Đà Nẵng ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý môi trường đô thị thông minh
2025-01-27 08:38:23 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thế giới View:281lượt xem
Thành phố Đà Nẵng đã xác định xây dựng thành phố thông minh là bước tiếp theo của Chính quyền điện tử,ĐàNẵngứngdụngcôngnghệhỗtrợquảnlýmôitrườngđôthịthôlịch âm 2023 trong đó CNTT-TT được sử dụng như một công cụ để giải quyết những thách thức trong quản lý đô thị hiện đại dựa trên dữ liệu và thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và hỗ trợ ra quyết định.
Kế thừa kết quả đạt được từ quá trình xây dựng chính quyền điện tử và thí điểm ứng dụng thông minh, qua nghiên cứu, tham khảo các mô hình, tiêu chuẩn thành phố thông minh trên thế giới và thực tiễn, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, năm 2018 UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh Đà Nẵng, trong đó tập trung triển khai thông minh cho vào 6 trụ cột và 16 lĩnh vực chuyên ngành.
Trên cơ sở đó, cũng trong năm 2018, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án xây dựng TPTM giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu thông minh hóa các ứng dụng vào năm 2025 và đến năm 2030, sẽ thông minh hóa ứng dụng cộng đồng, song hành với phát triển khởi nghiệp, sáng tạo.
Việc xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh đã và đang được Đà Nẵng triển khai dựa trên 3 trục tam giác Hạ tầng - Dữ liệu - Thông minh. Trong từng giai đoạn, việc triển khai các trục thực hiện theo lộ trình, trọng số và mức độ ưu tiên khác nhau. Cách làm của Thành phố Đà Nẵng là triển khai trên “Một nền tảng - Một hạ tầng - Một chính sách - Đa đối tác - Đa ứng dụng” để bảo đảm trong việc triển khai đồng bộ, có kế thừa, rút ngắn thời gian triển khai; kết nối, liên thông; sẵn sàng hợp tác với mọi tổ chức, doanh nghiệp.
“Trạm quan trắc môi trường nước bằng năng lượng mặt trời” giúp người dân và nhà quản lý tại Đà Nẵng dễ dàng theo dõi chất lượng nước qua Internet (Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn)
Trong đó, môi trường thông minh là một trong những thành phần của Trục Thông minh. Đến nay, Đà Nẵng đã triển khai trạm quan trắc tại 6/11 trạm xử lý nước thải nước thải và các trạm quan trắc tại các đơn vị hoạt động sản xuất có công suất xả nước thải trên 1.000m3/ngày đêm; 1 trạm quan trắc môi trường nước trên sông Cầu Đỏ; 9 trạm quan trắc nước ao, hồ; 2 trạm quan trắc không khí.
Cùng với đó, thành phố cũng đã xây dựng nền tảng dịch vụ tích hợp quan trắc môi trường, đến nay đã tích hợp 36 trạm quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố phục vụ giám sát tập trung, cảnh báo tự động các sự cố môi trường.
Triển khai Hệ thống SCADA giám sát lưu lượng, áp lực nước, tốc độ dòng chảy thông qua các thiết bị cảm biến tại Nhà máy nước Cầu Đỏ. Hệ thống kiểm soát trực tuyến chất lượng nước của nguồn nước mặt thô (nước đầu vào), nước sau xử lý và nước đưa vào mạng lưới cung cấp cho khách hàng
Đồng thời, Đà Nẵng đã triển khai hệ thống SCADA giám sát, điều khiển các trạm biến áp, trạm trung gian, cầu giao cách ly cho lưới điện; Thành phố đã hình thành Trung tâm giám sát tập trung điện chiếu sáng công cộng, triển khai thay thế đèn LED tại 19 tuyến đường trên địa bàn thành phố; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình xe rác và hệ thống camera trên xe rác để theo dõi, giám sát chất lượng hoạt động thu gom rác.
Trong năm 2021, địa phương này đã mở rộng, bổ sung các trạm quan trắc: 6 trạm quan trắc không khí tại hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, Trung tâm hành chính quận Ngũ Hành Sơn, Trung tâm hành chính Sơn Trà, Trung tâm hành chính quận Thanh Khê, Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang và ngã ba Phạm Hùng-QL1A; 4 trạm quan trắc nước biển: Bãi tắm Non nước, Bãi tắm Phạm Văn Đồng, Bãi Rạng, Cảng Tiên Sa; 5 trạm quan trắc nước sông ở hạ lưu các sông Hàn, Cu Đê, Phú Lộc và lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn.
Việc xây dựng hệ thống quan trắc, quản lý, giám sát thu gom nước thải và xử lý nước thải toàn thành phố Đà Nẵng cũng đã được hoàn thành.
Hàng loạt giải pháp được triển khai kể trên của Đà Nẵng trong lĩnh vực quản lý môi trường thông đã góp phần mang lại những kết quả bước đầu cho thành phố trong xây dựng thành phố thông minh, bên cạnh việc điều hành, quản lý thông minh hay y tế thông minh.
Vân Anh
Thông minh và bền vững là hướng đi tất yếu cho các đô thị tại Việt Nam
Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững đã quy tụ các chuyên gia hàng đầu cùng thảo luận về cách đẩy mạnh mối quan hệ cộng sinh giữa đô thị thông minh và tính bền vững.
Giờ Dần (3:00-5:00 sáng): Xem lại những gì đã học hôm trước; Giờ Thìn (7:00-9:00): Học văn hóa và lễ nghi Trung Hoa; Giờ Tỵ (9:00-11:00): Học các chữ và bài viết tiếng Mãn Châu, Mông Cổ và Trung Quốc; Buổi trưa(11:00-13:00): Ăn trưa, sau đó tiếp tục làm việc chăm chỉ; Giờ Mùi(13:00-15:00): Học võ thuật, cung tên, cưỡi ngựa; Giờ Dậu (17:00-19:00): Tự học và hoàn thành bài tập.
Lịch trình hàng ngày của các hoàng tử dày đặc, hầu như không có thời gian để giải trí. Mọi lời nói và việc làm của họ đều được các sử gia ghi lại.
Thỉnh thoảng, Khang Hy sẽ kiểm tra ngẫu nhiên việc học hành của các con. Nếu không tiến bộ, không chỉ bản thân hoàng tử mà ngay cả thầy dạy cũng sẽ bị trừng phạt. Vì vậy, nhiều hoàng tử rất sợ Khang Hy, và các thầy cũng rất nghiêm khắc để học trò hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Vào mùa thu, Khang Hy lại dẫn các hoàng tử đi săn. Cuối cùng, họ sẽ cùng nhau đếm con mồi. Ai săn được nhiều thì được thưởng, ai săn được ít thì bị phạt.
Bên cạnh thời gian biểu dày đặc và nghiêm khắc, Hoàng đế Khang Hy còn để lại những tâm đắc về việc tu dưỡng đạo đức trong cuốn “Đình huấn cách ngôn”. Đây là cuốn sách có tầm ảnh hưởng to lớn và xuyên suốt đến nhiều đời sau, đồng thời được coi là một trong những cơ sở kiến lập duy trì sự ổn định vương triều Mãn Thanh hơn 200 năm.
"Phàm là lúc rảnh rỗi, vô sự, nếu một người có thể duy trì trạng thái chủ động như khi có việc để đề phòng sự cố có thể xảy ra thì sẽ không có bất luận chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn. Ở vào lúc có chuyện xảy ra, nếu có thể duy trì được trạng thái ung dung bình thản, ổn định lại suy nghĩ của mình thì sự tình tự nhiên sẽ được giải quyết. Cổ nhân nói: Tâm yếu tiểu nhi đảm yếu đại. Mỗi khi gặp chuyện đều nên là như vậy".
Vì vậy, mặc dù không phải hoàng tử nào cũng trở thành hoàng đế, nhưng những người còn lại cũng có thành tựu nổi bật. Ví dụ, Dận Chỉ, con thứ ba của Khang Hy, là một nhà khoa học rất xuất sắc. Ông từng chủ trì biên soạn “Tuyển tập Cổ thư và Hiện đại”, với tổng số 10.000 cuốn.
Ngoài ra, còn có rất nhiều hoàng tử xuất sắc về văn hóa và hội họa. Vô luận là thế nào, trong số hoàng tử và cháu nội của Khang Hy, không có lấy một kẻ không tri thức và kém cỏi.
Bảo Huy
Giáo dục Trung Quốc: Hài lòng dân để thành cường quốc nhân tàiTrung Quốc chủ trương xây dựng nền giáo dục “hài lòng dân”, với 3 tiêu chí cốt lõi: hệ thống đào tạo chất lượng cao, tố chất nhân tài toàn diện và cơ hội giáo dục công bằng." alt=""/>Triết lý giáo dục con cháu của Khang Hy: Toàn diện và kỷ cương làm đầu
Cảnh triều đình Nhà Lê Trung hưng (1684-1685). Nguồn: Samuel Baron, sáchMô tả vương quốc Đàng Ngoài.
Đời sống của vua chúa và muôn chuyện ở chốn cung đình
Vua chúa Việt và những điều chưa biết gồm 38 bài viết, nội dung được tác giả nhóm thành ba chủ đề chính (3 phần) gồm: Việc quốc gia đại sự; Đời sống riêng của vua chúa; Muôn chuyện ngoài cung đình.
Qua từng phần sách, độc giả có dịp tìm hiểu nhiều mặt hoạt động của triều đình trung ương xưa, từ nghi lễ, nghi thức cung đình, việc tuyển chọn, bổ nhiệm người tài, cho đến việc xử lý các công việc triều chính khác nhau của mỗi vị vua.
Bạn đọc cũng được khám phá những quy định cách xưng hô của vua (qua các triều đại) cũng rất khác nhau. Xưa, bề tôi thường gọi vua là “Bệ hạ”, còn vua xưng là “Trẫm”, nhưng thời Lý Thánh Tông, vua ban chiếu xuống cho các quan khi có việc ở trước mặt vua thì gọi vua là “Triều đình”. Còn vua Trần Thái Tông lại xuống chiếu cho thiên hạ gọi mình là “Quốc gia”.
Bạn đọc cũng có dịp khám phá quy định trang phục, lễ nhạc khi vua thiết triều ra sao? Vua đi lại bằng xe gì, phương tiện nào được vua sử dụng nhiều nhất: Voi, ngựa hay thuyền?
Ví dụ theo quy chế thời phong kiến đại giá của vua khi xuất hành gồm 5 thứ xe (ngũ lộ): ngọc lộ, kim lộ, tượng lộ, cách lộ, mộc lộ. Thời Lê sơ đại giá của vua gồm 5 thứ xe, về sau dần bỏ đi. Thời Lê Trung hưng, các vua chúa đi đâu chỉ dùng kiệu kim long (chạm rồng dát vàng) và kiệu kim quy (chạm rùa vàng), chứ không ngồi xe.
Thời Gia Long, các xe của vua chỉ có 4 chiếc, 1 chiếc ngọc lộ, 1 chiếc kim lộ và 2 chiếc kim bảo dư. Sang thời Minh Mạng quy chế “ngũ lộ” dành riêng cho nhà vua được khôi phục trở lại.
Hay bạn đọc được khám phá chuyện vua tuyển dụng nhân tài, xử lý công việc triều chính như thế nào, quan điểm của các vị vua về phong thủy, hay vua chúa nước ta xây hành cung thế nào, rồi cả việc bảo vệ an toàn của vua...
Nhà báo Lê Tiên Long. Ảnh: FBNV.
Nói về chuyện tuyển chọn người tài dưới thời phong kiến, các vua thường bổ nhiệm người thân cận, hoặc tuyển chọn người tài qua khoa cử, hoặc bổ nhiệm qua tiến cử của đại thần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt được vua “bổ nhiệm thần tốc” vì nhận thấy tài năng vượt trội của bề tôi.
Trường hợp của Đoàn Nhữ Hài là một ví dụ. Ông không phải là người thân cận, nhưng nhờ kiến thức vững chắc chỉ qua tự học, không qua khoa cử, chưa trải kinh nghiệm quan trường, nhưng ông vẫn được vua Trần Anh Tông tin dùng.
Bên cạnh những chuyện có tính “Quốc gia đại sự”, bạn đọc còn được khám phá những khía cạnh khác nhau về đời sống rất riêng tư của các vị vua, từ dung nhan các vị vua, vua ăn tết, vua ngủ, chuyện ăn uống của vua, vua trổ tài xem tướng, vua rèn luyện thân thể như thế nào...
Ví dụ, nói về dung mạo của các vị vua chúa Việt xưa, dân thường tuyệt đối không được phép nhìn mặt vua. Khi xa giá của vua đi ra ngoài, dân chúng đều phải quỳ rạp bên đường, đầu cúi sát đất, ai dám ngẩng đầu lên nhìn “long nhan” đều bị khép vào trọng tội khi quân, phạm thượng.
Tuy nhiên, sau khi các vị vua Việt băng hà, triều đình vẫn vẽ tranh đúc tượng để thờ. Tiếc rằng, do những biến thiên lịch sử, hầu hết tranh tượng thờ này đều không còn.
Ở triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, gần nhất là triều Nguyễn, người ta cũng khó thấy được dung nhan các vua, cho đến khi người Pháp sang ghi lại chân dung các vua bằng ảnh chụp (từ vua Đồng Khánh trở đi). Trước đó, đời sau chỉ hình dung diện mạo các vua đầu triều Nguyễn qua nét vẽ của các họa sĩ người Pháp.
Liên quan đến việc miêu tả dung nhan của các vua, tác giả cũng cho biết những vị vua nào được sử sách mô tả (mang tính ước lệ) là “mặt rồng”, “dáng rồng”, “dáng vẻ thiên tử”, “thần thái nghiêm trang”, vua nào được sứ thần nước ngoài khen là.... đẹp trai.
Cũng trong cuốn sách, tác giả sẽ cùng độc giả giải đáp những thắc mắc như vua ăn gì khi đi đánh trận? Vua uống rượu ra sao, những vua nào mê rượu? Lúc còn trẻ vua phải học hành thế nào? Những vị vua Việt nào mắc bệnh lạ, đó là loại bệnh gì?....
Sách cũng đề cập những câu chuyện mà đến nay vẫn mang tính thời sự như các vị vua nước ta xưa chống tham nhũng thể nào? Các vị vua dùng cách nào để ngăn nhân dân đánh bạc, khi có dịch bệnh lan truyền vua chỉ đạo xử lý thế nào?
Tóm lại, với việc khai thác những câu chuyện về vua chúa ít được biết tới, nằm rải rác, chưa được tổng hợp, sách Vua chúa Việt và những điều chưa biết không chỉ kể những câu chuyện hấp dẫn, thú vị, mà còn giúp chúng ta biết thêm các khía cạnh khác nhau của lịch sử nước nhà.
Sách cũng là một tư liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến chủ đề cuộc sống, sinh hoạt của vua chúa Việt Nam mà sách vở ngày nay chưa khai thác nhiều.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Những điều thú vị, ít biết về vua chúa Việt Nam