Trong bài viết gửi tới tòa soạn, thầy giáo Trương Như Đệ ở Gia Lai cho rằng việc bỏ cộng điểm thi nghề trong tuyển sinh lớp 10 hoặc tốt nghiệp THPT sẽ giúp học sinh bớt đi áp lực thời gian học – thi, giảm một gánh nặng cho nhà trường...Dưới đây là góc nhìn của thầy giáo Trương Như Đệ về dự kiến bỏ cộng điểm thi nghề trong tuyển sinh lớp 10.
|
(Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Nghe tin Bộ GĐ-ĐT dự thảo bỏ cộng điểm thi nghề vào lớp 10, học sinh em mừng - em lo, phụ huynh người đồng tình - kẻ phản đối, giáo viên người phấn khởi - người ưu tư.
Riêng tôi rất ủng hộ, không chỉ bỏ điểm thi nghề khi tuyển sinh lớp 10 mà cần bỏ luôn việc cộng vào kết quả tốt nghiệp THPT.
Bởi vì…
Giáo dục giảm bớt một khối u “bệnh thành tích”
Để có được kết quả cao khi xét tuyển vào lớp 10 hoặc thi tốt nghiệp THPT, các trường không ngần ngại ép buộc học sinh học nghề, không cần biết các em có nhu cầu hay không. Thậm chí, có trường, có giáo viên còn "dọa" hạ hạnh kiểm học sinh nào không tham gia học nghề.
Điểm kiểm tra nghề thì chỉ có khá và giỏi, tìm điểm trung bình như mò kim đáy bể. Thi nghề thì không có khái niệm hỏng, tối thiểu cũng trung bình.
“Mảnh đất” tiêu cực trong giáo dục được thu hẹp
Để có được bộ "hồ sơ đẹp" dự tuyển vào lớp 10 hoặc dự thi THPT, phụ huynh, nhất là phụ huynh có điều kiện và quan tâm việc học của con, thường hay "tiếp cận" với nhà trường, thầy cô.
Không ít trường hợp được "nâng đỡ không trong sáng", không ít trường hợp “lọt qua khe cửa hẹp” nhờ thần hộ mệnh "điểm nghề".
Giảm một gánh nặng cho nhà trường
Ngoài việc triển khai thực hiện chương trình phổ thông, các trường THCS, THPT phải gánh thêm chương trình dạy nghề. Trong đó, THCS là 70 tiết, THPT là 105 tiết gồm nghề làm vườn, tin học văn phòng, điện dân dụng, trồng rừng, nấu ăn, thêu tay, cắt may...
Những nghề này tôi từng hỏi học sinh thích không, thì được nghe các em đồng thanh "Không!".
Việc dạy nghề là một cực hình đối với trường phổ thông, vì giáo viên phổ thông không có chuyên môn nghề. Vậy nên, hầu hết các trường hiện nay (ở Gia Lai) chủ yếu thực hiện chương trình nghề tin học văn phòng nhờ thiết bị và giáo viên sẵn có. Tức là dạy cái trường có chứ không phải dạy cái học sinh cần.
Học sinh bớt đi áp lực thời gian học - thi
Bớt được 70 tiết với học sinh THCS và 105 tiết với học sinh THPT là bớt được áp lực thời gian học cho các em, đặc biệt là áp lực thi "tốt nghiệp nghề" - tốt nghiệp để được hành nghề cộng điểm.
Hướng nghiệp cho học sinh thế nào?
Bỏ cộng điểm nghề đi liền với bỏ chương trình học nghề trong trường phổ thông. Tuy nhiên, cần thiết phải tăng cường hướng nghiệp cho các em theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Điểm mới nhất của kế hoạch giáo dục cấp THCS mới chính là nội dung hướng nghiệp được yêu cầu tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.
Tôi đề nghị không chờ Chương trình giáo dục phổ thông mới, mà Bộ cần hướng dẫn các nhà trường, giáo viên bộ môn thực hiện ngay.
Ở bậc THPT, theo Chương trình mới, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học. Việc này giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Vậy nên, trước mắt thầy cô giáo bộ môn cần vận dụng tích hợp nội dung hướng nghiệp trong từng chương, từng bài giảng. Đồng thời, các trường THPT tăng cường quản lý, triển khai có hiệu quả chương trình hướng nghiệp hiện hành, chuẩn bị cho Chương trình mới.
Nhưng tất nhiên, năm học 2017-2018 này chưa nên bỏ cộng điểm nghề vì mọi việc đã vào khuôn khổ.
Trương Như Đệ
Bỏ cộng điểm nghề: "Khắc phục hiện tượng làm đẹp hồ sơ"
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, chủ trương bỏ quy định cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10 nhằm đảm bảo mục tiêu chọn được đúng học sinh có khả năng tiếp tục học ở cấp THPT, đồng thời khắc phục hiện tượng làm "đẹp hồ sơ".
" alt="Bỏ cộng điểm thi nghề, nhà trường và học sinh giảm gánh nặng"/>
Bỏ cộng điểm thi nghề, nhà trường và học sinh giảm gánh nặng
Bí thư thành uỷ TP.HCM ví von như vậy tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sáng 27/10. |
Ông Nguyễn Thiện Nhân, ỦY viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM |
“Chúng tôi tin rằng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ đóng góp vào các đề án trọng tâm của thành phố như đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, trong đó phát huy tiềm lực sáng tạo của các ngành của nhà trường cho thành phố từ quản lý thông minh ở tầm xây dựng hoạch định chiến lược thành phố, xây dựng cơ sở tích hợp dữ liệu dùng chung đến các ngành thông minh như giáo dục, y tế, giao thông” - ông Nhân khẳng định.
Ông Nhân đề nghị trường đẩy mạnh chương trình nghiên cứu, thiết kế vi mạch của thành phố để sản xuất các sản phẩm đầu cuối thông minh có tính ứng dụng cao. Nhà trường tham gia nghiên cứu, sản xuất, cung cấp các thiết bị, công cụ sản xuất nông nghiệp thông minh, chi phí thấp và phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho các tỉnh thành phía Nam vì nhu cầu công nghệ cho ngành này hiện rất lớn.
|
Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ gắn Huân chương Lao động hạng nhất (lần thứ hai) do Chủ tịch nước trao tặng lên cờ truyền thống Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) |
Từng từng giảng dạy rồi làm Hiệu phó Trường ĐH Bách khoa, ông Nguyễn Thiện Nhân bồi hồi nhớ lại những ngày công tác tại trường và gửi lời tri ân đến các thầy cô, lãnh đạo nhà trường.
"Người 60 tuổi thì nghỉ hưu. Nhưng ĐH Bách khoa 60 năm thì sắp sang một chu kỳ mới. Các ĐH thì không có tuổi hưu. Vì vậy 60 năm nữa trường sẽ càng phát triển" – ông Nhân nhắn nhủ.
Trong khi đó, điểm lại những mốc quan trọng trong 60 năm, ông Vũ Đình Thành, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - đến nay, trường đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hơn 80.000 kỹ sư, 10.000 thạc sĩ, 200 tiến sĩ làm việc trên khắp cả nước và nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh các chương trình truyền thống, trường đang tập trung mở rộng đào tạo các hệ chất lượng cao và hệ liên kết quốc tế; sinh viên được học tập các môn học giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do trường đối tác nước ngoài cấp bằng hoặc cấp bằng đôi giữa hai nước.
Về công tác kiểm định chất lượng, trường là một trong bốn trường đại học đầu tiên của VN chính thức được công nhận đạt kiểm định chất lượng cấp trường theo tiêu chuẩn của HCERES (Pháp - châu Âu) với thời gian công nhận là 5 năm (tháng 6-2017 đến 6-2022). Trong tháng 9/2017, trường cũng đã hoàn thành kiểm định chất lượng cấp trường theo tiêu chuẩn quốc tế AUN-QA (khu vực Đông Nam Á). Về kiểm định cấp chương trình đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên trong cả nước có hai chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET của Hoa Kỳ (khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính). Trường cũng đã có 11 chương trình đạt chuẩn kiểm định AUN-QA, bảy chương trình đạt chuẩn kiểm định CTI của Pháp và châu Âu…
Từ Hội nghị khoa học lần thứ nhất năm 1978 với chỉ 7 phân ban, đến nay Hội nghị khoa học công nghệ lần thứ 15 năm 2017 của trường đã được tổ chức với 60 phân ban, trong đó có 37 phân ban quốc tế. Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 trường đã thực hiện 441 đề tài với tổng kinh phí thực hiện hơn 65 tỉ đồng. Số lượng bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế trong năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017 là 707 bài, trong đó số bài báo quốc tế là 292 bài (gồm 175 bài ISI) và số bài báo trong nước là 415 bài. Hoạt động chuyển giao công nghệ của trường cũng ngày càng được mở rộng về cả chất lượng và số lượng, doanh thu trong năm 2016 của trường đã đạt gần 165 tỉ đồng.
Hiện nay, tổng số CBVC của nhà trường là hơn 1.200 người, trong đó có hơn 755 cán bộ là giảng viên cơ hữu với 11 GS, 107 PGS, 397 TS và TSKH. Tỷ lệ cán bộ giảng viên có trình độ sau đại học là hơn 90%.
Lê Huyền
" alt="Ông Nguyễn Thiện Nhân: Người 60 tuổi thì nghỉ hưu nhưng trường đại học thì không có tuổi hưu"/>
Ông Nguyễn Thiện Nhân: Người 60 tuổi thì nghỉ hưu nhưng trường đại học thì không có tuổi hưu