Với Thiếu tá,ýứckhôngthểquênnơiđấtbạncủangườibácsĩmũnồgiá vàng nhẫn trơn 9999 bác sĩ Lê Hải Sơn, khoảng thời gian được sống, làm việc cùng các đồng đội tại Nam Sudan là những ngày tháng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời binh nghiệp của anh. Dù bề bộn với guồng quay của công việc, cuộc sống, anh Sơn vẫn luôn dành một góc thật đặc biệt trong tim để lưu giữ những kỷ niệm về mảnh đất nội chiến vùng Đông Phi.
Ký ức về những ca bệnh đáng nhớ
Thiếu tá, bác sĩ Lê Hải Sơn sinh năm 1983, công tác tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Tháng 1 năm 2018, anh được giao nhiệm vụ bổ sung vào lực lượng Bệnh viện dã chiến 2.1 khi ấy đã thành lập được 4 năm, tập trung huấn luyện tại Bệnh viện 175 (TP. Hồ Chí Minh).
Thiếu tá, bác sĩ Lê Hải Sơn (đứng đầu) ngày lên đường sang Nam Sudan làm nhiệm vụ |
Sau thời gian dài huấn luyện tiền triển khai cùng các đồng đội, chiều ngày 2/10/2018 (giờ địa phương), chiếc máy bay C17 của Australia chở bác sĩ Sơn cùng các cán bộ nhân viên Bệnh viện dã chiến 2.1 đáp xuống sân bay quốc tế thủ đô Juba, Nam Sudan. Quốc gia non trẻ nhất thế giới nằm ở Đông Phi đã trải qua cuộc nội chiến kéo dài suốt từ năm 2013. Tính tới năm 2018, số người thiệt mạng lên tới 50.000 người, hơn 4 triệu người phải tha hương, hơn 250.000 trẻ em suy dinh dưỡng trầm trọng.
“Điều lọt vào tầm mắt tôi đầu tiên là những con đường đất bạt ngàn. Sân bay quốc tế chỉ có một chút đường nhựa, còn lại hoàn toàn là đường đất. Từ sân bay, chúng tôi đi bộ khoảng 1km để tới nhà ga quốc tế, nơi chỉ có vỏn vẹn những căn nhà ghép rất thô sơ. Giữa thủ đô được xem là nơi phát triển nhất tại Nam Sudan, tôi vẫn có thể cảm nhận sự tàn phá khủng khiếp của nội chiến kéo dài”, bác sĩ Sơn kể.
Người dân Nam Sudan |
Sau khoảng 3 đến 4 giờ bay, đoàn Bệnh viện dã chiến Việt Nam đến Bentiu. Nhiệm vụ chính của bệnh viện là chăm sóc, khám và điều trị cho khoảng 3000 nhân viên và binh lính Liên Hợp Quốc, các nước gửi quân. Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận khám, điều trị cho người dân thường nơi đơn vị đóng quân.
Trong Bệnh viện dã chiến 2.1, Thiếu tá, bác sĩ Lê Hải Sơn phụ trách bộ phận chẩn đoán hình ảnh cùng 1 kỹ thuật viên. Bộ phận này gồm có 2 máy siêu âm và 2 máy chụp X quang di động.
Ca bệnh Thiếu tá Sơn nhớ nhất là một sĩ quan chỉ huy người Mông Cổ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội nhưng chưa có dấu hiệu ngoại khoa rõ ràng. Từ kết quả siêu âm, bác sĩ Sơn nhận thấy một đám ruột non của bệnh nhân có thành dày, biểu hiện của tình trạng thiếu máu ruột.
Sau khi bàn bạc, anh cùng với bác sĩ phẫu thuật quyết định lấy một ít dịch ổ bụng bệnh nhân dưới hướng dẫn của siêu âm đi làm xét nghiệm. Phát hiện thấy dịch máu đỏ tươi, các bác sĩ nghĩ tới đây là ca xoắn, hoại tử ruột non nghiêm trọng. “Ngay cả với những bệnh viện lớn, đây cũng là ca nặng. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong”, bác sĩ Sơn nhớ lại.
Kíp bác sĩ ngay lập tức tiến hành phẫu thuật, lấy đi khoảng gần 1m ruột non thiếu máu, hoại tử cho sĩ quan chỉ huy Mông Cổ. Bệnh nhân đã được cứu sống và ổn định trở lại sau đó.
“Ca bệnh này đặc biệt bởi chúng tôi phải đưa ra một quyết định nhanh, chính xác trong điều kiện không đầy đủ các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ. Ngay sau khi biết tin, ngài trưởng y tế phái bộ UMISS tại Bentiu đã biểu dương về năng lực chuyên môn, khả năng cấp cứu và điều trị kịp thời của Bệnh viện dã chiến 2.1 Việt Nam”, bác sĩ Sơn cho biết.
Bác sĩ Lê Hải Sơn phụ trách bộ phận chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện dã chiến 2.1 |
Ca bệnh thứ hai để lại ấn tượng sâu sắc cho các bác sĩ là một người dân địa phương. Bệnh nhân nữ mang thai hơn 30 tuần, vợ của thống đốc bang tại Bentiu nhập viện trong tình trạng sốt, thai suy, thiểu ối mức độ nặng. Bệnh nhân lại đang bị sốt rét nên sốt rất cao.
Bác sĩ Sơn cùng các đồng đội đã nhanh chóng đưa ra hội chẩn, quyết định đây là ca bệnh phải mổ cấp cứu lấy thai.
“Bệnh viện dã chiến 2.1 cũng có bác sĩ sản khoa có thể mổ lấy thai. Tuy nhiên, do thiếu nhiều trang thiết bị hồi sức sau sinh đối với thai nhi sinh non, chúng tôi đã tư vấn người nhà ngay lập tức chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến sau để phẫu thuật. Sau mổ, sức khỏe của cả em bé và mẹ đều ổn định”, bác sĩ Sơn chia sẻ.
Sự chẩn đoán chính xác, kịp thời của Bệnh viện dã chiến 2.1 đã khiến vị thống đốc bang rất biết ơn. Ông có nhã ý tặng các y bác sĩ một con bò, món quà được xem là rất quý giá với người dân Nam Sudan.
Trong hơn 1 năm triển khai Bệnh viện dã chiến tại Bentiu, các bác sĩ đã khám và điều trị cho hơn 2000 lượt bệnh nhân, phẫu thuật hơn 50 ca, từ tiểu phẫu cho đến đại phẫu. Đây là con số đáng ghi nhận đối với một bệnh viện dã chiến còn nhiều thiếu thốn về trang thiết bị y tế.
Các bác sĩ đã khám, điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn về trang thiết bị y tế |
Thích nghi để cống hiến
Đoàn công tác Bệnh viện dã chiến 2.1 Việt Nam đến Nam Sudan đúng thời điểm quốc gia châu Phi này đang bước vào mùa khô. Nhiệt độ ngoài trời Bentiu lên tới 40 đến 45 độ, độ ẩm thấp, đất đai khô khốc. Một ngày nơi đây như có đến bốn mùa khi nhiệt độ ngày và đêm có thể chênh nhau đến 30 độ.
Trong những ngày đầu tiên, do chưa kịp hoàn thiện việc xây dựng, Bệnh viện dã chiến 2.1 phải triển khai trong lều bạt, dưới cái nắng nóng gay gắt.
Mùa khô, nước sinh hoạt rất thiếu thốn. Lượng nước được hỗ trợ trung bình từ 15 - 20 lít/ người/ ngày dùng cho cả việc ăn uống, vệ sinh, tắm giặt không đủ, các bác sĩ phải thay phiên nhau đi lấy nước ở những giếng khoan xung quanh đơn vị bạn.“Có những khi phải đợi 4, 5 tiếng, từ chập tối tới tận đêm mới lấy được mấy mét khối nước đem về”, bác sĩ Sơn kể.
Bentiu mùa khô, nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 đến 45 độ |
Khu nhà ở của các bác sĩ là những dãy nhà ghép được các bạn công binh của phái bộ giúp đỡ xây dựng. Mỗi phòng như vậy rộng khoảng 15 mét vuông, có từ 3 đến 4 người ở. Những ngày đầu điều kiện còn thiếu thốn, các bác sĩ phải ngủ trên những chiếc cáng, giường gấp hoặc tự đi cắt những tấm ván về làm phản nằm. Sau 3 đến 4 tháng, những chiếc giường đơn được chuyển đến giúp giấc ngủ đảm bảo hơn. Chúng cũng là đồ vật giá trị nhất các bác sĩ có trong căn phòng nhỏ của mình.
Bentiu vào mùa mưa, số lượng người mắc sốt rét rất lớn, trong đó có cả bệnh nhân là cán bộ của bệnh viện. “Anh em cứ ai sốt là nghĩ ngay đến sốt rét. Có khi phải xét nghiệm đến 3,4 lần mới tìm ra được ký sinh trùng gây bệnh. Thế rồi người khỏe điều trị cho người ốm, cũng có khi các bác sĩ tự điều trị cho chính mình”, bác sĩ Sơn bảo.
Khó khăn về môi trường sống, điều kiện sống đã đành, nỗi nhớ người thân thường trực trong những ngày xa xứ có lẽ là khó khăn lớn nhất người bác sĩ mũ nồi xanh Việt Nam phải vượt qua.
Những ngày đầu tới Nam Sudan, các bác sĩ rất khó để liên lạc về với gia đình bởi hệ thống viễn thông, mạng internet gần như không có. Sau khi hoạt động ổn định, bệnh viện được hỗ trợ 2GB mạng internet/người/tháng. Các bác sĩ thường chia đều cuộc gọi ra các ngày để tiết kiệm số dung lượng ít ỏi.
“Cứ rảnh rỗi một chút lại thấy nhớ nhà, nhớ con. Đôi khi nhìn người thân qua màn hình điện thoại, chỉ ước có thể ở bên cạnh con, ôm con một chút…”, bác sĩ Sơn chia sẻ.
Bác sĩ Lê Hải Sơn trong buổi giao lưu, trao đổi chuyên môn với Bệnh viện dã chiến cấp 2 Anh |
Tháng 6 năm 2019, con trai thiếu tá Lê Hải Sơn khi ấy tròn 3 tuổi, cũng là khi anh sang Nam Sudan làm nhiệm vụ hơn 8 tháng. Cháu bé bị mắc một loại virus lạ, rơi vào trạng thái nguy kịch, phải điều trị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi trung ương khiến tâm trí người cha nơi phương xa như có lửa đốt. Vợ của anh, chị Nguyễn Thị Chung cũng là một người lính quân y tại bệnh viện TWQĐ 108 vừa đứng ra cáng đáng việc nhà, vừa một mình chăm sóc con.
“Thời điểm ấy, chỉ huy y tế phái bộ, thủ trưởng Bộ Quốc Phòng, thủ trưởng Bệnh viện TƯQĐ 108, thủ trưởng Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam và các đồng đội ở Bệnh viện dã chiến 2.1 đã tạo điều kiện giúp tôi về nước để chăm sóc con. Tôi thực sự rất cảm kích và biết ơn”, thiếu tá Sơn cho biết.
Rất may mắn, nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng, đồng nghiệp tại Bệnh viện TWQĐ 108 và đặc biệt là sự đồng hành của người cha, cháu bé đã qua cơn nguy kịch.
“Tôi trở lại Nam Sudan tiếp tục nhiệm vụ khi con còn chưa bình phục hẳn. Nhưng có lẽ được trở về và cùng con đi qua giai đoạn khó khăn đã là điều quá đỗi may mắn và hạnh phúc với tôi”, bác sĩ Sơn xúc động nói.
Thiếu tá Lê Hải Sơn cùng vợ con trong ngày hoàn thành nhiệm vụ tại Nam Sudan về nước |
Ở nơi xa xứ, các bác sĩ luôn tự tìm cho mình niềm vui riêng để vượt qua những phút chạnh lòng. Có người đọc sách, người chơi cờ, người nhâm nhi ly nước chè, người thủ thỉ tâm sự cùng đồng đội.
Ngoài công việc khám chữa bệnh, các bác sĩ tăng gia sản xuất, biến khoảng đất khô cằn vùng Bentiu xanh rờn những luống rau, khóm hoa.
“Chúng tôi luôn tự nhủ đây là nhiệm vụ Tổ quốc giao phó, vì mục tiêu cao cả, vậy nên có vất vả cũng phải thích nghi và nỗ lực hết sức để vượt qua”, thiếu tá Lê Hải Sơn tâm sự.
Bệnh viện TƯQĐ 108 chào mừng Thiếu tá, bác sĩ Lê Hải Sơn trở về |
Ngày 27/11/2019, tốp cuối của Bệnh viện dã chiến 2.1 rời Nam Sudan về nước, kết thúc một năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bệnh viện dã chiến 2.2 lên đường sang mảnh đất nội chiến vùng Đông Phi, tiếp nối thành tích đáng tự hào của những người đồng đội đi trước.
Những khóm hoa, luống rau xanh mướt một khoảng đất cằn Bentiu, sẽ tiếp tục được các đồng đội chăm bón. Và những mầm xanh hy vọng vẫn sẽ tiếp tục được gieo xuống, trên mảnh đất chưa hòa bình…
Nguyễn Liên
Chuyện chồng U80 chăm vợ chạy thận 9 năm
- Ông cười nheo mắt, bảo tôi :”Tuổi này ai còn gọi là yêu nữa. Người ta gọi là thương, cháu ạ!"