Dự án chống ngập TP.HCM đã hoàn thành trên 90% khối lượng. Ảnh: Nguyễn Huế.
Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 và chấp thuận triển khai theo cơ chế đặc thù.
Mục tiêu dự án là kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và Trung tâm TP.HCM.
Tổng mức đầu tư là gần 10 nghìn tỷ đồng, được khởi công giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành năm 2018, tuy nhiên tới nay, dự án vẫn ngưng trệ dù khối lượng công trình đạt hơn 90%.
Đáng nói, trong quá trình thi công, dự án phải tạm dừng 3 lần (66 tháng) vì vướng mắc các rào cản pháp lý và nguồn vốn thanh toán.
Để hỗ trợ TP.HCM, ngày 1/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 40 tiếp tục triển khai dự án. Còn UBND TP.HCM đã nhiều lần họp với các bên để tháo gỡ các vướng mắc. Tuy nhiên, dự án 'đắp chiếu' này vẫn chưa thể “chuyển động”.
Theo UBND TP.HCM, trong nhiều vướng mắc, nguyên nhân chính là chưa có nguồn vốn để hoàn thành công trình.
Cụ thể, việc huy động nguồn vốn thi công hoàn thành công trình xuất phát từ việc Ngân hàng BIDV không đủ cơ sở ký phụ lục hợp đồng tín dụng với nhà đầu tư để trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn.
Bên cạnh đó, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành thu nợ tái cấp vốn đối với BIDV khoảng 3.560 tỷ đồng nên trong trường hợp dù được Ngân hàng Nhà nước gia hạn thời gian giải ngân khoản vay tái cấp vốn, BIDV vẫn không thể tiếp tục giải ngân cho nhà đầu tư do dự án chưa được thanh toán.
Để tháo gỡ vướng mắc này, UBND TP.HCM kiến nghị Tổ Công tác Chính phủ xem xét trình Chính phủ ban hành Nghị quyết “chấp thuận cho thành phố thực hiện phương án ủy thác từ ngân sách thành phố cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố để cho Nhà đầu tư vay thực hiện hoàn thành công trình”.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính có ý kiến phương án nói trên chưa phù hợp do Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 không có quy định về việc sử dụng vốn ngân sách địa phương để ủy thác cho quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Đồng thời, tại Thông báo số 370 của Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác Chính phủ thống nhất không có căn cứ pháp lý để tiếp tục ban hành một Nghị quyết mới của Chính phủ nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay của dự án như đề nghị của thành phố.
“Do đó, hiện nay chưa có cơ sở để huy động nguồn vốn ủy thác để nhà đầu tư tiếp tục hoàn thành công trình”, theo UBND TP.HCM.
![]() |
Dự án chống ngập TP.HCM gần 10 nghìn tỷ đồng đang phát sinh lãi vay mội ngày 1,73 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Còn theo nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam, việc tạm dừng và kéo dài dự án do các vướng mắc dẫn đến lãi vay phát sinh mỗi ngày 1,73 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nhận định, cho dù dự án được khơi thông nguồn vốn, tiếp tục thi công thì lãi phát sinh thêm khoảng 845 tỷ đồng.
Cụ thể, nếu dự án được tiếp tục, sẽ cần tổng thời gian là 28 tháng, bao gồm 12 tháng làm thủ tục điều chỉnh mức đầu tư, 4 tháng đàm phán Phụ lục Hợp đồng BT và 12 tháng thi công công trình.
“Với việc phát sinh lãi vay mỗi ngày 1,73 tỷ đồng, thì 16 tháng làm thủ tục pháp lý tương ứng tiền lãi khoảng 845 tỷ đồng. Do đó, khi nguồn vốn được khơi thông, thành phố phải thực hiện song song các thủ tục, để hoàn thành sớm dự án”, nhà đầu tư kiến nghị.
Qua đó, đơn vị này đề xuất thành phố sớm điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 14.398 tỷ đồng (theo tiến độ dự kiến hoàn thành cuối năm 2025), nhằm tránh kéo dài dự án, phát sinh thêm lãi vay.
Để gỡ vướng dự án, UBND TP.HCM đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp.
Trong đó, đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án; điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để làm cơ sở ký kết Phụ lục Hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán.
Nếu được thông qua, thành phố có thể thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất, giải quyết được nguồn vốn cho nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình và giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.
Đề xuất tháo dỡ cầu thép 50 năm tuổi ở cửa ngõ TP.HCMCầu thép Long Kiểng ở TP.HCM được đề xuất tháo dỡ, thanh lý để giúp tiết kiệm chi phí quản lý và đảm bảo an toàn giao thông. " alt=""/>Dự án chống ngập TP.HCM kéo gần 10 năm, 'lãng phí' thêm hàng nghìn tỷ
Nội dung quyết định nêu rõ, đối với quyết định số 1868/QĐ-UBND ngày 18/6/2009 của chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, sửa đổi như sau: “Cho phép thành lập Trường trung cấp Văn Hiến (trên cơ sở chuyển đổi từ Trường trung cấp nghề tư thục Văn Hiến). Trường Trung cấp Văn Hiến là đơn vị ngoài công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo điều lệ Trường trung cấp chuyên nghiệp, quy định của luật giáo dục và quy định của pháp luật".
Đối với quyết định 1800/QĐ-UBND ngày 8/6/2011 sửa đổi như sau: “Cho phép đổi tên Trường trung cấp Văn Hiến thành Trường Trung cấp Y, Dược Văn Hiến”. Trước đó, hai quyết định trên được UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành với nội dung “Trường trực thuộc của Công ty CP Minh Tân” dẫn đến Chủ tịch HĐQT của công ty này là ông Nguyễn Đức Tâm đã bất chấp quy định của pháp luật, giả chữ ký, con dấu của Bộ giáo dục để tuyển sinh trái quy định; vi phạm về tài chính… ông này cũng đã bị tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa tuyên án 9 tháng tù giam. Từ khi trường xảy ra sự việc, ban giám hiệu nhà trường đã nhiều lần làm đơn kiến nghị tới UBND tỉnh Thanh Hóa nhưng không được xử lý dứt điểm, buộc Bộ LĐTB&XH phải có văn bản đề nghị tỉnh này phải sửa đổi 2 quyết định sai theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Vũ Ngọc Kha, Phó hiệu trưởng Trường trung cấp Y – Dược Văn Hiến cho biết, trường đã bị ngừng tuyển sinh hơn 5 năm qua cũng là do 2 quyết định trên của tỉnh. “Tới đây nhà trường sẽ xây dựng phương án tuyển sinh trở lại, rất mong được UBND tỉnh, Sở Giáo dục đào tạo Thanh Hóa quan tâm để ngôi trường hàng chục tỉ đồng không bị lãng phí”, ông Kha cho biết. Lê Dương " alt=""/>Thanh Hóa sửa sai 2 quyết định khiến trường trung cấp bị ngừng tuyển sinh suốt 5 năm
|