Ngoài ra, Thành phố còn 3 KCN đã thành lập và đang triển khai thủ tục đầu tư, gồm: KCN sạch Sóc Sơn; KCN Quang Minh II, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh (diện tích 160 ha); Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội tại quận Bắc Từ Liêm (diện tích 203,66 ha). 4 KCN đang thực hiện thủ tục để cấp phép, gồm: KCN Đông Anh, huyện Đông Anh (300ha); KCN Bắc Thường Tín, huyện Thường Tín (112ha); KCN Phụng Hiệp, huyện Thường Tín (174,8 ha) và KCN Phú Nghĩa mở rộng, huyện Chương Mỹ.
Đối với các CCN, đến tháng 9/2022, Thành phố đã và đang triển khai thực hiện 105 CCN, tổng diện tích 2.344 ha, phân bổ tại 19 quận, huyện, thị xã. Trong đó, đối với các CCN được thành lập trước Nghị định 68/2017/NĐ-CP, trên địa bàn Thành phố có 70 CCN đang hoạt động, 4 CCN đang đầu tư xây dựng, chưa đi vào hoạt động. Các CCN đang hoạt động đã thu hút 4.169 hộ sản xuất và doanh nghiệp, gần 80 nghìn lao động làm việc…
Tuy vậy, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố cũng đánh giá, hiệu quả hoạt động của các KCN Hà Nội chưa thực sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò là nền tảng phát triển công nghiệp của Thủ đô. Việc phát triển các KCN chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, còn nhiều dự án đầu tư KCN chậm tiến độ, chậm hoàn thành các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng; công tác rà soát quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN còn chậm; hệ thống hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn nhiều bất cập; tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước thấp…
Về CCN, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN mới được thành lập còn chậm, do Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể việc phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; không quy định về đối tượng, chủ thể điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng cấp huyện.
Việc giao đất, cho thuê đất làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo của dự án chậm so với tiến độ đề ra. Trình tự thủ tục đủ điều kiện khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, chưa có sự nhất quán giữa các quy định của pháp luật, giữa các cơ quan liên quan...
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, về phương án sơ bộ ban đầu phát triển các KCN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố rà soát có 25 KCN, bao gồm 10 KCN đang hoạt động; 15 KCN chuyển tiếp và cập nhật bổ sung; 14 KCN còn tồn tại khó khăn vướng mắc, đề xuất đưa ra khỏi Quy hoạch.
Đối với các CCN, sơ bộ phương án phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố đề xuất dự kiến có 191 CCN, tổng diện tích 7.149 ha.
Để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN, CCN theo kế hoạch, định hướng, Ban cán sự đảng UBND Thành phố đề nghị tập trung đẩy nhanh tiến độ rà soát, lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính. Chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT sớm có văn bản, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa cho các CCN đã họp Hội đồng thẩm định.
Triển khai các khu, CCN theo quy chuẩn mới
Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ban, ngành Thành phố và các quận, huyện, thị xã đã trao đổi, thảo luận nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các KCN, CCN trên địa bàn Thành phố.
Theo Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan, điểm mấu chốt là cần phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường để tháo gỡ quy định về chuyển đổi đất lúa. Tiếp đó, Thành phố cho phép giao đất theo giai đoạn phân kỳ; các huyện đẩy nhanh tiến độ GPMB; rút gọn về TTHC ở một số sở, ngành; đẩy nhanh tiến độ xác định giá thuê đất… thông qua đó có thể khởi công ngay 24 CCN.
Đánh giá về tiến độ triển khai các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng khu, CCN trên địa bàn Thành phố, Thường trực Thành ủy đề nghị các cấp, các ngành của Thành phố cần tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Trước hết, cần rà soát, bổ sung, đưa vào quy hoạch các khu, CCN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bởi, đây là thời điểm vô cùng quan trọng. Cùng với đó, kiên quyết triển khai các khu, CCN theo quy chuẩn mới.
Giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại, đảm bảo cải cách tối đa các thủ tục hành chính. Đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, cần khẩn trương tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với các dự án chậm tiến độ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các cơ quan, đơn vị rà soát kỹ về quy trình, thủ tục đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các dự án đủ điều kiện điều chỉnh, gia hạn tiến độ, cần đôn đốc các chủ đầu tư, địa phương sớm hoàn thiện hồ sơ đề nghị gia hạn; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường… trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
"Trong quá trình triển khai đầu tư, cần lưu ý đầu tư đồng bộ các thiết chế văn hóa, phục vụ nhu cầu của người lao động", bà Nguyễn Thị Tuyến nêu rõ.
Đối với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, CCN trên địa bàn Thành phố, cần ký cam kết bảo đảm tập trung nguồn lực để dự án hoàn thành đúng tiến độ; chủ động kêu gọi, thu hút, tiếp nhận dự án đầu tư vào CCN trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt; ưu tiên các nhà đầu tư, dự án sử dụng công nghệ mới, kỹ thuật cao, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường…
H.Q
" alt=""/>Hà Nội triển khai đầu tư đồng bộ các thiết chế trong khu, cụm công nghiệpAnh T., không tránh khỏi cảm giác bùi ngùi khi đặt lá đơn xin nghỉ việc lên bàn trưởng khoa vào tháng 3/2022. Anh là nhân viên y tế của Bệnh viện Thành phố Thủ Đức. Trưởng khoa đồng ý ký ngay. Lá đơn này không phải là duy nhất.
"Không có bệnh viện tư nào mời tôi về làm cả, mà thu nhập ở đây quá thấp rồi", anh nói.
Tháng 12/2021, anh T. mắc Covid-19, đồng nghĩa với thu nhập tháng này của anh hoàn toàn là lương cơ bản. Nghe nói sẽ được hỗ trợ vì nhiễm bệnh, anh T. làm hồ sơ giấy tờ nhiều lần. Vậy nhưng đến nay, anh chưa nhận được khoản tiền nào được gọi là chế độ.
Bệnh viện TP Thủ Đức từng là một hiện tượng của ngành y tế. |
“Cách đây hơn 2 năm, thu nhập của tôi ở Bệnh viện TP Thủ Đức là trên 10 triệu đồng. Bây giờ, tôi chỉ còn lương cơ bản và thu nhập tăng thêm được 5 triệu, có người còn thấp hơn nữa. Ai không may bị Covid-19 thì tháng đó chỉ còn lương cơ bản”, anh nói.
Anh T. chia sẻ, không ít nhân viên y tế của bệnh viện đang mệt mỏi. Hiện tại, công việc quá nhiều mà thu nhập bị cắt giảm nên nhiều điều dưỡng, bác sĩ, kỹ thuật viên… rơi vào thế phải cầm cự. Có người còn mong trở thành F0 để có thể được nghỉ ngơi.
Chán nản kéo dài, anh T. nộp đơn xin nghỉ để tìm đường đi mới, nhưng bệnh viện chỉ duyệt cho anh nghỉ từ giữa tháng 5.
Chị P., một kỹ thuật viên gây mê vừa chính thức nghỉ việc từ tháng 3/2022. Chị chia sẻ, dự định nghỉ việc đã có từ lâu nhưng vì dịch Covid-19, chị ở lại cùng đồng nghiệp xông pha.
“Tôi muốn thay đổi môi trường phù hợp hơn với mình, không còn quá vất vả vì trực đêm hay áp lực công việc. Thu nhập thấp nhưng không phải là lý do duy nhất.
Phải nói thật, so với các Bệnh viện tuyến huyện thì nhân viên Bệnh viện Thủ Đức có thu nhập tốt hơn hẳn (nếu không bàn đến áp lực và khối lượng công việc). Tuy nhiên, thời gian qua đã bị sụt giảm nhiều. Như trường hợp của tôi, thu nhập bị giảm khoảng 40%”, chị nói.
Nhân viên y tế Bệnh viện Thủ Đức trong đợt dịch Covid-19. |
Một bác sĩ lâu năm và tâm huyết với Bệnh viện TP Thủ Đức thở dài: “Đúng là có nhiều người nghỉ, phần lớn vì thu nhập giảm nhiều. Có lẽ là tình hình chung của bệnh viện công lập. Điều may mắn là bệnh viện vẫn duy trì các kỹ thuật cao nên bệnh nhân không bị thiệt thòi".
Tuy nhiên, người thiệt thòi lúc này lại là nhân viên y tế.
Được biết, có trường hợp gắn bó gần 10 năm với bệnh viện cũng đã xin nghỉ, một số khác chuyển sang bệnh viện tư.
Một nguồn tin cho hay, nhân viên y tế nghỉ việc xảy ra ở nhiều khoa, phòng tại Bệnh viện TP Thủ đức. Ví dụ, khoa Truyền máu-Huyết học trước đây có hơn 40 nhân viên nhưng hiện tại chỉ còn 18 người. Có thời điểm, họ phải đi khuân vác đồ đạc, vận chuyển máy móc, thiết bị y tế... theo yêu cầu của khoa, trong khi nhiệm vụ là làm chuyên môn.
Lãnh đạo bệnh viện nói gì?
Ngày 30/3, trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cho biết, việc giải quyết nghỉ việc cho nhân viên y tế hiện được thực hiện đúng theo quy trình và quy định.
“Tất cả đều theo đúng quy trình, bệnh viện không gây khó khăn gì cho nhân viên cả. Thật sự thì đơn vị nào cũng muốn nhân sự gắn bó lâu dài và động viên họ ở lại. Tuy nhiên, nếu nhân viên đã quyết định, có sự đồng ý của lãnh đạo khoa, ban chấp hành công đoàn... thì chúng tôi sẽ giải quyết. Đây là quyền lợi của họ”.
Trước câu hỏi, trong năm 2022, đã có bao nhiêu nhân viên y tế của Bệnh viện TP Thủ Đức xin nghỉ việc, lãnh đạo này từ chối trả lời.
Người này chia sẻ thêm, bất cứ sự việc gì liên quan đến Bệnh viện TP Thủ Đức hiện nay dễ bị liên hệ đến sự việc khác, có thể ảnh hưởng tâm lý của nhân viên đang công tác tại bệnh viện. Việc nhân viên y tế nghỉ việc là bình thường nhưng nếu đặt trong thời điểm này sẽ bị hiểu theo hướng không tích cực.
Có thể nói, đây là giai đoạn khó khăn nhất của nhân viên Bệnh viện TP Thủ Đức khi tháng 11/2021, nguyên Giám đốc Bệnh viện bị bắt để điều tra về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Tháng 1/2022, một nhân viên phòng vật tư của bệnh viện bị bắt tạm giam do liên quan đến vụ mua kit test của công ty Việt Á.
Bệnh viện TP Thủ Đức khi chưa đổi tên. |
Trước đó, tháng 11/2021, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM thông tin, TP đã có 968 nhân viên y tế nghỉ việc trong năm, tăng nhẹ ở nhóm điều dưỡng và bác sĩ ở trạm y tế phường xã. Năm 2020, con số tương ứng là 597 người.
Đến tháng 12, Thủ tướng Chính phủ có văn bản giao Bộ trưởng Bộ Y tế phải có giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục tình trạng không ít nhân viên y tế đang nghỉ việc, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Thực tế, làn sóng nhân viên y tế ở bệnh viện công nghỉ việc đã kéo dài nhiều năm. Riêng TP.HCM ở mức 400-500 người/năm. Năm 2021 ghi nhận con số cao nhất ở địa phương này sau thời gian dài gồng mình chống dịch Covid-19.
Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (trước đây là Bệnh viện quận Thủ Đức) từng được xem là một hiện tượng của ngành y tế. Năm 2014, đây là bệnh viện tuyến quận duy nhất của cả nước được xếp hạng 1. Năm 2017, trở thành BV tuyến quận đầu tiên triển khai mổ tim hở.
Năm 2021, Bệnh viện quận Thủ Đức chính thức đổi tên thành Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Hiện, BV triển khai đầy đủ các chuyên khoa kỹ thuật cao theo phân tuyến, thực hiện khám chữa bệnh trung bình từ 5.000 - 6.000 lượt ngoại trú/ ngày, khoảng 200 trường hợp cấp cứu/ ngày.
Sau khi bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức bị bắt, bác sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, phó giám đốc Bệnh viện được phân công phụ trách điều hành từ ngày 30/11/2021.
" alt=""/>Nhiều nhân viên y tế Bệnh viện TP Thủ Đức nghỉ việc vì thu nhập tụt dốc?Trong đó, đối với việc phòng chống dịch tại các chung cư, toà nhà văn phòng, lãnh đạo Bộ giao cho Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản thực hiện ngay khảo sát tình hình phòng chống dịch tại các chung cư, nhất là chung cư cũ và các toà nhà văn phòng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ người dân.
Người dân sử dụng nước rửa tay sát khuẩn tại khu vực công cộng trong chung cư Imperia Sky Garden (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội). |
Với các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ yêu cầu tập trung phân tích đánh giá khó khăn trong tình hình hiện tại, nghiên cứu giải pháp phù hợp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, bù đắp, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc online, trừ trường hợp đặc biệt mới đến cơ quan.
Ghi nhận thực tế, thời gian qua việc phòng chống dịch tại các chung cư đều được các ban quản lý, ban quan trị chủ động với nhiều biện pháp tích cực. Từ phun khử trùng khu vực toà nhà đến việc thông tin, trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn tại các khu vực công cộng thang máy, thư viện…
Khu chung cư HH01B KĐT Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) phong tỏa thực hiện phân vùng, dập dịch ngay khi có thông tin cư dân dương tính Covid-19. |
Việc phong toả, cách ly chung cư khi có cư dân dương tính Covid-19 cũng được triển khai khẩn trương. Mới đây, Hà Nội đã phong tỏa tòa nhà HH01B KĐT Thanh Hà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) do có 2 người dương tính Covid-19.
Theo đó, ngay sau khi nắm thông tin, BCĐ huyện Thanh Oai đã tổ chức phun khử khuẩn tại nhà bệnh nhân và toàn bộ hành lang, cầu thang máy, mặt sảnh tòa nhà....Đồng thời, phong tỏa tòa nhà, khóa cầu thang máy, cửa ra vào, điều tra tiếp các hộ liền kề các quán, siêu thị liên quan thực hiện phân vùng, dập dịch theo quy định.
Thống kê sơ bộ đến nay cho thấy, cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư; trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TPHCM. Nguồn cung căn hộ chung cư cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn cung nhà ở tại 2 thành phố này. Còn theo Sở Xây dựng Hà Nội, đến nay có 13,5% dân số Hà Nội đang sinh sống ở chung cư. Thành phố có gần 2.600 chung cư, chiếm 58% số lượng chung cư của cả nước, trong đó có gần 1.580 chung cư cũ, 845 chung cư thương mại và 174 chung cư cũ. |
Nhật Minh
- Sở Xây dựng Đà Nẵng yêu cầu dừng hoạt động công trình xây dựng nếu không đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Khảo sát loạt chung cư văn phòng về phòng chống dịch Covid