Tại Úc, xe được đăng ký theo từng tiểu bang nơi cư dân sinh sống, các thủ tục đều được niêm yết công khai trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tiểu bang, việc thanh toán là không dùng tiền mặt và cũng không cần thiết phải đến tận nơi, hoá đơn điện tử gửi trực tiếp cho người dân thông qua thư điện tử đăng ký hoặc gửi về nhà qua bưu điện.
Các khoản phí phải đóng
1. Thuế (stamp duty):Dựa trên cơ sở giá trị xe tại thời mua bán theo quy định của từng tiểu bang. Mức thu này có thể dao động theo dung tích xi-lanh hoặc giá trị của xe.
Ví dụ: Tại tiểu bang NSW, mức thu cơ bản 3% (xe giá trị dưới 45.000 AUD) hoặc 1350 AUD + 5% (cho phần xe có giá trị vượt 45.000 AUD). Tại tiểu bang Queensland, mức phí thu dựa vào giá trị xe và dung tích xi-lanh, cơ bản dao động từ 2% (xe điện, xe hybrid) đến 4% (xe có dung tích từ 7 xi-lanh trở lên) với xe có giá trị dưới 100.000 AUD hoặc từ 4-6% với xe có giá trị trên 100.000 AUD.
2. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Greenslip): Là loại phí tương tự như của Việt Nam.
3. Phí đăng ký biển số xe:Được quy định theo từng tiểu bang và biển số được gửi trực tiếp đến đại lý xe hoặc đến địa chỉ khách hàng yêu cầu hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan đăng ký (lưu ý khách hàng có nhu cầu đăng ký biển số đẹp/tự chọn sẽ phải trả tiền thêm). Người mua có thể phải trả thêm thuế xe sang (Luxury Car Tax -LCT) nếu xe họ mua thuộc dòng xe sang theo quy định của từng tiểu bang với giá trị xe.
Ví dụ, tại bang NSW, mua xe sang có giá trị từ 80.000 AUD (xấp xỉ 1,415 tỷ đồng), người mua sẽ phải nộp thuế xe sang LCT là 3.742 AUD (xấp xỉ 66,2 triệu đồng).
Việc gia hạn hằng năm cũng cực kỳ thuận tiện và hoàn toàn thực hiện online với những chỉ dẫn cụ thể cho người dân.
Việc mua bán, trao đổi xe đã qua sử dụng cũng hết sức dễ dàng. Theo đó, người mua và người bán chỉ cần điền thông tin cá nhân (như trên GPLX) và giá trị xe vào mặt sau của Giấy chứng nhận đăng ký xe sau đó thực hiện đăng ký on-line (qua website hoặc qua app trên điện thoại) và nộp thuế (stamp duty) tại cơ quan đăng ký xe (Sở Giao thông) của các bang là xong.
Các bên ký nhận và giữ lại phần thông tin của mình làm bằng chứng cho việc mua bán nếu có tranh chấp sau này. Người mua sẽ nhận được Giấy chứng nhận đang ký xe mới gửi về tận nhà theo địa chỉ đăng ký. Với việc ứng dụng CNTT cao, mọi thủ tục đăng ký và quản lý xe đều được thực hiện qua website, qua app trên điện thoại với độ chính xác cao, bảo mật thông tin cá nhân và thanh toán.
Đăng ký biển số đẹp: Học gì được từ Úc?
Tại Úc, người dân có nhu cầu “thích” biển số đẹp thì cũng được đáp ứng ngay, đúng nguyện vọng.
Về nguyên tắc, biển số xe được phân cấp về từng tiểu bang và do Sở Giao thông của các bang phụ trách. Tiểu bang chỉ quy định về kích cỡ, số lượng chữ và số cần phải có trên mỗi biển, loại xe và màu sắc với loại xe chuyên dụng của các cơ quan chính phủ, quân đội…
Nếu người dân cần biển đẹp, khi chọn xong trên hệ thống, sẽ phải đóng phí làm biển và phí biển đẹp trả theo năm sử dụng thực tế. Ngoài ra, lựa chọn kích cỡ hay màu sắc cũng có thể phải mất thêm các chi phí phát sinh. Biển đẹp này có thể được giữ lại khi bán xe và lắp cho xe mới mua, nhưng khi bán xe mà muốn hay không muốn giữ lại biển đẹp thì phải nêu rõ trong thông tin bán lại xe trên các website như carsales.com.au để người mua biết.
![]() |
Các chữ số trên biển, thậm chí cả màu sắc và kiểu dáng của biển số đều có thể chọn online tại Úc. |
Ví dụ, tại tiểu bang NSW, nếu có nhu cầu cấp biển đẹp, người có nhu cầu sẽ lên website www.myplates.com.au để lựa chọn (tại tiểu bang Victoria thì địa chỉ khác).
Đầu tiên tìm đúng loại/hạng xe, sau đó nhập đúng biển mình mong muốn có (tuân theo nguyên tắc về số lượng chữ số+ chữ, hoặc chỉ số hoặc chỉ chữ trên biển do từng bang quy định) sau đó dùng lệnh “Tìm kiếm” để hệ thống tự lọc xem biển khách hàng cần đã bị đăng ký chưa, nếu biển đó chưa được đăng ký thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký cho cá nhân/công ty mình (tại NSW là tới 6 ký tự số hoặc chữ).
Ví dụ, nếu muốn đăng ký biển đẹp cho báo Vietnamnet tại NSW chẳng hạn, thì theo nguyên tắc, chúng ta sẽ tìm được biển đẹp nhất sẽ là VNMNET, khi đó hệ thống sẽ trả về kết quả là chưa được đăng ký và người/công ty/tổ chức có thể đăng ký biển này cho mình.
![]() |
Độc giả tại Úc thử đăng ký biển số đẹp cho báo VietNamNet trên hệ thống. |
Hệ thống cũng đưa ra mức phí phải đóng (phí làm biển + phí năm + phí màu sắc/thiết kế đặc biệt nếu có). Bên cạnh đó, còn có gợi ý cho người đăng ký một số ký tự khác mà hệ thống AI tự nhận biết là biển đẹp và chưa đăng ký để có thể lựa chọn.
![]() |
Với biển số được thiết kế riêng, chủ xe sẽ phải mất thêm phí. |
Bước sau cùng là lựa chọn biển mình cần, màu sắc, thiết kế mình thích và tiến hành đăng ký và thanh toán online.
Biển sẽ được gửi về tận địa chỉ khách hàng yêu cầu hoặc tới nơi mua xe của khách hàng được chỉ định.
Toàn bộ quá trình này thực hiện online, qua app và hoàn toàn minh bạch, công khai, không có tiêu cực và nguyên tắc “First come, First served” (Ai đăng ký trước được trước).
Ví dụ trong trường hợp này, sau khi chọn xong mẫu thiết kế (kiểu châu Âu) thì số tiền đăng ký biển VNMNET là $469/năm. Hình thức này áp dụng cả đăng ký xe mới, xe cũ, hoặc đơn giản là chỉ muốn đổi biển xe đang sử dụng sang biển mới.
![]() |
Biển sẽ được "ship" về tận địa chỉ khách hàng yêu cầu. |
Được biết một dự thảo về cấp biển số đẹp và đấu giá biển số đẹp tại Việt Nam đang được cơ quan chức năng dự thảo lấy ý kiến.
Hy vọng các kinh nghiệm từ Úc trên đây sẽ là những gợi ý cho cơ quan chức năng tham khảo. Về phía cơ quan nhà nước, ngoài việc phải công khai hoá và minh bạch mọi hồ sơ, thủ tục để người dân thuận lợi khi đến làm thủ tục, cần thiết phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các khâu, các công đoạn của quá trình đăng ký, thực hiện liên thông thủ tục hành chính hoặc tập trung một đầu mối quản lý thống nhất (về lâu dài), đẩy mạnh việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc đăng ký, đăng kiểm, đấu giá/bán/mua biển số đẹp.
Độc giả Lê Minh Toàn(Australia)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết, video về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet qua địa chỉ: Otoxemay@vietnamnet.vn. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Đề xuất cấp biển số đẹp thông qua đấu giá của Bộ Công an đang nhận được sự quan tâm lớn của dự luận. Nếu đề xuất trên được thực hiện sẽ tạo ra lợi ích kép cho cả người dân và ngân sách Nhà nước.
" alt=""/>Đăng ký, đăng kiểm, mua bán biển số đẹp: Kinh nghiệm từ ÚcThời gian đầu tiên, tôi đã không tiếc tiền đầu tư cho chiếc xe mới, từ việc dán phim cách nhiệt, trải sàn, lắp thêm camera hành trình, camera lùi và mua hàng tá thứ đồ chơi gắn lên xe,… Tính ra, những món đồ này ngốn của tôi cả chục triệu đồng.
Tôi coi chiếc xe như người bạn thân thiết. Có những ngày, tôi đi bộ ra bãi gửi xe cách nhà nửa cây số chỉ để được nhìn ngắm, lau chùi rồi leo lên xe đi loanh quanh một vòng cho… đỡ nhớ. Thậm chí vợ tôi thi thoảng còn nói vui rằng “anh nhớ xe còn hơn nhớ vợ”.
Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, tôi dần nhận thấy việc sở hữu một chiếc ô tô mới thực sự không “ngọt ngào” như nhiều người vẫn tưởng. Nhiều vấn đề bất cập đã xuất hiện với tôi và các thành viên trong gia đình.
Đầu tiên đó chính là mùi xe mới. Với nhiều người trong đó có vợ tôi, mùi da và nhựa của ô tô mới hết sức khó chịu. Nó đem đến cảm giác nôn nao, dễ say xe. Đặc biệt khi ô tô của tôi thường xuyên để ở bãi gửi xe dưới nắng.
Vì lý do này, gần 1 năm đầu tiên, vợ tôi rất ít khi leo lên xe của gia đình vì ám ảnh mùi xe mới. Hoạ hoằn lắm, như khi về quê hay đi chơi xa mới phải “nhắm mắt nhắm mũi” ngồi lên xe và lần nào cũng say lử đử, “mật xanh mật vàng”.
Thời gian mới có xe, tôi rất sợ mỗi khi phải ra đường đông đúc. Phần vì ngại là mình lái non, ảnh hưởng đến giao thông; phần nữa là sợ xe bị va chạm, xước xát. Có lần do cua gấp, tôi đã quệt vào dải phân cách giữa khiến cánh cửa phía sau bên phụ bị móp 1 vệt dài. Vết móp đó làm tôi “mất ăn mất ngủ” mấy hôm.
May mà khi mua xe, tôi được tặng gói bảo hiểm thân vỏ trong 1 năm đầu tiên. Nhưng mỗi lần mang xe đi làm lại cũng rất mất công, mất việc và không phải lúc nào cũng “bắt đền” bảo hiểm được.
Chiếc xe nhỏ, nội thất chật hẹp với options nghèo nàn cũng là điều khá bất tiện. Mang tiếng nhà có ô tô nhưng hễ cần đi 4-5 người lớn cùng với một chút đồ đạc là rất “bí”, những người trên xe cũng thấy không thoải mái.
Đặc biệt là năm ngoái, khi vợ tôi sinh cháu thứ hai, chiếc xe của gia đình tôi thực sự trở nên chật chội. Phần cốp phía sau quá hẹp nên mỗi lần về quê dài ngày như Tết Nguyên đán, va-li đồ đạc thường phải chất lên cả ghế ngồi khiến không gian trong xe càng thêm ngột ngạt.
Sau hơn 4 năm sử dụng, vợ chồng tôi đang có ý định đổi sang một chiếc xe khác rộng rãi hơn. Thế nhưng, theo giá thị trường thì chiếc xe của tôi chỉ còn khoảng trên dưới 250 triệu, mất giá đến hơn 150 triệu so với lúc mua. Giờ tôi đang trong cảnh tiến thoái lưỡng nan, nửa muốn bán để đổi xe nhưng lại thấy… tiếc của vì xe mới mất giá nhanh quá.
Nhớ lại vào thời điểm cuối năm 2016, một người bạn của tôi đã lựa chọn một chiếc xe gầm cao đã qua sử dụng khá rộng rãi cũng chỉ với hơn 400 triệu. Về options cũng như kiểu dáng, chiếc xe này “ăn đứt” xe của tôi và đến giờ vẫn còn khá đẹp, vận hành tốt và giữ giá.
Tôi nghĩ rằng, mỗi người sẽ có một cách lựa chọn riêng và phù hợp với bản thân. Nhưng nếu được lựa chọn lại, có lẽ tôi sẽ “tậu” một chiếc xe cũ rộng rãi với nhiều options hơn. Chiếc xe đã qua sử dụng vài năm nhưng ở phân khúc cao vẫn cảm thấy “oách” và đặc biệt là không bị mất giá khi bán đi.
Độc giả Trần Việt Thắng(Hoàng Mai, Hà Nội)
Bạn có trải nghiệm nào về chuyện lần đầu tiên mua ô tô? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cùng một mức tiền, “bóc tem” xe mới sẽ yên tâm về chất lượng, đi vài năm không phải suy nghĩ. Trong khi đó, nếu mua xe cũ lại được hẳn một chiếc xe phân khúc cao hơn cùng với options “miên man”.
" alt=""/>Lần đầu mua ô tô: Tôi sai lầm khi ham mua ngay xe mớiSinh thời, dịch giả, nhà phê bình nghệ thuật Dương Tường từng nhận định tranh của Lê Thư có “sự đối lập giữa cái mênh mông vô tận của đất trời với cái nhỏ nhoi hữu hạn của con người, hay của kiếp người”.
Còn nhà phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương khẳng định Lê Thư vẽ ngày càng nhiều và càng đẹp: "Thư không thích sự ồn ào nhiều màu sắc. Chị vẽ mỗi bức tranh theo một gam màu tâm trạng, vẽ bằng những nét bút thoáng đạt, nhiều ngẫu hứng tự nhiên thôi thúc từ bên trong, tạo nên sự trôi chảy lênh láng, vần vũ của màu sắc. Các không gian của chị mênh mông tĩnh lặng, khi xao xuyến chuyển động và dào dạt cảm xúc".
Một số tác phẩm sẽ trưng bày tại triển lãm:
Họa sĩ Lê Thư sinh năm 1959, tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, chị đã tổ chức thành công 11 triển lãm cá nhân ở trong nước và quốc tế như: Yearing (1999, Hà Nội), Art & Soul(2003, Singapore), Sampa (2004, Đan Mạch), Hồn Việt (2009, Italia) và các triển lãm nhóm. |