当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Tottenham vs Nottingham, 2h00 ngày 22/4: Trở lại top 3 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Karbalaa vs Al Qasim, 21h00 ngày 22/4: Khó tin cửa trên
Cũng vì vợ thường xuyên vắng nhà nên mẹ tôi không ưng cô ấy. Bà nói rằng người ta có con dâu được nhờ cậy, báo hiếu còn vợ tôi đi suốt ngày nên bà có con dâu cũng như không. Vì điều này mà mâu thuẫn giữ mẹ với vợ tôi mỗi ngày một nhiều.
Bài chia sẻ của người chồng
Khi có 2 mẹ con, mẹ thường nhắc tôi đàn ông không thể giao hết kinh tế cho vợ. Nhất là vợ tôi lại suốt ngày đi như thế, tôi không thể kiểm soát được ở bên ngoài cô ấy sẽ làm gì sau lưng chồng hoặc giả sử vợ mang tiền về cho bố mẹ đẻ, tôi cũng chẳng biết được.
Bà nhắc tôi phải đề phòng, nhỡ một ngày nào đó giữa hai đứa có vấn đề gì, làm sao tôi có thể dám chắc mình có thể lấy lại được đúng số tiền hàng tháng đưa vợ".
"Mưa dầm thấm lâu", dần dần người chồng thấy mẹ mình nói đúng. Anh bắt đầu đề phòng vợ, hàng tháng nhận lương, anh chỉ đưa cho vợ 1 khoản vừa đủ chi tiêu sinh hoạt, số còn lại anh gửi mẹ đẻ cầm.
Cuộc điện thoại trong đêm với nội dung cực sốc
"Trong suốt 5 năm, tôi đều làm như thế. Ban đầu vợ tôi phản đối, hai đứa cũng to tiếng cãi vã nhiều lần nhưng ý tôi đã quyết, vợ đương nhiên phải chịu. Không ít lần vợ nói tôi xem thường, không tin tưởng cô ấy nhưng tôi cũng bỏ ngoài tai.
Khúc mắc giữa tôi với vợ ngày một nhiều, khi hai bên cảm giác không thể tìm được tiếng nói chung, tôi quyết định chủ động đề nghị ly hôn theo lời tư vấn, động viên của mẹ.
Mặc dù người quyết định chia tay là tôi nhưng ngày ra tòa với vợ, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, mất mát tới khó tả. Chán đời, tôi ra quán rượu uống tới say mềm rồi bắt taxi về nhà mẹ đẻ. Tôi không nhớ mình đã vào được nhà như thế nào, chỉ biết tới 10h đêm, tỉnh rượu, khát nước tôi mới bật dậy định xuống bếp lấy.
Không ngờ lúc ngang qua phòng mẹ, tôi bất chợt nghe được cuộc nói chuyện điện thoại giữa bà với em gái tôi: 'May quá, cuối cùng mẹ cũng xui được anh mày bỏ con vợ của nó. Giờ mẹ sẽ nắm được hết kinh tế, tiền nong của nó.
Cái nhà kia vài tháng nữa là mình nhận rồi, khi đó phải giao hết tiền. Tuyệt đối con không được để lộ việc mẹ lấy tiền của anh mua nhà cho con đó. Đợi khi nào nhận nhà, giấy tờ sổ đỏ xong hết rồi, nó biết thì cũng là chuyện đã rồi'.
Tôi hóa đá trước những gì nghe được từ mẹ. Em gái tôi kết hôn được hơn năm, vì quen thói ăn chơi, nhà chồng không chịu được, họ dẫn về trả. Mấy năm nay toàn bố mẹ tôi nuôi không em ấy.
Mẹ không những chiều chuộng, dung túng con gái mà lại còn dụ tôi đưa lương cho để bà dồn tiền mua nhà riêng cho em ấy. Tới lúc ấy tôi mới hiểu ra, những lời khuyên đàn ông không được nghe vợ, không được giao kinh tế cho vợ giữ của bà đều là có tính toán cả.
Vợ tôi phần nào hiểu mẹ chồng, em ra mặt phản đối tôi đưa tiền cho mẹ, tôi lại không nghe còn đề phòng cô ấy.
Càng nghĩ lại tôi càng thấy hối hận bởi bản thân không biết phân biệt đúng sai mới tự đẩy mình vào cảnh hôn nhân tan vỡ. Thú thực tiền mẹ lừa tôi giấu mua nhà cho em tôi, tôi không tiếc. Điều làm tôi buồn là cách bà lừa gạt, đối xử với tôi như 1 kẻ bù nhìn để bà giật dây. Nghĩ tới vợ, tôi ân hận vô cùng nhưng tất cả đều đã muộn cả".
Khi không được chồng tôn trọng, phụ nữ sẽ thấy mọi sự hi sinh, cố gắng cho hôn nhân của mình đều là thừa. Khi ấy, họ không còn muốn nỗ lực cống hiến vì người đàn ông bên cạnh mình nữa. Sai lầm của người chồng trong câu chuyện trên thật sự quá lớn. Tiếc rằng khi anh nhận ra thì đã quá muộn.
Theo Gia đình và Xã hội
Mẹ chồng em vừa giãy lên chửi rồi nói với em như thế, tất cả chỉ vì em mới sinh con được hơn tháng, nay muốn đưa con về chơi với ông bà ngoại bên nhà.
" alt="5 năm đi làm, chồng gửi lương mẹ giữ vì lo vợ giấu tiền cho nhà ngoại"/>5 năm đi làm, chồng gửi lương mẹ giữ vì lo vợ giấu tiền cho nhà ngoại
Do hàng ngày chi tiêu có kế hoạch nên dù đang sống trong những ngày đại dịch, Hải vẫn có cuộc sống rất ổn.
Hải tâm sự, cô sinh ra và lớn lên ở quê nghèo miền biển nên vốn có tính tiết kiệm. Ngay từ khi còn là sinh viên ở Hà Nội, dù phải đi thuê trọ nhưng chưa tháng nào Hải tiêu quá 2 triệu đồng/tháng.
![]() |
Bữa sáng nhanh gọn của Hải. |
Sau khi vào TP.HCM, Hải xin được việc làm ngay và có mức lương 10 triệu/tháng nhưng cô cũng chưa bao giờ tiêu quá 50% lương.
“Mình ở ghép cùng 2 bạn nữa. Do đó tiền điện, nước với nhà trọ chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng/người. Tụi mình cũng nấu ăn tại nhà nên tiền ăn mỗi tháng góp 2 triệu đồng/người. Ngoài ra, là tiền đi lại, mua sắm quần áo... Tổng chi tiêu các tháng không bao giờ quá 5 triệu/tháng”.
Cô nhân viên công sở tâm sự, với số tiền còn lại, Hải thường gửi về quê đỡ đần cho bố mẹ nuôi em ăn học và chi tiêu sinh hoạt: “Quê mình còn nghèo lắm. Mẹ mình lại bị nhiều bệnh tật, vì thế mình cố gắng dành 50% lương tháng để gửi về quê cho gia đình. Cuộc sống của mọi người ở nhà nhờ vậy mà đỡ khó khăn hơn”.
Tuy nhiên kể từ hơn 2 tháng nay khi dịch diễn biến phức tạp tại thành phố, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, công ty Hải đang làm việc đã tạo điều kiện cho nhân viên làm online tại nhà. Ý thức phải tiết kiệm mùa dịch, Hải lên kế hoạch tiếp tục chắt bóp chi tiêu. Cô chỉ tiêu khoảng 20%-30% lương tháng thay vì 50% lương như trước.
![]() |
Bữa ăn ngày thường của 3 cô gái. |
Cụ thể, với mức lương 10 triệu đồng, Hải chỉ tiêu 2-3 triệu/tháng, còn 8 triệu gửi cho bố mẹ ở quê chi tiêu mùa dịch.
Bình thường mỗi tháng Hải phải chi hết 1 triệu đồng/tháng cho tiền nhà, tiền điện, nước. Nhưng từ ngày dịch, bác chủ trọ đã miễn phí tiền nhà. Bởi thế tiền thuê trọ = 0.
Hàng tháng Hải và 2 bạn cùng phòng chỉ phải trả tiền điện nước, khoảng 900 ngàn đồng/tháng. Tính ra mỗi người đóng 300 ngàn đồng.
- Chi phí ăn uống: 1 triệu đồng
Nếu trước đây tiền ăn mỗi người trong phòng trọ đóng góp 2 triệu đồng/tháng thì 2 tháng nay họ thống nhất tiết kiệm nên chỉ góp 1 triệu tiền ăn/tháng/người.
Với số tiền ăn này, Hải và 2 cô bạn ăn ngày 3 bữa tại nhà. Bữa sáng, 3 người có thể ăn xôi, bánh mỳ kẹp trứng, hoặc ăn bún miến phở. Nhóm bạn này thường chi 20 ngàn cho bữa sáng, 40 ngàn cho 2 bữa chính còn lại.
- Chi phí tiêu vặt và phát sinh khác: 500 ngàn - 1,5 triệu đồng
Sống tại Sài Gòn những ngày giãn cách xã hội, Hải cho biết, cô không tiêu pha nhiều. Bởi ngày này không phải đến công ty làm nên cô không phải mất tiền xăng xe. Tiền điện thoại cô cũng ít nạp vì đã có wifi nhà bà chủ trọ. Gọi cho người thân hay bạn bè Hải hay dùng Zalo, Facebook kết nối.
Do đó khoản tiền tiêu vặt những tháng ngày giãn cách có lúc không dùng đến cô lại để dành tiết kiệm hoặc mua đồ về làm đồ ăn vặt, góp mua hoa quả tươi.
![]() |
Thi thoảng cuối tuần đổi món. |
“Chưa bao giờ mình tiêu mức 20% lương tháng nên muốn thử thách bản thân xem chi tiêu như vậy có sống ổn không. Vậy mà hơn 2 tháng qua vẫn sống tốt dù giữa mùa dịch cái gì cũng đắt đỏ”, Hải vui vẻ khoe.
Nhớ về những tháng ngày trước đây tiêu 50% lương tháng, Hải thừa nhận: “Nhiều người trẻ như mình đi làm lương có thể rất cao nhưng thường xuyên than thở hết tiền và không tiết kiệm được là do họ cũng như mình đã từng tiêu quá nhiều cho các thứ vặt vãnh như ăn uống, quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm...
Hơn nữa mọi người còn chưa có động lực, mục đích và quyết tâm tiết kiệm. Vì thế tiền mất đi lúc nào mà không hay. Thực tế cứ lập thói quen chi tiêu tiết kiệm, đúng việc đúng chỗ thì dù có mức lương thế nào cũng sẽ để dành được ít nhiều”.
Cô nàng công sở này cũng dự định, ngay cả khi dịch đi qua, Hải vẫn sẽ cân nhắc lại những khoản chi phí đã tiêu để lên phương án điều chỉnh cho phù hợp. Bởi Hải tin tiêu 20 - 30% lương tháng tức 2-3 triệu/tổng lương 10 triệu là cũng đủ cho cô sống tốt giữa thành phố này rồi.
Thảo Nguyên
Chúng ta có quyền tin tưởng trong vài năm tới, khi Covid-19 chỉ còn trong sách vở, bản thân có thể nhìn lại quãng thời gian lịch sử này và tự hào rằng mình đã làm được những điều tử tế nhất cho chính mình, gia đình và cộng đồng.
" alt="Cô gái 25 tuổi sống ổn giữa Sài Gòn mùa dịch với 2"/>Theo Sixth Tone, 2 tuần liên tiếp trước đó, Yu thức khuya để làm việc rồi lại dậy sớm vào sáng hôm sau. Nếu buồn ngủ quá, anh sẽ hút một điếu thuốc để giữ mình tỉnh táo.
Nhưng đêm đó, Yu cảm thấy tim mình không ổn. Anh chếnh choáng, nằm xuống nghỉ ngơi và thấy đầu óc quay cuồng. Yu có thể cảm thấy rõ ràng trái tim mình đang đập liên hồi rồi chậm lại ngay lập tức.
Yu bắt đầu khó thở và thấy trước mắt như hiện ra những đốm đen mờ nhoè.
![]() |
Nhiều người trẻ Trung Quốc làm việc đến khuya. Ảnh: People Visual. |
Những cái chết bất ngờ
Yu đã xem nhiều bản tin về những người trẻ tuổi đột tử vì trụy tim nhưng không muốn báo cho gia đình. "Nếu bố mẹ biết tôi lại thức khuya, chắc chắn họ sẽ rất thất vọng", anh nói.
Sau khi thấy tình trạng khá hơn, chàng trai mặc áo khoác và tự lái xe đến phòng cấp cứu gần nhất. Tại bệnh viện, Yu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhịp tim. Bác sĩ chỉ định anh phải hạn chế việc thức khuya, uống cà phê và hút thuốc. Nhưng có rất nhiều người khác không đủ may mắn như Yu để được nghe cảnh báo từ bác sĩ.
Ngày 3/12/2020, một nhân viên 27 tuổi của hãng sản xuất đồ điện tử Gome đã đột ngột qua đời tại một hội nghị cuối năm. 6 ngày sau, một nhân viên 47 tuổi của công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime đã chết trên ghế phòng tập.
Cũng vào cuối năm 2020, một nhân viên 22 tuổi của sàn thương mại điện tử Pinduoduo đã qua đời vào khoảng 1h30 trên đường đi làm về.
Theo Sixth Tone, còn có rất nhiều nhân viên trẻ khác chung kết cục đáng tiếc như vậy. Ví dụ như một người làm việc quá sức và tử vong trong phòng tắm của khách sạn khi đi công tác. Một người khác đã qua đời khi đang chơi thể thao sau giờ làm việc. Một người chết khi đang đi dạo. Một người thức dậy lúc 2h trong cơn đau tim, chỉ vài phút sau miệng bắt đầu sủi bọt. Một người chết khi đang ngồi trước máy tính. Lúc tim người ấy ngừng đập, các tin nhắn mới tiếp tục được gửi đến qua WeChat.
![]() |
Thực tế cho thấy đã không ít nhân viên trẻ tử vong tại nơi làm việc. Ảnh: People Visual. |
Những cái chết đột ngột đã xảy ra với các nhân viên trẻ làm việc tại một số công ty công nghệ và truyền thông - lĩnh vực thường xuyên phải làm việc quá sức - đã khiến nhiều người phải giật mình.
Theo khoa học, đột tử thường xảy ra khi con người mất chức năng tim cấp tính như đau tim hoặc ngừng tim. Nguyên nhân có thể do hút thuốc, uống rượu, thức khuya, làm việc liên tục trong nhiều giờ hoặc trong môi trường căng thẳng.
Trước đây, đột tử được coi là "bệnh của người già". Nhưng trong thập kỷ qua, những người đột tử ở Trung Quốc ngày càng trẻ hóa.
Bác sĩ Li Yuehua, làm việc tại Bệnh viện Tân Hoa xã Thượng Hải hơn 40 năm, cho biết vào những năm 1980, những bệnh nhân đau tim mà bà điều trị thường ở độ tuổi 60 và 70. Sau đó, những bệnh nhân đến với bà ở độ tuổi 40 và 50.
Gần đây, bà đã điều trị cho những bệnh nhân trẻ hơn rất nhiều, có người chỉ mới 26 tuổi.
"Có thể tôi không sống quá 30 tuổi"
Trong một cuộc khảo sát của Dingxiang Doctor (hãng truyền thông Trung Quốc), có đến 52% người được hỏi cho biết có sợ hãi nguy cơ đột tử do làm việc quá sức.
Tuy nhiên, dù có lo lắng hay được cảnh báo đến đâu, họ vẫn cố làm việc để bắt kịp nhịp sống hiện đại. Những ứng dụng chat ngày càng thịnh hành, cho phép công việc lấn chiếm cuộc sống bất cứ lúc nào trong ngày. Thay vì đi chậm lại, người trẻ tập trung vào công việc hơn để không bị tụt lại phía sau.
Quay trở lại với nam thanh niên Yu Chen, thời điểm gặp biến cố tim, anh đang làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn nhận thêm nhiều việc tay trái liên quan đến hoạt hình 3D.
Mỗi ngày, Yu hoàn thành công việc chính lúc 16h và tiếp tục các dự án hoạt hình ở nhà cho đến 2-3h hôm sau. Sau đó, nam thanh niên sẽ ngủ một vài tiếng trước khi bắt đầu làm công việc toàn thời gian lúc 8h.
![]() |
Người trẻ Trung Quốc làm việc lao lực để bắt kịp nhịp sống đương đại. Ảnh: Vice. |
Giờ đây, Yu đã nghỉ việc và mở studio hoạt hình của riêng mình. Trong cuộc phỏng vấn với Sixth Tone, anh vẫn liên tục nhấp chuột ở đầu dây bên kia điện thoại.
Yu hiện chỉ có một công việc nhưng lối sống của anh vẫn không thay đổi. Khi được thúc giục phải quan tâm hơn đến sức khỏe của mình, Yu nói:
"Nếu tôi không thể thay đổi lối sống này ở độ tuổi 20, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tôi già đi. Có thể tôi không sống quá 30, nhưng đành chịu vậy".
Theo Zing
Công ty mai mối Duo cho biết xu hướng này khác biệt lớn so với vài năm trước, thể hiện tính công bằng, bình đẳng giữa nam và nữ xứ kim chi trong mối quan hệ yêu đương.
" alt="Nhiều người trẻ Trung Quốc đột quỵ, trụy tim vì lao lực"/>"Em với anh ấy yêu nhau từ khi em còn là sinh viên năm thứ nhất, anh ấy học năm thứ hai. Yêu được một năm thì bọn em quyết định dọn về cùng nhà trọ, để san sẻ chi phí sinh hoạt, và cũng tại hai đứa thích ở gần nhau, chăm sóc yêu thương nhau như vợ chồng.
Em cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều đâu, bạn em nhiều đứa sống chung với người yêu mà. Bọn em đều nghĩ tự quyết định tự chịu trách nhiệm với cuộc sống, tương lai của mình, xác định mục tiêu cao nhất vẫn là lấy bằng đại học, ổn định việc làm, lỡ mà tình yêu không đi được đến tận cùng thì cũng coi đó như đời sinh viên tươi đẹp, quyết không để xảy ra chuyện gì mình phải hối tiếc.
Tư tưởng khi bước vào cuộc sống chung là vậy, nhưng ở chung với nhau rồi, nhiều cái không như mình mong đợi. Thời gian đầu đúng là rất hạnh phúc, nhưng đàn ông hình như dễ chán, dễ nhạt thì phải. Lâu dần không thấy anh ấy săn đón, chăm sóc em như hồi mới yêu, dù em vẫn dồn sự quan tâm cho anh ấy, yêu và thương anh ấy nhiều hơn cả lúc đầu.
Em càng ngày càng giống vợ anh ấy, từ chăm lo dọn dẹp nhà cửa, chợ búa cơm nước, tính toán chi tiêu, đến cả việc tối muộn gọi điện hỏi anh ấy đang ở đâu nữa. Anh ấy ra trường đi làm trước em, nên lúc nào cũng dường như bận rộn, nhiều hôm khuya lắc anh ấy còn chưa thấy về. Mỗi lúc phải gọi anh ấy cả chục cuộc mới lôi được anh ấy về nhà, bọn em lại cãi nhau.
Ngày trước bọn em hay chơi điện tử chung, bây giờ không còn nữa, vì không sắp xếp được thời gian hai đứa cùng rảnh. Trước em lấy điện thoại của anh ấy thoải mái, chơi mấy game anh ấy tải về máy hoặc xem clip hài nhảm nhí trên mạng. Dạo này em để ý thấy, em cứ động vào điện thoại của anh ấy là anh ấy phi ngay ra, gắt lên với em đòi lại máy, còn bảo em "đừng có tự tiện". Em vặn lại là trước giờ em vẫn dùng có thấy anh nói gì đâu, thì anh ấy bảo trước khác, bây giờ khác, giờ điện thoại anh ấy nhiều nội dung công việc lắm, em nghịch vào nhỡ làm mất thì sao.
Anh ấy nói vậy có hợp lý không ạ? Hay anh ấy đang thay lòng đổi dạ, có con nào ở ngoài nên muốn giấu giếm em? Em nên tìm hiểu chuyện này thế nào đây, hôm qua thấy anh ấy cài mật khẩu điện thoại rồi ạ".
Theo Dân Trí
Cô gái đăng đàn kể chuyện tình diễn ra chóng vánh trong một tuần của mình, vẫn không hiểu vì sao bị bạn trai chặn facebook, cắt đứt liên lạc. Cô hỏi mọi người như vậy có phải là chia tay rồi không.
" alt="Bạn trai đột nhiên giữ khư khư điện thoại thì có bình thường không?"/>Bạn trai đột nhiên giữ khư khư điện thoại thì có bình thường không?