您现在的位置是:Bóng đá >>正文
10 laptop Centrino 2 'đỉnh' nhất (tiếp)
Bóng đá6人已围观
简介Packard Bell EasyNote RS65 Giá: £749 (khoảng 1.498 USD)Được kế để phục vụ các ứng dụng công nghệ cao...

Packard Bell EasyNote RS65
Giá: £749 (khoảng 1.498 USD)

Với mẫu thiết kế được coi là độc nhất với các góc hình khối tròn, vỏ kim loại màu đen nhẹ đã làm EasyNote RS65 trở nên khá bắt mắt và đem lại cho người dùng cảm nhận về sức mạnh của nó ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Được xây dựng xung quanh màn hình 13.1 inch, EasyNote RS65 có trọng lượng nhẹ, gọn thích hợp với việc sử dụng ngay trong khi di chuyển. Suất tiêu thụ điện năng tương đối thấp của bộ xử lí mà Intel cung cấp cũng đồng nghĩa với việc tuổi thọ của pin sẽ được kéo dài và đem lại sự thoải mái cho người dùng khi phải đi xa văn phòng làm việc của mình.
EasyNote RS65 sử dụng bộ xử lí tiên tiến nhất trong dòng Centrino 2 của Intel, nó đem lại hiệu suất vượt trội cho các sản phẩm trước đây, và nhu cầu thấp về năng lượng của chip sẽ giảm những tác hại do việc nóng máy mang lại, đồng thời tránh được những tiếng kêu không mong muốn của quạt làm mát khi máy tính đang chạy hết công suất.
Card đồ họa dành cho EasyNote RS65 là các sản phẩm thuộc dòng ATi Mobility Radeon HD 3000 series sẽ cung cấp tài nguyên hoàn hảo nhất cho các ứng dụng 3D và cho phép người dùng xem các hình ảnh độ phân giải cao ngay trên đường di chuyển. Ổ đĩa quang cũng dược trang bị và cổng ra chuẩn HDMI cũng sẵn sàng cho việc kết nối với HDTV có màn hình cỡ lớn.
Các phần mềm đi kèm với EasyNote RS65 có thể kể đến Norton Internet Security, AdobePhotoshop Elements và Microsoft Works sẽ giúp cho người dùng giảm bớt một phần chi phí cho các ứng dụng cần thiết nhất. Có thể nói EasyNote RS65 là laptop lí tưởng nhất cho những người sử dụng lúc nào cũng cần điều kiện làm việc tiện nghi nhất như được ở nhà hay văn phòng trong mỗi chuyến đi xa.
Lenovo ThinkPad SL400
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Tottenham vs Nottingham, 2h00 ngày 22/4
Bóng đáPhạm Xuân Hải - 21/04/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
【Bóng đá】
阅读更多Mạng xã hội Twitter và nguồn gốc lịch sử gây tranh cãi
Bóng đáMọi chuyện bắt đầu 16 năm trước…
Nguồn gốc thực sự của Twitter
Theo nhân viên Odeo Ray McClure, sản phẩm của Noah cho phép gọi đến một số điện thoại, biến tin nhắn thành tập tin MP3 lưu trên Internet. Một trong các nhà đầu tư đầu tiên vào Odeo là cựu nhân viên Google Evan Williams. Williams tham gia vào Odeo nhiều hơn bất kỳ nhà đầu tư nào khác. Thực tế, Odeo đã chuyển từ căn hộ của Noah sang của Williams.
Tiếp theo, Odeo chuyển sang văn phòng và thuê nhiều nhân viên hơn, trong đó có nhà thiết kế Web Jack Dorsey và kỹ sư Blaine Cook. Sau cùng, Evan Williams trở thành CEO Odeo.
Đến năm 2005, Odeo phát triển một nền tảng podcast. Song, tới mùa thu, Apple lần đầu giới thiệu iTunes, bao gồm nền tảng podcast tích hợp sẵn trong 200 triệu iPod. Khi ấy, nhân viên Odeo xuống tinh thần vì nhận ra họ không nghe podcast nhiều như họ nghĩ.
Thời điểm đó, Odeo có 14 nhân viên toàn thời gian. CEO Williams yêu cầu nhân viên nghĩ hướng đi mới cho Odeo. Công ty tổ chức hackathon, nơi nhân viên chia thành nhóm dự án riêng trong 1 ngày. Jack Dorsey, “ngôi sao” của Odeo, đưa ra ý tưởng hoàn toàn mới, xoay quanh cập nhật trạng thái (status).
Glass ấn tượng với Jack và còn cùng nhau ngồi bàn bạc trong xe dưới mưa. Một ngày tháng 2/2006, Glass, Dorsey và nhà phát triển Florian Weber trình bày ý tưởng với toàn bộ công ty. Đó là một hệ thống để gửi tin nhắn đến một số điện thoại và truyền đến tất cả những người bạn khác: Twttr.
Noah Glass chính là người nghĩ ra cái tên “Twttr”. Sau này, Twttr đổi thành Twitter.
Evan Williams hoài nghi tiềm năng của Twitter nhưng vẫn để Glass phụ trách dự án. Bạn của ông, Biz Stone, đã giúp nhóm Twitter của Glass. Mọi người đều đồng ý rằng ý tưởng Twitter xuất phát từ Jack Dorsey. Dorsey thậm chí phác thảo một thứ giống với Twitter vài năm trước khi gia nhập Odeo. Anh cũng là trung tâm của dự án. Tuy nhiên, tất cả nhân viên và nhà đầu tư ban đầu của Odeo đều nhất trí không một ai tại Odeo, ngay cả Jack, đam mê Twitter hơn Noah Glass. Blaine Cook gọi Glass là “lãnh đạo tinh thần” của Twitter. Thậm chí, dịch vụ Twitter thời kỳ đầu cũng chạy trên laptop của Glass.
Glass nhấn mạnh ông không phải nhà sáng lập Twitter duy nhất, song cảm thấy bị phản bội khi vai trò của mình về cơ bản bị loại khỏi lịch sử công ty. “Một số người được ghi công, một số thì không. Sự thật đây là nỗ lực của cả nhóm. Tôi không tự tạo ra Twitter. Nó ra đời từ đối thoại. Tôi biết nếu không có tôi, Twitter sẽ không tồn tại”.
Tháng 3/2006, Odeo đã có nguyên mẫu Twitter. Tháng 8 năm ấy, một trận động đất nhỏ làm rung chuyển San Francisco và mọi người nhanh chóng loan tin trên Twitter. Sang mùa thu, Twitter có hàng ngàn người dùng. Khi đó, kỹ sư Blaine Cook nhận xét cảm giác có “hai công ty” tại Odeo, đó là Twitter và Odeo.
Evan Williams
Tại cuộc họp ban quản trị Odeo mùa hè 2006 , Noah Glass giới thiệu Twitter với các giám đốc Odeo nhưng không được để ý. Tháng 9/2006, Evan Williams viết thư cho các nhà đầu tư của Odeo với nội dung công ty sẽ không đi đến đâu, vì vậy, ông ấy muốn mua lại toàn bộ cổ phần để họ không bị lỗ.
Evan đã mua lại toàn bộ cổ phần của Odeo, đồng nghĩa với sở hữu Odeo và Twitter. Số tiền không bao giờ được tiết lộ. Theo các nhà đầu tư, họ đã bỏ khoảng 5 triệu USD vào Odeo. 5 năm sau, tài sản mà họ bán cho Evan đã tăng ít nhất 1.000 lần, lên 5 tỷ USD. Hiện tại, vốn hóa Twitter đạt hơn 50 tỷ USD.
Các nhà đầu tư có chút “chua chát” khi nghĩ về hanh vi của Williams. Họ cảm thấy phần nào đó bị William lừa dối. Liệu có phải Evan lừa họ nghĩ rằng Twitter không đáng giá nhiều như vậy dù thực tế biết Twitter sẽ là một “mỏ vàng”?
Evan Williams được xem là một người sắc sảo. Nhiều cổ đông và nhân viên Odeo dùng từ “tính toán” khi mô tả ông ta. Một bài báo cũ trên New York Times đưa tin về những cáo buộc Williams không bồi thường đầy đủ cho nhân viên Blogger khi ông bán công ty cho Google năm 2003. Đồng sáng lập Blogger Meg Hourihan từng nói: “Tôi không nghĩ anh ta quan tâm tới những người đã giúp anh ta có ngày nay”. Williams được cho là đã nói: “Tất cả những doanh nhân thành công đều kết thù kết oán”.
Sự thực là chúng ta có thể không bao giờ biết được Williams nghĩ gì khi hạ thấp Twitter trước các nhà đầu tư.
Cú sốc và phản bội
Điều đầu tiên Evan Williams làm khi mua lại Odeo từ các nhà đầu tư là đổi tên thành Obvios. Điều tiếp theo còn sốc hơn, đó là sa thải nhà sáng lập Odeo kiêm người ủng hộ Twitter nhiệt tình nhất, Noah Glass. Vì sao tin tức này lại gây sốc như vậy? Chính là tất cả đều đồng ý Twitter không thể ra đời nếu không có Glass.
Kỹ sư Evan Henshaw-Plath của Odeo gọi Glass, Dorsey và Florian Webb là ba nhà sáng lập thực sự của Twitter.
Nguyên nhân Williams sa thải Glass có thể là tính cách trái ngược nhau. Glass ồn ào, còn Williams điềm đạm. Noah luôn nói, còn Williams luôn suy nghĩ. Ngoài ra, Noah còn hơi bốc đồng.
Những người khác gợi ý lý do Glass bị đuổi là ông thể hiện quá mức về việc muốn điều hành Twitter. Glass muốn tách Twitter thành công ty riêng và trở thành CEO. Một người nói Evan Williams có thể điều hành Twitter là vì “Evan có đủ tiền để mua cổ phần, còn Noah thì không”.
Theo Glass, toàn bộ mớ hỗn độn khiến ông cảm thấy bị phản bội bởi bạn bè, công ty, những người ông tin tưởng và những nỗ lực để tạo ra thứ gì đó. Ông đã dành nhiều thời gian cho Twitter, nhiều lúc còn làm việc một mình để đổi lại bị “hất cẳng” ra khỏi công ty mình mở ra.
Sau này, Williams cập nhật trên Twitter, thừa nhận “đúng là Noah chưa bao giờ được ghi công cho vai trò ban đầu tại Twitter. Ông ấy đã nghĩ ra cái tên thực sự xuất sắc”.
Tình bạn giữa Williams và Jack Dorsey cũng phai nhạt theo sự phát triển của Twitter. Hai người còn xung đột tới mức Williams thuyết phục các cổ đông rằng Jack là người thiếu kinh nghiệm, không đủ sức dẫn dắt Twitter nhằm thu hẹp vai trò của bạn mình khỏi công ty. Tuy nhiên, Dorsey có cách xử lý của riêng mình. Trong thời gian này, ông thành lập công ty thanh toán khác có tên Square, đồng thời liên hệ với truyền thông để đánh bóng tên tuổi và giành sự cảm thông của mọi người. Sau cùng, Jack chiếm được lòng tin của cổ đông và thành công chiếm ghế CEO của Williams. Đầu năm 2011, Williams rời ban quản trị Twitter.
Du Lam
‘Chuyện cổ tích’ Instagram tại Silicon Valley
Chỉ sau 551 ngày thành lập với vỏn vẹn 13 nhân viên, startup Instagram đã gây tiếng vang khi được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Người mẹ trẻ hi sinh đôi mắt đổi lấy mạng sống con gái
Bóng đá- Chấp nhận đánh đổi ánh sáng của đôi mắt để giữ lại cuộc đời cho con, sự sống chẳng biết còn bao nhiêu nhưng chị Yến cười hạnh phúc khi giờ đây bên chị là đứa con kháu khỉnh, đáng yêu.
Nỗi đau người mẹ
2 năm về trước, vẻ đẹp dịu dàng và nết na của chị Hoàng Thị Yên (sinh năm 1981, quê xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội)- một nữ công nhân may đã khiến anh Lê Văn Hợp (SN 1980, quê huyện Phú Xuyên, Hà Nội)-một lái xe taxi xiêu lòng, từ chối không ít những cô gái trong làng để xin cưới chị về làm vợ. Hạnh phúc ngập tràn khi chị báo tin cho gia đình mình đã mang bầu.
Chị Yên hạnh phúc bên con gái Cẩm Tú (Ảnh: Đăng Duy). Nhưng khi mang bầu được 5 tháng, chị Yên có biểu hiện không ăn uống được, hay nôn, chảy máu cam…Mọi người, kể cả chị khi ấy như chết lặng khi hay tin chị bị ung thư hốc mũi giai đoạn cuối. Ung thư đã di căn đến mắt và khó điều trị khi chị đang mang bầu.
Các bác sĩ nhắn gia đình khuyên chị không nên giữ thai nhi. Thậm chí tính mạng chị và con có thể gặp hiểm nguy khi chị vẫn giữ. Thương mình, rồi nhìn chồng giấu mình lau những giọt nước mắt khổ đau, càng thương cho đứa con trong bụng, dòng lệ cứ lặng lẽ lăn dài trên gò má chị.
Chị quyết định sẽ giữ lại đứa con. Chồng cũng muốn chị cứu mạng sống của mình trước tiên, sau đó sẽ tính tới chuyện sinh con. "Nhưng cơ hội đó với tôi mỏng manh lắm! Tôi sợ nếu bỏ con, sau này tôi nhắm mắt xuôi tay, xuống cửu tuyền gặp con nó sẽ oán" - chị chia sẻ..
Chị nói với gia đình: “Con tin mình sẽ vượt qua. Chồng con sẽ không mất vợ cũng không mất con. Con sẽ sống vui vẻ để con con sinh ra không buồn giống như con”. Tôn trọng của chị, mọi người chỉ biết dồn sức sát cánh cùng chị trong những ngày khó khăn đang chờ đón.
Những ngày ở viện ngoại trú, tiền bạc gom góp cũng cạn kiệt, chị xin bệnh viện về nhà tự uống thuốc và điều trị. Trở về nhà được một tuần mặt và răng chị tê dại không cảm giác.
Ảnh cưới của vợ chồng chị Yên, anh Hợp hai năm về trước. (Ảnh chụp lại, Ảnh: Đăng Duy). Khi bé gái Lê Hoàng Cẩm Tú được 32 tuần tuổi, mỗi ngày chị Yên phải truyền 3 chai dịch truyền và mỗi chai mất 3 tiếng đồng hồ.
“Miệng mình đắng ngắt, mệt mỏi. Nhưng phải cố ăn. Song cứ ăn, thậm chí uống vào là nôn, nôn cả ra máu. Bé Cẩm Tú khi ấy chỉ được 1,5kg thôi. Mình cứ vừa ăn vừa khóc vì người làm mẹ không thể khắc phục được” – chị nhớ lại. Những ngày đưa vợ đến Bệnh viện K thăm khám, anh Hợp vẫn ngập ngừng bảo chị: Hay là mình bỏ con rồi điều trị cho mẹ chứ như thế này khổ quá.
Nhưng chị vẫn cương quyết và cho đến giờ-chị nói mình không bao giờ hối hận vì điều đó.
Ung thư di căn đến mắt, mọi điều trị bằng hóa chất không có giá trị khi chị giữ thai. Hàng ngày chị lại mày mò hỏi thêm những bài thuốc dân gian để cố gắng bảo vệ con chờ đến ngày vượt cạn.
Thai đến tháng thứ 8, mắt còn lại của chị mờ đục. Ngày chị lên bàn mổ (chị phải sinh non) cũng là ngày đôi mắt chị vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng.
Hạnh phúc vỡ òa
Giây phút nghe tiếng con khóc, chị nắm chặt tay chồng nước mắt giàn giụa dồn dập hỏi anh: “Anh ơi con mình có xinh không? Có khỏe không? Có giống em không”.
Mọi người nói bé bụm bẫm, mắt sáng lắm. Chị nức nở đưa bàn tay sờ lên mặt con, lên má con, hôn con. Người mẹ trẻ chỉ ao ước được một lần nhìn thấy mặt con.
Bé Cẩm Tú đã được hơn 1 tuổi. Từng đó thời gian là những tháng ngày chị sống trong tưởng tượng và những mô tả của mọi người xung quanh về bé Cẩm Tú.
Hôm cả nhà đi vắng, chị gái chị đi chợ đặt bé Cẩm Tú nằm ngủ ngoài giường. Con tỉnh dậy khóc vang nhà. Chị cuống cuồng vịn vào những mép tường để ôm con, có khi va vào cửa vào bàn ghế xung quanh. Con khóc, chị cũng ôm con khóc.
Ngày 20/10 năm ngoái sẽ mãi là kỉ niệm chị không bao giờ quên. Món quà ý nghĩa nhất trong ngày Phụ nữ Việt Nam bất ngờ đến với chị. Khi chị còn đang quờ quạng bước ra từ nhà vệ sinh, con đã gọi to “Mẹ”. Lúc ấy, chị hạnh phúc lắm, chỉ muốn chạy thật nhanh lại ôm con.
Cuộc sống với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối chẳng biết ngày nào còn trên thế gian, chị chỉ mong một điều: Sau này Cẩm Tú khôn lớn, biết chuyện mẹ đã mang nặng đẻ đau con như thế nào để cố gắng vươn lên, sống tốt.
- Đăng Duy
...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Deportivo Cali vs Atletico Nacional, 06h20 ngày 21/4: Làm khó đội khách
- Ca sĩ Orange: 'Tôi bị kéo vào tiếp khách khi diễn ở bar'
- Mark Zuckerberg: Instagram sẽ sớm có NFT
- Ba bậc đàn anh, một tấm gương lớn
- Nhận định, soi kèo AEK Larnaca vs AC Omonia, 23h00 ngày 22/4: Đại chiến top 3
- Nữ sinh lớp 6 tử vong, phòng giáo dục họp khẩn
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Nottingham, 2h00 ngày 22/4
-
Với Grab, nhân vật đóng vai trò "khai quốc công thần" cho ứng dụng này tại Việt Nam là ông Nguyễn Tuấn Anh. Ông Tuấn Anh đã giúp Grab trở thành công ty đầu tiên được cấp phép tham gia đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử của Chính phủ, sau đó trở thành siêu ứng dụng đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Ông cũng mở đường triển khai thành công ứng dụng đặt xe, đặc biệt là GrabBike, GrabTaxi và GrabCar. Chưa hết, giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho người dùng trên ứng dụng Grab thông qua hợp tác chiến lược với Moca cũng là một thành tựu lớn của vị CEO đầu tiên.
Ông Nguyễn Tuấn Anh
Tuy nhiên, sau 6 năm gắn bó, ông Tuấn Anh đã chia tay Grab Việt Nam, sau đó đầu quân cho VinID.
Vị thuyền trưởng thứ 2 của Grab Việt Nam là Jerry Lim – một doanh nhân đến từ Singapore, tiếp quản Grab Việt Nam từ năm 2017, khi ông Tuấn Anh chuyển sang làm Managing Director cho Grab Financial Group Vietnam. Trong thời gian Jerry Lim làm "thuyền trưởng", Grab Việt Nam đã mở rộng đến 43 tỉnh, thành phố trong nước, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của "kì lân" này, từ đưa rước khách bằng ôtô, xe máy, giao nhận thức ăn, giao nhận hàng hoá… Sau 3 năm, ông rời ghế CEO tại Việt Nam và trở lại Singapore để đảm nhiệm vị trí Giám đốc vùng, quản lí bộ phận trải nghiệm khách hàng khu vực Đông Nam Á, gồm 8 quốc gia.
Khi đó, bà Nguyễn Thái Hải Vân được chọn để thay thế trọng trách điều hành siêu ứng dụng tại thị trường Việt Nam từ ngày 1/2/2020. Bà gia nhập trong thời điểm ‘bão tố’ – đại dịch Covid-19 xuất hiện với những khoảng thời gian giãn cách xã hội đã tác động trực tiếp tới lĩnh vực cốt lõi của siêu ứng dụng gọi xe này. Thời điểm bà Vân ra đi cũng là lúc Grab tiếp tục đối mặt với những khó khăn sau khi IPO tại Mỹ. Grab Việt Nam vướng tranh chấp cổ phần với nhân viên cũ.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân
Đối thủ Gojek (trước là GoViet) cũng trải qua nhiều lần thay ghế CEO. Ông Nguyễn Vũ Đức là người đồng sáng lập kiêm CEO đầu tiên của GoViet từ tháng 4/2018. Ông Đức từng có thời gian ngắn làm việc cho Uber khi nền tảng gọi xe của Mỹ vào Việt Nam thời gian đầu.
Tuy nhiên, chỉ một năm ngồi trên cương vị "lèo lái" GoViet, vị lãnh đạo này đã rời đi. Đó cũng là thời điểm ứng dụng này bắt đầu thu full chiết khấu 20% từ tài xế thay vì "chính sách 0 đồng" khi mới gia nhập thị trường Việt Nam, đồng thời siết các chính sách dựa trên hiệu quả của tài xế và cho điểm các lái xe.
Ông Nguyễn Vũ Đức
Người thay ông Đức đảm nhiệm ghế Tổng giám đốc là bà Lê Diệp Kiều Trang. Bà Trang vốn không còn xa lạ với giới công nghệ và giới startup. Tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts, Kiều Trang đầu quân cho công ty tư vấn chiến lược McKinsey. Sau đó, bà cùng chồng là ông Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables. Bà Trang cũng có thời gian ngắn nắm giữ vị trí điều hành Facebook Việt Nam.
Đáng nói, quãng thời gian bà gắn bó với GoViet chỉ vỏn vẹn 5 tháng.
Ông Phùng Tuấn Đức là người tiếp theo dẫn dắt ứng dụng gọi xe này cho đến thời điểm hiện tại. Dưới thời của ông Tuấn Đức, GoViet đã có nhiều đổi thay quan trọng, gồm đổi tên thành Gojek (đồng nhất với công ty mẹ), ra mắt dịch vụ GoCar, thanh toán qua ví MoMo,…
Ông Phùng Tuấn Đức
Startup trong nước - Be cũng không tránh khỏi "dớp". Be được sáng lập bởi ông Trần Thanh Hải – một nhân vật có tiếng trong giới công nghệ. Ông Hải được biết đến là đồng sáng lập và nguyên Giám đốc công nghệ VNG; Đồng sáng lập và nguyên TGĐ Fim+, Công ty lớn nhất tại Việt Nam cung cấp ứng dụng xem phim VOD theo yêu cầu; Đồng sáng lập và nguyên TGĐ Vina Data; Chủ tịch HĐQT chudu24.com; Thành viên HĐQT Sacombank Securities. Từ ngày đầu thành lập ứng dụng gọi xe Be, ông Hải đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.
Ông Trần Thanh Hải
Tuy nhiên, một năm sau, nhà sáng lập Be bất ngờ rời ghế Tổng giám đốc, trong bối cảnh startup còn quá non trẻ. Người thay ông Tuấn lèo lái công ty là bà Trần Hoàng Phương – trước đó đảm nhiệm ghế COO, đồng thời cũng nằm trong nhóm sáng lập ứng dụng gọi xe này.
Nhưng rồi cũng không được bao lâu, đến ngày 8/9/2021, bà Phương rời ghế "nóng" với lý do cá nhân. Trọng trách điều hành Be được chuyển giao cho bà Vũ Hoàng Yến – người từng đảm nhận các vị trí quan trọng tại Adayroi (VinGroup), Agoda, Y khoa Hoàn Mỹ. Như vậy, trong vỏn vẹn 3 năm, ứng dụng gọi xe Make in Vietnam đã thay CEO đến 3 lần.
Thị trường gọi xe vẫn "nóng"
Đến nay, người ta không còn thắc mắc về chuyện "đốt tiền" của các ứng dụng gọi xe, nhưng điều đó không có nghĩa thị trường này đã giảm bớt sự khắc nghiệt. Bên cạnh việc tiếp tục phải duy trì các chương trình khuyến mãi để giữ chân người dùng, các ứng dụng còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 suốt 2 năm qua.
Đặc biệt trong khoảng làn sóng Covid-19 lần thứ 4, việc thực hiện giãn cách đã có lúc khiến các ứng dụng gọi xe "đóng băng" hoạt động hoàn toàn, không thể chở khách cũng không thể giao đồ ăn, thực phẩm.
Chưa hết, chuyện tăng phần trăm chiết khấu còn khiến Grab, Be không ít lần đối mặt với làn sóng phản đối, đình công của các tài xế.
Theo báo cáo mới nhất của ABI Research, Grab dẫn đầu thị trường với 74,6% thị phần, tiếp theo là Be (12,4%) và Gojek (12,3%). Là người dẫn đầu thị trường, IPO thành công trên đất Mỹ, tưởng như Grab sẽ chào đón một tương lai tươi sáng nhưng đến thời điểm hiện tại, kỳ lân này đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Theo Bloomberg, khoản lỗ của Grab đạt 1,06 tỷ USD trong quý 4, so với ước tính đồng thuận là 645 triệu USD. Những khoản lỗ ngày càng tăng đã khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu của cả các công ty khác vẫn chưa thu được lợi nhuận. Grab là công ty có hoạt động kém nhất trong Chỉ số De-SPAC. Giá cổ phiếu Grab thậm chí còn "rơi tự do" từ mức 13,06 USD/cổ phiếu (giá mở cửa ngày 2/12/2021) xuống còn 3,29 USD/cổ phiếu vào ngày 10/3/2022. Từ vốn hóa 40 tỷ USD khi IPO, hiện mức vốn hóa của Grab chỉ còn 12,3 tỷ USD.
Do đó, trong khi thị trường gọi xe vẫn khốc liệt từng ngày thì áp lực đè lên vai các lãnh đạo cấp cao cũng vô cùng nặng nề.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Bà Nguyễn Thái Hải Vân sẽ rời khỏi vị trí CEO Grab Việt Nam
Bà Nguyễn Thái Hải Vân được cho là sẽ rời khỏi Grab Việt Nam vào tháng Tư sắp tới.
" alt="Thị trường gọi xe công nghệ">Thị trường gọi xe công nghệ
-
Bản chất toán học chỉ là một bài toán chuyển động trên vòng tròn. Nhưng cách đặt vấn đề quá thú vị. Lại còn lồng được cả xác suất vào. Xin tóm tắt lại như sau:
Robert và Rachel cùng chạy vòng quanh một đường đua hình tròn. Rachel chạy ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc 90 giây/vòng và Robert chạy theo chiều kim đồng hồ với vận tốc 80 giây/vòng. Trong một thời khắc ngẫu nhiên nằm giữa phút thứ 10 và 11, một phóng viên chụp ảnh với ống kính bao quát được 1/4 vòng đua, với điểm giữa của cung tại vạch xuất phát. Tính xác suất tấm ảnh phóng viên chụp có cả Robert và Rachel.
Quá hay. Để làm được bài toán, cần đọc và hiểu được đề bài, xác định là phải tìm cái gì, từ đó lên kế hoạch giải quyết bài toán. Và vấn đề rất thực tế. Và cách đặt vấn đề làm cho một bài toán có thể coi là cũ thành một bài toán mới.
Thực ra không phải đến bài toán này tôi mới biết là ở các nước, người ta vẫn tập trung rất nhiều vào các vấn đề thực tế, bên cạnh các kỹ năng, thao tác mang tính kỹ thuật như giải phương trình, nhân đa thức, tính đạo hàm người ta giải thích rõ ý nghĩa của các công việc đó, đưa ra các tình huống thực tế, đưa ra các bài toán mà trong lời giải cần biết chọn mô hình, tìm kiếm dữ liệu, đưa ra các giả định.
Ví dụ một bài toán rất đơn giản sau.
Thao tác toán học chỉ là 1 phép chia. Nhưng nếu ta bắt học sinh chia 1000 cho 5, cho 7, cho 9 thì đó là một hoạt động chán ngắt (dù vẫn cần thiết). Nhưng ở bài toán này, học sinh đòi hỏi phải hiểu rằng để giải bài toán, ta phải có giả định về độ dài của 1 bước chân.
Nhiều bài toán, người ta đưa sẵn mô hình vào cho học sinh, đưa các số liệu vào luôn. Như vậy, vừa dạy được những kiến thức mới một cách nhẹ nhàng (gia tốc trọng trường, chiều cao của tháp Eiffel), vừa yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác toán học cần thiết. Nhưng không khiên cưỡng. Học sinh tiếp thu một cách hào hứng vì chúng thấy thú vị. Và có thể chúng sẽ có nhu cầu kiểm tra thực tiễn (vì thế các số liệu thường được lấy chính xác tương đối).
Và cách hỏi, cách tiếp cận của họ cũng rất nhẹ nhàng, đi từ thực nghiệm trước (để hiểu vấn đề), lý thuyết theo sau.
Có lần một cậu học sinh trường quốc tế, mới học lớp 10, hỏi tôi một bài toán như sau.
"Có một nhà địa chất đang ở địa điểm A trên sa mạc. Ông cần về B cách A 70 dặm. Xe của ông có thể đi trên sa mạc với vận tốc 30 đặm/giờ. Song song với đoạn đường chim bay từ A về B có 1 con đường nhựa, nhưng cách đoạn đường AB 10 dặm. Trên đường này xe có thể đi với vận tốc 50 dặm/giờ.
a) Nếu đi thẳng từ A đến B nhà địa chất mất bao lâu?
b) Có thể đi nhanh hơn không?
c) Có thể đi dưới 2 giờ không?
d) Có thể đi nhanh nhất bằng bao nhiêu?"
Tôi hướng dẫn cậu ta làm câu a), b), c) và nói rằng với câu d) thì chắc con chưa làm được đâu.
Nhưng một lúc sau thì cậu ấy cho đáp số. Tôi kiểm tra lại, thấy đúng. Tôi cũng rất ngạc nhiên vì cậu ta mới chỉ học hàm số chứ chưa biết đạo hàm.
"Em làm thế nào mà ra như vậy".
"Dạ, em cho đoạn này là x, tính thời gian theo x và tìm x sao cho thời gian nhỏ nhất".
"Nhưng làm sao em tìm x để t nhỏ nhất?".
"Em cho x chạy và vẽ đồ thị, nhìn trên đồ thị thì thấy ạ".
Học sinh hiểu bài một cách tự nhiên, và sau này, khi học kỹ về đạo hàm, sẽ có thể tính chính xác, nhưng chỉ để khẳng định lại một điều đã biết, đã hiểu.
Tôi mơ ước học sinh của mình được học những bài toán như vậy.
Tôi mơ ước được dạy toán như vậy.
Còn bây giờ, học sinh của tôi vẫn phải làm những bài toán như thế này.
Và tôi cũng vẫn phải ra những đề như thế.
- Thầy giáo Trần Nam Dũng (TP.HCM)
Khi nào chúng ta mới có những đề toán như thế?
- Thầy giáo Trần Nam Dũng (TP.HCM)
-
5 lý do khiến mọi người chọn và bỏ nghề giáo
-
Nhận định, soi kèo Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4: Quyết liệt cuộc đua Top 4
-
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tại buổi giới thiệu cổng thông tin chuyển đổi số TP.HCM. (Ảnh: Hải Đăng)
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, cho hay trong chương trình chuyển đổi số của thành phố, vấn đề truyền thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Do đó, Sở tham mưu cho thành phố thành lập cổng thông tin này, nhắm đến việc cung cấp thông tin về chuyển đổi số cho 3 nhóm đối tượng: Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Đối với cơ quan nhà nước, cổng thông tin cung cấp mọi tài liệu về chuyển đổi số, kèm với thư viện cẩm nang hỗ trợ và hướng dẫn, tập huấn về chuyển đổi số. Với doanh nghiệp và người dân, cổng sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin chuyển đổi số, các chỉ tiêu kinh tế số và xã hội số để người dân và doanh nghiệp theo dõi. Ngoài ra, có tích hợp công cụ để người dân và doanh nghiệp góp ý cho quá trình chuyển đổi số của thành phố.
Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở TT&TT, khẳng định cổng góp ý được mở ra với tinh thần cầu thị, nhằm nhận được các đóng góp, sáng kiến của người dân và doanh nghiệp để hoàn thiện những mục tiêu chuyển đổi số. Các góp ý sẽ được chuyển đến bộ phận liên quan, và trả lời công khai để người dân nắm rõ.
Hiện tại, cổng thông tin đang cung cấp theo hướng một chiều, song bà Trinh cho rằng thời gian tới sẽ xây dựng thêm các chuyên mục để tổ chức những hội thảo trực tuyến, những buổi livestream trao đổi thông tin, gia tăng tính tương tác với người dân.
Hình ảnh giao diện cổng thông tin chuyển đổi số TP.HCM. (Ảnh: Hải Đăng) Cổng thông tin cung cấp các nội dung bao gồm: Tổng quan về các kế hoạch chuyển đổi số của thành phố; cẩm nang chuyển đổi số; tin tức tổng hợp về chuyển đổi số của thành phố, của Việt Nam và thế giới; cung cấp các hoạt động hợp tác, chuyển giao về chuyển đổi số; thư viện đa phương tiện liên quan về chuyển đổi số… Cổng thông tin được thiết kế giao diện hiện đại, đơn giản, dễ dàng cho việc truy cập bằng thiết bị máy tính hay điện thoại thông minh.
Thông qua Cổng thông tin chuyển đổi số, lãnh đạo thành phố có thể nắm bắt, tiếp nhận những ý kiến, góp ý, hiến kế của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ công chức kịp thời hệ thống hóa và nắm bắt các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số của thành phố;
Đồng thời, chuyên gia, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể truy cập tìm hiểu thông tin về chuyển đổi số của thành phố, tìm kiếm các ứng dụng, các hệ thống dịch vụ công đã và đang được cung cấp trên nền tảng số phục vụ nhu cầu công việc và cuộc sống…
Hải Đăng
TPHCM chuyển đổi đèn chiếu sáng đô thị hiện hữu thành đèn chiếu sáng đô thị thông minh
Một trong các mục tiêu của TPHCM giai đoạn 2021-2025 là cải tạo, chuyển đổi đèn chiếu sáng đô thị hiện hữu thành đèn chiếu sáng đô thị thông minh tại khu vực trung tâm.
" alt="Ra mắt Cổng thông tin chuyển đổi số TP.HCM">Ra mắt Cổng thông tin chuyển đổi số TP.HCM