Từ con số 0 ban đầu, du lịch Quảng Nam bắt đầu bứt phá từ sau ngày chia tách tỉnh. Chỉ trong vòng 20 năm lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 18,3 lần, từ mức 227.000 lượt khách năm 1997 lên 4,36 triệu lượt khách năm 2016.Đầu tư cho hạ tầng du lịch là ưu tiên hàng đầu
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam cho biết: Nếu lấy mốc từ ngày chia tách tỉnh Quảng Nam vào năm 1997, ngành du lịch dịch vụ Quảng Nam khá đơn điệu bởi cơ sở hạ tầng gần như chẳng có gì ngoài những di tích cha ông để lại. Tuy thiên nhiên ưu đãi nhưng Quảng Nam lại là mảnh đất gánh chịu mất mát của thiên tai và chiến tranh tàn phá.
Ngay sau khi chia tách, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam xác định kinh tế du lịch dịch vụ sẽ phát triển song hành cùng công nghiệp. Để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, Quảng Nam tập trung phát triển cơ sở hạ tầng các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là ở khu vực Hội An, khu vực ven biển; đồng thời, mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của tỉnh.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/23/14/20170323140708-nam11.jpg) |
Khánh thành cửa khẩu Nam Giang mở ra hướng phát triển du lịch mới tại Quảng Nam |
“Từ con số 0 ban đầu, du lịch Quảng Nam bắt đầu bứt phá từ sau ngày chia tách tỉnh. Chỉ trong vòng 20 năm lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 18,3 lần, từ mức 227 ngàn lượt khách năm 1997 lên 4,36 triệu lượt khách năm 2016, với tốc độ tăng bình quân đạt 16,83% năm. Trong đó khoảng 50% lượng khách du lịch quốc tế (hơn 2 triệu lượt/năm), Quảng Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế tại việt Nam. Doanh thu du lịch tăng 155 lần, từ mức 20 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30,3%/năm.”- ông Hài nói.
Ngành du lịch dịch vụ Quảng Nam đã có bước đột phá thần kỳ nhờ vào lợi thế tiềm năng thiên nhiên ưu đãi cùng 2 Di sản Thế giới Hội An và Mỹ Sơn và sự đồng lòng nhất trí của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/23/14/20170323140708-nam12.jpg) |
Vùng ven biển Quảng Nam vẫn còn hoang sơ nhưng đầy tiềm năng phát triển du lịch |
Thành công bước đầu của ngành kinh tế du lịch dịch vụ Quảng Nam theo ông Đinh Hài xác định đó là một chiến lược và tầm nhìn được lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ sau tách tỉnh đã xác định đầu tư hạ tầng cho du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng để mở ra các tuyến du lịch trọng điểm Nam Phước - Mỹ Sơn, tuyến ven biển Cẩm An - Điện Dương - Điện Ngọc, tuyến đường Hồ Chí Minh; hạ tầng thiết yếu tại Phú Ninh và Bãi Chồng (Cù Lao Chàm), Khu di tích Trung Trung Bộ, tuyến đường QL1A, Khu tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng... đồng thời công tác bảo tồn, tiếp tục tôn tạo di tích là công việc cấp thiết
Sau 20 năm, từ 19 khách sạn ban đầu, Quảng Nam đã có 146 khách sạn nghỉ dưỡng trong đó có 98 khách sạn xếp hạng sao và có đến 5.436 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/23/14/20170323140708-nam13.jpg) |
Hoang sơ đảo Cù Lao Chàm và tương lai không xa sẽ là trung tâm du lịch quốc gia |
Doanh thu du lịch năm 2016 đạt hơn 2.400 tỷ đồng gấp 161 lần so với 1996 (+29%/năm). Tổng lượt khách du lịch năm 2016 đạt gần 4,4 triệu lượt khách gấp hơn 46 lần so với năm 1997 (tăng 22%/năm). Trong đó khách lưu trú đạt gần 2,5 triệu lượt khách gấp hơn 35 lần.
Mục tiêu đón 8 triệu khách du lịch
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh, trong một báo cáo chương trình hành động phát triển du lịch Quảng Nam đã nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón 8 triệu khách du lịch với nguồn thu khoảng 15.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho người dân từ du lịch khoảng 20.000 người.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/23/14/20170323140708-nam1.jpg) |
Di sản thế giới Hội An, một điểm thu hút khách du lịch |
Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Lê Văn Thanh khẳng định Quảng Nam sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở lưu trú lên 12.000 phòng và GRDP du lịch đạt từ 10-12% trong tổng GDP toàn tỉnh.
Đó là kế hoạch ngắn hạn, còn chiến lược dài hạn đến năm 2025 ngành du lịch Quảng Nam sẽ đón từ 12 đến 14 triệu lượt khách du lịch. Nguồn thu từ du lịch đạt 26.000 tỷ đồng, giải quyết lao động cho 25.000 người. Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh tập trung đầu tư nâng tổng số cơ sở lưu trú 700 với 14.500 phòng và GRDP du lịch đạt từ 12% -14% trong tổng GDP toàn tỉnh.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/23/14/20170323140708-nam2.jpg) |
Cở sở hạ tầng cho du lịch được đầu tư phát triển |
Ông Đinh Hài , ‘Tư lệnh’ ngành du lịch Quảng Nam cho biết, để đạt được mục tiêu đề ra, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đang tập trung nguồn lực xây dựng và kết nối các tuyến đường chiến lược từ biển lên rừng để khái thác tiềm năng lợi thế từ thiên nhiên ưu đãi.
“Một trong những cơ sở hạ tầng có tính quyết định cho du lịch Quảng Nam bức phá là tuyến đường ven biển Duy Xuyên - Núi Thành kết nối và tuyến đường hàng không từ sân bay Chu Lai sẽ trở thành cảng hàng không Quốc tế. Tuyến đường biển kết nối 3 đảo Cù lao Chàm-Lý Sơn-Tam hải và sẽ mở rộng bắt đầu từ cảng Chu Lai đang được đầu tư xây dựng”- ông Hài khẳng định.
Cũng theo ông Hài, Quảng Nam vừa đầu tư phát triển hạ tầng du lịch vừa liên kết và kết nối du lịch với các tỉnh thành trong khu vực với một cơ chế đặc thù trên con đường Di sản đang đệ trình Chính phủ phê duyệt sẽ mở ra một hướng phát triển du lịch mới thu hút du khách trong và ngoài nước.
Vũ Trung
" alt=""/>Điểm tựa để du lịch Quảng Nam bứt phá
Lại có những nàng dâu, sống chung với mẹ chồng còn sướng hơn ở nhà đẻ.“Mẹ chồng là cô Tấm”
Câu trả lời sẽ là không với những nàng dâu “chuột sa chĩnh gạo”, mà chĩnh gạo ở đây không phải của cải, vật chất mà là tình yêu thương của mẹ chồng.
Chị Nguyễn Ly Ly (giáo viên tiểu học tại Hà Nội) tự nhận mình là “hạt mưa sa” may mắn rơi vào đài các. Những mẩu chuyện nhỏ về lòng tốt của mẹ chồng được chị chia sẻ trên Facebook khiến ai nấy đều xuýt xoa.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/04/10/13/20170410135858-me-chong.jpg) |
Chị Ly Ly hạnh phúc vì được mẹ chồng cưng chiều |
Khi được hỏi việc làm nào của mẹ chồng khiến chị cảm động nhất, chị suy nghĩ hồi lâu rồi mới trả lời: “Chẳng có việc nào cả vì ngày nào mẹ chồng tôi cũng tốt. Bà không phải kiểu người, năm bữa nửa tháng mới làm một việc bất ngờ khiến con dâu cảm động”.
Sống chung với mẹ chồng, chị Ly được cưng chiều hơn ở nhà đẻ. Ngày nghỉ nào cũng vậy, chị được ngủ đến trưa, chờ mẹ chồng gọi dậy ăn cơm. Biết nước vối tốt cho bà bầu, sáng nào mẹ chồng chị cũng dậy sớm mua lá về nấu, cho nước vào bình giữ nhiệt để chị mang đi làm.
Mỗi sáng, chị đều nhận được câu hỏi: “Nay con thích ăn gì?” và chỉ cần trả lời là buổi tối nhất định có món đó trên bàn ăn. Quần áo của chị được mẹ chồng giặt giũ, phơi phóng thơm tho rồi gấp gọn gàng để trong phòng. Phòng của hai vợ chồng chị lúc nào cũng như có cô Tấm, sáng đi bề bộn, tối về lại gọn gàng.
“Tôi vẫn nhớ mãi một câu của mẹ đẻ: “Mẹ cũng không chiều con được như thế, liệu mà ăn ở với ông bà bên nhà”, chị kể.
Chị càng biết ơn mẹ chồng gấp bội khi bà đặc biệt quan tâm đến thông gia. Mẹ đẻ chị bị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ chỉ định mổ gấp nhưng vẫn không dám mổ vì lo con gái sinh nở, không có người chăm. Thấy vậy, mẹ chồng chị sang tận nơi động viên: “Bà cứ lo chữa bệnh đi, cái Ly bầu bí, chửa đẻ đã có vợ chồng tôi chăm”. Giây phút ấy, chị xác định, với mình không còn khái niệm mẹ chồng – mẹ đẻ.
Vì sự cay nghiệt của mẹ chồng mà chị Nhung (Hòa Bình) chỉ làm dâu đúng 5 tháng rồi phải bỏ về ngoại. Chị là giáo viên mầm non, ngày mới về làm dâu lương ba cọc, ba đồng nhưng vẫn phải giao nộp toàn bộ cho mẹ chồng. Thậm chí, có những ngày xe hết xăng giữa đường chị cũng không có tiền mua, phải dắt bộ hai cây số về nhà mẹ đẻ xin tiền.
Ban ngày đi dạy, không thể làm việc đồng áng cùng mẹ chồng thì tối về chị phải làm bù. Có những hôm, chị ngồi bóc râu ngô đến 10 giờ khuya mới được ngồi vào bàn soạn giáo án, xong xuôi quay ra giặt quần áo cho cả bố mẹ chồng lẫn vợ chồng em út.
Bầu bí, chị thèm đồng quà, tấm bánh cũng không có tiền mua, phải chạy về nhà đẻ "ăn ké". Biết thế, mẹ chồng chị nói xỏ xiên: "Ăn cho lắm vào rồi khó đẻ".
Cam chịu sống đời địa ngục bên mẹ chồng suốt 5 tháng liền, giữa lúc bầu bí phải ôm về nhà ngoại, ấy thế mà chị Nhung chưa bao giờ mất niềm tin vào mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Chị bảo, đời chị khổ nhưng vẫn thấy không ít nàng dâu sung sướng, được mẹ chồng chiều như bà hoàng.
"Nói đâu xa, chính chị gái chồng mình may mắn như thế. Chị ấy khá cục mịch, nóng tính, không bao giờ biết khéo léo với mẹ chồng, vậy mà chưa từng bị bà nói nặng một câu. Đi làm về có người giặt giũ quần áo, nấu cơm, con cho người trông nom, tắm rửa, đưa đón đi học. Tóm lại chỉ cần làm xong việc của mình là được nghỉ... Đời làm dâu, thế là sướng quá rồi còn gì", chị chia sẻ.
Thế nên, một nàng dâu từng khổ trăm bề như chị vẫn chưa từng có suy nghĩ sợ lấy chồng. Bởi chị hiểu, trên đời còn rất nhiều bà mẹ tốt, sẵn sàng yêu thương và thấu hiểu con dâu.
Nàng dâu ôm con về ngoại, mẹ chồng dắt xe đạp đi tìm
Trong tất thảy những câu chuyện nàng dâu “số hưởng”, tôi ấn tượng hơn cả với chuyện của chị T.D (sinh năm 1986, Phú Thọ) - người từng ôm con bỏ đi và được mẹ chồng dắt xe đạp lóc cóc đi tìm.
Khoảnh khắc ôm con lẽo đẽo đi sau chiếc xe đạp của mẹ về nhà, chị vừa ân hận, vừa thương mẹ chồng đến thắt lòng. Hôm ấy, vợ chồng chị cãi nhau, chồng chị giận đến mức đập hết bát, đĩa. Ấm ức chị ôm con bỏ về nhà ngoại nhưng đến nửa đường lại sang nhà đồng nghiệp… trú tạm.
Chưa đầy 1 giờ đồng hồ, “cơn mưa điện thoại” từ mẹ chồng, mẹ đẻ… ập đến khiến chị giật mình. Đến khi biết mẹ chồng đang dắt xe đi tìm thì bủn rủn chân tay, không phải vì sợ mà vì thương mẹ quá.
Đó là lần đầu tiên chị thấy mẹ chồng khóc thành tiếng. Bà nói với chị: “Con hâm! Đi đâu để mẹ lo. Nó ngu, nó láo thì có mẹ bên cạnh, mẹ bênh, có gì mà phải đi”. Về đến nhà, bố chồng chị đã thu xếp mọi chuyện ổn thỏa, cả nhà lại có bữa cơm vui vẻ như ngày thường.
Một lần khác khiến chị nhớ mãi là ngày hai mẹ chồng - con dâu đưa nhau đi đẻ. Khi nghe bác sĩ nói phải mổ, chị sợ đến run người, cả đêm mẹ chồng ngồi hành lang xoa bụng, kể chuyện cho con dâu bớt đau, bớt sợ.
Khi vào thang máy lên phòng mổ, mẹ chồng chị bị bảo vệ chặn lại. Bà làm ra vẻ mặt mếu máo, xin xỏ: “Chú cho tôi lên với, nhà tôi chỉ có hai mẹ con đi với nhau” khiến chị vừa, thương vừa buồn cười. Sau này chị nghe mọi người kể lại, lúc ngồi ở ngoài chờ, nghe hộ lý nói con dâu ngất trên bàn mổ, mẹ chồng chị khóc hu hu, khiến ai nấy đều nghĩ bà là mẹ đẻ.
Họ được gọi là những nàng dâu số hưởng khi nhận được tình yêu vô hạn của mẹ chồng. Trong đó, dù có người từng xem mẹ chồng là nỗi ám ảnh cũng phải đánh giá lại, không phải mẹ chồng nào cũng cay nghiệt.
![Mẹ chồng miền Bắc, con dâu miền Nam hết mâu thuẫn nhờ Quyền Linh](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/04/09/10/20170409100035-anh3.jpg?w=142&h=100) Mẹ chồng miền Bắc, con dâu miền Nam hết mâu thuẫn nhờ Quyền LinhTham gia ở phần 1 của chương trình Bạn muốn hẹn hò tập 4 là cặp mẹ chồng nàng dâu vô cùng xinh đẹp: Cô Vũ Thị Hạnh 57 tuổi đã nghỉ hưu và chị Trần Thị Hoàng Yến 32 tuổi. " alt=""/>Tâm sự: Sống chung với mẹ chồng vẫn được chiều như bà hoàng
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm tỷ số bóng đá hôm nay
-
|