
Trực tiếp MU vs Tottenham: Ronaldo đá chính, Bruno vắng mặt
Trực tiếp bóng đá MU vs Tottenham vòng 29 Ngoại hạng Anh trên sân Old Trafford, vào lúc 0h30 ngày 13/3.
Trực tiếp bóng đá MU vs Tottenham vòng 29 Ngoại hạng Anh trên sân Old Trafford, vào lúc 0h30 ngày 13/3.
Phạm Thị Thắm, sinh năm 1991 gây ấn tượng với người đối diện bằng phong thái tự tin, cách nói chuyện mạch lạc, tinh thần lạc quan tràn đầy thay vì khiến người ta chú ý đến chiếc xe lăn em đang ngồi.
Sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em ở ven thành phố Thanh Hóa, ngày nhỏ Thắm như bao đứa trẻ bình thường khác, biết phụ giúp bố mẹ đi chăn bò, việc đồng áng, việc nhà. Bỗng nhiên, năm 9 tuổi em phát hiện mắc căn bệnh viêm tủy cắt ngang.
‘Gia đình em hay nói đùa là em ăn hết cả cái móng nhà rồi’ – Thắm cười khi chia sẻ. Bố mẹ làm nông, căn bệnh của em khiến kinh tế gia đình càng thêm chật vật.
10 năm chữa chạy khắp trong Nam ngoài Bắc, 3 năm nằm viện ở Hà Nội, trong nhà có gì bán được đều bán đi cả, nhưng không may mắn như những bệnh nhân khác, đôi chân Thắm không có dấu hiệu chuyển biến. Em gắn bó với chiếc xe lăn từ đó.
Căn bệnh hiểm nghèo khiến Thắm bị liệt từ ngực trở xuống, không bộ phận nào có cảm giác gì.
Việc đi vệ sinh của em cũng phải tập luyện nhiều năm trời mới đi vào nề nếp như bây giờ. Hằng ngày, em cắm ống thông tiểu vào những giờ nhất định để tạo thói quen, tránh gây trào ngược lên thận. Em nói, những người mắc căn bệnh này, việc bị rỉ nước tiểu, viêm, loét, người có mùi khó chịu là chuyện thường gặp. Vì thế, giống như em nói: ‘Cuộc sống chọn ta ngồi xe lăn thì ta phải tìm mọi cách để khắc phục nó’.
Năm đầu tiên bị bệnh, mẹ em ngày nào cũng khóc. Bà gầy xọp đi vì buồn và thương con.
Thắm chia sẻ, nếu như em mắc bệnh bẩm sinh, có lẽ em sẽ chấp nhận ngay từ đầu. Nhưng em đã có khoảng thời gian được là người bình thường, được chạy nhảy, vui chơi như các bạn đồng trang lứa, nên việc phải dính chặt với chiếc xe lăn đã khiến em bị ‘sốc’.
‘Ngày xưa em buồn lắm. Nhưng chỉ có 1, 2 lần em khóc trước mặt người thân. Em hay khóc một mình’.
Khi chưa biết chủ động trong sinh hoạt, em phải nhờ cậy hết vào người thân. Việc phụ thuộc vào người khác khiến em bực tức, khó chịu.
‘Em tự tử mấy lần nhưng không chết. Bây giờ tay em vẫn còn sẹo. Sau vài lần chết hụt, em không muốn làm việc đó nữa vì nghĩ thương bố mẹ’.
19 năm ngồi xe lăn vẫn bị kỳ thị
Trước khi chuyển sang làm thợ may, Thắm là một thợ thêu tay truyền thống. Sau một thời gian nhận thấy nghề này không có nhiều việc để làm, em tìm đến mơ ước từ nhỏ của mình là thợ may.
‘Từ nhỏ em đã thích quần áo, thời trang. Suốt ngày em ngồi may quần áo cho búp bê. Nhưng khi bị bệnh, em nghĩ là mình không làm được nghề này. Vì chiếc máy may cần phải đạp chân ga mà chân em thì không làm được’.
![]() |
Bằng rất nhiều nỗ lực, Thắm trở thành một thợ may có cửa hàng riêng. Ảnh: NVCC |
Khi được một người bạn gợi ý nên chế bàn ga lên mặt bàn để dùng tay điều khiển, Thắm bắt đầu mày mò tìm hiểu. Được người bạn tặng cho chiếc máy may con bướm kiểu ngày xưa, em bắt đầu tự học cách điều khiển bàn ga bằng khuỷu tay. Khi cảm thấy mình có thể kiểm soát được máy, em bắt đầu đi xin học nghề. Nhưng khó khăn với em cũng bắt đầu từ đây.
‘Em đi đến đâu người ta từ chối đến đó. Người ta luôn nghĩ rằng thợ may phải có đôi chân, vì phải đứng ở rất nhiều góc để cắt hàng’.
Trong quá trình bị từ chối, ở nhà em vẫn mua sách về tự học và luôn tin rằng sẽ có nơi nhận em.
Nơi đầu tiên em học may cũng là chỗ từng từ chối em lần đầu tiên. Lần sau, em nhờ phụ huynh đưa đến. Nể chỗ họ hàng, người ta mới nhận em vào học nghề.
‘Em vẫn còn nhớ như in câu nói của người ta, rằng: ‘Người bình thường còn không làm được nghề này, huống chi…’’
Không tự ái, Thắm coi đó là động lực để mình cố gắng. Sau khi học nghề ở đó được 1 năm, Thắm được chị chủ cửa hàng yêu quý và cho đến giờ vẫn luôn muốn em ở lại làm việc cho cửa hàng.
Nhưng để thực hiện những hoài bão lớn hơn, Thắm xin nghỉ để mở cửa hàng cắt may cho riêng mình. Cùng với đó, em tiếp tục học sâu hơn về cắt may áo dài, váy, đồ kiểu qua những khóa học online của một thợ may ngoài Hà Nội.
Năm đầu tiên, em gặp nhiều khó khăn khi khách hàng không tin tưởng. ‘Thấy mình ngồi xe lăn, thậm chí khách còn không muốn đưa đồ cho em sửa, chứ chưa nói đến chuyện may đồ mới’.
Nhưng sang năm thứ 2, bằng tay nghề và sự kiên trì, Thắm đã có lượng khách hàng ổn định. Khách hàng bắt đầu tin tưởng đặt may em những sản phẩm cao cấp hơn như áo dài, váy.
‘Thứ mà người khuyết tật bọn em cần nhất là sự tin tưởng, sự công bằng trong cách đối xử của mọi người. Xin đừng nhìn vào những khiếm khuyết trên cơ thể bọn em, mà hãy nhìn vào sự cố gắng. Chúng em chắc chắn không thể nào hoàn hảo như mọi người, nhưng bù lại chúng em có sự nỗ lực lớn hơn người khác’.
Thắm cho rằng, em làm được nghề này không phải nhờ vào năng khiếu, mà nhiều nhất vẫn nhờ vào sự chăm chỉ, kiên trì và tình yêu với công việc mà mình làm. ‘Nếu mình yêu nó và tìm thấy mục đích sống của mình ở đó thì mình có thể làm được’.
Ngày ấy em là cô sinh viên năm 2 xinh đẹp như bông hoa hàm tiếu e ấp trong sương mai. Mái tóc dài thướt tha cùng đôi mắt đen láy, em đã hút hồn biết bao gã si tình. Còn tôi khi ấy chỉ là chàng sinh viên nghèo từ miền quê cát trắng Quảng Bình vào Đà Lạt với khát vọng đổi đời.Tôi chỉ biết ôm đàn hát trong kí túc xá những chiều mưa và ước ao được sánh bước cùng em trên những con đường trải đầy sắc hoa mimoza.
Chẳng hiểu vì duyên trời sắp đặt hay thượng đế thương tình đã se duyên mà trong buổi văn nghệ của trường năm ấy tôi may mắn được song ca cùng em một bài hát. Đây trở thành tiền đề cho những buổi gặp gỡ tập tành văn nghệ và những dịp để tôi có cớ mời em đi chơi hoặc sang phòng em. Tôi âm thầm chinh phục em bằng những sự quan tâm bình dị từ cuộc sống sinh hoạt đến học tập của em. Và có lẽ chính sự chân thành, đằm thắm ấy mà em dần có tình cảm đối với tôi, một tình yêu ngây thơ, trong sáng, thánh thiện.
![]() |
Ảnh: Hoài Anh |
Theo thời gian, tình cảm của chúng tôi cũng lớn dần lên theo năm tháng, mỗi góc phố, con đường, hay giảng đường đều in dấu chân hai đứa. Chúng tôi trở thành điểm tựa cho nhau.
Những ngày cuối tháng hết tiền hai đứa chia nhau ổ bánh mì, rồi có lần tôi ốm liệt giường em bón từng thìa cháo cho tôi, chăm chút cho tôi từng miếng ăn giấc ngủ.
Mối tình đầu bình dị ấy cứ thế vượt qua chuỗi ngày thiếu thốn của cuộc sống xa nhà, qua nỗi buồn niềm vui của quãng đời sinh viên. Chúng tôi ấp ủ và chia sẻ ước mơ khát vọng về một tương lai hạnh phúc với công việc ổn định khi ra trường và tổ ấm bé nhỏ dệt thêu từ tình yêu thương tha thiết.
Tốt nghiệp đại học, cầm trong tay tấm bằng cử nhân mà niềm vui khôn xiết, em ngả đầu vào vai tôi nũng nịu: ‘Ra trường rồi có khi nào mỗi đứa một nơi không anh? Có khi nào anh rời xa em không nhỉ?’.
Tôi thì thầm vào tai em nói khẽ: ‘Anh sẽ không bao giờ để mất em đâu, suốt đời này anh sẽ mãi yêu mình em và sẽ đem đến cho em hạnh phúc.
Đêm ấy em đã trao cho tôi thứ quý giá nhất của đời người con gái. Nằm trong vòng tay âu yếm, hai đứa không thôi nghĩ về tương lai tươi sáng.
Ra trường chúng tôi ở lại thành phố, háo hức cầm hồ sơ đi xin việc nhưng nỗi thất vọng tràn trề vì đâu đâu người ta cũng yêu cầu kinh nghiệm, mà sinh viên mới ra trường như tụi tôi thì lấy đâu ra. Lăn lộn mấy tháng trời ròng rã, tiền ‘khởi nghiệp’ mà gia đình cho cũng dần cạn kiệt, thế là em đành gác lại ước mơ để tôi được tiếp tục ‘đeo đuổi khát vọng sự nghiệp’.
Đồng lương công nhân của em khi đó tuy ít ỏi nhưng thật sự là ‘phao cứu sinh’ giúp chúng tôi trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn ở, sinh hoạt và giúp tôi có thể yên tâm tập trung tìm việc.
Trời không phụ lòng người nên một thời gian sau đó tôi cũng tìm được một công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Oái oăm một nỗi nữ đồng nghiệp - con gái sếp và là vợ tôi bây giờ lại dành tình cảm cho tôi.
Tôi đau đầu vắt óc suy nghĩ khi phải đối diện với sự lựa chọn rất khó khăn, một bên là tình yêu tha thiết, một bên là sự nghiệp sáng lạn. Nếu lựa chọn tình yêu có nghĩa là tôi sẽ lại trở về với vạch xuất phát ban đầu, lại tiếp tục công cuộc mang hồ sơ vất vả chạy ngược chạy xuôi đi kiếm việc, còn nếu chọn sự nghiệp thì đồng nghĩa với việc tôi sẽ đánh mất tình yêu bốn năm đẹp đẽ của mình, đánh mất người con gái tôi yêu và yêu tôi tha thiết.
Tôi băn khoăn, do dự và cuối cùng xót xa quyết định đón nhận tình yêu mới. Trái tim tôi đau nhói, tôi không đủ can đảm đối diện với em nói lời chia tay. Tôi để lại lá thư như là lời cuối cho cuộc tình đẹp đẽ rồi xách va li ra đi.
Lấy con gái sếp tôi có tất cả ngoại trừ tình yêu. Tôi cố gắng là một người chồng tốt, sống có trách nhiệm với gia đình, nhưng quả thực đó chỉ là một vai diễn bởi tình yêu trong tôi đã dành hết cho người con gái năm xưa.
Hàng đêm nằm bên vợ, ân ái với vợ mà hình ảnh người xưa cứ len vào tâm trí khiến tim tôi đau thắt. Vợ tôi như cảm nhận được điều gì đó sâu thẳm trong lòng tôi, nàng rất buồn nhưng không gặng hỏi. Tôi biết là nàng rất đau khổ, tôi thương nàng nhưng không biết phải làm sao? Đã nhiều lần tôi thầm ước mình có thể xóa nhòa kỉ niệm, vùi hết quá khứ để sống trong hiện tại, toàn tâm toàn ý với vợ con nhưng điều đó dường như không thể. Quá khứ năm xưa cứ quyện chặt vào hiện tại để ám ảnh tôi, day dứt tôi về tội lỗi của mình.
Tôi cố công đi tìm người xưa nhiều năm nay mà vẫn chưa gặp, chỉ nghe nói là em đang sống và nuôi con một mình. Tôi không biết đó có phải là cốt nhục của mình không nữa.
Có lẽ tôi là một thằng đàn ông tồi, một thằng đàn ông xấu xa khi đã tham vàng bỏ ngãi, phản bội lời thề tình yêu để chạy theo xa hoa danh vọng. Rồi khi sống trong xa hoa, danh vọng với người vợ hết mực yêu thương chồng thì lại nhung nhớ người xưa. Tôi phải làm gì đây trước nỗi đau của hai người phụ nữ?
Dùng dằng mối quan hệ với nữ đại gia may mặc suốt nhiều năm, tôi không có cách nào thoát khỏi tay người phụ nữ đó.
" alt=""/>Tâm sự của người đàn ông dứt bỏ người yêu chạy theo con gái sếpTuy nhiên, đứng về khía cạnh y học, các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên hạn chế loại thực phẩm ngọt ngào này trong thực đơn hàng ngày. Vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa mãn tính.
Theo TVBS, bác sĩ chuyên khoa sản Vương Trình Vỹ, giảng viên Đại học Y Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, một nữ tiếp viên hàng không tìm đến ông vì vùng kín ngứa ngáy rất khó chịu. Dù đã dùng kháng sinh và vệ sinh sạch sẽ, chỉ được vài ngày, tình trạng này lại diễn ra khiến cô rất khổ sở.
Qua tìm hiểu ông nhận thấy nữ tiếp viên có lịch bay khá dày đặc, thường xuyên thức đêm. Đặc biệt, cô gái này lại có thói quen ăn đồ ngọt.
Khi đến một quốc gia nào đó cô thường muốn tìm các loại bánh để ăn. Thậm chí, những loại bánh ngọt, chocolate còn là thức ăn chính. Sinh hoạt hàng ngày của cô cũng không điều độ.
Tất cả yếu tố trên đều là những điều kiện thuận lợi làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt là vùng kín của chị em vốn rất nhạy cảm.
Đồ ngọt sẽ làm thay đổi nồng độ PH trong môi trường âm đạo. Khi môi trường này mất cân bằng sẽ làm tăng vi khuẩn dẫn đến viêm âm đạo. Nếu tình hình lặp đi lặp lại, vi khuẩn nhờn thuốc lâu dần sẽ dẫn đến viêm mãn tính. Đây cũng là khởi nguồn của một số bệnh phụ khoa như ung thư cổ tử cung, polyp âm đạo...
Bác sĩ Trình khuyến cáo chị em phụ nữ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đồ ngọt và đặc biệt nên tập thể dục để tăng sức đề kháng.
Là bác sĩ sản phụ khoa, anh ấy hiểu rõ cơ thể của phụ nữ và cả những điểm nhạy cảm mà chính phụ nữ cũng không hề biết.
" alt=""/>Nữ tiếp viên hàng không bị viêm vùng kín vì thói quen tưởng vô hại