![]() |
Nguồn: Bộ GD-ĐT |
Sẽ tắt sóng 2G vào tháng 9/2024
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G. Giấy phép tần số cấp cho các nhà mạng triển khai mạng 2G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Bộ TT&TT sẽ quy hoạch lại, các băng tần 1800MHz, 1900MHz tới đây sẽ không phục vụ cho máy 2G Only.
Thứ trưởng Phạm Đức Long thông tin thêm, có lẽ sóng 2G sẽ cần được duy trì thêm một thời gian, không phải để phục vụ cho máy 2G, mà phục vụ cho một số máy 4G. Theo thống kê, hiện ở Việt Nam có khoảng 15 triệu máy 4G không thể sử dụng thoại chất lượng cao VoLTE, tin nhắn trên mạng 4G, phải dùng xuống mạng 2G, 3G. Đại diện Bộ TT&TT cũng cho hay, chu kỳ sử dụng của một thiết bị đầu cuối là khoảng 3 năm. Kể từ năm 2020, Bộ TT&TT đã ra quy định cấm nhập khẩu máy 2G. Các máy nhập vào thị trường Việt Nam hiện nay là theo đường tiểu ngạch. Như vậy, các máy 2G tại Việt Nam đang ở vào cuối của chu kỳ sử dụng, khi máy hỏng sẽ được người dùng thay thế.
Để bảo vệ quyền lợi người dân khi thực hiện tắt sóng trạm 2G, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các sở TT&TT triển khai cuộc kiểm tra trên địa bàn cả nước nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc nhập khẩu, phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất trái quy định của pháp luật. Bộ TT&TT đề nghị các sở TT&TT chủ động rà soát, và dựa theo tình hình thực tế để lên kế hoạch kiểm tra chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh mô hình chuỗi, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đơn lẻ trên địa bàn, đảm bảo không còn máy điện thoại di động 2G Only, 3G Only lưu thông trên địa bàn. Các sở TT&TT tỉnh, thành phố cũng có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng quản lý thị trường, hải quan, công an... để kiểm tra, ngăn chặn việc mua bán, lưu thông máy điện thoại di động 2G Only, 3G Only vi phạm quy định.
Bộ TT&TT cũng đang tính đến phương án quyết liệt hơn là sẽ khóa, không để cho các dòng máy 2G gia nhập mạng mới mà chỉ duy trì những điện thoại 2G hiện đang sử dụng trên hệ thống. Như vậy, sẽ ngăn chặn được dòng điện thoại “cục gạch” nhập lậu tràn vào Việt Nam làm ảnh hướng đến lộ trình tắt sóng 2G. Đây cũng là biện pháp đưa nhanh người dân lên môi trường số.
Nhà mạng và địa phương lên phương án tắt sóng 2G và 3G
Đến thời điểm này, các nhà mạng lớn đã tiến hành tắt sóng 2G và 3G ở những khu vực có nhu cầu dịch vụ này thấp. Ngoài việc ưu đãi cho khách hàng cước data, các nhà mạng cũng đã chuẩn bị các dòng điện thoại “cục gạch” 4G giá rẻ, chỉ dùng cho dịch vụ thoại và nhắn tin, để phục vụ cho một lớp khách hàng có nhu cầu này. Chẳng hạn, Viettel Telecom đang triển khai những chính sách ưu đãi lớn nhằm giúp người dân có cơ hội tiếp cận với 4G tốt hơn. Cụ thể, khách hàng nhắn tin với cú pháp 4G gửi 191 sẽ có cơ hội nhận gói ST30 4G miễn phí với 7GB data dùng trong 7 ngày. Nhà mạng này cũng tung ra một số dòng máy 4G với mức giá chỉ từ 290.000 đồng, đồng thời miễn phí 100% lưu lượng data khi khách hàng xem nội dung giải trí trên ứng dụng TV360.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện VNPT khẳng định việc tắt sóng 2G sẽ giảm chi phí vận hành khai thác cho các nhà mạng. Nhà mạng có thể dành tần số này cho các công nghệ mới phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Đại diện VNPT cũng cho hay, hiện tỷ lệ thuê bao sử dụng dịch vụ 2G giảm rất mạnh, trong khi đó số lượng thuê bao sử dụng smartphone 5G đang tăng nhanh. Đây là xu hướng thuận lợi cho việc tắt sóng 2G. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm tắt sóng rất quan trọng vì sẽ giúp cho các nhà mạng giảm chi phí hỗ trợ máy đầu cuối cho khách hàng.
Chia sẻ quan điểm trước đề xuất tắt sóng 2G, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Viettel cho hay, Viettel ủng hộ việc tắt sóng 2G của Bộ TT&TT. Mục tiêu của tắt sóng 2G là thúc đẩy người dùng sử dụng smartphone và sử dụng dữ liệu. Điều này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số trong tương lai.
Không chỉ có các nhà mạng, một số địa phương cũng xin được đề xuất tắt sóng 2G. Sau thời gian thí điểm tắt sóng 2G tại một số địa bàn, Lạng Sơn dự kiến sớm tắt sóng 2G toàn bộ thành phố, thị trấn, góp phần đẩy nhanh việc phổ cập smartphone.
Để người dân chủ động chuyển đổi thiết bị và không gây ảnh hưởng đến thông tin liên lạc khi tắt sóng 2G, các doanh nghiệp viễn thông đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người dân. Sở TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông tại Lạng Sơn đã rà soát nắm bắt những khu vực có tỷ lệ người dùng sóng 2G thấp, làm các công tác chuẩn bị để xây dựng các trạm phát sóng 5G, mở rộng độ phủ sóng 4G trên địa bàn tỉnh.
" alt=""/>Tắt sóng 2G, chặn nguồn điện thoại lậu và đưa người dân lên môi trường sốĐiện thoại iPhone và máy tính bảng iPad đang đứng trước nguy cơ dễ dàng bị tấn công bảo mật từ xa.
Trên trang chủ của mình, FireEye cho biết, hồi tháng 7/2014, các nhà nghiên cứu bảo mật trên thiết bị di động tại đây đã phát ra trường hợp một số ứng dụng có nguồn gốc không rõ ràng khi được cài đặt vào máy sẽ cố tình thay thế một ứng dụng "xịn" khác từng được cài đặt trước đó thông qua App Store bởi vì chúng có cùng mã định danh (hay mã nhận dạng).
Ứng dụng giả mạo này về cơ bản có thể xuất hiện dưới một cái tên khá hấp dẫn (đại loại như New Flappy Bird) để dụ người dùng tải về và cài đặt. Tuy nhiên, thực tế là ứng dụng này sẽ thực hiện thêm tác vụ thay thế một ứng dụng khác hiện có trên thiết bị.
Đại diện FireEye cho biết, mọi ứng dụng đều có thể bị thay thế, ngoài trừ các ứng dụng được hệ điều hành iOS cài đặt sẵn chẳng hạn như trình duyệt Safari; và lỗ hổng này tồn tại bởi vì iOS không tiến hành kiểm tra mã chứng thực đối với các ứng dụng có cùng mã định danh.
Lỗ hổng này tồn tại trên các phiên bản iOS 7.1.1, 7.1.2, 8.0, 8.1 và 8.1.1 beta cũng như trên mọi thiết bị "quả táo" bất kể là đã được jailbrake hay chưa.
FireEye cho biết tin tặc có thể khai thác lỗ hổng này thông qua kết nối mạng không dây cũng như thiết bị USB, đồng thời đặt tên cho hình thức tấn công này là Masque Attack và cũng đã gửi thông tin về lỗ hổng bảo mật nói trên cho phía Apple từ hôm 26/7.
Đến đầu tháng 11 này (hôm 6/11), sau khi mã độc mang tên WireLurker được phát hiện, các nhà nghiên cứu tại FireEye tiếp tục nhận thấy loại mã độc này đã bắt đầu tận dụng một khía cạnh rất nhỏ trong phương thức tấn công Masque Attack để tấn công iOS thông qua USB.
Ở góc độ nào đó, có thể khẳng định, Masque Attacks có thể tạo ra nhiều mối đe dọa hơn so với WireLurker bởi Masque Attacks có thể thay thế các ứng dụng "xịn" trên iOS như ứng dụng ngân hàng và trình quản lý email bằng cách sử dụng một malware do tin tặc cài sẵn thông qua kết nối Internet.
Và điều đó cũng có nghĩa là tin tặc có thể đánh cắp thông tin định danh trong các giao dịch ngân hàng trực tuyến bằng cách thay thế một ứng dụng ngân hàng "xịn" bằng một ứng dụng ngân hàng "dỏm" với giao diện người dùng giống hệt.
Được biết, FireEye chính là hãng bảo mật hồi tháng 12 năm ngoái từng đưa ra thông tin tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào máy tính của 5 ngoại trưởng châu Âu ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong tháng 9/2013.
Theo PCWorldVN
" alt=""/>Hàng triệu iPhone và iPad dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng