Mặc dù so với cùng kỳ quý I/2020, cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam có giảm 20%, song nếu tính từ đầu năm 2021 đến nay, số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam vẫn đang trong xu hướng tăng nhẹ.
Cụ thể, trong tháng 3/2021, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận 491 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 8,15% so với tháng 2/2021. Trong đó, số sự cố tấn công Malware là 180, còn tấn công Phishing và Deface lần lượt là 164 và 147.
Tổng số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam được ghi nhận là 326 sự cố trong tháng 1/2021, tăng 3,49% so với tháng trước đó. Con số này trong tháng 2/2021 là 454 sự cố, tăng 39,26% so với tháng đầu tiên của năm nay.
Thống kê của Cục An toàn thông tin còn cho thấy, sau 8 tháng liên tục giảm, trong tháng 3/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma – PV) đã tăng nhẹ, lên con số 1.021.545 địa chỉ, tăng 11,34% so với tháng 2/2021.
Tuy nhiên, tính chung trong quý I/2021, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet vẫn giảm 37,44% so với quý I/2020 và giảm 14,39% so với quý IV/2020.
Theo phân tích của chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, nguyên nhân số cuộc tấn công mạng và số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong botnet tăng nhẹ trong tháng 3/2021 là do các tổ chức, cá nhân tội phạm mạng vẫn đang tăng cường lợi dụng nhu cầu sử dụng mạng Internet của người dùng ngày một gia tăng cũng như sự quan tâm của người dân tới thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19. Vì thế, số cuộc tấn công Phishing và Malware vào các hệ thống đã được các nhóm tin tặc gia tăng để lừa đảo, phá hoại và đánh cắp thông tin trái phép.
Năng lực đảm bảo an toàn thông tin của cơ quan nhà nước đã được nâng cao
Trước đó, chia sẻ với ICTnews, Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cũng đã cho biết, trong năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng đáng kể các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng. Dù vậy, trên thực tế do xác định được sớm vấn đề nên chúng ta cũng đã có những bước chuẩn bị và thực thi hiệu quả hơn trong 2020 để giảm thiểu tối đa những nguy cơ trước khi gây ra thiệt hại.
Với riêng khối cơ quan nhà nước, theo đánh giá của NCSC, mặc dù trong một năm vất vả nhiều mặt, nhiều việc cần phải giải quyết, tuy nhiên năm 2020 lại là một năm công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng Việt Nam có nhiều điểm sáng.
Một điểm sáng nổi bật là các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng đã có bước tiến mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tại các bộ, ngành, địa phương. Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, 100% các bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành triển khai cơ bản trung tâm Giám sát và điều hành an toàn an ninh mạng (SOC) và kết nối với hệ thống của Trung tâm NCSC.
Về góc độ các doanh nghiệp, làn sóng “Make in Việt Nam” cũng trở thành kim chỉ nam để các doanh nghiệp an toàn thông tin tiến tới làm chủ công nghệ lõi, mang sản phẩm, dịch vụ chất lượng, tiên tiến ra thị trường. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, năm 2020 cũng ghi nhận nhiều đơn vị phát triển các giải pháp an toàn thông tin dựa trên nền tảng AI, Big Data, Machine learning với khả năng tự phòng vệ, tự phản ứng.
![]() |
Theo các chuyên gia, xu hướng làm việc online cũng làm tăng khả năng người dùng có thể bị tiếp cận những mối đe dọa trên không gian mạng, nhất là Ransomeware, Phishing. |
Dự báo về xu hướng tấn công mạng nổi bật năm nay, vị đại diện NCSC cũng đã chia sẻ, với diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, năm 2021 các cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức.
Thậm chí, ngay cả khi giai đoạn hoạt động của dịch Covid-19 được kiểm soát vào năm 2021, những mối đe dọa an ninh liên quan đến Covid-19 vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian dài sau đó. Các đối tượng xấu sẽ cố gắng lợi dụng lượng lớn thông tin liên quan đến vaccine, phản ứng của chính phủ và các tổ chức, các tác động lâu dài khác của đại dịch để thực hiện hành vi tấn công trực tuyến.
Các chuyên gia cũng chỉ rõ, tại Việt Nam, việc các doanh nghiệp, tổ chức đang đẩy mạnh chuyển đổi số ở đa dạng các lĩnh vực, từ chính phủ, y tế, giáo dục cho tới du lịch, thương mại… cũng đang đặt ra hàng loạt thách thức mới cho vấn đề đảm bảo an toàn bảo mật.
Để đảm bảo an toàn thông tin mạng, thời gian tới Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết và phòng tránh.
Vân Anh
Trong gần 1 triệu vụ tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu được Trung tâm An toàn thông tin mạng của Ban Cơ yếu Chính phủ ghi nhận, cảnh báo và xử lý hằng năm, tấn công bằng phương thức khai thác lỗ hổng chiếm hơn 87%.
" alt=""/>Quý I/2021: Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam giảm 20%![]() |
Dakota Johnson nổi bật trên thảm đỏ với bộ đầm bắt mắt. |
![]() |
Zendaya diện đầm xẻ cao sexy của Balmain kết hợp giày Christian Louboutin dự buổi công chiếu bom tấn 'Dune'. |
![]() |
Kristen Stewart giới thiệu màu tóc mới và ấn tượng với trang phục xanh bạc hà dự buổi ra mắt phim 'Spencer' mà cô đóng chính ngày 3/9. |
![]() |
Zoë Saldana chọn váy sequin đỏ rực của Dolce & Gabbana đến ra mắt phim 'The Hand of God'. |
![]() |
Rebeca Ferguson chọn đầm Dior màu hồng đào đến buổi công chiếu bom tấn 'Dune'. |
![]() |
Barbara Palvin chọn bộ jumpsuit xuyên thấu đến buổi công chiếu 'Dune'. |
![]() |
Penelope Cruz sang trọng với đầm đen pha trắng của Chanel tại buổi chiếu 'Madres Paralelas'. |
![]() |
Sara Sampaio thanh lịch với đầm đen Armani Privé. |
![]() |
Maggie Gyllenhaal sang trọng và giản dị trong bộ váy Prada đến buổi ra mắt 'The Lost Daughter'. |
![]() |
Lão bà Helen Mirren nổi bật trên thảm đỏ với bộ váy sequin hiệu Dolce & Gabbana. |
![]() |
Molly Sims ấn tượng ở buổi ra mắt phim 'Hand of God'. |
![]() |
Kirsten Dunst thanh lịch trong thiết kế Giorgio Armani tới buổi chiếu 'The Power of the Dog'. |
Quỳnh An
Ảnh: People
Brad Pitt nói càng có tuổi anh càng hướng tới phong cách thoải mái. "Nếu tôi có phong cách nào đó thì đó là không có phong cách nào cả", tài tử 58 tuổi nói với Esquire.
" alt=""/>Cựu mẫu nội y đọ dáng với sao phim 18+ trên thảm đỏ VeniceTừ cấu trúc dữ liệu được rao bán, NCSC cho rằng, dữ liệu này có thể xuất phát từ việc người dùng đăng ký sử dụng các dịch vụ có yêu cầu cung cấp thông tin KYC (bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ảnh chụp hai mặt CMND/CCCD).
Cụ thể, có thể kể đến là dịch vụ cho vay tiền trực tuyến, dịch vụ tài khoản tiền ảo,…Tới thời điểm hiện tại, các đơn vị chức năng đang tiến hành xác minh dữ liệu để đánh giá mức độ và nguồn lộ lọt thông tin.
Theo NCSC, những thông tin này có thể được sử dụng với mục đích thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo... Do vậy, trung tâm này khuyến nghị mỗi cá nhân cần trang bị kiến thức tốt để không bị đối tượng xấu lợi dụng hoặc trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công lừa đảo.
Theo đó, người dùng có thể lường trước một số kịch bản lừa đảo có thể xảy ra đối với mình và người thân, sẵn sàng thông báo cho cơ quan chức năng gần nhất khi có những cuộc gọi, thư điện tử nghi ngờ được gửi đến.
![]() |
Các thông tin của người Việt bị rò rỉ đều là thông tin nhạy cảm. (Ảnh: Trọng Đạt) |
NCSC cũng khuyến cáo người dùng nên đảm bảo an toàn cho các tài khoản trực tuyến như tài khoản ngân hàng, ví điện tử, thư điện tử, Facebook... đặc biệt với tài khoản có chức năng thanh toán trực tuyến, chỉ mở tính năng này khi cần sử dụng.
Người dùng nên cập nhật cho đơn vị cung cấp dịch vụ nếu số điện thoại đang gắn với các tài khoản ngân hàng, ví điện tử... không được sử dụng nữa.
Theo các chuyên gia của NCSC, người dùng chỉ nên sử dụng dịch vụ của các tổ chức uy tín, đã được tín nhiệm tại Việt Nam. Tránh cung cấp thông tin cá nhân, KYC cho dịch vụ của các tổ chức chưa được xác nhận, đánh giá tín nhiệm một cách rõ ràng như hệ thống app cho vay, tiền ảo,…Không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa biết rõ về tổ chức yêu cầu cung cấp cũng như mục đích của việc cung cấp thông tin cá nhân.
Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến, NCSC khuyến cáo những đơn vị này cần nghiêm túc rà soát lại hệ thống để dịch vụ, sản phẩm cung cấp cho khách hàng được bảo đảm an toàn thông tin, tránh các sự việc lộ lọt dữ liệu không đáng có.
Trọng Đạt
Nhiều thông tin về dữ liệu xác thực của người dùng Việt Nam như giấy chứng minh nhân dân, hình ảnh selfie... đang bị hacker đăng tải và tìm người mua trên Internet với giá 200 triệu đồng.
" alt=""/>Chuyên gia bảo mật nói gì về vụ dữ liệu cá nhân rao bán giá 200 triệu