Facebook trước đây cho phép hầu hết nhân viên làm việc tại nhà cho đến cuối năm nay và cho phép một số nhân viên đăng ký làm việc trọn đời từ xa. Mark Zuckerberg cho biết trong 10 năm tới, một nửa trong số khoảng 48.000 nhân viên của Facebook có thể làm việc tại nhà vĩnh viễn.
Facebook đang có kế hoạch mở văn phòng trong phạm vi được phép theo hướng dẫn của chính phủ với tiền đề diễn biến dịch bệnh được cải thiện. Tuy nhiên, trước tình hình nghiêm trọng gần đây tại Mỹ, Facebook cho biết khó có thể mở văn phòng ở nhiều địa điểm trong năm nay.
Kênh Doanh nghiệp và Tin tức Tiêu dùng (Mỹ) đưa tin Dara Khosrowshahi, Giám đốc điều hành của Uber, sẽ cho phép nhân viên làm việc tại nhà cho đến tháng 6/2021. Đây là điều "không bắt buộc", tức là nếu văn phòng mở cửa trước đó thì nhân viên có thể quay lại để làm việc. Tờ San Francisco Chronicle đưa tin, nhân viên Uber làm việc tại nhà sẽ được trợ cấp thiết bị văn phòng trị giá 500 USD.
Người phát ngôn của Uber, Luis Vanderlande cho biết trong một tuyên bố: “Là một công ty linh hoạt, chúng tôi muốn mang đến sự linh hoạt, sự lựa chọn và tính minh bạch lâu dài để nhân viên có thể lên kế hoạch trước thời hạn”. Chương trình "làm việc tại nhà" sẽ được đánh giá lại vào mùa xuân năm sau, nhưng thời hạn sẽ không được rút ngắn.
CNN đưa tin, ngày 27/7, người phát ngôn của Google tuyên bố rằng nhân viên của công ty sẽ làm việc tại nhà cho đến ít nhất là tháng 7/2021. CEO Sundar Pichai của Google cho biết trong một bản ghi nhớ với nhân viên: “Tôi hy vọng điều này sẽ mang lại cho bạn sự linh hoạt để có thể cân bằng giữa công việc và mối quan hệ gia đình trong 12 tháng tới”, CEO Google chia sẻ thêm.
Theo các báo cáo, trong đại dịch Covid-19, ngành công nghệ đã dẫn đầu sự bùng nổ về làm việc từ xa. Tuy nhiên, nhiều phương tiện truyền thông Mỹ cũng đã phân tích rằng chương trình “làm việc tại nhà” có thể gây hại cho sự phát triển của nhiều loại hình kinh doanh, đặc biệt là các dự án xây dựng quy mô lớn và ngành công nghiệp ăn uống.
Điệp Lưu (Tổng hợp)
Google cho biết sẽ cho phép các nhân viên làm việc tại nhà đến hết tháng 6/2021 nếu công việc của họ không cần phải tới văn phòng.
" alt=""/>Facebook, Google, Uber, Amazon và Twitter cho phép nhân viên làm việc ở nhà đến cuối 2011Chứng nhận mới nhất từ Uptime Institute khẳng định trung tâm dữ liệu, phòng máy tổng trạm của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo yêu cầu khắt khe về sự ổn định, tính dự phòng, khả năng an toàn và liên tục trong quá trình vận hành, cung cấp dịch vụ tới khách hàng, kể cả ở điều kiện môi trường “khắc nghiệt nhất”.
Tổng trạm Hòa Lạc của Viettel đã vượt qua quá trình đánh giá kỹ lưỡng và nghiêm ngặt của Uptime về toàn bộ tài liệu như quy hoạch thiết kế, sơ đồ đấu nối, lựa chọn thiết bị, hạ tầng cơ điện, phòng cháy chữa cháy, không gian thao tác, bảo trì bảo dưỡng,…
Viettel đặc biệt được đánh giá cao vì đội ngũ nhân sự Viettel đã tự chủ động nghiên cứu, triển khai dự án toàn diện ngay từ đầu, trực tiếp hoàn thiện các phương án và bảo vệ thành công hồ sơ thiết kế, được Uptime xác nhận. Đối với các trung tâm dữ liệu khác thường sẽ có tư vấn từ nước ngoài.
Ông Đào Xuân Vũ - CEO Viettel Networks cho biết: “Hiện nay, nhu cầu máy chủ xử lý và lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng. Việc thiết kế, xây dựng hệ thống phòng máy hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn toàn cầu sẽ là nền tảng hạ tầng vững chắc để Viettel cung cấp dịch vụ tới khách hàng với chất lượng quốc tế và giúp các doanh nghiệp an tâm triển khai dịch vụ số phục vụ xã hội”.
Dựa vào tri thức và kinh nghiệm hiện có, Viettel đang tiếp tục nâng cấp, chuẩn hóa toàn bộ 10 tổng trạm, trung tâm dữ liệu viễn thông, CNTT - lớn nhất Việt Nam với quy mô diện tích hơn 30.000 m2 và gần 10.000 tủ rack.
Việt Nam đang có 5 trung tâm dữ liệu được thiết kế đạt chuẩn Tier III của Uptime Institute, chiếm 0.7% số lượng data center toàn cầu và 10% số lượng data center tại Đông Nam Á, bao gồm các nước Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Uptime Institute là một tổ chức của Mỹ ban hành hệ thống tiêu chuẩn đánh giá danh giá nhất trên thế giới dành cho việc thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý và sự ổn định về dịch vụ của trung tâm dữ liệu. Chuẩn “Tier” của đơn vị này được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và chia làm 4 cấp độ: Tier 1, Tier II, Tier III, Tier IV. Tier III là cấp độ cao nhất mà các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt được. |
Minh Ngọc
" alt=""/>Viettel đạt 2 chứng chỉ uy tín thế giới về trung tâm dữ liệuChính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai thử nghiệm các dịch vụ 6G vào năm 2026 với 5 lĩnh vực chính bao gồm: nội dung nhập vai trong chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, ô tô tự lái, thành phố thông minh và nhà máy thông minh. Theo kế hoạch sẽ cung cấp thương mại 6G ở Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2028 đến năm 2030.
Theo sách trắng có tựa đề “Trải nghiệm siêu kết nối thế hệ tiếp theo cho tất cả mọi thứ” do Samsung Electronics phát hành vào tháng 7/2020 cho biết, các mạng 6G ban đầu có thể được triển khai vào năm 2028, trong khi việc thương mại hóa hàng loạt công nghệ này sẽ diễn ra vào năm 2030. Sách trắng cũng đã phác thảo các khía cạnh khác nhau liên quan đến 6G, bao gồm các xu hướng lớn về kỹ thuật và xã hội, các dịch vụ mới, các yêu cầu cần thiết, các công nghệ tiềm năng và thời gian dự kiến tiêu chuẩn hóa.
Samsung định nghĩa ba loại yêu cầu phải được đáp ứng để hiện thực hóa các dịch vụ 6G đó là yêu cầu về hiệu suất, kiến trúc và độ tin cậy, trong đó yêu cầu hiệu suất 6G là tốc độ dữ liệu cao nhất là 1.000 gigabit mỗi giây và độ trễ dưới 100 micro giây. Như vậy dự kiến tốc độ mạng 6G sẽ nhanh gấp 50 lần tốc độ dữ liệu cao nhất của mạng 5G và độ trễ bằng 1/10 độ trễ của mạng 5G.
Samsung cũng nhấn mạnh rằng các yêu cầu kiến trúc của mạng 6G bao gồm giải quyết các vấn đề phát sinh từ khả năng tính toán hạn chế của thiết bị di động cũng như triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngay từ giai đoạn đầu phát triển công nghệ và cho phép tích hợp linh hoạt các thực thể mạng mới.
Báo cáo cũng giới thiệu các công nghệ tiềm năng có thể cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cho mạng 6G, bao gồm băng tần số terahertz, ăng ten mới, công nghệ song công tiên tiến, cấu trúc liên kết mạng tiên tiến, chia sẻ phổ tần để tăng hiệu quả sử dụng tần số và công nghệ vô tuyến ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Samsung Research, bộ phận nghiên cứu và phát triển của bộ kinh doanh của Samsung, đã nghiên cứu về 6G kể từ tháng 5 năm ngoái, bằng cách thành lập một nhóm nghiên cứu riêng biệt có tên là Trung tâm nghiên cứu truyền thông tiên tiến.
Vào tháng 1 vừa qua, công ty viễn thông Nhật Bản NTT DoCoMo cho biết họ đặt mục tiêu ra mắt công nghệ 6G thương mại vào năm 2030. Chính phủ Nhật Bản cũng đã công bố kế hoạch đưa ra một chiến lược toàn diện liên quan đến mạng truyền thông di động 6G trong tương lai.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc đã chính thức bắt đầu nghiên cứu công nghệ 6G vào tháng 11 năm ngoái. Theo báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc, các cơ quan thuộc chính phủ và viện nghiên cứu đã có các cuộc họp ban đầu với mục đích thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G quốc gia. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết sẽ thành lập hai nhóm công tác để thực hiện các hoạt động nghiên cứu 6G.
Phần Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt đầu nghiên cứu các công nghệ 6G trong tương lai.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Ngày 14/7, Samsung đã phát hành sách trắng về tầm nhìn đối với mạng thông thông tin di động thế hệ thứ 6 (6G).
" alt=""/>Hàn Quốc sẽ triển khai thử nghiệm mạng 6G vào năm 2026