Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030, sáng nay, tại Hà Nội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 465.302 trẻ em 0-15 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích, tương đương khoảng 1.275 trẻ em/ngày bị tử vong do tai nạn thương tích. Ngoài ra, hàng chục triệu trẻ em khác bị chấn thương phải điều trị tại bệnh viện và thường để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe, tâm lý, thậm chí là khuyết tật suốt đời. Phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
![]() |
Trẻ em Hà Nội được dạy bơi miễn phí trong Chương trình Chống đuối nước cho trẻ em thành phố. Ảnh: Phạm Hải |
Tại Việt Nam, trong 5 năm qua, tình hình trẻ em mắc và tử vong do tai nạn thương tích đều giảm. Tỉ lệ tử vong do tai nạn, thương tích tại Việt Nam tương đương các nước thu nhập trung bình và trong khu vực, nhưng vẫn cao gấp 3 lần so với các nước thu nhập cao. Nguyên nhân tử vong hàng đầu là do đuối nước và tai nạn giao thông.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020. Qua 5 năm triển khai thực hiện, chương trình đã tạo được sự chuyển biến tích cực. Nước ta xây dựng hơn 6 triệu ngôi nhà đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn, 26.000 trường học đạt tiêu chí Trường học an toàn, 6.000 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Cộng đồng an toàn.
Đến năm 2020, tỷ suất mắc tai nạn thương tích trẻ em giảm từ 1.001/100.000 năm 2016 xuống còn 600/100.000 trẻ em; tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích đã giảm từ 19,7/100.000 trẻ năm 2016 xuống còn 17/100.000 trẻ em.
Số trẻ em bị tử vong do đuối nước giảm trung bình 100 trẻ em/năm; 90% trẻ em mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; 90% trẻ em tiểu học và trung học cơ sở biết các quy định an toàn giao thông đường bộ; 50,3% trẻ em tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
Giải pháp giảm tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030
Ngày 19/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1248/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu tổng quát "Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em trên tất cả các loại hình tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội".
Chương trình có 3 nhóm mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích và tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ em; Truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em. Đào tạo, tập huấn về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan.
Các giải pháp của chương trình tập trung vào: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho các cấp, các ngành và toàn thể xã hội.
Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ làm công tác trẻ em của các cấp, các ngành, đoàn thể.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Các can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là các loại hình thương tích đặc thù và có tỉ lệ tử vong cao như đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, bỏng.
Ngoài ra, giai đoạn tới, nước ta kiện toàn công tác về sơ cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiểu tử vong, khuyết tật và tổn thất về sức khoẻ cho trẻ em…
Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện của Tổ chức WHO Việt Nam, cho biết, Chương trình Quốc gia phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em 2021-2030 là nền tảng rất quan trọng để Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em trong thập kỷ tới.
“Chúng tôi tin tưởng rằng, với những mục tiêu cụ thể và giải pháp đồng bộ, sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các bên liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, chương trình sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, giảm thiểu tai nạn thương tích, mang lại môi trường sống thuận lợi, khỏe mạnh và an toàn cho trẻ em Việt Nam”, ông nói.
Bà Đoàn Thị Thu Huyền, Giám đốc Quốc gia Tổ chức vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt Nam, cho biết: Tại Việt Nam, mặc dù kết quả ban đầu đáng khích lệ với việc giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm nhưng đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 6-15 tuổi.
Trong 3 năm qua, chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em đã tổ chức đào tạo bơi an toàn cho hơn 14.000 trẻ em và giảng dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho hơn 30.200 em. Chúng tôi hy vọng tiếp tục đồng hành cùng cơ quan nhà nước để lan tỏa những kinh nghiệm triển khai chương trình trên toàn quốc, góp phần đảm bảo sự sống còn của trẻ em và mục tiêu của Chương trình quốc gia trong thời gian tới.
Phương Lê
Dù nước ta đã giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm, nhưng tai nạn này vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ.
" alt=""/>Tử vong do tai nạn, thương tích của trẻ Việt Nam gấp 3 lần các nước thu nhập caoVanessa (ngoài cùng bên phải) cùng bà và mẹ
Nghiên cứu ghi nhận khả năng miễn dịch của những người từng nhiễm Covid-19 kéo dài khoảng 1 năm. Nguy cơ tăng lên theo thời gian: 5% nhiễm virus 4 tháng sau lần mắc bệnh đầu tiên, 50% sau 17 tháng.
Sau 1 năm, gia đình Vanessa lại phải chiến đấu với Covid-19. Vợ chồng cô đã tiêm vắc xin nhưng con gái Maricia mới 8 tuổi nên chưa chủng ngừa.
Cuộc chiến đầu tiên
Trong dịp Halloween năm 2020, Maricia cảm thấy không khỏe. Vài ngày sau, bố mẹ của bé cùng những người họ hàng khác đều có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Tổng số thành viên bị bệnh trong gia đình lên tới 13 người, một số phải nhập viện vì trở nặng.
Vanessa và con gái Maricia bị hen suyễn nên cần được chăm sóc khẩn cấp. “Tôi nằm trên sàn. Tôi thậm chí không thể nói mà không ho", Vanessa nhớ lại.
Sau đó, người mẹ 51 tuổi của Vanessa, Petra Gonzales, bị sốt cao, thường xuyên mê man. Bà phải đi cấp cứu do mất nước nghiêm trọng.
Chẳng bao lâu sau, bà nghe tin người mẹ 71 tuổi của mình, Genoveva Calloway, cần được chăm sóc tại bệnh viện vì nồng độ oxy thấp. Tình trạng của cụ bà rất nguy kịch. Sau gần 2 tuần, cụ Genoveva được xuất viện nhưng tới nay, phổi của bà vẫn có vấn đề.
Đó là lý do một đợt nhiễm bệnh mới trong năm nay khiến gia đình thấy sợ.
Đợt nhiễm bệnh thứ 2
May mắn thay, nỗi sợ hãi đó đã không xảy ra. Cụ Genoveva đã rời khỏi thị trấn khi chắt của bà, Maricia, nhiễm bệnh. Ở lần mắc Covid-19 thứ 2, Maricia đã bình phục.
Những người lớn khác trong gia đình không có các triệu chứng bệnh. Họ đã tiêm vắc xin Covid-19 khi biến thể Delta lan rộng vào mùa thu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) kết luận vắc xin chống lại Covid-19 tốt hơn so với phục hồi sau khi nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Julie Parsonnet, Đại học Stanford, nhận định: “Từng nhiễm bệnh hay tiêm vắc xin đều cải thiện khả năng chống lại nhiễm Covid-19 vào lần tiếp theo”.
Nhưng Tiến sĩ Parsonnet cũng lưu ý, khả năng miễn dịch sẽ suy yếu và virus có thể đột biến. Ngoài ra, không có vắc xin nào cung cấp khả năng bảo vệ 100% và các mũi tiêm có tác dụng bảo vệ khác nhau tùy người.
“Có một số người, bao gồm người già, những người bị suy giảm miễn dịch, chạy thận nhân tạo, những người thực sự không thể đạt được phản ứng miễn dịch tốt luôn có nguy cơ gặp rủi ro”, Tiến sĩ Parsonnet nói.
An Yên(Theo NPR)
Nhà virus học Alex Sigal nhận định: "Đây có lẽ là loại virus đột biến nhất mà chúng ta từng biết". Ông cảnh báo, nếu châu Phi còn chậm trễ trong việc tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến.
" alt=""/>Hai lần chống chọi với CovidNắm bắt nhu cầu trên, hàng loạt trang Facebook bắt đầu rao bán rầm rộ thuốc trị Covid-19 với nhãn mác Molnupiravir 200mg. Không ít trong số đó là các tài khoản “ảo”.
![]() |
Mua bán thuốc điều trị Covid-19 trên Facebook. |
Gõ “mua thuốc Molnupiravir” trên thanh tìm kiếm Facebook, hàng chục kết quả có nội dung rao bán loại thuốc đặc biệt này hiện ra. Giá thành chênh lệch khá nhiều, từ 3,6 triệu đồng/lọ đến 9,5 triệu đồng/lọ.
Chị P.T.L là F0 cách ly tại nhà ở TP Thủ Đức từ ngày 25/11. Khi tìm hiểu, chị L. nhận ra, nhu cầu mua thuốc rất nhiều. Không ít người cho biết đã mua thành công, nên chị hy vọng mình cũng may mắn như thế, dù thuốc có giá cao.
“Tâm lý của F0 là cần thuốc đặc trị, tôi cũng sợ chết. Tôi đạt các tiêu chuẩn dùng thuốc C, sẵn sàng ký giấy cam kết nhưng phường không cấp vì lý do hết thuốc. Tôi phải lo cho sức khỏe của mình”, chị L. chia sẻ.
Thế nhưng, chị vô tình biến mình thành con mồi cho những kẻ trục lợi trên sức khỏe đồng bào.
Chị L. nhanh chóng tìm được một người bán thuốc trên Facebook có địa chỉ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức.
Người này cho biết, thuốc Molnupiravir được nhập khẩu từ Ấn Độ, có tên thương mại là Molaz, đóng gói 40 viên/hộp. Một hộp có thể dùng cho 2 bệnh nhân Covid-19 trong 5 ngày. Chị L. phải bỏ ra 9,5 triệu đồng nếu muốn mua để chữa bệnh.
Khi F0 lo ngại thuốc có tên khác với loại được trạm y tế cấp phát, người bán trấn an: “Tất cả đều là Molnupiravir nhưng loại miễn phí do Việt Nam sản xuất còn Molaz của Ấn Độ. Hàng nhập khẩu bao giờ cũng tốt hơn so với hàng trong nước”.
Thuốc Molaz được đóng gói trong lọ, do đó không thể bán lẻ. Người bán tư vấn, dù gia đình chỉ có 1 F0, cũng nên mua dư “để dành dùng khi trở nặng".
![]() |
Người bán khẳng định, loại thuốc này nhập từ Ấn Độ, tốt hơn thuốc đang cấp phát miễn phí. |
Với các khách hàng không có khả năng mua loại đắt tiền, người này cho biết vẫn có lựa chọn mềm hơn.
“Thuốc Molnupiravir của Bangladesh rẻ hơn, đóng gói 10 viên/vỉ. Chị mua 2 vỉ đủ dùng cho một người mà giá chỉ còn 5 triệu đồng. Nhưng thuốc của Ấn Độ vẫn tốt hơn”.
Người này khẳng định, đây đều là thuốc kháng virus được chuyển giao công nghệ cho các quốc gia sản xuất, đảm bảo về chất lượng, thậm chí vượt trội hơn loại cấp phát miễn phí.
“Thuốc có sẵn, ship tận nơi cho F0 đang cách ly”, người bán nói.
Không nên mua thuốc trôi nổi
Bác sĩ Phạm Xuân Hải, Phó giám đốc Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (TP.HCM) đặc biệt lo lắng về tình trạng trên. “Rất tội cho người dân khi mua phải những loại thuốc đó”.
Ông khẳng định, tất cả các thuốc Molnupiravir đang được quảng cáo, rao bán đều bất hợp pháp, không được cấp phép và rất dễ làm giả.
Thuốc kháng virus có tác dụng giảm tải lượng virus, nằm trong chương trình do Bộ Y tế thực hiện thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ ở 22 địa phương (tính đến đầu tháng 11), trong đó có TP.HCM. Thuốc Molnupiravir được cấp có hàm lượng 200mg và 400mg.
Bác sĩ Phạm Xuân Hải cho biết, 100% thuốc trong chương trình thử nghiệm đều có mã số quy định riêng. Người bệnh không thể dựa trên mẫu mã để phân biệt vì tên thương mại hay quy cách đóng gói có thể bị làm giả nhanh chóng.
![]() |
Thuốc được cấp phát, sử dụng có kiểm soát và các tiêu chuẩn chặt chẽ. |
Thuốc Molnupiravir được cấp phát có nội dung “Thuốc dùng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng - Không sử dụng cho mục đích khác”.
Đây là loại Molnupiravir được sản xuất tại Việt Nam, đóng gói 2 vỉ/hộp, 10 viên/vỉ, loại 400mg.
Ngoài ra, còn có thuốc Molcovir 200mg (Molnupiravir) của Ấn Độ. Hộp dán tem rời có thông tin về xuất xứ, nhà tài trợ và “Thuốc dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho mục đích khác”. Hộp đóng gói 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên, loại 200mg.
“Chắc chắn thuốc phải có dán tem cảnh báo đồng thời được cấp phát miễn phí. Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu sử dụng thuốc trôi nổi bên ngoài”, bác sĩ Hải cảnh báo.
Ông khẳng định, thuốc giả, thuốc trôi nổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Ngay cả thuốc Molnupiravir cũng có tỷ lệ người bệnh bị dị ứng với một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mẩn ngứa…
Bên cạnh đó, thuốc thử nghiệm có các tiêu chuẩn kiểm soát rất chi tiết, chặt chẽ: khi có chỉ định chuyên môn của bác sĩ và sự đồng thuận của bệnh nhân, chống chỉ định với F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lý nền về gan, thận…
Nếu không có chỉ định và sự theo dõi sát sao, người bệnh có thể bị đe dọa sức khỏe mà không được can thiệp kịp thời.
![]() |
Người bệnh Covid-19 được chăm sóc, theo dõi tại các điểm cách ly xã, phường hoặc quận, huyện. |
Từ khi TP.HCM thí điểm điều trị có kiểm soát, Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều cho TP (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200mg Optimus Ấn Độ). Sắp tới, sẽ cấp thêm 120.000 viên Favipiravir (cũng là thuốc khác virus).
Bên cạnh đó, thuốc Molnupiravir đã chính thức được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị Covid-19. Bộ Y tế đang xem xét trình Chính phủ chấp thuận cho cấp phép trong tình huống phòng chống dịch khẩn cấp, với một số điều khoản về hồ sơ được rút gọn.
Nếu được chấp thuận, dự kiến có 5 số đăng ký được cấp cho 5 thuốc Molnupiravir do các công ty dược trong nước sản xuất.
Một bác sĩ điều trị Covid-19 cho biết, khi thuốc đã được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị, người dân có thể yên tâm về nguồn thuốc chính thức, hợp pháp, dồi dào từ trong nước.
“Người dân cần hết sức bình tĩnh, kẻo tiền mất, tật mang”, bác sĩ này chia sẻ.
Linh Giao
Túi thuốc C Molnupiravir đang thiếu ở nhiều quận, huyện tại TP.HCM. Bộ Y tế cho biết sẽ cấp thuốc kháng virus khác để bổ sung. Trong khi đó, Hội đông y hỗ trợ thực phẩm chức năng cho F0 tại nhà.
" alt=""/>Săn lùng thuốc trị Covid