Các mẫu iPhone ngày càng có màn hình lớn hơn, điều này hạn chế thao tác của người sử dụng khi dùng một tay. Để giải quyết vấn đề này, Apple đã giới thiệu Chế độ một tay (Reachability), cho phép kéo màn hình hiển thị trượt xuống nửa dưới, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào phần trên của iPhone.
Nếu sở hữu iPhone X trở lên, bạn mở Reachability bằng cách vuốt xuống từ cạnh dưới của màn hình. Với các dòng iPhone cũ hơn bạn chạm hai lần (chạm nhưng không nhấn) vào nút Home.
Gõ mặt lưng (Back Tap)
Back Tap có sẵn cho bất kỳ thiết bị nào chạy iOS 14 trở lên. Nó cho phép người dùng chạm vào mặt sau của iPhone gần vị trí logo táo khuyết để thực hiện bất kỳ tính năng nào được thiết lập.
Bạn chỉ cần chạm hai lần, ba lần hoặc cả hai ở mặt sau iPhone để mở camera, chụp ảnh màn hình, bật đèn pin hoặc điều khiển tăng giảm âm lượng.
Để sử dụng tính năng này, đi tới Cài đặt>Trợ năng>Cảm ứng>Back Tap sau đó tùy chọn cài đặt. Tính năng này hoạt động ngay cả khi bạn sử dụng ốp lưng.
Chọn hàng loạt email và tin nhắn
Nếu bạn muốn chọn nhiều email hoặc tin nhắn để xóa hoặc tùy chọn khác, không cần mất thời gian chọn từng nội dung riêng lẻ, bạn chỉ cần đặt hai ngón tay lên màn hình iPhone và kéo xuống cho đến khi muốn dừng. Đây là một cách tuyệt vời để chọn hàng loạt thư trong email hoặc tin nhắn.
Copy và paste bằng 3 ngón
Chọn đoạn văn bản muốn sao chép. Dùng 3 ngón tay vuốt chụm lại (Zoom in) để copy. Sau đó di chuyển đến vùng cần dán rồi dùng 3 ngón tay để vuốt ra (Zoom out) để paste.
Vuốt để quay lại trang trước hoặc sau
Khi sử dụng Safari, thay vì bấm mũi tên quay lại, bạn chỉ cần vuốt sang phải màn hình để quay lại trang trước. Nếu muốn đến trang sau thì bạn chỉ cần vuốt sang trái. Tính năng này cũng hoạt động trong mục Cài đặt và các ứng dụng khác.
Tìm kiếm Spotlight
Tính năng Spotlight trên iPhone giúp bạn có thể tìm kiếm nhanh một ứng dụng hoặc tài liệu mà bạn không biết chúng nằm ở vị trí nào trong điện thoại. Bạn chỉ cần vuốt xuống từ giữa màn hình hoặc vuốt sang phải, thanh tìm kiếm sẽ hiện ra. Lưu ý rằng thao tác này chỉ hoạt động trên màn hình chính, không áp dụng khi đang mở các ứng dụng khác.
Hương Dung (Theo BRG)
" alt=""/>iPhone của Apple có những tính năng đơn giản hữu ích mà bạn không biếtNhận được tin báo học sinh bị nước cuốn trôi trên sông Trạm, huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) và chính quyền địa phương xã Tiên An đã huy động lực lượng tìm kiếm. Đến 23 giờ đêm 26/5 xác 1 học sinh mới được tìm thấy dưới lòng sông cách nơi bị nạn khoảng chừng 400 m. Còn xác học sinh thứ 2 được tìm thấy vào lúc 8 giờ sáng nay.
Người dân tìm kiếm xác nạn nhân trên sông |
Danh tính nạn nhân được xác định là em Phan Văn Kiệt (lớp 4, Trường Tiểu học Tiên An) và em Phan Nữ Danh (lớp 6.2, Trường THCS Nguyễn Viết Xuân).
Ông Phạm Nhất Hải - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tiên An xác nhận chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng trở lại đây, đã có 4 trường hợp con em của địa phương chết đuối nước.
Trước đó vào ngày 8/4, em Triệu Nhất Tường (trú xã Tiên Phong, học sinh lớp 12 A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) bị đuối nước khi tắm trên sông Tiên. Đến ngày 21/5, Huỳnh Văn Quang (SN 1987, trú thôn 5, Tiên Sơn) cũng bị chết đuối khi đang làm việc tại xã Phước Hiệp (Phước Sơn).
Đi tắm biển, một học sinh lớp 8 bị chết đuối Ông Lê Trường Lâm, Trưởng công an xã Hoằng Tiến (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến một học sinh mất tích. Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng 13h, ngày 27/5 tại bãi biển Hải Tiến có một nhóm học sinh từ huyện Hậu Lộc đến chơi rồi rủ nhau tắm mát. Trong lúc đang tắm, em Nguyễn Minh Thành (SN 2001), học sinh lớp 8 trường THCS xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc đã bị sóng biển cuốn trôi. Thấy bạn bị sóng cuốn, nhiều học sinh khác đã ra cứu nhưng không kịp. Nhận được tin báo, chính quyền địa phương cùng lực lượng cứu hộ đã tổ chức tìm kiếm nạn nhân. Tuy nhiên, do sóng to nên công tác cứu hộ, tìm kiếm thi thể nạn nhân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Gia đình em Thành đã có mặt tại hiện trường phối hợp cùng lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm thi thể nam sinh xấu số nói trên. Lê Anh |
Được gọi là “hormone hạnh phúc”, dopamine có thể được sản sinh khi chơi các trò chơi điện tử hoặc xem các bộ phim gay cấn, khiến con người cảm thấy phấn khích. Nhưng sự hiện diện dày đặc của các hoạt động giải trí ngày nay khiến bộ não nhận định rằng cơ thể chúng ta cần một lượng dopamine khổng lồ và tiếp tục đòi hỏi các hoạt động có tính giải trí tương tự. Điều này dẫn đến hệ quả là các hoạt động thiếu tính kích thích như học tập, nghiên cứu sẽ càng khiến con người nhanh nản, vì chúng không sản xuất được lượng dopamine tương đương với các hoạt động giải trí.
Mới đây, một ứng dụng học tiếng Anh đã áp dụng khoa học về dopamine để đưa ra giải pháp mới lạ cho các học sinh chán học, nghiện chơi điện tử: Học tiếng Anh qua game.
Theo đó, GOGA, tên ứng dụng học tiếng Anh, tích hợp đầy đủ tính năng của Gamification và có một tựa game thực thụ. Cốt truyện của game đặt ở bối cảnh thế giới tương lai nơi con người bị điều khiển bởi robots, chúng reo rắc “virus của sự lười biếng” nên xã hội loài người để thống trị họ. Để bảo vệ nền văn minh nhân loại, người học sẽ đóng vai trò người anh hùng giải cứu thế giới qua việc học tập, được ngụy trang dưới dạng các nhiệm vụ săn thưởng, đấu hạng, thử thách kỹ năng.
Ông Nguyễn Tiến Nam, đại diện nhà phát hành GOGA, cho biết: “Khi các công cụ giải trí càng trở nên gây nghiện, việc học của các bạn trẻ sẽ càng trở nên dễ nản, dễ xao lãng. Triết lý của GOGA là thay vì bắt ép các em phải học, phải tập trung vào bài vở nhàm chán, chúng ta cần số hóa, cải tiến chính phương pháp học, giúp các em có thể thoải mái, thích học tiếng Anh như thích chơi game vậy.”
Với GOGA, người học sẽ được trải nghiệm đa dạng các lối chơi game kết hợp luyện tập kỹ năng tiếng Anh: luyện nhớ từ vựng và nghe hiểu qua game thử thách giới hạn thời gian, luyện phát âm qua game đối kháng. Sau khi luyện tập, họ sẽ được trải nghiệm thi đấu tranh hạng trên đấu trường tiếng Anh, gọi là Arena, với bảng ghi danh top thành tích xuất sắc nhất được cập nhật hằng ngày.
“Đặc biệt là Speaking Arena (Đấu trường phát âm), chúng tôi có tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào chấm điểm và xếp hạng kỹ năng nói của các cặp người chơi, đồng thời chỉ điểm các lỗi sai phát âm cho họ. Khác với nhiều ứng dụng học tập qua game khác, GOGA đầu tư cho cả hai khía cạnh: tính hấp dẫn và tính hiệu quả. Người học bị cuốn hút vào các bài luyện, nhưng cũng phải học và phát triển kỹ năng tiếng Anh từ chúng,” ông Nguyễn Tiến Nam chia sẻ.
Các bài luyện tập trong GOGA được sắp xếp theo một lộ trình học rõ ràng từ cơ bản đến chuyên sâu, khi người học chinh phục mốc nhiệm vụ cuối cùng cũng là lúc họ làm chủ được một kỹ năng nào đó. Gia sư trí tuệ nhân tạo AI sẽ theo sát hành trình người học, chấm điểm và phản hồi các lỗi sai cho họ.
Dự kiến trong năm nay, GOGA sẽ mở rộng thêm tính năng The Real AI Tutor, giúp người học có thể đối thoại 1-1, đa kỹ năng với trí tuệ nhân tạo.
Phương Dung
" alt=""/>Chán học, nghiện game vẫn có thể giỏi tiếng Anh với ứng dụng GOGA