Nhận định, soi kèo America de Cali vs Boyaca Chico, 8h10 ngày 28/3: Khó cản chủ nhà


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 29/3: Tiếp tục bay cao -
Bất ngờ vẻ điển trai như 'soái ca' của con trai Hoài Linh nhận nuôi năm 4 tuổiNguyễn Hoàng Quân sinh năm 2004 và được nhiều người biết đến với nghệ danh bé Ben và là con nuôi của NSƯT Hoài Linh. Năm 4 tuổi, bé Ben tham gia vũ đoàn ABC kids, được Hoài Linh chú ý và nhận làm con nuôi. Dù còn nhỏ nhưng bé Ben tỏ ra tài năng khi tham gia nhiều lĩnh vực nghệ thuật từ đóng phim, ca hát, làm MC... Cậu được xem là “thần đồng âm nhạc” nối bước Xuân Mai, bé Châu...
Đặc biệt, bé Ben từng gây sốt khi tham gia chương trình “Gương mặt thân quen nhí 2015” do Hoài Linh làm ban giám khảo. Trong chương trình, cậu bé khiến công chúng thích thú với những màn hóa thân siêu ấn tượng. Vượt qua nhiều thí sinh tài năng như Phương Mỹ Chi, Bảo Ngọc, Gia Huy... con nuôi Hoài Linh đoạt ngôi vị Quán quân của chương trình. Tuy nhiên, sau thành công từ “Gương mặt thân quen nhí”, Hoàng Quân vắng bóng khỏi showbiz, ngưng đóng phim và gần như không tham gia các hoạt động nghệ thuật. Ben tiết lộ: “Em bắt đầu ngưng đóng phim từ năm vào cấp 2, nghĩa là sau chương trình "Gương mặt thân quen nhí", dù sau đó cũng có nhiều phim liên hệ với mẹ ngỏ ý mời em tham gia. Lý do quan trọng nhất chính là cả mẹ và ba nuôi Hoài Linh đều muốn em tập trung vào việc học”. Hiện tại, Hoàng Quân đã có những định hướng nhất định cho tương lai. Em nghe nhiều thể loại âm nhạc và chơi thử nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Mẹ Hoàng Quân cũng chia sẻ muốn con tập trung cho việc học và không để 2 chữ “ngôi sao” làm mất đi tuổi thơ tự nhiên. Hiện nay, bé Ben đã 16 tuổi. Để đảm bảo thời gian học tập, nhất là các kỳ thi chuyển cấp quan trọng, bé Ben đã tạm ngưng hẳn các hoạt động nghệ thuật từ năm cấp 2. "Em dành nhiều thời gian để tham gia các cuộc thi về học vấn, tìm hiểu các kiến thức chuyên sâu về văn học sau những bài học ở lớp" - Hoàng Quân chia sẻ. Sau khi tạm lui khỏi showbiz, Hoàng Quân tập trung vào học tập và đạt được những thành tích rất ấn tượng. Cậu khá tự hào về bản thân khi suốt 9 năm liền đều đạt thành tích học sinh giỏi. Ngoài ra, con nuôi Hoài Linh từng đại diện quận đi thi môn văn cấp thành phố và đoạt giải khuyến khích vào năm lớp 7. Một năm sau cậu thi học sinh giỏi văn và cũng đậu cấp quận. Về ba nuôi Hoài Linh, Hoàng Quân tâm sự: “Ba Linh rất hiền, rất thương em. Nhưng cái nào ba đã nói không được thì nhất quyết là không được làm. Ba không la mắng ai, cách của ba là không làm ai phải buồn vì mình, nhưng ngược lại sau những câu nói của ba, em tự nhận thấy mình sai và lời ba dạy là đúng”. Bên cạnh đó, từ nhỏ đến bây giờ, cha nuôi Hoài Linh luôn theo dõi sát sao kết quả học tập của Ben. Mỗi tháng, sổ liên lạc của Ben đều do Hoài Linh ký, có khi phải đến tận điểm nam danh hài diễn để ký sổ cho con. Hoài Linh cũng khuyên con nuôi nên chuyên tâm vào học tập, thỉnh thoảng đi diễn vào thời gian rảnh cho đỡ nhớ nghề. Có một câu nói của ba nuôi Hoài Linh khiến bé Ben nhớ mãi, đó là: “Làm cho con nổi tiếng thì dễ lắm, nhưng để khán giả nhớ đến và được người ta trân trọng mới là khó". Đức Trung
Con gái nuôi Hoài Linh 'lột xác' đầy quyến rũ
- Ánh Linh – Sơn nữ Bolero – Con gái nuôi của NSƯT Hoài Linh lột xác với hình tượng quyến rũ và nổi loạn trong bộ ảnh mới khiến khán giả “say mê”.
"> -
Theo Soompi, ngày 25/02, Kim Jong Kook quyên góp 100 triệu won (hơn 1,9 tỉ VND) cho Hiệp hội cứu trợ thiên tai Hàn Quốc. Cùng ngày, nam diễn viên Lee Byung-hun cũng đã quyên góp số tiền 100 triệu won với hy vọng sẽ khắc phục sự cố của dịch Covid-19. Số tiền quyên góp của anh sẽ được sử dụng để cung cấp các sản phẩm vệ sinh như khẩu trang và nước rửa tay cho người già, người khuyết tật và các gia đình có thu nhập thấp. Sao Hàn quyên góp gần 6 tỷ chống dịch CovidNữ diễn viên Shin Min Ah cũng đã quyên góp 100 triệu won để góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc.
Công ty Am Entertainment cho biết, Shin Min Ah mong muốn được chia sẻ và ủng hộ đội ngũ y tế và những người ngày đêm nỗ lực phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc.
Kim Jong Kook, Lee Byung Hun và Shin Min Ah đều quyên góp 100 triệu won góp phần chóng dịch Covid-19. Trước đó, ngày 24/2, hiệp hội cứu trợ thiên tai Hàn Quốc tiết lộ rằng Yoo Jae Suk đã quyên góp 100 triệu won cho công cuộc phồng chống dịch bệnh.
Chiều cùng ngày, nữ ca sĩ Hyomin đã nguyên góp 3.000 khẩu trang đến vùng dịch tại Daegu. Thành viên T-ara chia sẻ, dù không nhiều nhưng cô muốn chung tay giúp đỡ những người cần đến. Trong khi đó, nam diễn viên Park Seo Joon gần đây cũng tài trợ 100 triệu won để giúp đỡ các tổ chức và các nhân viên y tế trong “cuộc chiến” dịch bệnh.
Trước đó, Yoo Jae Suk, Hyomin và Park Seo Joon cũng quyên góp tiền và khẩu trang ngăn chặn dịch Covid-19. Hiện tại, Hàn Quốc xác nhận có 977 ca lây nhiễm Covid-19, với 10 ca tử vong. Hàn Quốc cũng trở thành quốc gia có số ca lây nhiễm cao nhất ngoài Trung Quốc. Với số ca lây nhiễm tăng nhanh chóng chỉ trong 4 ngày, Hàn Quốc hiện đang rơi vào tình trạng báo động cao nhất.
Thùy Chân
Theo Soopi, Naver, Chosun
Hồng Vân, Mỹ Uyên nói gì về việc đóng cửa các sân khấu kịch TP. HCM?
NSND nói, trước kiến nghị của cơ quan chức năng, hai sân khấu của cô sẽ tiếp tục đóng cửa đến ngày 7/3.
"> -
Tết về, nhớ những chuyến xe ken đặc người, mỗi lần qua ổ gà xóc lên xóc xuốngẢnh tư liệu Chuyến xe ngày Tết chật ních, người ngồi xen lẫn với đồ đạc túi nhỏ túi to, chỗ để chân cũng khó. Hồi ấy mỗi gia đình về quê đều thường mang theo xe đạp để về quê thuận tiện đi lại. Cuối xe ô tô có cầu thang bằng sắt. Những chiếc xe đạp khách gửi được lơ xe treo lên cầu thang sắt, buộc chắc chắn vào kệ trên nóc ô tô, bên trên có một vài cành đào bó tròn nhú ra những nụ hồng lốm đốm.
Thường đến khi ra khỏi Hà Nội, cứ một đoạn xe lại dừng, người xuống, kẻ lên, chào hỏi, chia tay bịn rịn. Mỗi lần xe dừng, mọi người phải chờ một lúc để lơ xe tháo dây trên nóc ô tô và nhấc xe đạp xuống, hoặc buộc thêm xe vào.
Xe nào ở trên, ô tô chỉ dừng một tí rồi lăn bánh. Xe nào buộc tít dưới, hành khách cứ liệu thần hồn, thấy chặng đường về quê cứ dài ra thêm mãi do có lúc phải chờ thêm mươi mười lăm phút. Có hành khách sốt ruột, leo thoăn thoắt lên nóc gỡ xe đạp giúp phụ xe cho nhanh.
Khắp xe đầy mùi xăng. Nhiều người cả năm mới đi ô tô một lần, không quen nên nôn thốc nôn tháo. Người thì ngủ, người lại râm ran trò chuyện. Cả một thế giới thu nhỏ của mùi mồ hôi, mùi thuốc lá, thuốc lào của mấy người đàn ông; tiếng gà gáy o o hòa cùng mùi sản phẩm “đầu ra” đặc trưng của chú gà trống nghễu nghện bị nhốt trong lồng nơi góc xe quện với thoang thoảng mùi chè xanh Thái Nguyên được mấy hành khách giữ khư khư trong tay. Tất thảy tạo nên một không khí rất bộn bề mùi Tết.
Con đường về quê rất xóc. Đứa trẻ là tôi ngày ấy cùng em trai thì lại vô cùng thích thú vì như được chơi trò chơi bật nảy miễn phí mỗi lần xe đi qua ổ voi, ổ gà. Hai chị em cười lí lắc, cố nhòm qua vai người lớn ken đặc để nhìn ra phía trước và hai bên, nhìn ra bao la những cánh đồng trơ gốc rạ mùa đông, bầu trời xám xịt, thi thoảng lây phây mưa phùn, những lũy tre làng oằn mình lặng lẽ trong gió cuối mùa thổi như tiếng thở dài bất tận.
Ấy vậy mà, trong cái heo hút cuối mùa ấy, vẫn thấy không khí Tết đang đến rất gần, với những cây nêu được dựng lên trước mỗi nhà, nhìn từ xa như chiếc sào neo tim bao người con xa xứ trở về.
Về đến thành phố Nam Định, là như thấy quê nhà yêu dấu. Bao giờ bố mẹ cũng chỉ tay vào một ngã rẽ, nơi có nhà của cậu, em trai mẹ, để các con biết. Phải đến nhiều năm sau, khi phương tiện đi lại đỡ khó khăn hơn, chúng tôi mới được dừng chân ở thành phố, mới được biết nhà cậu mình.
Con đường nhỏ và xóc khi xe đi qua thành phố Nam Định, thi thoảng có xe khách hoặc xe tải chạy ngược mà hành khách cứ đoán già đoán non không biết hai xe có tránh được nhau không. Chỉ sợ va vào. Loang loáng hai bên đường, những cành đào bích, đào phai, chậu cúc vàng ngày Tết được bày bán.
Không khí Tết đã về rất gần trên những nẻo đường xe qua. Có đoạn trẻ con ùa chạy theo đuôi xe mặc khói đen phả ra. Thường lái xe sẽ đi chậm lại hơn chút, hẳn do lo ngại nhỡ trước mặt có thêm một cậu bé, cô bé nào chạy ra đường mà lái xe không kịp phanh thì vừa nguy hiểm, vừa mất Tết.
Đoạn thú vị nhất là đi qua bến phà Lạc Quần, dù có khi phải chờ phà khá lâu. Qua phà, xe xóc nảy liên tục, chị em tôi và mấy đứa trẻ con cùng xe lại được chơi trò xóc nảy miễn phí nhiều lượt, thi nhau “a”, “ô” mỗi khi xe nẩy lên nẩy xuống dập dềnh lắc lư theo những con sóng vỗ vào phà. Đa phần hành khách xuống xe đi bộ qua phà, chỉ phụ nữ và trẻ em ở lại trên xe. Người nào không quen, lại nôn thốc nôn tháo lần nữa.
Khi xe dừng lại ở bến xe khách của huyện, hai chú tôi đã dựng xe đạp chờ sẵn, giúp bố tôi đỡ xe đạp và treo đồ đạc vào xe. Bố đèo mẹ, hai chú đèo 2 chị em tôi về nhà ông bà. Cả nhà gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Cái mừng tủi của tình thâm ruột thịt xa cách cả năm đằng đẵng mới được gặp lại, không thể nào quên.
Rồi lại chuyến xe lên Hà Nội sau khi Tết tàn, xuân mãn. Từ nhà ông bà nội buổi trưa đến nhà ông bà ngoại buổi chiều, đợi khoảng 1h sáng, cả nhà tôi được các dì đèo đến nhà cô Hột, bạn mẹ ở thị trấn Yên Định ngồi nhờ chờ xe. Đến nơi, đã thấy khoảng chục người ngồi trước nhà, râm ran trò chuyện.
Nhà cô Hột mở rộng cửa, thắp thêm chiếc đèn dầu hắt ánh sáng le lói ra cửa trong đêm tối giá lạnh, như một chỉ báo cho mọi người biết để tụ về đó chờ xe cho đỡ rét. Mẹ ủ em trai trong chiếc chăn mút nhỏ - loại chăn khá phổ biến thời bấy giờ, được chắp từ hàng trăm mảnh vải vụn ông ngoại may cho.
Tôi mặc áo bông màu tím hoa cà cũng do ông ngoại may, đứng cạnh, nắm tay bố, dựa vào mẹ đứng chờ chuyến xe đêm lên Hà Nội. Đồ đạc vẫn chẳng có gì nhiều, nhẹ đi vì quà bánh mang về đã biếu ông bà, chú bác, nhưng nặng thêm vì có dăm bảy tấm bánh chưng mà họ hàng cho khi đi chúc Tết từng nhà.
Chờ mãi khoảng 3h xe đến. Xe còn chưa tới điểm dừng, mà một số người đã xách hành lý chạy ra trước để mong được lên xe sớm, có chỗ ngồi. Rất nhanh, chiếc xe lại lặng lẽ lao vào màn đêm, bỏ lại đằng sau những căn nhà cửa đóng then cài im ỉm, mưa bụi lây phây, mẹ tôi lặng quay đi lau những giọt nước mắt.
Những chuyến xe về quê ăn Tết luôn đẹp trong mắt trẻ thơ. Ảnh minh họa: Hồ Giáp Lại chợt nhớ chuyến xe lên thành phố sau Tết năm nao, lúc gần chuyển bánh thì bác Cao vội vàng đạp xe kịp đến, chạy theo đưa bố tôi 50 đồng gọi là cho vợ chồng em và các cháu. Bố tôi không nhận mà bác cứ nhất quyết dúi vào tay. 50 đồng hồi ấy ở quê không phải là số tiền nhỏ, bác cũng chẳng khá giả gì.
Bác thương bố tôi sức khỏe yếu, thương các cháu còn nhỏ. Anh em chỉ kịp nắm tay thật chặt, chào nhau, rồi xe lăn bánh. Bóng bác tôi cứ nhỏ dần rồi xa khuất. Nhiều năm trôi, bác đã về miền xa thẳm, nhưng Tết năm nào bố cũng nhắc kỷ niệm đó, để thêm nhớ thương chuyến xe Tết đong đầy kỷ niệm.
Chuyến xe ngày Tết của mùi xăng, của chất chồng ken đặc người – xe – đồ đạc, của những ổ voi, ổ gà, của thấp thoáng bóng cây nêu dựng trước những ngôi nhà trải theo đồng ruộng mênh mang mùa lạnh, của bóng đèn như hoa tiêu trong đêm ở nhà cô Hột, của cái nắm tay thật chặt giữa bác Cao và bố, đã mãi trở thành một miền ký ức không thể phai mờ của một người thế hệ 8X tôi.
Để biết rằng, trong tim có những nẻo đường về, dù khó khăn đến mấy, vẫn luôn là chốn đi về mà ta thương nhớ, dẫu biết chuyến xe Tết ngày xưa, và làng quê ngày xưa, cùng ông bà, các bác – những người muôn năm cũ – đã mãi chìm vào miền xa thương nhớ.
Tết xưa là mùi thơm tỏa ra từ nồi bánh chưng nghi ngút khói đặt trên bếp lửa hồng, là mùi thơm phưng phức của những chiếc bánh quy tự làm, là vị ngọt man mác của miếng mứt quất, mứt mận, là mùi hồ vương lại trên chiếc áo mới may cho các con, là những nhọc nhằn vị mặn mồ hôi của cha mẹ…
Không sung túc, đủ đầy như bây giờ, nhưng những cái Tết ấy luôn là miền ký ức không thể nào lãng quên, là một thời để nhớ, là nơi để ai đó khát khao tìm về.
Nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, VietNamNet mời bạn đọc cùng chia sẻ những cảm xúc, những hồi tưởng về hương vị Tết xưa, mà nay bởi cuộc sống hiện đại bộn bề, chúng ta ít có cơ hội được thưởng thức lại. Bài viết liên quan, độc giả vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn.
'Tết này cả nhà về quê, dù phải rút hết tiết kiệm cũng sẽ về'
Lại một năm nữa sắp qua, một mùa xuân mới sắp đến. Làm ăn xa quê, những ngày này thấp thỏm phân vân: liệu Tết có nên về quê?">