổi tiếng từ New York - Mỹ, cùng thực hiện món quà dành cho các con của mình và các bạn cùng trang lứa. 
{ keywords}
“Mỗi ngày tôi đưa cả 3 con tới trường, hai con lớn vào lớp học, riêng con gái 3 tháng tuổi theo mẹ vào văn phòng. Tôi vừa làm việc vừa chăm con. Đến chiều tối, 4 mẹ con cùng về nhà, tôi lại lo tắm rửa, ăn uống và cho các con đi ngủ. Mỗi ngày của tôi đều lặp lại như vậy, dù bận rộn nhưng tôi hạnh phúc vì được ở bên các con. Tôi càng yên tâm hơn khi các con có được một ngôi trường tuyệt vời để phát triển tính cách, tư duy sáng tạo”, Đỗ Hải Yến tâm sự.

Mỹ Anh

Đỗ Hải Yến: 'Đúng, tôi sinh 3 con trong 5 năm và sống như bà hoàng'

Đỗ Hải Yến: 'Đúng, tôi sinh 3 con trong 5 năm và sống như bà hoàng'

“Đúng rồi, tôi sống như bà hoàng dù bà hoàng này giống nô tỳ nhiều hơn vì trên bà ấy còn có 2 hoàng tử mẫu giáo và một công chúa ẵm ngửa phải bế, cho bú”. 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Thí sinh ở Đồng Nai có thể chuẩn bị sẵn một số kênh tra cứu điểm thi THPT 2022 (ảnh minh họa, nguồn: dongnai.edu.vn)

Tra cứu điểm thi THPT 2022 Đồng Nai như thế nào?

Cách thức cơ bản để tra điểm thi THPT là thông qua website của Bộ Giáo dục & Đào tạo ở địa chỉ thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Thí sinh đăng nhập vào hệ thống này bằng tài khoản được cấp.

Ở từng tỉnh thành, thí sinh có thể tra điểm thi thông qua website của Sở Giáo dục & Đào tạo nơi mình đăng ký dự thi. Dự kiến địa chỉ tra cứu điểm thi THPT của Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Nai là dongnai.edu.vn/tra-cuu-diem-thi.html.

Trong khi đó, nhiều báo điện tử cũng hỗ trợ thí sinh tra cứu điểm thi THPT 2022; VietNamNet cung cấp công cụ tra cứu điểm thi theo số báo danh ở địa chỉ vietnamnet.vn/giao-duc/diem-thi.

Một số trang web khác cũng cung cấp công cụ tra điểm thi THPT bao gồm diemthi.tuyensinh247.com, thptquocgia.edu.vn/diemthi..., cùng hệ thống của các nhà mạng viễn thông. Thí sinh có thể tra nhiều nguồn để kiểm tra chắc chắn.

Anh Hào

Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng đại học 2022 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng đại học 2022 trực tuyến

Hiện nay, một số cơ sở đào tạo đại học đã có hướng dẫn đăng ký nguyện vọng xét tuyển 2022. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, thí sinh được vào điều chỉnh không giới hạn.

" alt="Xem điểm thi THPT 2022 Đồng Nai như thế nào" width="90" height="59"/>

Xem điểm thi THPT 2022 Đồng Nai như thế nào

 - "VNEN tiếp tục nhưng không áp đặt, có thể áp dụng một phần, còn bỏ tất cả là cực đoan..." - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Sáng nay 2/8, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với tỉnh Nghệ An về các nội dung: Làm thế nào để cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông; Thống nhất vai trò của Bộ và trách nhiệm của địa phương đối với giáo dục phổ thông; Phát triển nguồn nhân lực, giữ chân và thu hút nhân tài về địa phương; Cơ chế phối hợp giữa các địa phương, các trường ĐH, CĐ trên địa bàn và các doanh nghiệp.

"Không cần thành tích, cần chất lượng"

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Kim Chi - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, địa phương đang phấn đấu để trường ra trường, lớp ra lớp, phát triển ổn định, kỷ cương, học sinh đến trường với tâm thế tốt nhất...

Theo bà Chi, về góc độ chuyên môn, giai đoạn này giáo dục đang rất nỗ lực đổi mới. "Đổi mới không phải là biện pháp hành chính, là hình thức mà phải biến sự đổi mới thành nhu cầu tự thân, tự nguyện của mỗi cán bộ, học sinh. Phải làm thế nào để những thầy giáo giỏi nhất, học sinh giỏi nhất, nhà giáo có trách nhiệm đều có nhu cầu tự thân đổi mới" - bà Chi nói về mục tiêu của giáo dục địa phương.

Bà Chi cũng bày tỏ mong muốn được thụ hưởng đề án trường chuyên của Bộ.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhận định rằng việc đầu tư dàn trải trong giáo dục là không khả thi, mà muốn phát triển phải xây dựng được điểm sáng.

{keywords}

Ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An phát biểu

"Nghệ An tự hào về Trường chuyên Phan Bội Châu và một số trường THPT khác không chỉ đào tạo học sinh giỏi quốc gia mà còn tạo nền tảng của giáo dục. Nếu các vùng khác trong tỉnh có trường tốt sẽ có điều kiện phát triển, tránh việc học sinh dồn về Vinh, và sẽ không bỏ sót tài năng" - ông Vinh nói.

Ông Vinh còn cho rằng việc trọng bằng cấp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Việc kiểm định chất lượng đại học sẽ tạo ra sự cạnh tranh và động lực cho các trường.

"Cần giải quyết bệnh thành tích. Không quan trọng điểm phẩy bao nhiêu, Nghệ An đứng thứ bao nhiêu trong phần của cả nước, mà quan trọng là chất lượng, có bao nhiêu người trưởng thành, nằm trong tốp lao động chất lượng cao" - ông Vinh đặt vấn đề.

Bỏ VNEN là cực đoan

Tại buổi làm việc này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đưa ra nhận định rằng phải gắn đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu của địa phương, phải thay chi thường xuyên bằng đặt hàng để tạo sự cạnh tranh. Đồng tình với ông Vinh, ông Nhạ cũng nhìn nhận rằng đầu tư dàn trải chỉ tạo ra sự tồn tại mà không nâng cao được chất lượng.

{keywords}

 Toàn cảnh buổi làm việc

"Ổn định để từng bước nâng cao, quan tâm nề nếp, kỷ cương, tăng cường đạo đức lối sống không phải bức tranh nay tối mai sáng. Các thầy cô cần tiên phong, khơi dậy tự hào nghề nghiệp, phẩm chất của người giáo viên đối với bản thân mình cũng như trong những thầy cô khác..." - ông Nhạ đề nghị.

Riêng đối với "mô hình trường học mới" - tên gọi của mô hình đang triển khai ở hơn 2.000 trường học trên toàn quốc theo dự án VNEN -  ông Nhạ khẳng định đây là mô hình tốt nhưng khi áp dụng vào từng nơi phải phù hợp.

“Một số địa phương có ý bỏ VNEN. Nhưng sau 3 năm làm thí điểm, Bộ GD-ĐT tổng kết đây là mô hình tốt, rút kinh nghiệm để áp dụng trên từng địa phương khác nhau.

Bộ sẽ tiếp tục thực hiện VNEN, nhưng không áp đặt. Các địa phương có thể áp dụng một phần, còn bỏ tất cả là cực đoan.

Bất kỳ mô hình mới nào cũng phải có sự chuẩn bị về tư tưởng, tâm thế, cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ. Cái mới nào cũng phải có lộ trình, cứ làm tốt thì sẽ có người theo" - ông Nhạ nhấn mạnh.

  • Quốc Huy

VNEN sẽ đi tiếp như thế nào?

Năm học 2016 - 2017, các tỉnh Hà Giang, Hà Tĩnh và Vũng Tàu đã quyết định dừng nhân rộng mô hình trường học mới VNEN.

" alt="“Bỏ tất cả Dự án VNEN là cực đoan”" width="90" height="59"/>

“Bỏ tất cả Dự án VNEN là cực đoan”

 - Sinh năm 1990, tốt nghiệp thủ khoa ngành Vật lý kỹ thuật tại ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2012, hiện Phạm Thái Hà đang là thực tập nghiên cứu tại Viện Jean Lamour của Pháp sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Vật lý Nano của ĐH Grenoble-Alpes với học bổng toàn phần LANEF của Pháp.

{keywords}
Thái Hà khi ở trên đất Pháp. Ảnh: NVCC

Ước mơ đi du học của Thái Hà nhen nhóm từ khi còn là sinh viên của ĐH Quốc gia Hà Nội. Ban đầu, ý tưởng đó còn khá mơ hồ. Hà chỉ ước ao được học tập trong một môi trường tiên tiến, được ra nước ngoài mở mang tầm mắt, chứ chưa rõ nên đi đâu, theo con đường nào để có học bổng. Tuy nhiên, từ năm thứ nhất em đã luôn nỗ lực phấn đấu học tập, nghiên cứu, tích cực phát triển các kỹ năng qua hoạt động Đoàn, trau dồi ngoại ngữ thường xuyên.

Kết quả của những nỗ lực đó là rất nhiều học bổng đến với Thái Hà: học bổng Odon Vallet, học bổng Toshiba, Shinnyo-en, học bổng Honda YES… Sau khi tốt nghiệp đại học, nhận thấy ngành công nghệ nano mà mình theo đuổi còn rất mới mẻ ở Việt Nam, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, ước mơ đi du học của Hà càng cháy bỏng hơn.

“Khi bắt tay vào quá trình săn học bổng, em đã tìm hiểu rất nhiều chương trình ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hà Lan… Cuối cùng em chọn Pháp, trước hết vì ở Pháp có những nhóm nghiên cứu rất mạnh trong lĩnh vực hẹp em theo đuổi là Vật liệu từ cấu trúc nano. Em nghĩ đây là một lựa chọn ưng ý vì nước Pháp có bề dày truyền thống về đào tạo ngành khoa học cơ bản” – Hà chia sẻ.

Ngoài ra, đến Pháp không chỉ để học hỏi mà với em, còn là cơ hội để tìm hiểu văn hóa và khám phá văn minh châu Âu. “Từ Pháp có thể đi lại tự do tới các nước châu Âu, rất thuận tiện cho việc du lịch vào dịp nghỉ lễ”.

Sốc với đề thi 10 mặt giấy A4

Cả quá trình từ lúc làm hồ sơ xin học bổng đến khi tốt nghiệp Thạc sĩ, Thái Hà đã phải trải qua không ít khó khăn, tuy nhiên em coi thử thách là những thứ quý báu giúp mình trưởng thành hơn.

“Em bắt đầu bằng việc viết email liên hệ giáo sư ở Pháp, trao đổi về hướng nghiên cứu và làm hồ sơ đăng ký học bổng. Sau khi vượt qua vòng hồ sơ, em bay sang Pháp lần đầu tiên trong 3 ngày để tham quan phòng thí nghiệm, thuyết trình và phỏng vấn. Nửa năm sau ngày phỏng vấn thì nhập học. Tính ra từ email liên hệ đầu tiên tới lúc bắt đầu học là hơn 1 năm”.

“Khó khăn lớn nhất khi làm hồ sơ là kỳ thi tiếng Pháp. Mặc dù theo chương trình tiếng Anh nhưng em cần đạt tiếng Pháp A2 để xin visa. Vì không tìm hiểu từ trước nên lúc biết luật thì chỉ còn đúng 1 tháng trước kỳ thi. Lúc đó chỉ có một lựa chọn là phải thi. Em tìm một gia sư tối liên tục 4-5 buổi/ tuần trong tháng đó, chiến lược là tập trung vào ngữ pháp để gỡ điểm nghe đọc viết. Cũng không có thời gian mà thử nghiệm phương pháp học, chỉ cắm cúi vào giải đề liên tục. Cuối cùng em vượt qua kỳ thi TCF theo đúng chiến lược, được B2 phần ngữ pháp. Giờ nghĩ lại những ngày tháng quyết chiến đó là giai đoạn căng thẳng mà đáng nhớ nhất trong quá trình chuẩn bị du học” – Thái Hà nhớ lại.

{keywords}
Thái Hà (giữa) và bạn bè ở Pháp. Ảnh: NVCC

Đến khi bước vào môi trường học tập ở Pháp, khó khăn lớn nhất với Hà là cách biệt về trình độ học thuật. “Chương trình Vật lý của Pháp khá nặng về tính toán và kiến thức ngành cập nhật hơn ở Việt Nam rất nhiều. Chương trình thực hành cũng mới lạ do khác biệt về điều kiện cơ sở thiết bị. Chương trình chạy rất nhanh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở, việc học đòi hỏi sự chủ động tìm tòi của sinh viên. Ai học kỹ thuật ở Pháp có lẽ đều trải qua đề thi 10 mặt giấy A4 gây sốc” – cô gái 26 tuổi nhớ lại những ngày đầu “stress” khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài thời gian vùi đầu vào học hành, nghiên cứu, nỗi nhớ nhà là khó khăn không tránh khỏi với một du học sinh. “Đặc biệt là vào mùa đông. Mùa đông bầu trời ảm đạm, cây cối đen thui trơ trụi, tiết trời lạnh giá. Mọi thứ đều khiến nỗi cô đơn trở nên khắc khoải hơn. Nhưng em cũng cảm thấy khi du học, có nhiều khoảng thời gian một mình, rất tuyệt để đối diện với chính mình, thấu hiểu bản thân và chiêm nghiệm cuộc sống” – Hà tâm sự.

Nước Pháp: Đẹp và ám ảnh

“Lần đầu tới vùng núi Grenoble, ấn tượng đầu tiên là nước Pháp thật đẹp. Em nhớ lần đầu đi xe buýt từ Lyon về Grenoble, dù rất mệt sau chuyến bay dài nhưng em mải ngắm cảnh núi non mà say sưa không ngủ được. Lúc đi học cũng rất thích, vì ngày nào cũng được ngắm cảnh núi. Những lần đi tàu dọc nước Pháp, em rất yêu những cánh đồng cỏ, đồng hoa hướng dương, những cánh đồng mà bó rơm cuốn được xếp tròn đều tăm tắp”.

{keywords}
Thiên nhiên và kiến trúc Pháp khiến cô gái trẻ say đắm. Ảnh: NVCC

Kiến trúc nhà cửa ở Pháp trong mắt em rất kiểu cách điệu đà, cổ kính, già nua. “Một nét đẹp của Pháp là các bảo tàng rất đa dạng phong phú, và thường miễn phí cho sinh viên. Bên cạnh bảo tàng nổi tiếng thế giới Louvre, với những bức tượng cổ Hy Lạp, La Mã, những bức họa thời Phục hưng, bức họa nàng Mona Lisa nổi tiếng… ở các thành phố khác đều có bảo tàng riêng, và thường xuyên có triển lãm bổ sung những đợt tranh hay đồ vật mới.

Ở Pháp rất chú trọng các hoạt động văn hóa. Dù ở các thành phố nhỏ, cũng thường có chương trình ca nhạc cổ điển miễn phí ở công viên, hay chương trình biểu diễn ánh sáng âm nhạc miễn phí cho cộng đồng” – Thái Hà chia sẻ.

Một hình ảnh rất đẹp thường thấy ở Pháp là có thể bắt gặp mọi người cầm đọc những cuốn sách dày ở bất cứ đâu: trên ghế đá, bãi cỏ, tàu điện, thậm chí là trên bãi biển. “Người Pháp mê đọc sách và thích sách giấy. Em thấy đó là hình ảnh đẹp, trong thời đại những chiếc smartphone đang lấn dần thú vui đọc sách”.

Một đặc tính thú vị và rất đẹp của người Pháp nữa là họ rất thích thời trang sang trọng. “Ngay cả những người già cũng ăn mặc rất có phong cách, và vẫn chọn những gam màu trẻ trung, chứ không chỉ trung thành với màu đen, tối. Vậy nên mặc dù nhiều người già nhưng trên đường phố vẫn cảm giác không khí trẻ trung”.

{keywords}
Những ngày tháng học tập và trải nghiệm trên đất Pháp giúp em trưởng thành hơn rất nhiều - Hà chia sẻ. Ảnh: NVCC

Mặc dù bị ấn tượng và chìm đắm với một nước Pháp đẹp mê hồn, nhưng cô gái 26 tuổi chia sẻ, vẫn bị ám ảnh bởi hình ảnh những người vô gia cư ở đất nước này. “Gia sản của họ chỉ có một chú chó và chiếc túi ngủ, nằm ở ven đường chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Hình ảnh đó như một góc khuất tối tăm, đối lập với ánh sáng lấp lánh của thành phố. Thời gian đầu, hình ảnh đó làm em luôn nghĩ tới câu ‘Thành phố hoa lệ, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo’. Cùng với sự thương cảm, xót xa, em cũng cảm thấy áp lực khi ngay giữa một quốc gia phát triển cũng không có sự đảm bảo cuộc sống đủ đầy cho tất cả. Em cảm thấy áp lực vì thấy cuộc sống ở đâu cũng khắc nghiệt và đòi hỏi con người luôn phải vươn lên và không đi sai đường”.

Tuy nhiên, cũng có những người vô gia cư mang lại cho Hà một suy tư khác. “Đó là khi thấy họ tụ tập, cùng nhau hát những bài ca yêu đời và cười đùa rất vui vẻ. Em đã sửng sốt và khâm phục sự lạc quan của họ. Thậm chí em đã nghĩ vào thời điểm đó không biết mình có hạnh phúc bằng họ không. Hạnh phúc có lẽ không phụ thuộc vào hoàn cảnh, mà vào cách mỗi người đối diện. Cho dù khó khăn cũng không đánh mất nụ cười. Hình ảnh những người vô gia cư cho em bài học đó”.

  • Nguyễn Thảo
" alt="Tâm sự của du học sinh về nước Pháp hoa lệ và đầy ám ảnh" width="90" height="59"/>

Tâm sự của du học sinh về nước Pháp hoa lệ và đầy ám ảnh