Điều mà các nhà tuyển dụng luôn hướng đến là tất cả vị trí còn trống được lấp đầy bởi những nhân viên chăm chỉ,ácbiếnsốtrênthịtrườnglaođộngcuốinăđường lên đỉnh olympia giàu năng lực và muốn gắn bó với công ty.
Hiện tại, thị trường lao động có xu hướng cung nhiều hơn cầu. Ở Việt Nam, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý III/2021 là 1,7 triệu người, tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị cũng lên đến 12,7%. Trên thế giới cũng chung tình trạng, con số thất nghiệp tăng lên 220,5 triệu người (thực tế có thể cao hơn).
Tuy nhiên, số người thất nghiệp đông đảo, tại sao nhiều công ty vẫn không tìm được nhân viên? Các xu hướng lao động được dự báo trên thế giới cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Nghỉ việc chủ động trở nên phổ biến
Mặc dù các cơ hội việc làm mới đang thấp do Covid-19 ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, nhưng xu hướng bỏ việc của người lao động còn lớn hơn.
Tại Anh và Ireland, một nghiên cứu cho thấy, 38% người lao động có ý định đổi việc trong vòng 6 - 12 tháng tới (khi thị trường việc làm được cải thiện). Covid-19 đã mang đến sự thay đổi, đa số mọi người đều nhìn nhận lại những gì là thực sự quan trọng, mang đến hạnh phúc và sự viên mãn. Vì vậy, nếu môi trường lao động không khiến người lao động đạt được sự thỏa mãn nhất định cho cuộc sống, họ sẽ đi tìm điều đó ở nơi khác.
Tại Việt Nam, có thể nhìn thấy điều này ở tình trạng thiếu nhân công ở nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương. Ngay cả khi nhà máy hoạt động trở lại, nhiều công nhân vẫn chưa trở lại nếu không cảm thấy an toàn trong môi trường làm việc gia tăng cùng chất lượng cuộc sống.
Tỷ lệ bỏ việc cao ở nhóm nhân viên cấp cap
Những người thuộc nhóm nhân viên cấp cao đang đặt ra kỳ vọng cao hơn về môi trường lao động. Họ có chuyên môn, kinh nghiệm tốt, và nhận thức rõ hơn về các giá trị trong cuộc sống, nên ít thỏa mãn với tình trạng cũ hơn.
Nhân sự cấp cao sẵn sàng đi tìm vị trí mới |
Một khảo sát ở Mỹ để tìm hiểu mức độ hài lòng của nhân viên cấp cao với công việc hiện tại cho thấy, 80% những người trong độ tuổi 21 - 29 sẵn sàng thay đổi chỗ làm. Con số này là 74,9% ở những người 31 - 39 tuổi. Tại Anh, con số này là 79,8% ở những người trong độ tuổi 21 - 29 và 85,1% ở những người trong độ tuổi 31 - 39.
Điều này có nghĩa chỉ 1/5 nhóm 21 - 29 tuổi và dưới 15% những người từ 30 - 39 tuổi đang hài lòng với công việc hiện tại.
Ngành công nghệ, dịch vụ y tế có tỷ lệ bỏ việc cao nhất
Theo một nghiên cứu, tỷ lệ bỏ việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên thế giới tăng 3,6%. Con số này ở lĩnh vực công nghệ thông tin cũng tăng 4,5% so với năm 2020.
Lý do chung là đại dịch đã khiến khối lượng công việc của hai ngành này tăng cao, khiến nhân sự cảm thấy quá tải và kiệt sức. Nghỉ việc hoặc là rơi vào suy sụp thể chất và tinh thần - nhiều người quyết định chọn phương án bền vững hơn.
Gia tăng cạnh tranh cho các ứng viên hàng đầu
Đại dịch đã khiến số công việc làm việc từ xa và bán thời gian gia tăng trên thị trường. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu làm việc tại nhà của nhiều người (do lo ngại bệnh dịch hoặc muốn tự do hơn). Như vậy, các ứng viên ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, thậm chí, nếu muốn họ có thể xem xét các cơ hội ở các thành phố khác trong nước và quốc tế. Điều này cũng giúp các ứng viên tài năng có nhiều đề nghị hấp dẫn hơn.
“Tương lai mới” của tuyển dụng
Về cơ bản, những người tìm việc muốn phát triển sự nghiệp gắn liền với các “giá trị thực chất” trong đời sống.
Ứng viên sẽ “lọc bỏ” những môi trường làm việc độc hại |
Sau gần 2 năm “sống chung với Covid” cùng vô số biến động, nhiều người đã sắp xếp lại các ưu tiên trong đời sống và nhận thấy cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đủ để thực hiện được các nghĩa vụ gia đình cũng như duy trì sức khỏe và tinh thần là điều quan trọng. Họ cũng yêu thích môi trường làm việc linh hoạt, bởi điều này cho phép họ làm việc một cách đơn giản và tiện lợi.
Vì vậy, người lao động sẽ chọn công việc khiến họ hạnh phúc đủ để gắn bó, và đặt ra kỳ vọng cao ngay từ đầu cho nhà tuyển dụng chứ không sẵn sàng bỏ thời gian đấu tranh cho các vướng mắc về quyền lợi (ví dụ: làm thêm giờ không lương, môi trường làm việc độc hại, thiếu chuyên nghiệp…).
Như vậy, những nhà tuyển dụng muốn có các ứng viên chất lượng cao sẽ phải nhạy cảm hơn với nhu cầu của người lao động. Các công ty coi trọng sự cống hiến của nhân viên, ghi nhận nỗ lực của họ và trả lại lợi ích tương xứng sẽ được ưu tiên.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)