Sau khi ăn xong khoảng 30 phút, cả 3 người đều có triệu chứng trào ngược dạ dày, liên tục nôn ói và được đưa đi nhập viện cấp cứu trong đêm.
Theo Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi, vợ chồng anh Ọt và bà Hường bị ngộ độc thức ăn dẫn đến viêm dạ dày, ruột và đại tràng. Hiện các bác sĩ chưa xác định được nguồn gốc nhiễm trùng.
Trao đổi với VietNamNet, anh Lương Văn Ọt cho biết trước khi bị ngộ độc có ăn phải lá của bà M. (một người hàng xóm) đem cho gia đình.
Theo người đàn ông này, khi cho lá, bà M. nói với gia đình là sâm rừng. Ngoài ra, bà M. còn cho gia đình anh thêm hạt giống để gieo trồng với hình dạng dài, hạt màu đen đậm. “Tôi thấy lá rừng này ăn xong bị ngộ độc ngay. Rất may 2 đứa con nhỏ của gia đình không ăn”. Anh Ọt cho biết.
Hiện sức khỏe của hai vợ chồng anh và chị gái tạm thời ổn định.
Tiến Nhuệ - Hải Dương
Chia sẻ với PV VietNamNet, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, nhìn nhận giá bất động sản gần đây bị tăng cao, kể cả trong bối cảnh thị trường đang “đóng băng”, nhất là chung cư tại TP Hà Nội và Sài Gòn chỉ có giữ và tăng giá, không giảm.
“Việc tăng giá chung cư sẽ làm cho người dân khó khăn trong việc mua nhà, cả thị trường các phân khúc khác cũng tăng giá theo”, ông Quyết đánh giá.
Nói về nguyên nhân của câu chuyện giá bất động sản cao, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc chỉ rõ, quỹ đất hiện ít, khó khăn nên các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc cao cấp, lợi nhuận sẽ tốt hơn.
“Giá đầu vào cao, chi phí cao, việc giải phóng đền bù để có quỹ đất hiện cũng cao hơn trước, buộc chủ đầu tư phải bán giá cao mới có lời, không thể bán giá thấp”, ông Quyết nói.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Đất Xanh Miền Bắc, do thủ tục pháp lý mấy năm nay quá chậm, dẫn tới nguồn cung ít.
“Khi nguồn cung ít, nhu cầu lớn, đương nhiên giá sẽ phải cao. Ở đây vẫn là quy luật kinh tế cung - cầu. Giải quyết dứt điểm vấn đề nguồn cung ắt sẽ ổn định được giá thị trường. Ngoài mặt giá thành, đâu đó đang có tính chất “độc quyền” về nguồn cung. Các dự án khi ra hàng sẽ biết nguồn cung không có nhiều nên họ sẽ quyết định giá.
Chính vì vậy, để giảm giá bất động sản phải giải quyết được vấn đề nguồn cung. Khi nguồn cung có nhiều, đương nhiên các chủ đầu tư không dám bán đắt”, ông Quyết phân tích.
Ông Quyết cho rằng, để giải quyết được câu chuyện nguồn cung, gốc rễ phải giải quyết vấn đề cơ chế, chính sách.
“Rất nhều dự án bị đọng, vướng chính sách không triển khai, ra hàng được. Lý do không ra được dự án nên chi phí vốn đầu tư bị “đội” lên. Để dự án bất động sản giảm giá được thì việc giải phóng đền bù, hay vấn đề thuế đất cũng cần thông thoáng hơn”, ông nói.
Từ góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng giá cả bất động sản do thị trường tự quyết định chứ không thể dùng biện pháp nào. Tuy nhiên, sau một thời gian tăng giá mạnh của thị trường, lực cầu giảm đi, muốn bán được hàng thì buộc các chủ đầu sẽ phải giảm giá xuống.
“Thế nhưng, hiện nguồn cung ở các thành phố lớn như Hà Nội cực ít, do đó cung ít – cầu cao, thì đương nhiên tăng giá. Cung nhiều hơn cầu, đương nhiên giá sẽ phải giảm để cạnh tranh bán.
Các dự án bất động sản hiện đang nằm “đắp chiếu” khá nhiều, nếu đồng loạt được tháo gỡ sẽ bung ra thị trường một nguồn cung khá lớn, chắc chắn nhiều hơn cầu. Khi đó, sự cạnh tranh bán hàng sẽ diễn ra, đồng loạt mặt bằng giá sẽ đi xuống”, ông Đính cho hay.
Chính vì vậy, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, biện pháp để hạ giá bất động sản hiện nay đó là cần nhanh chóng tháo gỡ ách tắc cho các dự án, cho các chủ đầu tư để sớm có nhiều dự án ra hàng, tăng nguồn cung trên thị trường.
Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, giá chung cư cuối năm 2023 đang ở mức rất cao. Tại Hà Nội, trên thị trường sơ cấp, mức giá bán trung bình của các căn hộ mở bán mới đạt khoảng 50,8 triệu đồng/m2. Mức giá này tăng gần 7% theo quý (khoảng 3,6 triệu đồng/m2), 14% theo năm (khoảng 7 triệu đồng/m2). Trên thị trường thứ cấp, giá bán trung bình đạt khoảng 32 triệu đồng/m2, tăng 2,7% (khoảng 800.000 đồng/m2) theo quý và 0,8% (250.000 đồng/m2) theo năm. Tại TP.HCM, giá bán thứ cấp quý III/2023 đạt 45 triệu đồng/m2, tăng 3% so với quý trước. Mức tăng chủ yếu nằm ở phân khúc trung và cao cấp, nhất là các dự án kề cận trung tâm như quận Bình Thạnh, TP. Thủ Đức. Còn giá bán sơ cấp căn hộ chung cư đã đạt hơn 60 triệu đồng/m2. Bộ Xây dựng cho biết, đây là quý thứ 19, giá bán chung cư sơ cấp tăng liên tiếp. |
Trên khu đất hơn 7.300m2 này hiện là chung cư Millennium. Ngoài nguồn gốc đất công, tại chung cư này còn có 76 căn hộ tái định cư nhưng chủ đầu tư đã bán thương mại. (Xem chi tiết)
3.790 căn hộ tại Thủ Thiêm sắp được bán đấu giá lần thứ tư
Thuộc chương trình 12.500 căn hộ tái định cư cho người dân Thủ Thiêm, 3.790 căn hộ tại khu 38,4ha, P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức hoàn tất xây dựng từ năm 2015.
Vì không còn nhu cầu để bố trí tái định cư, giai đoạn 2018 – 2021, UBND TP.HCM đã 3 lần tổ chức bán đấu giá số căn hộ này đều bất thành. Nhiều năm bỏ hoang, 3.790 căn hộ ngày càng xuống cấp. (Xem chi tiết)
TP.HCM kiến nghị bỏ căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm để giao, cho thuê đất
Chiều 28/7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về các nội dung vướng mắc trong lĩnh vực đất đai.
Trong 29 nội dung thuộc 13 nhóm vấn đề đã kiến nghị, UBND TP.HCM kiến nghị bỏ căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm để giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, Thành phố đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm và giai đoạn 10 năm nên có thể căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch này để giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ông Thắng kiến nghị nên chấp thuận cho TP.HCM lấy quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng làm căn cứ để giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất.
Diễn biến mới vụ dự án ‘ma’ Seaway Bình Châu
Từ năm 2019, CTCP TP Holding đã ký hợp đồng đặt cọc, thu tiền của nhiều khách hàng mua đất tại dự án “ma” có tên Seaway Bình Châu, xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Không những không thực hiện cam kết bàn giao đất, TP Holding còn chây ỳ hoàn trả tiền, khi khách hàng khởi kiện, công ty này đẩy trách nhiệm cho chủ đất. (Xem chi tiết)
Thông tin mới về dự án ngàn tỷ của đại gia Nguyễn Cao Trí
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao các sở, ngành liên quan xem xét thẩm định giá đất để tính tiền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị Đại Ninh, huyện Đức Trọng. Dự án này có quy mô 3.595ha, vốn đầu tư dự kiến 25.000 tỷ đồng.
Khu đô thị Đại Ninh do CTCP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh làm chủ đầu tư. Tổng giám đốc của doanh nghiệp này là ông Nguyễn Cao Trí, người vừa bị ngăn chặn mọi giao dịch nhà đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. (Xem chi tiết)
Khánh Hòa trả lại tiền ứng trước cho nhà đầu tư ở Cam Ranh
Để xây dựng hạ tầng khu du lịch bán đảo Cam Ranh, năm 2008, tỉnh Khánh Hoà đã huy động vốn dưới hình thức ứng trước tiền thuê đất của các nhà đầu tư. Từ năm 2019, các doanh nghiệp được hoàn vốn tạm ứng bằng hình thức trừ dần tiền thuê đất dự án.
Đến nay vẫn còn một số doanh nghiệp chưa được hoàn tiền với tổng số tiền đã ứng trước khoảng 200 tỷ đồng. Tỉnh Khánh Hoà dự kiến sẽ hoàn trả cho doanh nghiệp này trong giai đoạn 2024 – 2025. (Xem chi tiết)
Phú Yên công bố 6 dự án chưa được ‘bán nhà trên giấy’
Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên vừa có văn bản hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện nghiêm các quy định về huy động vốn, kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai.
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 6 dự án nhà ở chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong đó, có 4 dự án tại TP.Tuy Hoà. (Xem chi tiết)
Thu hồi đất tại nhiều dự án chậm triển khai
UBND tỉnh Bình Phước vừa có quyết định thu hồi tổng số gần 35ha đất tại 3 dự án trên địa bàn huyện Lộc Ninh. Đây là diện tích đất được tỉnh cho thuê từ năm 2002 đến năm 2014 nhưng các chủ đầu tư chậm thực hiện dự án, vi phạm Luật Đất đai. Diện tích đất sau khi thu hồi sẽ được giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Lộc Ninh quản lý. (Xem chi tiết)
UBND tỉnh Đồng Nai cũng vừa có quyết định thu hồi đất 543ha tại xã Xuân Tâm và xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc đã cho Dofico thuê tại Khu liên hợp Công – Nông nghiệp Dofico. (Xem chi tiết)
Đại gia ngoại chốt dự án nghìn tỷ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ xin chuyển nhượng đấtDự án khu nhà ở nghìn tỷ ở TP.Thủ Đức đổi chủ; thời điểm đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm; sai phạm tại dự án trên đất công; tin mới về dự án bị thu hồi của Trung Nguyên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua." alt=""/>Hàng nghìn căn hộ ở Thủ Thiêm 'ế', tin mới về dự án của đại gia Nguyễn Cao Trí