Phát biểu tại Hội nghị triển khai Kế hoạch năm 2018 tổ chức ngày 22/12/2017 của Bộ TT&TT, ông Hoàng Sơn, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, năm 2017 tiếp tục là một năm khó khăn của các nhà mạng trên toàn cầu khi doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản như các dịch vụ thoại, SMS tiếp tục suy giảm. Tại thị trường Việt Nam, các nhà mạng cạnh tranh quyết liệt, tuy nhiên công cụ chính trong cạnh tranh vẫn chủ yếu là giá vì thế Viettel liên tục phải điều chỉnh các chiến lược, chính sách cho phù hợp.
Tuy nhiên, kết quả sản xuất kinh doanh của Viettel vẫn đạt một số kết quả tương đối khả quan, cụ thể: doanh thu toàn tập đoàn đạt 249.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn đạt 43.936 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 41.142 tỷ đồng, tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng trên toàn mạng đạt hơn 98 triệu thuê bao, trong đó có 32 triệu thuê bao tại thị trường nước ngoài.
"Trong bối cảnh việc sử dụng dịch vụ đang thay đổi nhanh chóng về cách thức sử dụng dịch vụ, số lượng người dùng các ứng dụng OTT như Viber, Zalo, WatShap, sử dụng các mạng xã hội ngày càng phổ biến trong cộng đồng, Viettel xác định cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm để thích ứng đối với sự biến đổi nhanh của thị trường viễn thông. Cụ thể, Viettel đi đầu về công nghệ, đưa nhanh công nghệ mới vào khai thác, kinh doanh và tập trung vào nghiên cứu sản xuất để làm chủ công nghệ lõi. Bên cạnh đó, Viettel đã tối ưu hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều chỉnh mô hình tổ chức, số hóa, hiện đại hóa các quy trình quản lý. Về công nghệ, Viettel là nhà mạng tiên phong triển khai mạng 4G với vùng phủ rộng khắp trên toàn quốc, phủ tới 98% dân số. Thời điểm hiện tại Viettel đã có 8 triệu người sử dụng dịch vụ 4G. Viettel đã xây dựng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt Viettel Pay với nền tảng là dịch vụ Bank Plus", ông Hoàng Sơn nói.
" alt=""/>Viettel đạt doanh thu 'khủng' 249.300 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 43.936 tỷ đồngNhững người hâm mộ Nokia đã có một thời gian háo hức sau khi nghe được thông tin “huyền thoại” Nokia 3310chuẩn bị hồi sinh tại MWC 2017. Theo tin đồn, thiết bị có thể được bán với giá khoảng 63 USD (gần 1,5 triệu đồng).
Nokia 3310 ra đời 17 năm trước, được xem là chiếc điện thoại tốt nhất mọi thời đại nếu xét đến các tính năng cơ bản như gọi điện, nhắn tin. Đặc biệt, nó cũng thuộc dạng “nồi đồng cối đá”, rất hiếm khi bị hỏng.
Dù nhiều người hi vọng 3310 sẽ chạy Android, thực tế mẫu điện thoại này có thể vẫn chỉ là thiết bị phổ thông, tức là chỉ dừng ở nghe gọi, nhắn tin. Ngôn ngữ thiết kế của máy vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi ở trọng lượng và độ dày. Đây không phải điều bất ngờ vì cùng với sự tiến bộ của công nghệ, linh kiện điện thoại đã giảm đi đáng kể về kích thước nên máy mỏng hơn, nhẹ hơn.
" alt=""/>Nokia 3310 đời 2017 có gì đặc biệt?Tối ngày 17/12/2017, vòng chung kết Zalo Hackathon đã kết thúc với phần thắng thuộc về đội Trojans gồm 3 thành viên đến từ trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật và ĐH Bách Khoa TP.HCM. Về nhì trong cuộc thi là đội Knights gồm các bạn học sinh cấp 3 của trường Phổ thông Năng Khiếu TPHCM. Đồng hạng nhì còn có Botdy - đội thi gồm các lập trình viên trẻ đến từ Hà Nội.
Đánh giá về chất lượng thí sinh, Top Coder Khúc Anh Tuấn - thành viên của Hội đồng chuyên môn cho biết anh khá ấn tượng với khả năng của các đội thi. “Chỉ trong 24 giờ lập trình và không được biết trước đề thi nhưng các sản phẩm dự thi rất tốt. Nhiều bài thi đã đáp ứng được tốt cả 3 tiêu chí tính hoàn thiện, tính thực tế và tính sáng tạo”.
Vượt qua 70 đội đăng ký tham dự, 24 giờ lập trình liên tục để hoàn thành sản phẩm, trải qua 2 vòng trình bày ý tưởng thuyết phục trước Hội đồng chuyên môn gồm những tên tuổi lớn trong ngành CNTT, đội Trojans gồm 3 sinh viên năm cuối là Võ Minh Công (chuyên ngành Cơ Điện Tử, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), Lê Anh Tú (Chuyên ngành Điện tử Viễn Thông - ĐH Bách Khoa) và Nguyễn Ấn Tín (sinh viên ngành Công nghệ phần mềm, ĐH Sư phạm Kỹ Thuật) đã xuất sắc giành chiến thắng tại Zalo Hackathon 2017 với phần thưởng 50 triệu đồng.
Chọn nhóm đề tài liên quan đến các ứng dụng sức khỏe, ý tưởng của đội Trojans dựa trên lượng thức ăn mỗi người nạp vào mỗi ngày và cảm biến cơ thể để tính ra lượng calo dư thừa, kết hợp với các thông số chuẩn về sức khỏe để đưa ra cảnh báo và lời khuyên cho người dùng. Theo đội trưởng Võ Minh Công, Trojans tập trung vào những tính năng ưu việt nhất, khắc phục những nhược điểm của các ứng dụng khác trên thị trường.
Ứng dụng HeaFri này được Ban giám khảo đánh giá rất cao ở khả năng hoàn thiện ý tưởng trong một khoản thời gian ngắn. Ông Nguyễn Quang Nam, Technical Director của Zalo cho biết chỉ với 24 giờ nhưngTrojans đã hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ hơn hẳn các đội thi khác và thuyết phục được sự khó tính của Hội đồng chuyên môn gồm top coder Khúc Anh Tuấn, Hiệp sĩ CNTT Phạm Kim Long, PGS.TS Trần Minh Triết, Trưởng nhóm R&D của Zalo Trần Công Thiên Qui, Zalo Product Director Đào Ngọc Thành, Zalo Technical Director Nguyễn Quang Nam và thầy Phạm Thi Vương.
Nói về Zalo Hackathon, bạn Lê Văn Ninh cho biết đã có một trải nghiệm thú vị vì các đội không hề biết trước đề thi cho đến thời điểm khai mạc. “Đây là cuộc thi duy nhất ở Việt Nam theo đúng luật của Hackathon”, Ninh cho biết thêm.
![]() |
Nói về lý do “bí mật đề thi đến phút chót”, ông Phạm Kim Long, Trưởng Ban tổ chức chia sẻ Zalo Hackathon mang đến cho các bạn lập trình viên trẻ một sân chơi xứng tầm với các bài toán lập trình thực tế, có độ khó dưới áp lực lớn về thời gian, trải nghiệm “Hack” và “Marathon” đúng nghĩa nhất.
" alt=""/>Học sinh cấp 3 giành giải cao ở Zalo Hackathon 2017