Gửi hình selfie trước 8h đi làm mỗi ngày là một hình thức chấm công độc đáo đang được triển khai tại Ấn Độ kể từ tháng 5 năm nay (Ảnh minh họa).
Thông qua một trang web, quan chức giáo dục tại hạt Barabanki sẽ kiểm tra các bức ảnh. Toàn bộ quá trình nhận và xác minh ảnh selfie được thực hiện nghiêm túc theo chỉ thị của Bộ trưởng GD-ĐT Ấn Độ. Tính đến nay, đã có hơn 700 giáo viên bị mất một ngày lương.
Đại diện cơ quan giáo dục hạt Barabanki cho rằng, phương án này sẽ giúp loại bỏ tình trạng “giáo viên ma”.
Đây là một thực tế báo động tại bang Uttar Pradesh. Theo đó, các giáo viên thường tìm đồng nghiệp có trình độ kém để thuê dạy thay. Những người này sẽ chấm công thay cho giáo viên chính thức. Để bao che cho hành động này, hiệu trưởng nơi trường các giáo viên đang dạy đã nhận hối lộ.
“Nếu hệ thống này thực hiện tốt, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục áp dụng tại những hạt khác. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã yêu cầu cải thiện hệ thống giáo dục và chúng tôi cũng cần cái thiện các tiêu chuẩn giảng dạy”, đại diện cơ quan giáo dục nói.
Ngoài ra, giáo viên bị phát hiện đang sử dụng điện thoại truy cập vào các trang mạng xã hội trong giờ học cũng sẽ bị cắt giảm lương.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên nhận xét quy tắc mới không công bằng. “Trong tình huống kẹt xe, thiếu phương tiện giao thông công cộng ở khu vực nông thôn và kết nối Internet kém có thể gây chậm trễ trong việc đăng ảnh selfie. Tôi đã mất một ngày lương vi tắc đường”, một giáo viên Trường Tiểu học Ram Nagar thuộc hạt Barabanki nói.
Trường Giang (Theo India today)
- Giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ được bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở công lập.
" alt=""/>Không gửi ảnh selfie trước 8h đi làm, 700 giáo viên bị trừ lươngNữ sinh lớp 8 (bên phải) khóc nấc khi được hỏi về sự việc đã xảy ra thời gian qua (Ảnh: Thúy Diễm).
Theo phản ánh của chị V.T.L. (31 tuổi, trú tại xã Ea Trang, huyện M'Đrắk), con gái chị là cháu Ngọc Anh (13 tuổi, tên nạn nhân đã thay đổi) theo học tại một trường phổ thông bán trú trên địa bàn xã. Cháu cùng nhiều học sinh khác nội trú tại trường để tiện cho việc học, do nhà cách trường hơn 10km.
Cũng theo chị L. vào tối 10/10, cháu Ngọc Anh bị đau bụng và được đưa vào phòng y tế nhà trường để theo dõi. Tại đây, cháu đã bị thầy phụ trách nội trú của trường xâm hại.
"Sau việc bị thầy giáo làm hại, cháu chỉ dám kể với bạn cùng phòng, không báo bố mẹ. Đến ngày 4/11, cháu gọi điện thoại cho bố đang đi làm ăn xa thì một bạn gái trong phòng giằng lấy điện thoại và nói với tôi việc con gái tôi bị thầy giáo xâm hại. Ngỡ ngàng trước sự việc tôi nói lại, chồng tôi bảo tôi lập tức đến trường con để làm rõ chuyện này", chị L. kể lại.
Khi chị L. cùng người thân đến trường, phía lãnh đạo trường vận động gia đình bình tĩnh để giải quyết thấu đáo vụ việc. Sau đó, vợ chồng thầy giáo nói trên cũng đến nhà chị để trao đổi.
"Thầy giáo có nói lời xin lỗi với con gái tôi và gia đình. Người nhà tôi có ghi âm nội dung này để làm bằng chứng. Gần 20 ngày nay con gái tôi không chịu đi học nữa, cháu chỉ ở nhà, thường ngồi một mình khóc lóc. Làm mẹ, nhìn con như vậy, tôi rất đau lòng. Tôi mong cơ quan pháp luật lấy lại công lý cho con tôi", chị L. nói.
Cháu gái nắm chặt tay mẹ không buông khi người khác hỏi chuyện (Ảnh: Thúy Diễm).
Chị L. cho biết thêm, gia đình của thầy giáo đã để lại 1 triệu đồng để gia đình chị lo cho con gái.
Trao đổi về vụ việc, ông Y Toan Byă, Chủ tịch UBND xã Ea Trang, cho biết đã nắm thông tin dư luận về vụ việc và chỉ đạo các cán bộ xã thành lập đoàn xuống thăm hỏi, động viên cháu gái. Cháu bé là người dân tộc Tày, gia đình thuộc hộ nghèo.
"Khi đoàn của xã tới, cháu bé chỉ ôm mặt khóc, không nói nên lời. Trước việc bé nghỉ học, các cán bộ cũng vận động nhưng cháu vẫn chưa trở lại trường. Cơ quan công an đang điều tra để làm rõ sự việc", ông Y Toan Byă cho hay.
Trường nội trú không có giáo viên nữ trực đêm
Lãnh đạo nhà trường cho biết, tối 10/10, cháu Ngọc Anh bị sốt. Do đó thầy phụ trách bán trú cùng một số giáo viên đã đưa cháu đến trạm xá, rồi đưa về phòng y tế nằm nghỉ. Sự việc xảy ra sau đó nhà trường chưa nắm chính xác.
Đến 4/11, phụ huynh cháu Ngọc Anh đến trường phản ánh sự việc. Nhà trường có yêu cầu thầy giáo viết tường trình và công an đã tới làm việc, thu thập thông tin.
Gia đình nữ sinh thuộc hộ nghèo, đường đến trường rất khó khăn nên em đăng ký học nội trú (Ảnh: Thúy Diễm).
Cũng theo lãnh đạo nhà trường, khi thầy giáo nộp bản tường trình về sự việc, người này không mang theo kính nên không đọc và hôm sau nộp luôn văn bản đó cho công an mà… chưa kịp đọc.
Về việc các học sinh nữ đau ốm nhưng buổi tối chỉ có thầy giáo, bảo vệ ở lại trực mà không có giáo viên nữ, lãnh đạo nhà trường cho rằng, do các cô giáo tại trường đều có chồng đi làm ăn xa, con cái thường đau ốm nên trường chỉ bố trí trực vào ban ngày.
Được biết, trường phổ thông bán trú này có hơn 470 học sinh, trong đó 140 em nội trú trong trường (60 nữ, 80 nam).
Một lãnh đạo UBND huyện M'Đrắk cho biết, phía huyện đã nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk Lắk về việc kiểm tra, xác minh thông tin vụ trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn. Qua đó, huyện đã chỉ đạo cơ quan chức năng địa phương vào cuộc làm rõ vụ việc.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk Lắk đã có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị thực hiện quy trình xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật và xử lý vụ việc nghiêm minh, đúng người, đúng tội, bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em theo quy định pháp luật.
Phía Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đắk Lắk đề nghị huyện M'Đrắk chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, hỗ trợ gia đình và trẻ em tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, y tế, tâm lý và dịch vụ từ Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111; giúp trẻ ổn định việc học, tâm lý...
" alt=""/>Gia đình nữ sinh lớp 8 tố giác thầy giáo xâm hại conMón quà tình yêu người chồng để lại trước khi mất
Tan trường, trời đã quá trưa, hai mẹ con chị Trần Thị Quỳnh Diệp (SN 1982, huyện Nam Sách, Hải Dương) vẫn tranh thủ ra vườn hoa hồng rộng hơn 1500m2 chụp ảnh, quay phim.
Cả hai háo hức ghi lại vẻ đẹp của vườn hoa đang ở thời điểm rực rỡ nhất. Trông cách chị nâng niu, trân trọng từng đóa hoa bung nở, không ai dám tin chị từng có lúc ghét bỏ, muốn phá hủy chúng.
Chín năm trước, biết chị Diệp yêu hoa hồng, chồng chị vốn là một kỹ sư cầu đường quyết định từ bỏ công việc. Anh về quê, cải tạo khu đất của gia đình để trồng hoa hồng tặng vợ.
Sau ít năm chăm bón, anh hình thành vườn hoa hồng với gần 500 gốc. Hoa hồng trong vườn đa số là hồng cổ như hồng leo Hải Phòng, hồng cổ SaPa, hồng đào, bạch xếp, quế son, quế ta cánh đơn, quế ta cánh kép…
Anh trồng hoa trên đất vườn nên cây phát triển tốt, gốc to, tán rộng. Vườn hoa cũng vì thế mà trông càng mênh mông, bát ngát. Các giống hoa được anh trồng thành từng khu. Mỗi khi hoa nở, khu vườn hình thành những thảm màu rực rỡ, ngào ngạt hương thơm.
Thế nhưng giữa lúc khu vườn cho hoa đẹp nhất, anh bất ngờ ra đi mãi mãi. Chuyện buồn đến đột ngột, chị Diệp đau đớn rụng rời. Chị bỗng căm ghét khu vườn, ghét cả những gốc hoa.
Chị nghĩ tại anh về nhà, chăm hoa, làm vườn nên mới mất. Chị ghét khu vườn đến nỗi cứ bước ra cửa là chị nhắm mắt lại để không phải nhìn những đóa hoa rực rỡ như đang trêu ngươi.
Thậm chí, chị đã hình dung việc sẽ chặt, phá hết cây và hoa. Rồi chị bỏ bê khu vườn, tạm rời bỏ căn nhà chị cùng anh tạo dựng về nhà mẹ ruột ở để vực lại tinh thần, tiện công việc và chăm con.
Nhưng thật bất ngờ, dù bị bỏ bê, những gốc hồng vẫn lớn lên, tươi tốt, nở hoa rực rỡ. Ngày về lại nhà, ra thăm vườn, chị bàng hoàng trước vẻ đẹp của vườn hoa.
Chị Diệp kể: “Lúc còn sống, anh chăm chút từng chiếc lá, cành hoa... Anh lăn lê bò toài xới đất, phun thuốc, bón phân… nên vườn rất đẹp. Anh mất, khu vườn bị tôi bỏ bê, chán ghét nhưng hoa lại nở đẹp một cách lạ lùng.
Tôi cảm thấy anh vẫn còn ở đó. Anh vẫn chăm sóc từng gốc cây, cành hoa trong vườn cho tôi. Lúc đó, tôi nghĩ mình không được dừng lại, không được bỏ cuộc. Tôi sốc lại tinh thần, quyết tâm chăm sóc vườn hoa. Vườn hoa là tài sản, kỷ niệm của anh để lại cho mình”.
Vườn hoa yêu thương
Không còn căm ghét vườn hoa, chị Diệp trở về ngôi nhà cũ. Tại đây, chị gạt nước mắt, quyết sống vui với những gì mình đang có. Ngoài giờ dạy ở trường, về nhà chị dồn hết tâm tư, tình cảm, tiền bạc vào khu vườn. Việc làm đầu tiên là chị mua phân bón, nhờ bố mẹ hai bên gia đình giúp mình bón phân, chăm sóc cây.
Ngày còn anh, chị không phải động tay, bây giờ chị phải học lại kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa hồng từ đầu. Chị cố nhớ lại từng chút kiến thức về hoa mà anh từng chia sẻ. Chị lên mạng tìm hiểu, vào các hội nhóm trồng hoa hồng, học hỏi từ những người có kiến thức, kinh nghiệm…
Cuối cùng, chị hiểu từng gốc hoa trong vườn để biết cách chăm bón, trị bệnh. Chị biết cách nhân giống. Sau gần 4 năm anh ra đi, chị mở rộng thêm 2 khu đất trồng hoa hồng.
Chị cũng biết cách làm cho các gốc hoa bung nở cùng một thời điểm, biết cách cho khu vườn trở nên rực rỡ hương sắc vào mỗi mùa hoa.
Từ chỗ chỉ biết ngắm hoa, chị trở thành người trồng hoa thực thụ. Mỗi ngày, sau giờ dạy học, chị lại tranh thủ ra vườn chăm sóc cây. Làm một mình không xuể, chị nhờ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò chung tay chăm sóc.
Thế nên, chị gọi vườn hoa của mình là khu vườn của tình yêu thương rộng mở. Ở đó, ngoài tình yêu của chồng dành cho mình, chị còn nhận về tình thân, tình bạn, tình thầy trò, tình yêu hoa của những tâm hồn đồng điệu.
Từ khu vườn, chị Diệp cũng lan tỏa niềm vui trồng hoa đến nhiều người. Có rất nhiều người tình nguyện giúp đỡ chị chăm sóc vườn hoa. Vào những dịp cần hoa nở đồng loạt, bạn bè chị đến vườn, giúp chị hoàn tất khâu chăm sóc hoa trong thời gian ngắn nhất.
Nhiều năm qua, chị Diệp luôn mở cửa miễn phí cho mọi người đến vườn ngắm hoa. Chị hạnh phúc khi mỗi ngày khu vườn lại đón thêm nhiều lượt khách mới.
Chị nói: “Khách đến thăm vườn bởi nhiều lý do. Nhưng dù với lý do gì, tôi đều rất vui. Bởi mọi người đến sẽ làm cho khu vườn, không gian sống của tôi thêm ấm áp, tươi vui.
Tôi cũng hạnh phúc khi biết khu vườn đem đến cho mọi người những giây phút an nhiên, thư thái thực sự. Hơn thế, khu vườn, câu chuyện của tôi còn truyền cảm hứng về việc vượt qua đau buồn để làm những điều có ý nghĩa cho nhiều người”.
Ảnh: Nhân vật cung cấp