当前位置:首页 > Kinh doanh

Đã cúng linh hồn, người vẫn sống trở về

- Gia đình ở Việt Nam sau nhiều năm chờ con “bặt vô âm tín” đã khóc cạn nước mắt,Đãcúnglinhhồnngườivẫnsốngtrởvềsex nguoi mau thầy bói bảo đã chết, gia đình đã cúng thầy ở khắp nơi cầu cho linh hồn họ siêu thoát. Thế nhưng cuối cùng có cơ hội những người con ấy lại trở về. Họ khóc, họ cười trong nước mắt, nụ cười mặn đắng.

“Về gặp yêu thương nên sầu khổ dịu dàng”


Trong khoảnh khắc chị Ngọc trở về nhà, tất cả người của bản Mường đều rưng rưng xúc động, riêng người mẹ, người chị gái của Ngọc thì dành thêm cho chị những cái ôm thật chặt. “Cả 3 người chỉ ôm nhau và khóc”, 12 năm ròng  xa cách nay chị mới được gặp lại gia đình, buồn buồn, tủi tủi...

Trên những chuyến xe đông đúc chật chội các chị vội vã trở về với chồng con ở xứ người.
Chị Ngọc rưng rưng kể cho chúng tôi nghe về những duyên nợ với hai mảnh đất, một là nơi chị sinh ra, lớn lên và lấy người chồng thứ nhất (Hoà Bình - Việt Nam), một nơi khác là hòn đảo Hải Nam (tỉnh Hải Nam – Trung Quốc) nơi chị bị ép bán, lấy chồng thứ 2 và lập thân, lập nghiệp.

Chị Ngọc còn ở 1 hoàn cảnh trớ trêu khác, khi chị bị lừa bán sang Trung Quốc chị đã có chồng đang đi bộ đội. Người chồng sau khi xuất ngũ, chịu không nổi nỗi đau mất vợ đã bị khủng hoảng tinh thần trong 1 thời gian dài. Sau này khi gia đình đưa anh đi chữa chạy thì khỏi bệnh, anh lấy vợ mới mà không đăng kí kết hôn, anh và vợ mới sinh được 2 con.

Chị Ngọc về, không chỉ người thân lưu luyến mà anh chồng Việt đó cũng không muốn cho quay trở lại đất Trung, anh nằng nặc theo chị ra bến xe Gia Lâm nơi chị Ngọc bắt xe trở về với chồng, con ở Trung Quốc để giữ chị lại. Hoàn cảnh ấy khiến chị Ngọc khóc hết nước mắt, thế nhưng “chồng bên Trung Quốc gọi điện, lại cho con rủ mẹ về nhà nhanh. Tôi nhớ con lắm, tôi phải về Trung Quốc”.

Nhiều năm trở lại đây, khi có điện thoại, mạng Internet những phụ nữ bị bán và làm dâu ở nước ngoài như chị Hà và Ngọc có cơ hội thuận lợi hơn khi liên lạc với người ở nhà.

Khi tình yêu chỉ là duyên nhưng không có phận

Mấy năm về trước gia đình chị Hà rất nghèo, con nhỏ, cây cao su mới trồng chưa cho thu hoạch, làm ruộng chỉ đủ ăn nên chị không thể thu xếp được cả tiền bạc để về quê. 5 năm gần đây, 1000 cây cao su cho cạo mủ, con lớn tự biết đi... chị mới dành dụm đủ tiền về Việt. Lần đầu trở về chị mang theo 2 con và chồng để ra mắt bố mẹ, trong cuộc trở về ấm cũng và đủ đầy ấy, cả nhà ai cũng khóc.
"Nhớ con, về nhà" là điều thôi thúc để những người phụ nữ này đối mặt với say xe và trở về.

Chị trở về ở nhà Việt được 1 tháng rồi lại mang con trở về nhà Trung Quốc. Chị tâm sự: “Về nhà sống trong tìm cảm của cha mẹ, tôi không muốn đi. Thế nhưng lo về chuyện học hành của con cái, lại tiếc công sức mình làm vườn cao su tôi lại ra đi”. Chị ao ước về cuộc sống gia đình thuận hoà để vợ chồng cùng cố gắng làm ăn “kiếm tiền về quê tiếp”. Sau lần về quê đầu tiên (2006), thì năm nào chị cũng thu xếp về quê 1 lần, thăm bố mẹ, họ hàng, anh em bên Việt.    

Chị Hà bị bán sang Trung Quốc khi ở quê nhà đã có 1 người yêu gần nhà. Ngày chị đi, anh ấy không biết. “Chỉ hờn trách, có lẽ Hà chê mình nghèo nên đã bỏ”. Ngày chị Hà trở về anh mới hiểu ra chẳng phải vậy. Chỉ biết rằng đó là phận đời đưa đẩy, thế rồi anh chạy vội về thăm chị vì lúc đấy anh đã có vợ. Hai người yêu cũ nhìn nhau, ánh mắt nhìn lúc ấy giữa họ là những buồn rầu, ai oán… bởi có duyên mà không phận.

Hạnh phúc của những người phụ nữ Việt (bị bán và sống ở đảo Hải Nam) đã gắn chặt với tình thân trong gia đình. Hầu như họ không có quyền quyết định hạnh phúc của đời mình, nhưng mỗi khi có “cơ hội quyết định’’ thì họ lại dành hết những ưu tiên cho con. “Nhớ con”, “về nhà” là tiếng gọi ở những mái ấm trên đảo Hải Nam dành cho những phụ nữ Việt như Hà và Ngọc, họ đang vật vã với những lần đổi xe, say xe để trở về.

  • Ngô Minh Hải

分享到:

相关推荐