Theo ghi nhận của phóng viên, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trong khoảng 2 tháng qua, có nhiều ca bệnh phải nhập viện vì viêm màng não mủ, khi làm xét nghiệm đều phát hiện nguyên nhân do liên cầu khuẩn lợn. Những trường hợp trên đều có tiền sử nghiện rượu và sử dụng lòng lợn tiết canh.
Điển hình là trường hợp của ông Vũ Quang M, (52 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hôn mê. Kết quả xét nghiệm xác định dương tính với liên cầu lợn cả trong máu và dịch não.
Hay trường hợp một bệnh nhân một bệnh nhân nam (36 tuổi, ở Mỹ Đức, Hà Nội) làm nghề bán thịt lợn, hay ăn tiết canh đã phải đến BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, nhập viện trong tình trạng suy đa phủ tạng, có nhiều ban xuất huyết hoại tử trên da trên cơ thể do nhiễm liên cầu lợn.
![]() |
Một trường hợp đang điều trị bệnh liên cầu lợn tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. |
Theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, ngoài 2 trường hợp trên, trong tháng 5 vừa qua có 3 trường hợp khác bị viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Các ca bệnh này có tiền sử hay ăn lòng lợn, tiết canh trước đó.
Trước tình trạng trên, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng nhưng hay gặp nhất là viêm màng não mủ và sốc nhiễm khuẩn, bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo mỗi người dân và cộng đồng trước hết cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh, nội tạng lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín (lòng, tim, gan, thận chần tái, thịt tái, nem chua, nem chạo…). Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Ăn nem chua, nem chạo cũng mắc liên cầu lợnỦy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc xem chụp cắt lớp vi tính (CT) của Covid-19 là một tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng cho Covid-19 tại “tâm dịch” Hồ Bắc. Là một trong những phương thức quyết định cho chẩn đoán và điều trị Covid-19, CT cung cấp chẩn đoán và đánh giá nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, do số lượng tổn thương ở phổi lớn và thay đổi nhanh chóng, phải kiểm tra lại nhiều lần và đánh giá hình ảnh trong một khoảng thời gian ngắn, lượng công việc của các bác sĩ hình ảnh tăng lên đáng kể. Tệ hơn nữa là không đủ bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và phân tích định lượng.
Huawei hợp tác với Đại học Khoa học & Công nghệ Hoa Trung (Huazhong) và công ty công nghệ Lanwon để phát triển và ra mắt dịch vụ phân tích hình ảnh y tế định lượng do AI hỗ trợ cho công cuộc chống virus Covid-19. Với các công nghệ AI như thị giác máy tính và phân tích hình ảnh y tế, dịch vụ có thể nhanh chóng đưa ra kết quả định lượng CT chính xác cho các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng, bù đắp tình trạng thiếu hụt bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, giảm bớt áp lực kiểm dịch và giảm khối lượng công việc nặng nề của các bác sĩ. Dịch vụ này cũng sử dụng khả năng tính toán của các chip AI thuộc dòng Huawei Ascend để đưa ra kết quả lượng tử hóa của mỗi trường hợp chỉ trong vài giây. "Đánh giá bác sĩ + AI" nhanh hơn hàng chục lần so với đánh giá hình ảnh định lượng thủ công, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả chẩn đoán.
Huawei Cloud triển khai công nghệ thị giác máy tính và các công nghệ phân tích hình ảnh y tế để phân tách các vùng tổn thương kính mờ (CGOs) ở phổi và đông đặc phổi (lung consolidation), từ đó tiến hành các đánh giá định lượng thông qua các CT của phổi bệnh nhân. Nó kết hợp các thông tin lâm sàng và kết quả xét nghiệm để giúp bác sĩ phân biệt chính xác hơn các giai đoạn sớm, giai đoạn tiến triển và giai đoạn nặng của Covid-19, tạo điều kiện sàng lọc và phòng ngừa/ kiểm soát sớm. Đối với các trường hợp được xác nhận tại bệnh viện, dịch vụ này có thể thực hiện đăng ký và phân tích định lượng trên dữ liệu động 4D của nhiều lần kiểm tra lại trong một khoảng thời gian ngắn, giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả tình trạng của bệnh nhân và hiệu quả sử dụng thuốc.
" alt=""/>Huawei ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ bác sỹ chẩn đoán CovidĐến giờ, gia đình bà Xuyến (Hưng Yên) vẫn chưa hết bàng hoàng về nguyên nhân cái chết của chồng. Những ngày nắng nóng cao điểm vừa qua, chồng bà thường có thói quen tắm đêm. Bình thường sau khi tắm xong ông ngồi đọc báo, nhưng hôm đó nóng quá, tắm xong ông liền vào phòng bật điều hòa để 18 độ ngồi đọc sách.
Nửa đêm không thấy ông vào ngủ, khi bà ra tìm đã thấy ông bất tỉnh. Theo bác sỹ, ông bị đột quỵ do sau khi tắm lại vào ngay trong phòng điều hòa để chế độ lạnh khiến nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột, máu không lưu thông.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho rằng, việc ra vào phòng điều hòa đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi ngay được với sự thay đổi nhiệt độ, có thể gây choáng.
Thực tế đã có những trường hợp chết người do sau khi tắm nước lạnh lại nằm điều hòa chế độ lạnh ngay hoặc vừa đi nắng về lập tức tắm nước lạnh để giải nhiệt. Nguy cơ đột quỵ trường hợp này là rất cao.
Theo một chuyên gia ở Đại học Y Hà Nội, trong trường hợp cơ thể đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ xuống thấp như đang đi ngoài đường nắng nóng 37-38 độ C vào phòng điều hòa đột ngột chỉ có 17-18 độ C hay khi trời nóng rồi chuyển sang lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh.
Với sự thay đổi đột ngột này, nhẹ cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. Nặng có thể làm nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, thậm chí dẫn đến trạng thái hôn mê, tử vong. Đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu,nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi…
![]() |
Việc dùng điều hòa không đúng cách dễ gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa. |
Để tránh nguy hiểm khi sử dụng điều hòa, nhất là với trẻ nhỏ, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trong những ngày thời tiết nắng nóng, nên hạn chế ra vào phòng có điều hòa liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Khi đang ở ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều, tuyệt đối không vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay. Mọi người nên lau khô mồ hôi, ngồi một lúc sau đó mới vào phòng có điều hòa.
Thói quen bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp những ngày nắng nóng để nhanh mát cần thay đổi ngay vì dễ khiến bạn bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi...
Nên để ở mức 25-28 độ C để cơ thể không phải choáng váng khi thay đổi môi trường đột ngột. Ngoài giấc ngủ ban đêm bật điều hòa liên tục, trong ngày không nên để trẻ nhỏ nằm điều hòa hơn 4 giờ liên tục.
Trẻ cũng dễ mất nước, khô da khi ở trong phòng điều hòa lâu. Bởi vậy cần cho trẻ thường xuyên uống nước và để một chậu nước dưới máy điều hòa. Ngoài ra thỉnh thoảng bạn cũng nên lau sàn nhà bằng giẻ ướt.
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh nguy hại và chết người vì đột ngột ra vào phòng điều hòa, trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Khi từ ngoài vào phòng điều hòa nên để điều hòa ở chế độ cao rồi hạ thấp nhiệt độ dần.
Ngoài ra, tuyệt đối không vào phòng điều hòa ngay khi tắm xong. Thói quen này cực kỳ nguy hiểm vì dễ gây nguy cơ cảm lạnh, viêm phổi. Nhất là với những người có bệnh tiềm tàng về mạch máu não rất có nguy cơ tai biến mạch máu não, có thể gây đột tử do các mạch máu bị cản trở sự lưu thông. Nếu phòng lúc đó đang bật điều hòa cũng phải tắt đi, để cơ thể thích nghi dần rồi mới bật lại.
(Theo Gia Đình & Xã Hội)
" alt=""/>Chết người vì đột ngột ra vào phòng điều hòa