Nhận định, soi kèo Ajax vs Galatasaray, 3h00 ngày 31/1: San bằng khoảng cách
本文地址:http://live.tour-time.com/news/33b495554.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Ipswich vs Southampton, 22h00 ngày 1/2: Chiếc pháo cứu sinh
Tuy nhiên mới đây, Samsung đã chính thức bác bỏ tin đồn này. Ông Nguyễn Trí Thông, Giám đốc Truyền thông của Samsung tại Việt Nam cho biết không có kế hoạch bán ra Galaxy Note 7 tân trang tại nước ta. Lý do được đưa ra là loạt sản phẩm smartphone hiện nay của Samsung tại Việt Nam đã bao phủ mọi phân khúc giá, không cần bán thêm model này.
Thông tin này có thể khiến nhiều fan trung thành của dòng Note đã, và đang mong chờ sự quay trở lại của Galaxy Note7 trên thị trường cảm thấy hụt hẫng. Mặc cho sự ra mắt của Galaxy S8, dòng Note và đặc biệt là Note7 vẫn để lại cảm tình trong lòng rất nhiều người dùng, kể cả sau khi sự cố cháy nổ xảy ra. Mặc dù không sở hữu màn hình Infinity Display, Galaxy Note7 vẫn được không ít người đánh giá là đẹp hơn do sở hữu thiết kế vuông vức, nam tính. Cây bút S-Pen cũng là trợ thủ đắc lực trong công việc.
Với việc hàng chính hãng không còn được phân phối, người dùng muốn sở hữu máy sẽ buộc phải săn tìm ở thị trường xách tay. Đại diện một số cửa hàng khẳng định: Galaxy Note7 xách tay Hàn Quốc sẽ về Việt Nam từ cuối tháng 5 này với giá khoảng 10 triệu đồng.
Về phía Samsung Việt Nam, quyết định này có thể không được lòng người dùng, tuy nhiên khi xét đến chiến lược kinh doanh của hãng thì không thật sự khó hiểu. Hiện nay ở phân khúc từ 10-15 triệu đồng, Samsung có đến 5 model smartphone tại Việt Nam, trong đó có một số model mới ra mắt như Galaxy C9 Pro. Việc bán ra Galaxy Note7 tân trang sẽ gây nên sự rối loạn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của những chiếc máy này.
Không chỉ có vậy, doanh số của hai dòng máy cao cấp Galaxy S8 và S8+ dự đoán cũng sẽ giảm sút nếu Galaxy Note 7 tân trang có mặt trên thị trường. Có mức giá rẻ hơn đáng kể, tuy nhiên những gì mà Samsung trang bị cho Galaxy Note7 về mặt tính năng là không kém cạnh quá nhiều so với Galaxy S8. Điều này sẽ khiến cho người dùng đổ xô đi mua Galaxy Note7 và bỏ quên chiếc flagship mới nhất của Samsung.
Cuối cùng, việc không bán ra Galaxy Note7 tân trang cũng giúp Samsung tránh khỏi những rắc rối liên quan đến pháp lý và an toàn người dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không. Hiện nay, Galaxy Note7 vẫn nằm trong danh sách cấm mang lên những chuyến bay tại Việt Nam. Việc không bán ra Galaxy Note7 tân trang tại Việt Nam sẽ giúp Samsung, cũng như người dùng tránh khỏi những sự hiểu nhầm không đáng có.
Theo GenK
">Samsung xác nhận sẽ không bán Galaxy Note7 tân trang tại Việt Nam
Công văn 109 cảnh báo về lỗ hổng an toàn thông tin (ATTT) trên hệ quản trị nội dung Drupal được VNCERT gửi tới các đơn vị chuyên trách về CNTT, ATTT của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; các đơn vị chuyên trách về CNTT, ATTT các bộ, ngành; các Sở TT&TT; thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; các Tổ chức tài chính, Ngân hàng và Chứng khoán; và các doanh nghiệp hạ tầng Internet, viễn thông, điện lực, hàng không, giao thông vận tải, dầu khí; và các đơn vị thuộc Bộ TT&TT vào hôm nay, ngày 23/4/2018.
VNCERT cho biết, hệ thống quản trị nội dung Drupal (Drupal CMS) mã nguồn mở hiện là một trong các hệ quản trị nội dung được sử dụng khá phổ biến để xây dựng các Trang/Cổng thông tin điện tử, ứng dụng web (gọi chung là website) cho các cơ quan, đơn vị, với các ưu điểm là đơn giản, linh hoạt hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL, SQLite, MS SQL Server, Oracle và có thể mở rộng để hỗ trợ các cơ sở dữ liệu NoSQL.
Trong năm 2017 và các tháng đầu năm nay, Drupal đã công bố 7 lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên, chỉ riêng từ cuối tháng 3/2018 đến nay Drupal đã bộc lộ 2 lỗ hổng bảo mật có mức độ nguy hiểm cao ở mức nghiêm trọng cần được theo dõi, xử lý khẩn cấp. Số lượng website Drupal tại Việt Nam là khá nhiều nhưng Drupal thường được sử dụng đối với các website có quy mô vừa và nhỏ. Drupal ít được sử dụng cho các hệ thống nghiệp vụ quan trọng của các tổ chức Ngân hàng, tài chính.
Qua công tác hỗ trợ một số đơn vị khắc phục sự cố do Drupal vừa qua, Trung tâm VNCERT nhận thấy, thực tế website do đối tác bên ngoài xây dựng không bàn giao đầy đủ nên đơn vị vận hành website, thậm chí cả cán bộ kỹ thuật chủ chốt không biết rõ Trang/Cổng thông tin điện tử được phát triển trên nền tảng Drupal, do đó dẫn đến tình trạng chủ quan, bỏ qua lỗ hổng bảo mật đã được cảnh báo, có thể bị tấn công gây mất an toàn thông tin. Chính vì vậy, VNCERT đề nghị các cơ quan, tổ chức quan tâm kiểm tra để phát hiện triệt để các website có sử dụng Drupal.
Trong trường hợp có website sử dụng Drupal, VNCERT khuyến nghị các cơ quan, đơn vị chú ý 2 lỗ hổng an toàn thông tin. Trong đó, một là, lỗ hổng Drupal cho phép thực thi các lệnh điều khiển từ xa trái phép (Remote Code Execution, mã lỗi quốc tế CVE-2018-7600 hoặc SA-CORE-2018-002), được công bố ngày 28/3/2018.
Theo đánh giá, mức độ nguy hiểm của lỗ hổng CVE-2018-7600 (SA-CORE-2018-002) là nghiêm trọng. Lỗ hổng này cho phép tin tặc tấn công từ xa, tải tệp tin trái phép, thay đổi giao diện… Lỗ hổng tồn tại trên nhiều phiên bản khác nhau của Drupal. Hiện nay, đã ảnh hưởng trên diện rộng, một số hacker đã khai thác lỗ hổng để phục vụ đào tiền ảo.
Lỗ hổng thứ 2 được VNCERT đề nghị các cơ quan, tổ chức chú ý là lỗ hổng tấn công kịch bản liên trang (Cross Site Scriptting, mã lỗi quốc tế là SA-CORE-2018-003), được công bố ngày 18/4/2018. Lỗi Cross Site Scriptting được đánh giá có mức độ nghiêm trọng ở mức cao.
">VNCERT cảnh báo lỗ hổng an toàn thông tin trên hệ quản trị nội dung Drupal
Xperia XZ là smartphone cao cấp thứ hai hiện nay của Sony, sau chiếc XZs. XZ bán tại Việt Nam từ tháng 10 năm ngoái với giá 14,99 triệu đồng, sau đó giảm xuống 12,99 triệu và giảm xuống 10,99 triệu như hiện nay.
">Sony Xperia XZ bất ngờ giảm 2 triệu đồng, còn 10,99 triệu đồng
Soi kèo phạt góc Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
Chiều 2/5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và ông Manabu Sakai - Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản. Chuyến thăm nhằm củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, thúc đẩy khai thác tiềm năng phát triển giữa hai nước trong giai đoạn mới.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn hội đàm với Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản Manabu Sakai. Ảnh: Trọng Đạt. |
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã trao đổi với Thứ trưởng Manabu Sakai về tình hình hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông thời gian qua.
Nhật Bản và Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác có hiệu quả. Hai bên đã xây dựng và không ngừng mở rộng các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, cả về đầu tư, thương mại và hợp tác về xây dựng chính sách. Trong thời gian tới, với điều kiện và khả năng thực tế của mỗi nước, các hoạt động hợp tác có nhiều điều kiện để phát triển hơn, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản về nhiều vấn đề. Trong đó, trọng tâm là lĩnh vực tần số vô tuyến điện, bưu chính, phát thanh truyền hình và những hoạt động hợp tác thông qua nhóm công tác chung Việt Nam - Nhật Bản.
Trong các mặt hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, nổi bật hơn cả là llĩnh vực tần số vô tuyến điện. Trong tuyên bố chung của Thủ tướng 2 nước vào tháng 6/2017, MIC Nhật Bản và Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) đã thống nhất nghiên cứu, thiết lập Khu vực Hoạt động Rộng đối với Kiểm soát tín hiệu Radio Cao Tần (H/F).
Bộ TT&TT nhất trí về chủ trương và mong muốn hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy việc nghiên cứu hợp tác về xây dựng hệ thống H/F. Trong thời gian tới, có thể xem xét tính khả thi trong việc hợp tác xây dựng dự án thí điểm. Tuy nhiên, về chi tiết triển khai dự án thí điểm, khả năng thực tế, nội dung hợp tác chuyên ngành cần trao đổi cụ thể giữa các đơn vị chuyên môn trực thuộc hai Bộ.
Nhân dịp này, Bộ TT&TT cũng đề nghị Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực, đào tạo chuyên gia trong kiểm soát H/F, kiểm soát vệ tinh cho phía Việt Nam.
Về lĩnh vực bưu chính, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao và cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong việc chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, quảng bá mã bưu chính Quốc gia.
Bộ TT&TT mong muốn trong thời gian tới, hợp tác trong lĩnh vực bưu chính hai nước sẽ tiếp tục được quan tâm, thúc đẩy hơn nữa. Cụ thể, Việt Nam muốn trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản trong việc cổ phần hóa công ty bưu chính, quản lý thị trường bưu chính, thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp bưu chính của hai nước, tối ưu hóa quá trình sản xuất, trao đổi bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, bảo hiểm…
Trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, hai bên đang thúc đẩy việc trao đổi kinh nghiệm về chính sách, chiến lược phát triển ngành phát thanh truyền hình mỗi nước, trong đó có kế hoạch triển khai số hóa truyền hình tại Việt Nam.
Bộ TT&TT cũng ủng hộ việc trao đổi, xây dựng kế hoạch hợp tác về nội dung giữa các đài truyền hình hai nước, trong đó có việc đưa các kênh truyền hình của Việt Nam sang phát sóng tại Nhật Bản và ngược lại.
“Với quan hệ đang ngày càng đi vào chiều sâu, việc tăng cường các nội dung phát sóng của Nhật Bản tại Việt Nam và ngược lại sẽ góp phần giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chia sẻ.
Tại buổi làm việc, một trong những vấn đề được tập trung thảo luận là kết quả hợp tác thông qua Nhóm công tác chung Việt Nam - Nhật Bản. Đây là cơ quan được thành lập nhằm rà soát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động hợp tác, thảo luận chương trình nghị sự và hoạt động hợp tác sắp tới, xây dựng các dự án hợp tác mới giữa hai nước, bao gồm hình thức hợp tác công tư.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đánh giá cao việc Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong các dự án về an toàn thông tin như dự án ODA không hoàn lại về “Hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin và năng lực thực thi pháp luật về an toàn thông tin tại Việt Nam“; dự án thí điểm “Giải pháp chống tấn công mạng tại Việt Nam”
Trong chiến lược phát triển CNTT-TT đến 2020, Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đô thị thông minh. Do đó, Bộ TT&TT ngỏ lời đề nghị phía Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện hỗ trợ Việt Nam xây dựng đô thị thông minh. Việt Nam cũng mong muốn duy trì hình thức hợp tác thông qua Nhóm công tác chung. Theo cơ chế đã thống nhất, dự kiến Quý III/2018, hai bên sẽ tổ chức họp Nhóm công tác chung lần thứ hai tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng quà lưu niệm cho Thứ trưởng Manabu Sakai. Ảnh: Trọng Đạt. |
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Manabu Sakai vui mừng trước những thành tựu mà hai nước đã đạt được trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, bưu chính, phát thanh truyền hình.
Thứ trưởng Manabu Sakai cho biết, ông cảm nhận rõ tình cảm nồng ấm cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT-TT. Chính vì vậy, Nhật Bản mong muốn được cùng Bộ TT&TT hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực thông tin, truyền thông nhằm đưa quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.
Trọng Đạt
">Việt Nam và Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ, toàn diện về TT&TT
Văn phòng sở hữu trí tuệ Singapore đã công bố một sáng kiến để đẩy nhanh quá trình cấp bằng sáng chế cho các ứng dụng liên quan đến fintech ví dụ như thanh toán dựa trên blockchain.
Theo một tuyên bố từ Văn phòng, sáng kiến FinTech Fast Track tìm cách rút ngắn quá trình đó từ khoảng 2 năm xuống còn ít nhất là 6 tháng. Chương trình đã được công bố vào Ngày IP Thế giới 2018 - thứ Năm tuần trước bởi Low Yen Ling, Thư ký Nghị viện cấp cao cho Bộ Thương mại và Công nghiệp và Bộ Giáo dục.
Việc xác định cách thức một ứng dụng có thể thuộc thể loại fintech như thế nào, văn phòng IP đề xuất trong phụ lục rằng một công nghệ sử dụng blockchain để tạo thuận lợi cho việc thanh toán qua ngân hàng sẽ đủ điều kiện.
Tuyên bố cho biết:
">Singapore tăng tốc quy trình cấp bằng sáng chế công nghệ blockchain
Chiều 2/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về công nghệ không dây Nhật Bản - Việt Nam và Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc giữa Công ty Phát thanh Nhật Bản (Japan Radio Co.Ltd) và Tổng Công ty quản lý Bay Việt Nam (VATM).
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm. Ảnh: Trọng Đạt |
Phát biểu tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm cho rằng: “Trong lĩnh vực thông tin truyền thông, lĩnh vực thông tin vô tuyến là một công cụ rất hiệu quả, giúp người dân nhanh chóng kết nối, đến gần với nhau, và mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới”.
Trước sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của các ứng dụng thông tin vô tuyến, từ nhiều năm nay, Bộ TT&TT luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp khai thác thông tin vô tuyến trong và ngoài nước tại Việt Nam có cơ hội phát triển.
Sự phát triển của các mạng thông tin di động 4G, 5G với tốc độ truyền dữ liệu rất cao (1000Mbp/s), độ tin cậy rất cao và độ trễ thấp đòi hỏi cơ quan quản lý phải dành lượng băng tần vô tuyến lớn để phát triển mạng lưới.
Lễ ký kết chương trình thử nghiệm hệ thống quản lý di chuyển của máy bay trên sân bay (MLAT) tại sân bay quốc tế Phú Quốc. Ảnh: Trọng Đạt |
Xu hướng phát triển CNTT cho thấy, công nghệ không dây có mặt ở khắp mọi nơi. Bất cứ ứng dụng hay dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển dữ liệu đều có một giải pháp không dây tương ứng. Tuy nhiên đi cùng với nó, Bộ TT&TT sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về mặt quản lý, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Sự phát triển nhanh của ngành dịch vụ vận tải hàng không, hàng hải kéo theo những đòi hỏi về các mạng lưới thông tin liên lạc. Thông tin vệ tinh cũng cho thấy sự hữu dụng của mình đối với việc truyền thông, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Do đó, Bộ TT&TT đã nghiên cứu những chính sách phù hợp về băng tần vô tuyến nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các ứng dụng không dây giá thành rẻ.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm: “Sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ này tạo ra mạng thông tin vô tuyến đan chéo nhau, có khả năng gây can nhiễu, có hại cho nhau”.
Do vậy Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống kiểm soát, giám sát thông tin vô tuyến cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT. “Bộ luôn ủng hộ, và có chính sách đầu tư phù hợp về hệ thống kiểm soát vô tuyến nhằm giảm thiểu tình trạng can nhiễu giữa các hệ thống vô tuyến”, Thứ Trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Trọng Đạt
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
">Nhật giúp Việt Nam thử nghiệm hệ thống quản lý máy bay
Theo nguồn tin từ hải quan Quảng Ninh, ngày 18/4/2018, tại phường Trần Phú, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, Tổ Kiểm soát chống buôn lậu thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái phát hiện một đối tượng đang tập kết tại bãi đất trống 5 thùng hàng bìa carton chứa 10 chiếc loa ghi nhãn hiệu Celestons công suất 300 – 1000W.
Trên các sản phẩm thể hiện do nước ngoài sản xuất, mới 100%, trị giá lô hàng vài chục triệu đồng.
">Quảng Ninh bắt giữ vụ vận chuyển loa Celestons nhập lậu
友情链接