当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo nữ Pumas UNAM vs nữ Mazatlan, 6h00 ngày 22/8 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al Fateh, 22h05 ngày 16/1: Khó cho cửa trên
Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Ngọc Thảo và NTK - Họa sĩ Anh Thư đã có dịp hội ngộ tại một không gian trải nghiệm độc đáo và đặc sắc, giàu giá trị lịch sử và văn hóa, được trải nghiệm cà phê trong không gian kết hợp hài hòa với phong cách kiến trúc phương Tây nổi bật hơn 130 năm của tòa nhà Bưu điện thành phố.
Hoa hậu Thanh Thủy cho biết, cô đặc biệt ấn tượng bởi không gian của Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend nơi đây, khi kết hợp được cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, hội tụ tinh hoa 3 nền văn minh cà phê thế giới Ottoman - Roman - Thiền.
“Tại đây, từ không gian, hình ảnh bày trí đến menu thức uống… đều được sáng tạo, sắp đặt theo 3 nền văn minh cà phê tiêu biểu thế giới. Vừa uống cà phê, tôi vừa có thêm những trải nghiệm và những hiểu biết thú vị về văn hóa này”, Hoa hậu Thanh Thủy nói.
Với show trình diễn pha chế 3 văn minh cà phê Ottoman - Roman - Thiền cùng câu chuyện thú vị về giá trị lịch sử, văn hóa cà phê trên tiến trình phát triển của nhân loại, các người đẹp đã được tìm hiểu những điều thú vị về cà phê và văn hóa cà phê Việt Nam.
Một menu đặc sắc theo 3 văn minh cà phê được sáng tạo từ nguồn nguyên liệu cà phê Robusta Buôn Ma Thuột mang đến trải nghiệm bất ngờ về hương vị hạt Robusta ngon nhất thế giới của Việt Nam.
Á hậu Ngọc Thảo đặc biệt thích thú khi được tự trải nghiệm pha chế và thưởng thức những ly cà phê pha phin, cà phê sữa đá nổi tiếng.
“Tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi vừa được cảm nhận các ly cà phê mang hương vị đúng chuẩn Việt Nam, đến top các món cà phê được ưa chuộng nhất thế giới, hay menu cà phê đặc biệt được sáng tạo từ phong cách thưởng lãm cà phê của các danh vĩ nhân do các barista hàng đầu pha chế”, Á hậu nói.
Được thưởng thức những ly cà phê đúng chuẩn mang hương vị thượng hạng dưới không gian đậm chất văn hóa, lịch sử là những trải nghiệm khó quên cho mọi khách hàng. NTK-Họa sĩ Anh Thư chia sẻ, ly cà phê sữa đá thân thuộc cô vẫn dùng hàng ngày nay mang đến những phong vị chưa từng thấy.
“Tôi được thưởng thức một ly cà phê không chỉ ngon mà còn mang đậm tính văn hóa, lịch sử và đậm chất nghệ thuật”, NTK - Họa sĩ Anh Thư cho biết.
Ngoài được cùng nhau thưởng thức những ly cà phê đúng điệu trong không gian biểu tượng, ba người đẹp còn cơ hội giao lưu, ký tặng sách cho những người có mặt tại sự kiện khai trương.
100 cuốn sách nằm trong Tủ sách nền tảng đổi đời đã được trao tặng. Đây đều là những cuốn sách kinh điển về bài học thành công của các quốc gia, cá nhân như “Quốc gia khởi nghiệp” (Saul Singer và Dan Senor); “Đắc nhân tâm” (Dale Carnegie); “Nghĩ giàu, làm giàu” (Napoleon Hill); “Không bao giờ là thất bại. Tất cả là thử thách” (Chung Ju Yung) và “Khuyến học” (Fukuzawa Yukichi).
Ẩn mình dưới hàng cây xanh đường Nguyễn Du, Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend trong khuôn viên Bưu điện thành phố kết nối cùng với các không gian Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend trên những tuyến đường nổi tiếng của quận 1, như số 7 Nguyễn Văn Chiêm, số 80 Đồng Khởi, 12 Alexandre de Rhodes tạo nên một chuỗi không gian trải nghiệm cà phê độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam với tính chuyên gia, chuyên biệt.
Hơn nữa, gắn liền với tòa nhà Bưu điện thành phố và bao quanh bởi những công trình, di tích lịch sử nổi tiếng được yêu thích như: Nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM…, chuỗi Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hứa hẹn là một địa điểm thú vị để du khách khám phá trọn vẹn vẻ đẹp văn hóa của thành phố cũng như của Việt Nam.
Cùng với hệ thống hàng quán cà phê Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên E-Coffee, Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, và sắp tới là Úc, Canada, các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Pháp, Đông Nam Á, châu Á, châu Âu,… góp phần quảng bá cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế, tạo dựng hình ảnh một cường quốc cà phê Robusta số 1 thế giới.
Bích Đào
Ảnh: Tô Thanh Tân - Tô Gia Bảo
" alt="Các mỹ nhân Việt thưởng thức cà phê tại bưu điện đẹp nhất thế giới"/>Các mỹ nhân Việt thưởng thức cà phê tại bưu điện đẹp nhất thế giới
Nhưng chuyện kết hôn là do duyên số, có phải muốn lấy là được ngay đâu. Sau khi từ chối nhiều người xem mặt, đến lượt anh, tôi cảm thấy mình rất mệt mỏi nên gật đầu cho xong. Chúng tôi lấy nhau chỉ sau ba lần gặp mặt, đám cưới được tổ chức nhanh chóng.
Tôi chỉ biết anh là họ hàng xa với dượng tôi, nhà ở trên thành phố, làm nhân viên kho bạc. Anh hơn tôi 4 tuổi và cũng đang trong tình trạng bị hối thúc lập gia đình như tôi. Cưới nhau xong, tôi vẫn ở quê làm việc cho công ty sản xuất nước đóng chai gần nhà còn anh làm ở thành phố.
Cuối tuần, tôi đón xe lên với chồng chứ anh không mấy khi về. Nhà ba mẹ chồng cách căn chung cư của anh tầm 2km. Thông thường, thứ bảy, tôi lên nhà chồng dọn dẹp rồi sang nhà ở cùng chồng đến chiều chủ nhật mới về. Ba mẹ anh hứa sẽ thu xếp công việc cho tôi ở trên này để vợ chồng gần nhau.
Lấy nhau trong hoàn cảnh như thế nên vợ chồng tôi không khác gì hôn nhân hợp đồng, việc ai người nấy làm. Giống như cưới nhau để làm đẹp lòng hai gia đình chứ không phải hôn nhân thực sự. Từ lúc cưới đến giờ, dù có nằm cạnh nhau, anh cũng chẳng đụng chạm gì đến tôi cả.
Anh rất ít nói, đi làm về là vào phòng đọc sách rồi ghi chép, chẳng mấy khi trò chuyện mà chỉ trả lời khi tôi hỏi. Tôi cũng chẳng tha thiết gì nên không đòi hỏi nhiều.
Nửa năm thấy tôi không "động tĩnh" gì, mẹ chồng sốt ruột, hối thúc chuyện có con thì tôi mới thú nhận chúng tôi chưa hề chung đụng. Bà thở dài bảo: “Cái thằng này, cứng đầu thế là cùng”. Theo lời bà kể, trước đây, anh có yêu một phụ nữ đã qua một đời chồng và có con nhỏ nên gia đình phản đối.
Ba mẹ không muốn anh kết hôn với người từng lỡ dở hôn nhân, quyết tâm ngăn cấm. Nghe đâu, người phụ nữ đó đã chuyển vào Nam sinh sống để cắt đứt liên lạc với anh sau nhiều lần bị nhà chồng tôi sỉ nhục.
Anh từng bị trầm cảm nặng vì chuyện này nên tính cách mới trở nên như thế. Anh từng tuyên bố với cả nhà : “Sẽ ở vậy chứ không lấy vợ nữa”. Rồi đột nhiên anh chấp nhận chuyện hôn sự do gia đình sắp đặt với tôi ngay sau khi gặp mặt.
Mẹ chồng động viên tôi cố gắng vun đắp vì có thể anh có tình cảm mới cưới tôi làm vợ. Dù không yêu chồng nhưng nghe thế, tôi cũng không nén nổi tò mò. Một lần, tôi lên ở cùng chồng, trong khi dọn dẹp phòng, tôi tìm được cuốn nhật ký của anh. Nếu không biết câu chuyện do mẹ chồng kể thì tôi đã không đọc nhưng tôi muốn xem thử chồng mình nghĩ gì.
Hình như chồng bắt đầu viết nhật ký từ ngày người yêu cũ chuyển đi. Những dòng chữ có chỗ nhòe đi vì nước mắt. Anh viết rất nhiều về tình yêu của mình và có đôi dòng đề cập đến tôi. Khi đọc đến những trang gần nhất, tôi biết chồng vẫn giữ liên lạc với người cũ.
Hai người đã bàn bạc tỉ mỉ chi tiết kế hoạch để đến với nhau trong tương lai. Và việc chồng chấp nhận kết hôn với tôi cũng không nằm ngoài dự định đó. Anh ghi rõ sẽ chấp nhận cưới tôi cho vừa ý gia đình nhưng sẽ sống lạnh nhạt để tôi tự nguyện chia tay.
Lúc đó, anh sẽ đàng hoàng cưới người yêu cũ vì ba mẹ anh sẽ không có lý do gì để phản đối nữa. Coi như anh cũng đã từng dang dở một lần hôn nhân như chị kia, đều trong hoàn cảnh rổ rá cạp lại.
Nếu theo tính toán đó, chỉ còn sáu tháng nữa, anh sẽ tìm cách để tôi ly hôn. Tôi đau đớn đến nghẹn ngào, dù không yêu nhưng còn tình người với nhau. Anh làm vậy là quá nhẫn tâm khi để tôi dang dở cả một đời. Tôi cũng là người có khối óc con tim chứ đâu phải gỗ đá mà anh xem như một “quân cờ” thế mạng.
Tôi chỉ thương cho mình khi nhắm mắt đưa chân vào cuộc hôn nhân không tình yêu để giờ phải nhận lại kết quả đắng cay. Tất nhiên, tôi sẽ ly hôn để anh được toại nguyện. Nhưng liệu anh có thanh thản hạnh phúc khi khiến cho tôi vừa thoát cảnh “gái ế” đã mang tiếng bỏ chồng.
Sự xuất hiện của Nhã ngay từ đầu đã lộ diện là một tiểu tam.
" alt="Tâm sự Cưới nửa năm vẫn trinh, tôi phát hiện âm mưu thâm độc của chồng"/>Tâm sự Cưới nửa năm vẫn trinh, tôi phát hiện âm mưu thâm độc của chồng
Chia sẻ với báo VietNamNet, Đại tá Nguyễn Xuân Toàn - Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Bộ đội biên phòng - cho biết, điều người dân cần ghi nhớ nhất khi tham gia ứng cứu vùng lũ là nên tìm đầu mối liên hệ ở địa phương.
“Các đoàn cứu trợ nên liên lạc với một đầu mối ở địa phương như công an, bộ đội hoặc chính quyền để cập nhật tình hình nước lũ và tiếp cận vùng lụt theo hướng dẫn của các đơn vị đó.
Việc liên hệ với đầu mối ở địa phương cũng giúp địa phương nắm bắt được số lượng người, nhu yếu phẩm, trang thiết bị mà đoàn cứu trợ mang theo để sắp xếp phương tiện, cách thức tiếp cận vùng lũ sao cho hợp lý.
Ngược lại, đầu mối tại địa phương cũng có trách nhiệm cập nhật tình hình nước lũ hiện tại cho đoàn, thông báo phương án tiếp cận an toàn”.
Đại tá Toàn cho biết, ông rất hiểu tâm lý các đoàn cứu trợ thường muốn tận tay trao hàng cứu trợ cho bà con.
Nhưng nếu như phương tiện, cơ sở vật chất và nhân lực tại địa phương không đủ điều kiện để đưa đoàn vào tận nơi, hoặc chỉ đưa được một số thành viên vào vùng bị cô lập thì các đoàn cứu trợ nên nghe theo hướng dẫn của cơ quan sở tại, ông Toàn nói.
Ngoài ra, khi công tác cứu hộ đang hết sức gấp rút, bận rộn thì việc đoàn cứu trợ đông người muốn tiếp cận vùng bị cô lập cũng khiến cho địa phương hao tổn nhân lực.
Hiện tại, có những đoàn có sẵn thuyền, cano mang vào vùng lũ. Tuy nhiên, theo Đại tá Toàn, các đoàn vẫn nên liên hệ với địa phương để vào trong, thay vì tự di chuyển bởi sẽ có những mối nguy hiểm tiềm ẩn do nước lũ vẫn còn đang chảy xiết.
“Cũng có những đoàn cứu trợ cung cấp các loại thực phẩm và trang thiết bị mà người dân vùng lũ chưa cần dùng ngay. Trường hợp đó, các đoàn nên gửi lại địa phương để địa phương phân bổ sau khi nước rút”.
Đại tá Toàn chia sẻ, theo kinh nghiệm của ông, khi nước còn chảy xiết thì địa phương sẽ không đưa đoàn cứu trợ vào mà sẽ đợi đến khi nước đã tĩnh. “Khi nước vẫn chảy, thường chỉ có lực lượng cứu hộ chở hàng vào cho những vùng bị cô lập. Thường việc cứu trợ sẽ diễn ra sau vài ngày”.
“Khi địa phương đã đồng ý đưa đoàn vào rồi, mọi người nên mặc áo phao và mặc trang phục gọn gàng để dễ xử lý trong các trường hợp khẩn cấp. Về trang phục và trang thiết bị đảm bảo an toàn, địa phương sẽ cung cấp và hướng dẫn đoàn cứu trợ”.
Về nhu yếu phẩm, Đại tá Toàn cho rằng, các loại thực phẩm mà dân vùng lũ cần nhất là mì tôm, nước uống đóng chai và các loại bánh trái có thể ăn được ngay.
“Thường thì gạo chưa thể sử dụng được ngay, khi nước đang còn dâng. Tôi từng thấy có đoàn mang được bếp gas mini vào cho bà con. Theo tôi, đây là vật dụng rất hữu ích khi điện, nước chưa có. Có bếp gas mini thì bà con có thể nấu mì thuận tiện hơn”, Đại tá Toàn cho hay.
Đại tá Nguyễn Xuân Toàn là người từng công tác nhiều năm ở các tỉnh miền Trung và có kinh nghiệm nhiều lần tham gia cứu trợ vùng lũ.
" alt="Những điều cần lưu ý cho các đoàn cứu trợ vùng lũ"/>Vợ chồng ông Chương cùng 66 tuổi. Trước đây, ông là giáo viên, bà mở quán bánh xèo lề đường bán. Khi nghỉ hưu, ông ra phụ vợ bán bánh xèo. Hằng ngày, bà đứng bếp đổ bánh, ông chạy lấy rau, bánh tráng, nước mắm cho khách. Khách ăn xong, ông dọn bàn, phụ vợ rửa chén đũa.
Ngày 22/12/2018, Sài Gòn đang mùa Giáng sinh, thời tiết se se lạnh, đường phố trang trí đẹp mắt, nhạc giáng sinh rộn ràng. Như thường lệ, ông Chương cùng vợ dọn hàng ra bán. Mùa Giáng sinh nên khách vào quán ông bà ăn nhiều hơn.
2 giờ chiều hôm đó, một người phụ nữ khoảng 30 tuổi, cao khoảng 1m60, da ngăm đen, mặc bộ đồ hoa dẫn con gái khoảng 3 tuổi đến quán gọi 5 chiếc bánh xèo ăn. Ông Chương lấy rau, bánh tráng, nước chấm và trà đá cho khách trước. Khi bà Luôn vừa làm xong 5 cái bánh xèo nóng hổi, thơm phức, ông đưa ra bàn cho mẹ con người phụ nữ ăn. Xong ông đi phục vụ ở bàn khác. Còn bà Luôn lui cui ở bếp đổ hết đợt bánh này đến đợt bánh khác.
Ăn xong, người phụ nữ không trả tiền, lẳng lặng bỏ đi, để con gái lại. Bên cạnh bé gái là một túi xách cũ, bạc màu. Bên trong túi có hai bộ đồ của bé gái đã cũ. ‘Khách đông, vợ chồng tôi không để ý’, ông Chương nhớ lại.
Khi nhìn thấy bé gái ngồi một mình, không thấy người phụ nữ đâu, ông đến hỏi: ‘Mẹ con đâu rồi’. Nét mặt mệt mỏi, bé gái vừa nói vừa mếu: ‘Mẹ đi rồi’.
‘Cháu bé lúc đó thương lắm. Bị mẹ bỏ lại nhưng không khóc. Cháu cứ ngồi im ở ghế, không quậy phá. Hai chân cháu đầy thẹo, bụi đất và cứ chà vào nhau’, ông Chương nhớ lại lúc nhìn thấy bé gái.
Gọi bé gái là cháu nội
Ông Chương cho biết, gần một năm qua, Tường Vy ngoan, ít bệnh và nghe lời ông bà. Bây giờ, ông chỉ mong hai vợ chồng có sức khỏe để lo cho bé. Ảnh: T.A. |
Căn nhà phố của vợ chồng ông Chương ở gần nhà thờ Giáo xứ Lạng Sơn. Nơi đây, từng có rất nhiều trẻ em bị người thân mang đến bỏ trước cổng rồi lẳng lặng rời đi. Từng chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng, ông Chương cùng vợ nghĩ, chắc bé gái đã bị mẹ bỏ rơi.
‘Người ta bỏ con như bỏ một món đồ vậy đó. Ít ra cũng có một lời nhắn để lại là con bao nhiêu tuổi, tên gì chứ. Đằng này, không có một cái gì cả’, ông Chương nói buồn.
Dù biết người phụ nữ kia đã bỏ con, bà Luôn vẫn nói chồng chờ đến tối, vì biết đâu, mẹ bé chỉ ‘gửi’ con đi công việc. Bà rửa mặt, tay chân cho bé, lấy nước cho bé uống, trái cây cho bé ăn rồi hai vợ chồng vừa làm, vừa thay nhau trò chuyện cho bé đỡ tủi.
Chờ đến chiều tối vẫn không thấy người phụ nữ kia đến đón con, bà Luôn cùng chồng quyết định mang về nhà nuôi, đặt tên là Nguyễn Ngọc Tường Vy, gọi là cháu, xưng là ông bà nội. ‘Con bé lanh lắm. Mặt, mũi, mắt rất đẹp, vậy mà bị mẹ bỏ’, bà Luôn nói.
Ông Chương cho biết, vợ chồng ông có hai cháu nội, ba cháu ngoại nên khi về nhà mới, có các anh chị chơi cùng, Tường Vy thích nghi nhanh. Điều ông thắc mắc là không hiểu sao, lúc nào bé cũng đưa hai chân chà vào nhau, miệng nói: ‘Con gián ông ơi. Con sợ lắm’. Hai ông bà phải mất một tuần để tập, giúp bé cai được tật xấu. ‘Chắc con bé sinh ra trong gia đình khó khăn, hoặc từng sống ở đường phố mới vậy’, ông Chương đặt nghi vấn.
Đến nay, Tường Vy đã sống với ông bà Chương được gần 1 năm. Em ngoan, lễ phép, nghe lời ông bà nội và các anh chị. Ông Chương cho biết, em rất thích đi học.
Từng là thầy giáo, tối nào ông cũng dạy chữ, nhận biết màu, đồ vật, con vật cho cháu. ‘Con bé nhanh lắm. Tôi chỉ dạy một lần là cháu nhớ’, giọng ông Chương hạnh phúc.
Ngày 2/9, Tường Vy được các con ông Chương cho đi chơi ở Thảo Cầm Viên. |
Gắng làm việc lo cho cháu ăn học
Ông Chương cho biết, do Tường Vy không có giấy khai sinh, vì thế, vừa rồi, vợ chồng ông phải cho bé học ở trường mẫu giáo tư, học phí mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Hiện, ông đang làm giấy khai sinh, nhập hộ khẩu cho Tường Vy để tới đây bé sẽ được học trường công và được hưởng các quyền lợi của trẻ em.
Con gái của ông Chương đang ở với ba mẹ. Chị và chồng không còn sống cùng nhau. Trong giấy khai sinh của Tường Vy, ông Chương nói, sẽ để con gái là mẹ bé.
‘Vợ chồng tôi cũng lớn tuổi rồi, để cháu gọi ông bà sẽ hợp lý hơn’, ông Chương nói và cho biết, nhất định sẽ chăm sóc, yêu thương và lo cho Tường Vy một tương lai tốt.
‘Con bé rất nhanh và thông minh. Dù kinh tế không khá giả, nhưng tôi có lương hưu và quán bánh xèo mở hơn 21 năm nên đủ lo cho bé. Quan trọng, có sức khỏe là được’, giọng ông Chương lạc quan. Nghe chồng nói, bà Luôn cười hiền, đồng ý với chồng.
Quán bánh xèo của vợ chồng bà Luôn đã hoạt động được hơn 21 năm. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Văn Minh, Chủ tịch UBND phường 16 xác nhận, vợ chồng ông Chương đã nuôi bé Tường Vy gần một năm qua. Sau hôm ‘nhặt’ được bé ở quán, sáng hôm sau ông đến ủy ban phường trình báo. Sự việc đã có sự chứng kiến của tổ trưởng khu phố và những người dân sống xung quanh.
Sau khi đăng thông báo không có ai đến nhận con, ủy ban phường thấy vợ chồng ông Chương đủ điều kiện nên đã tạo điều kiện để nuôi bé Tường Vy. ‘Hiện nay, chúng tôi đã tiếp nhận giấy tờ xin làm giấy khai sinh và nhập hộ khẩu cho bé Tường Vy của ông Chương. Chúng tôi đang xác minh để hoàn tất thủ tục cho bé Tường Vy được đi học và hưởng các quyền lợi của trẻ em’, ông Minh nói.
Được trả giá 40-80 triệu đồng, họ sẵn sàng bán đứt đứa con vừa lọt lòng và nghĩ đơn giản rằng chúng sẽ được sống sung sướng hơn.
" alt="Vợ chồng ông bán bánh xèo nhặt được con của khách bỏ rơi"/>Vợ tôi thích nấu ăn, khi hai con còn ở nhà, cô ấy chăm sóc chu đáo. Giờ chỉ có hai vợ chồng mà bữa nào vợ cũng nấu nướng rất cầu kì, vì sợ lãng phí nên chúng tôi cố ăn hết. Kết quả hai vợ chồng đều tăng cân rất nhanh. Trước đây, vợ tôi có vóc dáng khá mảnh khảnh thon thả nhưng qua hai lần sinh nở đã không còn giữ được dáng. Cộng thêm tăng cân nhiều do ăn uống đầy đủ nên nhìn vợ khá sồ sề.
Nếu ăn diện trang điểm vào thì nhìn không đến nỗi vì che được khuyết điểm nhưng khi cởi áo quần ra thì thật kinh khủng. Nhiều lần, tôi khuyến khích vợ cùng tập thể dục để giảm cân và tăng cường sức khỏe nhưng cô ấy lười tập.
Sau một thời gian, tôi kiểm soát được cân nặng giữ người săn chắc còn vợ cứ mập lên. Hiện giờ, vợ đã chạm mốc 80 kg và chưa có dấu hiệu ngừng tăng cân. Đã như thế, do mập lên, áo váy chật chội nên vợ thường khỏa thân khi ở nhà. Nhà chỉ có hai vợ chồng, nhiều lúc vợ chỉ mặc mỗi cái quần lót đi lại long nhong.
Phải thừa nhận rằng, khi nhìn thấy cơ thể vợ vào ban ngày, rõ ràng từng ngấn mỡ thừa, từng vết rạn da, tôi tự dưng mất cảm hứng. Mỗi lần lên giường, vợ đụng vào người, tôi thấy nổi da gà.
Tôi cũng tế nhị bảo vợ mặc váy vào nhưng vợ cứ khăng khăng, thời tiết nắng nóng, cứ để vậy cho mát, nhà có hai vợ chồng việc gì phải ngại. Vợ không biết việc đó đang giết dần giết mòn cảm xúc ân ái trong tôi.
Thấy tôi hờ hững chuyện chăn gối, vợ cứ nghi ngờ tôi léng phéng ở bên ngoài, dằn hắt rất mệt mỏi. Lâu dần, tôi cứ sợ về nhà. Tôi chẳng biết nói với vợ thế nào, nói thẳng lại sợ cô ấy tự ái lại bù lu bù loa tôi chê vợ. Mà vợ cứ tăng cân mãi và vô tư khỏa thân đi lại trong nhà thì tôi chẳng bao giờ có cảm hứng được.
Riêng chuyện chăn gối, cảm xúc rất quan trọng, khi đã tụt hứng thì khó cứu vãn được. Quả thật, mỗi lần “trả bài” tôi chỉ cố gắng cho xong chuyện, đụng vào đống mỡ thừa trên người vợ, tôi sởn cả gai ốc. Vợ chồng tôi mới qua tuổi 40 mà đời sống chăn gối không như ý nên cảm thấy hôn nhân rất tẻ nhạt.
Tôi không biết làm cách nào để vợ hiểu vấn đề, cố gắng giảm cân để lấy lại vóc dáng và đừng khỏa thân trong nhà nữa. Bởi tôi biết, tính vợ tự ái rất cao, nói thẳng ra thể nào cũng giận dỗi và làm ngược lại. Mong mọi người cho tôi một lời khuyên?
Trước đây, tôi yêu thương, tôn trọng vợ vì đã thay mình chu toàn chuyện gia đình, lo cho các con, đối nội đối ngoại. Nhưng bây giờ thì khác...
" alt="Dựng gai ốc khi vợ bỗng dưng thích khỏa thân đi lại trong nhà"/>Dựng gai ốc khi vợ bỗng dưng thích khỏa thân đi lại trong nhà
Đứng trước điều kiện của mẹ chồng, tôi thấy mọi việc thật mông lung. Nếu bà tính chắc chắn đường lui cho con trai mình vậy còn tôi thì sao.
" alt="Tâm sự của cô gái có thai trước khi cưới và điều kiện khó đỡ của mẹ chồng"/>Tâm sự của cô gái có thai trước khi cưới và điều kiện khó đỡ của mẹ chồng