Dự án nhà ở hơn chục năm chưa xong, cả ngàn mét vuông đất công…biến mất
Trụ sở ban điều hành khu phố thành nền đất,ựánnhàởhơnchụcnămchưaxongcảngànmétvuôngđấtcôngbiếnmấvàng hôm nay bao nhiêu mang đi bán Dự án khu dân cư Tân Hải Minh toạ lạc tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP.HCM, do Công ty TNHH Sản xuất – thương mại – khách sạn Tân Hải Minh (Công ty Tân Hải Minh) làm chủ đầu tư. Năm 2003, UBND TP.HCM giao cho Công ty Tân Hải Minh gần 91.000m2 đất để thực hiện dự án. Trong đó, có 49.429m2 đất ở và 41.415m2 đất công trình công cộng. Dự án Khu dân cư Tân Hải Minh được UBND quận Thủ Đức phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 vào ngày 7/12/2007. Dự án có quy mô có 168 căn nhà (151 nhà liên kế và 17 biệt thự song lập), 1 khách sạn, 1 cao ốc văn phòng. Trong thời gian này, Công ty Tân Hải Minh cũng bắt đầu chuyển nhượng các nền đất tại dự án cho khách hàng. Nhận chuyển nhượng và xây dựng nhà cửa trên đất ổn định từ năm 2007 nhưng đến nay nhiều hộ dân tại dự án vẫn chưa được cấp giấy chủ quyền. Báo cáo của UBND quận Thủ Đức vào tháng 12/2019 cho thấy, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu nhà ở thấp tầng, khu nhà ở cao tầng… tại dự án vẫn chưa được chủ đầu tư thực hiện hoàn chỉnh. Theo quy hoạch 1/500, tại dự án có trụ sở Ban điều hành khu phố 1 phường Linh Tây, đặt tại số 1 đường Nguyễn Thị Thao (nay là đường Đào Trinh Nhất). Trụ sở này có diện tích 200m2, thuộc lô E5, thể hiện trong bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất được phê duyệt. Để thực hiện dự án cải tạo đường Đào Trinh Nhất trên địa bàn phường Linh Tây, tháng 8/2011 UBND quận Thủ Đức đã có quyết định thu hồi một phần diện tích của trụ sở Ban điều hành khu phố 1, phần diện tích còn lại là 149m2. Bản đồ hiện trạng vị trí do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Thủ Đức lập ngày 22/8/2013 thể hiện, diện tích còn lại của trụ sở Ban điều hành khu phố 1 là 149m2. Tuy nhiên, hiện tại vị trí trụ sở Ban điều hành khu phố 1 “mọc lên” một quán cà phê. Làm việc với Sở TN&MT TP.HCM ngày 21/5, đại diện UBND phường Linh Tây xác nhận, tại lô E của dự án trước đây có 200m2 là đất trụ sở Ban điều hành khu phố. Trong khi đó, ông Phạm Tấn Hải – Giám đốc Công ty Tân Hải Minh thừa nhận, công ty đã chuyển nhượng toàn bộ 168 căn nhà tại dự án, bao gồm các nền đất thuộc lô E. Như vậy nếu tính giá thị trường 149m2 đất công tại lô E, mặt tiền đường Đào Trinh Nhất từ khoảng 30-45 triệu đồng/m2 thì trong “phi vụ” này Nhà nước bị thiệt hại ít nhất là 5 tỷ đồng. Trớ trêu là tại phần đất công mà chủ đầu tư đã ‘sang tay” cho tư nhân này cũng đang bị phường Linh Tây xử lý cưỡng chế vì xây dựng công trình sai phép. Chây ỳ giao đất tái định cư hay đã bán hết đất công? Cũng liên quan đến đất công, tại dự án Khu dân cư Tân Hải Minh còn có gần 700m2 đất sử dụng cho mục đích tái định cư nhưng Công ty Tân Hải Minh dường như cố tình “bỏ quên”, không bàn giao cho địa phương quản lý. Theo đó, khi xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (đại lộ Phạm Văn Đồng) qua địa bàn quận Thủ Đức, Công ty Tân Hải Minh bị ảnh hưởng 4.432m2 đất thuộc dự án. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND TP, ngày 28/1/2013, Sở Tài chính TP.HCM có văn bản đề nghị UBND quận Thủ Đức lập hồ sơ bồi thường phần diện tích đất nói trên. Đồng thời, quận làm việc với Công ty Tân Hải Minh để tiến hành song song tiếp nhận 672,96m2 đất nền đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại dự án khi chi trả bồi thường. Bên cạnh đó, Sở Tài chính còn đề nghị Sở Xây dựng hướng dẫn UBND quận Thủ Đức tiếp nhận 672,96m2 đất nền đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty Tân Hải Minh để sử dụng vào mục đích tái định cư trên địa bàn quận và thành phố. Mặc dù các sở ngành đã có chỉ đạo từ năm 2013 nhưng đến nay Công ty Tân Hải Minh vẫn chưa bàn giao đất. Việc chủ đầu tư chây ỳ giao đất tái định cư, theo các hộ dân, có trách nhiệm của UBND quận Thủ Đức vì buông lỏng quản lý đất đai. Tại biên bản kiểm tra hiện trạng dự án của Sở TN&MT ngày 21/5, ông Phạm Tấn Hải xác nhận hiện công ty vẫn chưa bàn giao 672,96m2 đất tái định cư theo ý kiến của Sở Tài chính. Lý do được nêu ra là “công ty có bố trí nhưng quận chưa tiếp nhận bàn giao” (?) Điều này mâu thuẫn với chính nội dung công ty này trình bày với đoàn công tác Sở TN&MT là toàn bộ 168 căn nhà trong dự án đã được bán cho khách hàng (?) Người dân khiếu nại đặt câu hỏi: 672,96m2 đất tái định cư có còn hay đã bị chủ đầu tư bán hết và hiện không còn đất để giao cho quận Thủ Đức, dẫn tới việc từ năm 2013 đến nay quận Thủ Đức “chưa thể tiếp nhận bàn giao”? Theo một người dân, việc đất công, đất tái định cư ‘đi đâu về đâu’ trong dự án của công ty Tân Hải Minh cần được các cơ quan thanh tra, điều tra vào cuộc làm rõ. Dù chưa được duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ nhưng đất công là trụ sở khu phố tại Khu dân cư Tân Hải Minh đã bị dời vào… công viên, còn đất trụ sở khu phố cũ đã bị chủ đầu tư bán, bỏ túi tiền tỷ. Khu dân cư Tân Hải Minh hiện nay. Khu đất theo quy hoạch là trụ sở Ban điều hành khu phố 1 hiện là quán cà phê. Công viên trung tâm tại dự án Khu dân cư Tân Hải Minh chỉ là bãi đất cỏ dại mọc đầy, nơi tập kết rác. 'Xẻ' đất công viên làm trụ sở khu phố, 'bạo gan' làm giả bản đồ quy hoạch
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pumas UNAM, 06h00 ngày 20/1: Khách làm chủ
-
"Chúng tôi luôn nói rằng nó giống như xây một tòa nhà cao tầng", một người quản lý bộ phận của TSMC chia sẻ, ám chỉ cách các kỹ thuật viên của mình đang siêng năng làm theo các hướng dẫn được chỉ định cho họ qua máy tính bảng. "Bạn chỉ có thể xây dựng một tầng lầu tại một thời điểm."
Công ty trị giá 550 tỷ USD này hiện kiểm soát hơn một nửa thị trường toàn cầu đối với chip sản xuất theo đơn đặt hàng và thậm chí hơn 90% thị phần đối với các bộ vi xử lý tiên tiến nhất, theo một số ước tính.
"TSMC rất quan trọng", Peter Hanbury, chuyên gia bán dẫn tại công ty tư vấn Bain & Co, cho biết. "Về cơ bản, họ kiểm soát phần phức tạp nhất của hệ sinh thái bán dẫn và gần như độc quyền ở công nghệ tối tân này."
Tầm quan trọng của chip bán dẫn đã phát triển theo cấp số nhân trong nửa thế kỷ qua. Năm 1969, mô-đun đưa tàu vũ trụ Apollo lên mặt trăng có hàng chục nghìn bóng bán dẫn với tổng trọng lượng 31,7 kg. Ngày nay, một chiếc MacBook của Apple chứa 16 tỷ bóng bán dẫn trong kết cấu có tổng trọng lượng chỉ 1,3 kg. Sự phổ biến của những con chip sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển lan rộng của các thiết bị di động, Internet vạn vật (IOT), mạng 5G và 6G cũng như sự gia tăng nhu cầu về khả năng tính toán. Doanh số bán chip toàn cầu là 440 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng trên 5% hàng năm. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi chúng - những con chip - là "các sản phẩm quan trọng", thứ mà "sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể khiến cuộc sống và sinh kế của người Mỹ gặp rủi ro". Còn chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc so sánh tầm quan trọng của chất bán dẫn với "lúa gạo".
Và thành công của TSMC trong việc lũng đoạn thị trường quan trọng này đã biến nó trở thành "cơn đau nửa đầu" trong mọi chiến lược địa chính trị. Lầu Năm Góc đang thúc ép chính quyền Biden đầu tư nhiều hơn vào sản xuất chip tiên tiến, để tên lửa và máy bay chiến đấu của họ không còn phải phụ thuộc vào một hòn đảo nằm sát cạnh đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình.
Thêm nữa, sự thiếu hụt chip toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến 169 ngành công nghiệp, theo phân tích của Goldman Sachs, từ thép hay bê tông trộn sẵn đến máy điều hòa không khí và cả các nhà máy bia. Chịu ảnh hưởng ác liệt nhất, các nhà sản xuất ô tô trên khắp châu Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã buộc phải hoạt động chậm lại và thậm chí ngừng sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có ít hơn 3,9 triệu chiếc ô tô được đưa vào các showroom trên khắp thế giới trong năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái.
"Nhưng tôi đã nói với họ: 'Bạn là khách hàng của khách hàng của tôi. Làm thế nào tôi có thể [ưu tiên người khác] và không đưa cho bạn chip?'", Chủ tịch TSMC - Mark Liu - nói với TIME trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.
Sự khan hiếm chip đã đẩy TSMC từ một công ty dịch vụ phần cứng vô danh trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi toàn cầu về tương lai của công nghệ. Và công ty này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thế giới sẽ trông như thế nào vào cuối thập kỷ này. Một số người dự đoán về một tình trạng hỗn loạn đang nổi lên, do cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ và căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn kịch bản lạc quan hơn của Liu là việc áp dụng rộng rãi trí thông minh nhân tạo (AI) vào năm 2030 sẽ giúp giảm thiểu sự tàn phá của biến đổi khí hậu thông qua dự đoán thời tiết chi tiết, chẩn đoán ung thư chính xác cũng như sớm hơn và thậm chí là khả năng chống lại tin tức giả theo thời gian thực tự động trên mạng xã hội.
"Với COVID-19, mọi người đều cảm thấy tương lai đã được đẩy nhanh", Mark Liu nói. Còn từ quan điểm của ông, nó sẽ trông "rõ ràng hơn nhiều so với hai năm trước."
Sự thiếu hụt chip bán dẫn lần đầu tiên khiến các tập đoàn trên khắp thế giới phải "đổ mồ hôi" diễn ra vào khoảng tháng Hai năm nay, khi thời gian đặt hàng và giao hàng trung bình đối với chip kéo dài đến 15 tuần. Mốc thời gian "chưa từng có" này được tạo ra bởi sự kết hợp của các yếu tố: suy thoái kinh tế do đại dịch khiến các nhà sản xuất ô tô sớm cắt giảm đơn đặt hàng chip, sau đó là việc những con chip được tích trữ bởi các công ty lo ngại bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ - Trung.
Trong bối cảnh được mô tả là sự thiếu hụt chip toàn cầu, nhiều con chip được gửi đến các nhà máy hơn là đưa vào trong các sản phẩm. Nó có nghĩa là "chắc chắn có những người tích lũy chip trong chuỗi cung ứng", theo Chủ tịch Liu.
Để khắc phục sự cố, Liu đã ra lệnh cho nhóm của mình phân tích các điểm dữ liệu khác nhau để giải mã xem khách hàng nào thực sự cần và khách hàng nào đang tích trữ.
"Chúng tôi cũng đang học hỏi vì chúng tôi không phải làm điều này trước đây. Nó buộc anh phải đưa ra những quyết định khó khăn để trì hoãn đơn đặt hàng cho những khách hàng với đơn có giá trị lớn mà nhu cầu tức thời được đánh giá là ít cấp thiết hơn", Liu nói. "Đôi khi [khách hàng] có thể không hài lòng, nhưng chúng tôi chỉ đang làm những gì tốt nhất cho ngành."
Có thể nói, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đang tập trung vào khả năng tiếp cận công nghệ, thứ được nước Mỹ phát minh ra và vẫn thiết kế tốt hơn bất kỳ ai khác nhưng lại không sản xuất được nó ở quy mô lớn nữa. Trong kế hoạch trị giá 2.000 tỷ USD của Tổng thống Biden để sửa chữa cơ sở hạ tầng của Mỹ có bao gồm 50 tỷ USD để tăng khả năng cạnh tranh của chất bán dẫn. Những con số đó được Thượng viện nước này thông qua vào tháng 6 và nhằm mục đích cạnh tranh với Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, để so sánh thì chỉ riêng TSMC đang đầu tư 100 tỷ USD để tăng công suất trong vòng ba năm tới.
Đó là một số tiền khổng lồ đáng kinh ngạc, nhưng trong mắt chủ tịch Liu thì: "Tôi càng nhìn vào nó, càng thấy nó sẽ không đủ."
Ngành công nghiệp bán dẫn đã thu hẹp lại ngay cả khi bản thân các con chip đã trở nên ngày càng phổ biến hơn và quan trọng hơn. Ngoài TSMC, công ty duy nhất có khả năng sản xuất thương mại những con chip 5 nanomet (nm) tiên tiến nhất hiện nay là Samsung Electronics của Hàn Quốc. Tuy nhiên, TSMC đang xây dựng một nhà máy chế tạo mới - còn gọi là "fab" - trên khu đất có diện tích bằng 22 sân bóng đá ở miền nam Đài Loan, để sản xuất những con chip với công nghệ 3 nm đột phá, dự kiến sẽ nhanh hơn phiên bản trước tới 15% và sử dụng ít năng lượng hơn.Và thế hệ chip mới nhất này - hay còn gọi là các node - sẽ khiến các công ty Mỹ như Intel và GlobalFoundries tụt hậu ít nhất hai thế hệ.
"Thật đáng hổ thẹn cho Intel", Daniel Nenni, đồng tác giả của cuốn sách "Fabless: Sự chuyển đổi của ngành công nghiệp bán dẫn", nhận định. "Thật đáng thất vọng khi họ mất đi quyền lãnh đạo."
Vào thời kỳ đầu của ngành công nghiệp máy tính hiện đại, những người tiên phong như Intel đã thiết kế và chế tạo chip nội bộ. Nhưng các công ty Mỹ bắt đầu gặp khó khăn trước các đối thủ Nhật Bản vào những năm 1980 và để duy trì tính cạnh tranh, họ đã thuê ngoài các bên thứ ba để làm việc này, nhằm tập trung vào khía cạnh thiết kế mang lại nhiều lợi ích hơn. Khi đó, việc xây dựng các nhà máy chế tạo rất đắt đỏ, nhiều rủi ro trong khi mang lại tỷ suất lợi nhuận thấp.
Nhưng xu hướng "tuyệt vời" này đã được dự đoán trước bởi một kỹ sư gốc Hoa tên là Morris Chang, người đã thành lập TSMC vào năm 1987. Ông từng học tại Harvard, Stanford và MIT cũng như đã làm việc 25 năm tại tập đoàn bán dẫn Texas Instruments. Và một trong nhiều bước đột phá của Chang là đã đi tiên phong trong chiến thuật định giá sản xuất chip ban đầu ở mức thua lỗ, với kỳ vọng rằng việc giành được thị phần sớm sẽ tăng quy mô đến mức mà chi phí tiết giảm sẽ tạo ra lợi nhuận. Và rồi, khi công nghệ trở nên tiên tiến, chi phí của các thiết bị mới tăng cao, thúc đẩy nhiều nhà sản xuất chip phải thuê ngoài và thị phần của TSMC cũng dần tăng trưởng.
Willy Shih, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, nói: "Đó là công việc mà không ai khác muốn làm."
Vào tháng 6/2018, ở tuổi 86, Chang cuối cùng đã trao lại quyền điều hành TSMC cho Mark Liu và CEO C.C. Wei. Và những gì tưởng chừng như một quá trình chuyển đổi khó khăn đã trở thành bàn đạp cho một triết lý kinh doanh tích cực hơn, cho phép TSMC vượt qua các đối thủ. Theo giáo sư Shih, ngoài hàng tỷ USD đầu tư vào việc hạn chế tính ưu việt của công nghệ, TSMC đã bắt tay vào triển khai "một sự đa dạng hóa địa lý mà lẽ ra sẽ không xảy ra dưới thời Morris Chang".
Trong khi C.C Wei là người tập trung vào trình độ kỹ thuật, đội ngũ lãnh đạo mới đã được bổ sung một cách hoàn hảo bởi Liu, một người có định hướng kinh doanh và đầy các ý tưởng thú vị đang chờ triển khai.
Theo nhiều cách, con đường sự nghiệp của Liu đi theo dấu chân của người cố vấn cho mình, Chang. Là người gốc Đài Bắc, Liu lấy bằng tiến sĩ tại Đại học California, Berkeley, trước khi nhận vào làm tại Intel, nơi ông đã giúp ra mắt bộ vi xử lý i386 thứ sau đó đã thúc đẩy cuộc cách mạng máy tính cá nhân vào cuối những năm 1980. Sau khi rời Intel, ông đã dành sáu năm để tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm AT&T Bell ở New Jersey, trước khi gia nhập TSMC vào năm 1993. Một trong những vai trò đầu tiên của ông khi mới "chân ướt chân ráo" vào TSMC là tham gia xây dựng fab, do chính Chang dẫn dắt.
"Morris đã cho tôi nhiều kinh nghiệm, từ hoạt động đến lập kế hoạch, bán hàng, tiếp thị và R&D", ông Liu nói. "Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu nhân viên của chúng tôi thoát ra khỏi vùng an toàn của họ, để học hỏi mọi thứ và không chỉ cảm thấy hài lòng khi nhận được đánh giá hiệu quả tốt từ sếp của chính mình".
Thành công gần đây nhất của TSMC có liên quan đến một khách hàng cụ thể: Apple.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã thuê ngoài việc sản xuất chip của mình bởi Samsung trong sáu thế hệ iPhone đầu tiên. Nhưng sau khi Samsung ra mắt điện thoại thông minh Galaxy - thiết bị cạnh tranh trực tiếp với iPhone - Apple vào năm 2011 đã đưa đối tác này ra tòa vì một vụ kiện liên quan tới hành vi trộm cắp thiết kế sản phẩm. Vụ kiện cuối cùng đã được giải quyết với phần thưởng trị giá 539 triệu USD cho công ty Mỹ. Nhưng sâu xa hơn, tranh chấp đó đã đem lại một lợi ích khổng lồ cho TSMC khi Apple tìm cách tách rời chuỗi cung ứng của mình khỏi Samsung và tránh bất kỳ mối quan hệ đối tác nào có thể tạo ra cho mình một đối thủ tiềm năng. Apple có thể yên tâm rằng TSMC là một doanh nghiệp đúc chip chuyên dụng, người sẽ không đi chệch khỏi con đường ban đầu của nó. Và đó là lý do Apple vẫn là khách hàng lớn nhất của TSMC cho tới hiện nay.
"Đó là một doanh nghiệp đáng tin cậy", Liu nói, nhận xét về Apple. "Chúng tôi không cạnh tranh với khách hàng của mình."
Apple cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa TSMC trở thành một nhà lãnh đạo công nghệ không thể thay thế. Hệ thống máy tính từ lâu đã được điều chỉnh bởi Định luật Moore, được đặt theo tên người đồng sáng lập Intel Gordon Moore, mô tả sức mạnh xử lý của các con chip máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm hoặc lâu hơn. Xu hướng của ngành là ưu tiên một node bán dẫn mới để phù hợp với khung thời gian đó.
Tuy nhiên, Apple khẳng định rằng họ muốn có một node mới cho mỗi lần ra mắt iPhone mới. Điều này đã khiến TSMC đã phải chịu áp lực rất lớn trong việc đưa ra những tiến bộ không ngừng. Vì vậy, thay vì kết hợp nhiều công nghệ mới để tăng gấp đôi công suất hai năm một lần, công ty đã đi tiên phong trong việc tạo ra những tiến bộ nhỏ hàng năm.
"Mọi người đã chế nhạo TSMC, nói rằng: 'Ồ, đó không phải là một node thực sự'", tác giả Daniel Nenni viết. "Nhưng thực hiện những bước nhỏ này đã giúp họ học được những công nghệ mới. Và họ đã cười suốt trên đường đến ngân hàng".
Tuy nhiên, vị trí lãnh đạo ngành cũng mang đến những thách thức khác nhau. Ngày nay, chip có thể phổ biến, nhưng việc sử dụng các loại chip tiên tiến nhất vẫn còn hạn chế. Ví dụ như chip trong lò nướng bánh hay đèn giao thông không cần tới những dây chuyền công nghệ mới nhất của TSMC. Và khi lượng khách hàng của TSMC đã bị thu hẹp, nguy cơ một trong số họ bị cuốn vào cuộc hỗn loạn chính trị đã tăng lên. Điển hình năm ngoái, TSMC đã ngừng cung cấp cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei sau khi các cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc rằng tập đoàn này nhận chỉ đạo và bảo trợ trực tiếp từ chính phủ Trung Quốc.
Việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì ranh giới cũng đang trở nên khó khăn hơn trên một hòn đảo chỉ 23 triệu dân, nơi một đợt hạn hán nghiêm trọng gần đây đã đặt ngành công nghiệp bán dẫn vốn sử dụng rất nhiều nước vào tình trạng nguy hiểm.
"Tương lai ngày càng nhiều thách thức hơn", Dan Wang, nhà phân tích công nghệ và ngành công nghiệp cho biết. "Khi bạn ở trên đỉnh cao, hướng duy nhất là hướng xuống."
Sự thống trị của TSMC mạnh mẽ đến mức các đối thủ chính của nó giờ không phải là các công ty, mà là các chính phủ. Sự thiếu hụt ngành công nghiệp ô tô là một lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách, những người vốn đang quay cuồng với đại dịch và chiến tranh thương mại. Ủy ban châu Âu mới đây đã công bố một liên minh bán dẫn nhằm mục đích tăng tỷ trọng sản xuất toàn cầu lên 20% vào năm 2030. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang đưa ra các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy khoản đầu tư 450 tỷ USD của các nhà sản xuất chip đến năm 2030.
Trong khi đó, Trung Quốc đã ném hàng tỷ USD vào vấn đề chất bán dẫn, nhưng chỉ đạt được một số thành công hạn chế cùng không ít thất bại đáng kể. Đại diện hàng đầu là SMIC, tập đoàn bán dẫn có trụ sở tại Thượng Hải, mặc dù đã nhận 300 triệu USD tài trợ của chính phủ vào năm 2019, nhưng con chip tốt nhất mà họ có thể sản xuất vẫn chậm hơn TSMC khoảng 5 năm. Rất ít hy vọng để SMIC hay bất cứ công ty nào có thể bắt kịp TSMC. Trong khi đó, ít nhất 6 công ty chip trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc đã phá sản trong hai năm qua, bao gồm cả Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing - một dự án về bản chất là một vụ lừa đảo trị giá 20 tỷ USD do những nhân sự không có kinh nghiệm trong ngành thực hiện.
Những nỗ lực của Bắc Kinh để bắt kịp tham vọng cũng bị cản trở bởi Washington, khi liên tục ngăn chặn các nỗ lực mua lại các công ty chip nước ngoài cũng như các thiết bị chuyên dụng cần thiết cho để tạo ra các sản phẩm tiên tiến. Điều này đặt ra một khó khăn đối với chính quyền Bắc Kinh, vốn mong muốn nâng cao ảnh hưởng địa chính trị thoogn qua sự lãnh đạo công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của "R&D bản địa", thứ sẽ tạo ra "chuỗi cung ứng an toàn và có thể kiểm soát" và đạt được những đột phá về "vị trí án ngữ trong công nghệ".
Tình hình cũng gây khó khăn cho mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ. Trong khi các công ty Mỹ chiếm 65% tổng doanh thu của TSMC, thì Trung Quốc vẫn là điểm đến cuối cùng lớn nhất nhờ vai trò là công xưởng của thế giới, nhập khẩu số chip trị giá khoảng 350 tỷ USD chỉ trong năm 2020. Tập đoàn tư vấn Boston ước tính rằng việc "chia tách" trong lĩnh vực công nghệ của Mỹ và Trung Quốc sẽ làm giảm doanh thu của các công ty chip của Mỹ xuống 80 tỷ USD, trong khi cạnh tranh với Bắc Kinh sẽ khiến các công ty tương tự này tiêu tốn từ 10 tỷ đến 15 tỷ USD.
Theo Mark Liu, sự thù địch hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc không có lợi cho bất cứ ai. Nhiều công ty Trung Quốc đang tích trữ chip vì sợ rằng họ sẽ bị nhắm mục tiêu như Huawei.
"Mỹ và Trung Quốc cần phải hiểu rằng họ có thể không phải là bạn, nhưng cũng không phải là kẻ thù", ông nói. "Chúng tôi cần các quy tắc chung để… mang đến cho mọi người một số kỳ vọng về cách kinh doanh."
Bất chấp sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực thiết kế chip, việc thiếu năng lực sản xuất của các công ty Mỹ vẫn là điều đáng lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong khi vẫn là khách hàng của TSMC, Intel đang cải tiến hoạt động kinh doanh xưởng đúc của mình, xây dựng hai trung tâm mới ở Arizona với chi phí 20 tỷ USD. Năm ngoái, TSMC đã cam kết xây dựng một quỹ đầu tư trị giá 12 tỷ USD, cũng ở Arizona. Công ty cũng đang khám phá nhiều cơ hội hơn ở Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu.
Mark Liu rất thẳng thắn về lý do đầu tư tại Mỹ và những hạn chế của nó. Ông nói chúng được thúc đẩy bởi "những vấn đề chính trị" đối với khách hàng của công ty. Đồng thời, vị chủ tịch này cũng nhấn mạnh rằng việc nội địa hóa chất bán dẫn sẽ không làm tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng mà ngược lại, nó thậm chí có thể "làm suy giảm khả năng phục hồi."
Bởi việc sản xuất chip rất phức tạp và chuyên biệt đến mức khó tin, khiến việc đa dạng hóa vị trí của các xưởng đúc sẽ khiến việc duy trì chất lượng trở nên khó khăn hơn. Bóng bán dẫn trong một node 3 nm chỉ bằng 1/20.000 chiều rộng của sợi tóc người. Thành phần quan trọng nhất có thể chỉ là silicon - hoặc cát tinh khiết - nhưng vấn đề nằm ở cách nó được xử lý và thao tác ra sao.
"Nó giống như nướng bánh mì", người quản lý bộ phận của TSMC cho biết. "Các thành phần khá giống nhau, nhưng bạn nên nướng nó trong bao lâu, nhiệt độ bao nhiêu, đó mới là điều quan trọng".
Vì lý do này, xưởng đúc của TSMC luôn được kiểm soát tỉ mỉ. Tất cả các khách đến thăm phải đội mũ che đầu, áo khoác, mặc quần và giày chống bụi trước khi đi qua "vòi không khí" để loại bỏ các hạt bẩn. Mỗi chiếc máy in thạch bản cực tím mà TSMC sử dụng có giá khoảng 175 triệu USD. Những fab lớn sẽ có khoảng 20 cỗ máy. Tạo ra một con chip cần khoảng 1.500 bước, mỗi bước có từ 100 đến 500 biến. Ngay cả khi tỷ lệ thành công của mỗi bước là 99,9%, điều đó có nghĩa là chưa có đến 1/4 sản lượng cuối cùng có thể sử dụng được.
"Có điều gì đó hơi khác trong nước, không khí hoặc các chất hóa học ở Arizona không?", chuyên gia bán dẫn Peter Hanbury đưa ra câu hỏi. "Nhóm R&D có lẽ sẽ không thể chỉ đi tàu cao tốc đến để giải quyết những vấn đề này".
Trong khi người sáng lập TSMC, Chang ca ngợi về "giá đất và điện rẻ" ở Mỹ trong một bài phát biểu gần đây, ông cũng phàn nàn rằng: "Chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều để tìm ra các kỹ thuật viên và công nhân có năng lực".
Mark Liu cũng lưu ý rằng chi phí ở Mỹ hóa ra "cao hơn nhiều" so với dự kiến của TSMC.
Tất cả đều chỉ ra một cơn sốt nội địa hóa đang được thúc đẩy bởi chính trị, hơn là bởi khoa học hoặc kinh doanh. Rốt cuộc, việc mở các fab ở Mỹ chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của quá trình sản xuất. Ngày nay, chất bán dẫn thường được thiết kế ở Mỹ, chế tạo ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc, được thử nghiệm và lắp ráp ở Đông Nam Á, sau đó được lắp đặt thành sản phẩm ở Trung Quốc. Mọi thứ đã trở nên vô cùng chuyên biệt. TSMC thống trị các dịch vụ đúc chip, và chỉ có công ty ASML của Hà Lan sản xuất những máy in thạch bản tiên tiến mà tất cả các fab của nó đang dựa vào.
Nếu một chuỗi cung ứng chỉ mạnh bằng mắt xích yếu nhất của nó, thì việc mở các fab ở Mỹ sẽ không tăng cường sức mạnh này nhiều lên. Khả năng cạnh tranh của Mỹ chỉ có thể được tăng cường một cách dần dần. Nhà máy TSMC mới ở Arizona sẽ sản xuất chip 5 nm, mặc dù là tiên tiến nhất hiện nay, nhưng vẫn sẽ node đi sau trên tiến trình công nghệ, khi các dây chuyền bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2024. Trong khi đó, trụ sở chính của TSMC sẽ tiếp tục với mạch tích hợp 3-D thế hệ tiếp theo, thứ mà theo Liu nói "sẽ giải phóng sự đổi mới của kiến trúc bán dẫn."
Nói một cách chính xác, những công nghệ này tiên tiến đến mức không thể bắt kịp nếu không bơm vào một số tiền khổng lồ. Nhưng ngay cả khi đó, không có gì được đảm bảo. Rốt cuộc, khoản đầu tư 100 tỷ USD mà TSMC tiết lộ không "đứng một mình". Nó được kết hợp và tăng cường bởi các quỹ R&D của Apple, Nvidia và tất cả các đối tác thân thiết khác của TSMC, để tạo ra một "ngân sách gấp 100 lần những gì bạn sẽ thấy trên tài chính của họ", theo nhà viết sách Nenni. "Không thể có bất kỳ công ty hoặc quốc gia nào bắt kịp hệ sinh thái khổng lồ, thứ đang tiến về phía trước như một chuyến tàu chở hàng".
Còn với quan điểm của Mark Liu, thay vì theo đuổi và bản địa hóa các khía cạnh của chuỗi cung ứng chất bán dẫn một cách vô ích, nước Mỹ nên sử dụng số tiền đó để phát triển các bước nhảy vọt tiếp theo. Ví dụ như các nghiên cứu về gen và công nghệ sinh học.
"Mỹ nên tập trung vào thế mạnh của họ: thiết kế hệ thống, AI, điện toán lượng tử, những thứ hướng tới tương lai", ông Liu nói. "TSMC có thể đã giành được chiến thắng vào năm 2030, nhưng thập kỷ sau đó thì vẫn còn phải chờ xem".
(Theo Genk)
Intel muốn đoạt ngôi vương của TSMC, Samsung vào năm 2025
Intel cho biết sẽ sản xuất bán dẫn hiện đại nhất thế giới vào năm 2024 và giành lại ngôi vương từ tay TSMC, Samsung vào năm tiếp theo.
" alt="Những câu chuyện ít biết về TSMC">Những câu chuyện ít biết về TSMC
-
Phiên bản PC-Covid 4.0.4 trên iOS. Ảnh: Duy Vũ Phiên bản PC-Covid 4.0.4 sử dụng tông màu xanh lá nhạt hơn so với ban đầu. Thay đổi này là để người dùng không nhầm lẫn với “Thẻ xanh Covid-19”.
Một thay đổi nữa ở bản cập nhật là nâng cấp tính năng mã QR an toàn, để người dùng bảo mật thông tin cá nhân. Để bật/tắt tính năng này, người dùng truy cập phần Menu>Cài đặt> Ẩn thông tin trên QR.
Với tính năng này, mã QR sẽ tự động ẩn thông tin sau 60 giây hoặc khi người dùng chạm vào biểu tượng mã QR trên màn hình.
Mã QR sau khi ẩn không hiển thị đủ thông tin cá nhân của người dùng mà thay thế bằng các ký tự *, người dùng vẫn có thể sử dụng để quét mã khi “checkin” ở các địa điểm; đồng thời mã QR sau khi ẩn cũng không có viền vàng như ở phiên bản cũ.
Đại diện Trung tâm công nghệ Covid-19 quốc gia cho biết, phiên bản mới cũng được tối ưu thêm, để tăng trải nghiệm tốt cho người dùng.
Các tính năng của PC-Covid liên tục được cập nhật, điều chỉnh theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, để thuận tiện cho người dân, phù hợp với chiến lược phòng, chống dịch của quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể. Trước đó, phiên bản PC-Covid 4.0.2 trên iOS cũng đã sửa nhiều lỗi và cập nhật thêm tính năng để sử dụng ổn định và hiệu quả hơn.
Trong ngày đầu tiên có mặt trên 2 kho ứng dụng, PC-Covid ghi nhận thêm 1,8 triệu lượt tải, đứng đầu trên bảng xếp hạng App Store.
Tính đến ngày 6/10, ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid đã có gần 50,4 triệu lượt tải và hơn 25,4 triệu người dùng thường xuyên.
Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia cho biết, 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người dùng PC-Covid trên dân số cao hơn cả là Bình Dương, Bắc Ninh, TP.HCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang và Bình Phước.
Duy Vũ
Tại sao ứng dụng PC-Covid lại yêu cầu nhiều quyền truy cập?
Theo đội ngũ phát triển, ứng dụng PC-Covid yêu cầu một số quyền truy cập để có thể sử dụng những tính năng phòng, chống dịch. Các quyền truy cập này cũng phải tuân theo chính sách của từng hệ điều hành.
" alt="Phiên bản cập nhật mới PC">Phiên bản cập nhật mới PC
-
Tin tức sao Việt ngày 12/7: Thủy Tiên khoe giây phút lãng mạn trong chuyến du lịch cùng chồng tại Nhật Bản. Nữ ca sĩ bật mí điều ước giản dị của mình và ông xã sau khi rời xa khỏi hào nhoáng của showbiz.
Nỗi day dứt của MC Ốc Thanh Vân" alt="Tin tức sao Việt ngày 12/7: Mơ ước giản dị của vợ chồng Công Vinh">Tin tức sao Việt ngày 12/7: Mơ ước giản dị của vợ chồng Công Vinh
-
Soi kèo góc RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1
-
20 ứng viên Miss Teen có buổi học catwalk, biểu diễn trước ống kính máy ảnh dưới sự hướng dẫn của siêu mẫu Thúy Hằng. Thiếu gia siêu xe Cường Luxury lên tiếng khẳng định CLB siêu xe sẽ làm nhiều việc thiện. Xuất hiện cuốn sách "cao thủ" hơn cả Sát thủ đầu mưng mủ...là những thông tin nóng nhất trong ngày 31/10.
Dân mạng hoảng hồn vì siêu mẫu Heidi Klum "lột da"
Sau cú sốc 'bán tháo', địa ốc xuống thang?
3 video mới "khoe" điểm vượt trội của iPhone 4S
" alt="Chân dài khoe dáng, thiếu gia siêu xe muốn làm việc thiện">Chân dài khoe dáng, thiếu gia siêu xe muốn làm việc thiện
- 最近发表
-
- Soi kèo góc Atalanta vs Sturm Graz, 00h45 ngày 22/1
- Á hậu Thùy Dung kiêu sa trong căn hộ Remax Plaza
- Máy phá sóng loa kéo cháy hàng tại Trung Quốc
- Sắc vàng xuống phố mùa thu
- Kèo vàng bóng đá Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: Trở lại Top 4
- Cha mẹ Singapore vung tiền dạy con hành xử
- Giáo dục 'nóng': Quá tải vì… phụ huynh
- Điểm chuẩn dự kiến vào ĐH Quy Nhơn sẽ giảm
- Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
- Nhiều người dân TP.HCM bị gửi tin nhắn lừa đảo
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Sparta Prague vs Inter Milan, 03h00 ngày 23/1: Tiễn chủ rời giải
- Nhà đầu tư Micheal Burry xem tiền số chó Shiba là vô nghĩa
- Nữ tội phạm ma túy xây dựng cuộc sống sang chảnh trên Facebook
- Twitter bán công ty quảng cáo di động MoPub với giá hơn 1 tỷ USD
- Nhận định, soi kèo El Gouna vs National Bank, 21h00 ngày 21/1: Khó cho cửa dưới
- Khánh Thi mời người yêu cũ của Chí Anh về ở cùng
- Thám tử tư
- Shipper nhanh hơn lính cứu hỏa cứu bé gái lơ lửng trên cửa sổ tầng 3
- Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Pumas UNAM, 5h45 ngày 21/1: Thời thế thay đổi
- Giới giải trí không thể thiếu chiêu trò
- Việt Nam đã có quy hoạch nhân lực đến 2020
- 'Cắm mặt' vào điện thoại, cô gái trẻ nhận cái kết thê thảm
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1: Thắng nhẹ vừa phải
- Thực hư vụ Phương Mỹ Chi ‘tố’ nhà nội ghẻ lạnh
- Hy vọng hay quyết tâm?
- Smartphone gập Galaxy Z Fold3 phát nổ sau khi bị đánh rơi
- Soi kèo góc AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- Những cuộc 'cách mạng' quanh vành nôi
- Toàn cảnh vụ rò rỉ nghiên cứu nội bộ của Facebook với sức khỏe thanh thiếu niên
- Tin tức giải trí ngày 26/6: Vân Dung khiến fan tò mò khi khoe ảnh mặc áo cưới
- 搜索
-
- 友情链接
-