TheđóngcửachưachắcđãlàtínhiệuxấuchongànhTMĐTViệhôm nay có đá banh khôngo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) của VN trong năm 2015 đạt 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014.
Dự báo, con số này sẽ đạt 10 tỷ USD trong 5 năm tới. Được nhận định là còn khá non trẻ song TMĐT lại là một lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng đáng mơ ước nhất hiện nay ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trái với snhững con số đẹp của toàn ngành TMĐT, thời gian gần đây, người ta chứng kiến hàng loạt các trang TMĐT tại Việt Nam lần lượt đóng cửa. Đơn cử như Beyeu, Deca, gần đây là Lingo. Tại sao lại tồn tại nghịc lý này?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM):
Không có nghịch lý nào cả. Beyeu, Deca, Lingo... đóng cửa không đồng nghĩa TMĐT yếu đi
Xin chào ông, trong khi các ngành kinh tế và thị trường toàn cầu đang rất khó khăn nhưng TMĐT lại là ngành có bước đi đột phá thời gian qua. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?
Có thể thấy, không chỉ năm 2015 mà một loạt những năm gần đây, TMĐT đều được đánh giá phát triển và tăng trưởng nhanh hơn năm trước với 2 chữ số.
Khi xây dựng chỉ số TMĐT, chúng tôi đã đi đến kết luận về từng giai đoạn của ngành này.
Theo đó, giai đoạn đầu tiên 1997-2010 gọi là giai đoạn hình thành TMĐT (từ khi hình thành Internet). Giai đoạn hai 2010-2015 là trưởng thành và phát triển. Từ năm 2016, TMĐT bước sang giai đoạn mới, gọi là phát triển nhanh. Thời gian kéo dài dự đoán có thể 5-10 năm. Còn sau đó, đương nhiên theo quy luật sẽ bị chậm đi.
Để chuyển sang giai đoạn phát triển nhanh, thì năm 2015 đã có hàng loạt các thông điệp dự báo trước: Quy mô thị trường ngày một lớn, tỷ lệ người dùng Internet tăng cao, số người truy cập Internet, có mua bán hàng trên mạng, số thuê bao di động dùng Internet tăng vọt. Cùng với đó là những giao dịch B2C, B2B, G2B... phát triển nhanh.