9X lập dàn nhạc giao hưởng 'có một không hai' ở Việt Nam
![]() |
Nhạc trưởng Tiêu Nguyễn Đức Anh - người đồng sáng lập Imagine Philharmonic,ậpdànnhạcgiaohưởngcómộtkhônghaiởViệtin the thao đang điều khiển dàn nhạc. |
Khởi nguồn là ý tưởng về một dàn nhạc giao hưởng chuyên biểu diễn phục vụ cộng đồng, Imagine Philharmonic về sau đã có sự tham gia của những nghệ sĩ tự do, nghệ sĩ khuyết tật. Những buổi biểu diễn hướng đến mục đích thuần nghệ thuật, có bán vé, thay vì dựa trên tinh thần ủng hộ, từ thiện như xưa nay người ta vẫn thấy ở các chương trình có người khuyết tật tham gia.
Nguyễn Thành Danh (SN 1990) - người đồng sáng lập Imagine Philharmonic - không thể nào quên được buổi biểu diễn đầu tiên có dàn nghệ sĩ người khuyết tật tham gia vào tháng 11/2020 trên sân khấu của một khách sạn 5 sao ở TP.HCM. Để có được đêm nhạc chật kín khán phòng này, nhóm tổ chức và cả các nghệ sĩ đã phải trải qua không ít những khó khăn, vất vả gấp nhiều lần những buổi biểu diễn thông thường khác.
“Các nghệ sĩ chuyên nghiệp phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba; thù lao giảm đi vài lần mà danh tiếng thì cũng không có lợi như biểu diễn cùng các ca sĩ nổi tiếng khác” - Danh giải thích.
“Nhưng tất cả mọi người đều vui vẻ chấp thuận và đó cũng là một sự thay đổi về nhận thức mà tôi muốn lan toả tới các nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng như ở các thính giả của dòng nhạc này - những người có thể gọi là giới tinh hoa trong âm nhạc. Nếu chúng ta xoá bỏ đi mọi định kiến, mọi rào cản, tạo cơ hội cho họ, người khuyết tật cũng có thể làm tốt như chúng ta”.
Điều Danh nhắc đi nhắc lại về Imagine Philharmonic là anh không muốn sử dụng nghệ sĩ khuyết tật như một buổi biểu diễn xin tài trợ, thay vào đó là một buổi biểu diễn chuyên nghiệp, cung cấp một sản phẩm chất lượng xứng đáng với số tiền khán giả đã bỏ ra để mua vé. Đó cũng là hướng đi giúp dàn nhạc có thể bước tiếp lâu dài và bền vững về sau.
Video: Các nghệ sĩ khuyết tật chia sẻ về niềm đam mê với âm nhạc
Trước đó, Imagine Philharmonic chỉ gồm những nghệ sĩ chuyên nghiệp, được học hành bài bản ở nhạc viện. Cứ mỗi tháng, họ sẽ tổ chức một “show” với giá vé không rẻ - từ 800 nghìn tới 2 triệu đồng/vé. Các buổi biểu diễn thành công dần dần mang lại uy tín và giúp dàn nhạc xây được những khách hàng quen thuộc.
Khi ý tưởng đưa nghệ sĩ tự do, nghệ sĩ khuyết tật vào chơi cùng được nảy ra, mọi việc trở nên vất vả hơn rất nhiều.
“Khi tôi đưa những nghệ sĩ khuyết tật lên làm nghệ sĩ chính để giới thiệu về chương trình, vé không bán được. Bởi vì họ không có tên tuổi, không có danh tiếng và quan trọng nhất là khán thính giả không có niềm tin vào nghệ sĩ khuyết tật”.
Sau đó, nhóm của Danh đã phải làm một số hoạt động truyền thông cho chương trình để mọi người hiểu. Vé được bán hết, chương trình thành công và lấy được lòng tin của cả khán giả.
Để có được thành công ban đầu đó, “các nghệ sĩ chuyên nghiệp phải ‘chịu thiệt’ rất nhiều. Không những phải tập luyện nhiều hơn, họ phải học cách hạ cái tôi của mình xuống để nâng người khác lên”.
![]() |
Để làm việc chung được với nhau, các nghệ sĩ chuyên nghiệp và khuyết tật đều phải nỗ lực gấp nhiều lần bình thường. |
Cái khó đầu tiên là ngôn ngữ bị vênh nhau giữa những người được học hành bài bản với những nghệ sĩ tự học. “Người chuyên nghiệp nói chuyện bằng ngôn ngữ âm nhạc có thể hiểu nhau ngay, nhưng chưa chắc nghệ sĩ khuyết tật đã hiểu những khái niệm đó”.
“Cái khó thứ hai quan trọng hơn là dàn nhạc giao hưởng cần tinh thần làm việc nhóm rất cao. Tất cả phải nhìn nhạc trưởng và nhìn nhau để chơi nhưng người khuyết tật khiếm thị thì không nhìn được. Vì thế mà xảy ra chuyện dở khóc dở cười là nếu như bình thường nhạc công phải theo nhạc trưởng, nhưng ở đây cả dàn nhạc phải theo nghệ sĩ khuyết tật. Đó cũng là một rào cản rất lớn để thuyết phục dàn nhạc chuyên nghiệp chơi chung với nghệ sĩ khuyết tật”.
Ngoài ra, khi đã quyết định chơi chung với nghệ sĩ tự do, dân chuyên nghiệp còn phải bỏ cái tôi của mình xuống. “Nghệ sĩ đường phố thì hay chơi nhạc nhẹ, dễ nghe, còn dân chuyên nghiệp lại khoái chơi những bài hàn lâm. Vì thế, chúng tôi gần như phải ‘nhượng bộ’, phải chơi nhạc nhẹ rất nhiều. Đó cũng là một tâm lý mà người chuyên nghiệp phải vượt qua”.
Tuy nhiên, Danh cho biết, những khó khăn này đang được khắc phục theo thời gian để khoảng cách về chuyên môn dần được thu hẹp.
![]() |
Nguyễn Thành Danh - người đồng sáng lập Imagine Philharmonic (hàng dưới, thứ 3 từ phải sang) và dàn nhạc. |
Để thực hiện được dự án này, Danh thành thật chia sẻ rằng “phải nhờ rất nhiều vào niềm tin và sự thấu hiểu”.
Ít ai biết “profile” của anh cũng có sự gắn bó chặt chẽ với những gì anh đang làm.
Ngoài Imagine Philharmonic, Danh là người sáng lập của hàng chục dự án phi lợi nhuận khác nhau. “Những dự án này tôi thường hỗ trợ ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ bàn giao cho các bạn khác điều hành tiếp”.
Từng là phó giám đốc một trung tâm về người khuyết tật, cũng từng là dân nhạc viện – học violin từ năm 10 tuổi, đó là 2 yếu tố giúp Danh có thể thấu hiểu và kết nối 2 đối tượng tưởng chừng không liên quan lại với nhau.
Một yếu tố quan trọng nữa ở Danh là “tôi thích làm về cộng đồng nên những gì tôi làm đều hướng tới đóng góp cho cộng đồng”. Được biết, sau khi tốt nghiệp ngành Chính sách xã hội ở Mỹ, Danh về Việt Nam và đang làm việc cho Quỹ Khởi nghiệp xanh Việt Nam.
![]() |
Imagine Philharmonic ra đời với mục tiêu phá bỏ mọi rào cản để người khuyết tật tối ưu năng lực bản thân. |
Tính đến nay, dàn nhạc Imagine Philharmonic đã tổ chức được 3 đêm nhạc giao hưởng ở TP.HCM và Quy Nhơn có nghệ sĩ khuyết tật tham gia. Các đêm diễn đều để lại ấn tượng lớn cho người xem.
Nếu đại dịch không làm ảnh hưởng, cách đây 2 tuần họ cũng có một buổi biểu diễn gây quỹ cùng với Dàn nhạc Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch TP. HCM (HBSO). Đây là lần đầu tiên HBSO đứng chung với một dàn nhạc tư nhân. Hơn 400 vé đã được bán ra, đang đợi ngày thích hợp để biểu diễn.
Hiện tại, có 3 nghệ sĩ khuyết tật đang là thành viên tham gia thường xuyên cùng Imagine Philharmonic.
“Mặc dù chúng tôi thống nhất với nhau là nghệ sĩ khuyết tật được trả thù lao gấp 3-5 nghệ sĩ bình thường vì họ có ít cơ hội hơn chúng tôi. Nhưng cũng chưa thể nói là họ đã có thu nhập ổn định từ dàn nhạc. Bởi vì chúng tôi mới đang biểu diễn ‘show’ mà chúng tôi tự đứng ra làm, chứ chưa được ‘book’ (mời diễn) thường xuyên, lại không có nhà tài trợ, hiện vẫn sống nhờ tự thân vận động”.
Nhưng Danh cũng tin rằng nếu dàn nhạc được biết đến nhiều hơn thì số lượng nghệ sĩ khuyết tật đủ năng lực chơi cùng dàn nhạc có thể tăng lên. “Nếu như nghệ sĩ bình thường đã khó kiếm ‘show’ rồi thì nghệ sĩ khuyết tật càng khó khăn hơn. Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề đó bằng cách đưa họ vào một dàn nhạc chuyên nghiệp, cùng nhau tạo nên một hiệu ứng khác biệt”.
Video: Bài hát Tự nguyện do nghệ sĩ khuyết tật Việt Hoa và dàn nhạc Imagine Philharmonic biểu diễn tại nhà thờ Làng Sông (Quy Nhơn):
Nguyễn Thảo
Ảnh và clip: Imagine Philharmonic
![Bà chủ khuyết tật giành 120 huy chương, mở xưởng gỗ cho người nghèo](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/10/04/12/nga-mu-truoc-ba-chu-xuong-go-don-than-khuyet-tat-o-quang-tri.jpg?w=145&h=101)
Bà chủ khuyết tật giành 120 huy chương, mở xưởng gỗ cho người nghèo
Với nghị lực phi thường, chị Huế trở thành vận động viên xuất sắc, đạt 120 huy chương vàng và hiện làm chủ xưởng gỗ nội thất ở Quảng Trị.
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Brighton vs Chelsea, 3h00 ngày 15/2: Thù cũ khó trả
Giờ ra chơi, hàng chục đứa trẻ từ lớp túa ra sân. Một bạn gái ngồi lủi thủi ở góc lớp đã khiến cô bé Hà Hồng Xuyến (SN 2001, Huyện Phú Riềng, Bình Phước) chú ý.
Cô bạn ấy bị liệt nửa chân, không thể đi lại nên phải ở lại lớp. Nhìn thấy hình ảnh đó, Xuyến rất thương. Cô bé bước lại gần bắt chuyện, tình bạn của họ bắt đầu từ đó, kéo dài suốt 13 năm qua…
Cô bé ở góc lớp
Một buổi chiều năm 2006, thấy con gái Trần Thị Hồng Nhung (SN 2001, huyện Phú Riềng, Bình Phước) đi học mẫu giáo về và kêu đau chân, cha mẹ em rất lo lắng. Ngay sau đó, biết Nhung không còn cảm giác ở cả hai chân, gia đình em vội vàng đưa em vào bệnh viện.
Qua nhiều bệnh viện, Hồng Nhung bị chẩn đoán mắc căn bệnh viêm tủy cắt ngang. Lúc đó, em không thể ngồi dậy được, phải nằm bất động trên giường.
Hồng Nhung (bên phải) và Hồng Xuyến Tại bệnh viện, sau suốt 1 năm chữa trị, tập vật lý trị liệu, Nhung có thể ngồi dậy và tự làm các việc cá nhân. Lúc này, bác sĩ khuyên gia đình chấp nhận sự thật rằng, Nhung đã bị liệt nửa người. Gia đình nên đưa em về để em có thể đi học.
“Khi đó, em còn quá bé để hiểu hết mọi chuyện. Thậm chí, lúc thấy xe lăn và được ngồi lên xe, em còn rất vui. Chỉ đến khi sau này, thấy các bạn đi lại, chạy nhảy, còn mình phải ngồi một chỗ, em mới dần nhận thức được hoàn cảnh của mình”, Nhung nói.
Thời điểm Nhung phát hiện bệnh, mẹ em đang mai thai người em thứ 3. Bà vô cùng đau lòng. Khi vào viện, nhìn thấy con nằm trên giường, bà òa khóc…
Hồng Nhung luôn nỗ lực để vượt lên những khó khăn do căn bệnh viêm tủy cắt ngang mang đến 1 năm nghỉ học lớp lá, nhiều kiến thức Nhung không được học vì vậy khi đi học lớp 1, Nhung rất vất vả để theo kịp các bạn. Từ đó, hằng ngày cha mẹ Nhung phải thay nhau đưa đón con đi học. Đến trường, những đứa trẻ khác thì tự tin, nhanh nhẹn vào lớp còn Nhung - mẹ phải bế em trên tay để vào.
Nhung dần dần mặc cảm, khép mình lại, cho đến một ngày cô bé Xuyến lại gần và bắt chuyện với em.
“Đôi chân” của bạn
“Xuyến rất hay nói chuyện với em. Những lúc các bạn ra sân chơi, mỗi mình em ở lại lớp, Xuyến đều ở lại cùng. Khi mẹ em đến đón trễ, Xuyến cũng ở lại chờ mẹ với em. Nhà em và nhà bạn cách nhau khoảng 10 phút đi bộ, bạn thường xuyên sang em. Nhờ bạn, em cảm thấy không còn cô đơn nữa…”.
Khi còn bé, Xuyến không thể bế bạn nhưng từ năm học lớp 4, cô bé đã có thể bế Nhung. Nếu như ở nhà, Nhung có bố mẹ trợ giúp thì đến trường, Xuyến là “đôi chân” của bạn. Xuyến bế bạn đi vệ sinh, ra sân trường chơi…
Nhung và Xuyến trong chuyến đi du lịch cùng nhau Cặp đôi không thiếu những lúc giận dỗi nhưng nhanh chóng làm lành “Đặc biệt, khi lên cấp 2, Xuyến đã giúp đỡ em rất nhiều. Trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất, vì vậy mỗi lần thay đổi phòng học, Xuyến là người giúp em di chuyển. Bạn cứ bế em đi từ phòng này qua phòng khác”, Nhung nói thêm.
Không chỉ giúp đỡ bạn di chuyển, Xuyến còn là “lá chắn” mỗi khi bạn bị bắt nạt. Tính Nhung hiền lành, nhút nhát, nhiều lúc chỉ vì một câu nói của người khác, em đã buồn và suy nghĩ. Nhung không dám ra đường. Có lần Nhung ra chợ bị những người xung quanh hỏi: “Sao không tự xuống mà đi?”. Họ cho rằng em giả vờ, lười vận động, muốn dựa vào người khác.
Tuy nhiên Xuyến lúc nào cũng bảo vệ bạn. “Mỗi lần có những câu nói khiếm nhã, bất lịch sự nhằm vào em, Xuyến luôn đứng ra, lớn tiếng yêu cầu họ phải chấm dứt việc bình phẩm về em”, Nhung nói thêm.
Học hết lớp 9, vì sức khỏe kém và trường mới quá xa, Nhung đành nghỉ học. Đây là giai đoạn khó khăn nhất với em. Cô gái giam mình trong nhà suốt nửa năm. Không nhìn thấy tương lai, sợ mình là gánh nặng cho gia đình cả đời, Nhung đã rất tuyệt vọng.
Lúc này, nhung tham gia một nhóm đọc sách. Những câu nói, lời khuyên của bạn bè, người thân đã truyền động lực cho em. Em bắt đầu gấp trang sách lại, bước ra ngoài… Em muốn học tiếp, không học được ở trường em sẽ đi học nghề, để nuôi sống bản thân và truyền động lực cho những người khác.
Thấy bạn phải nghỉ học, Xuyến cũng quyết định dừng việc học để đi học nghề cùng bạn. Lớp học trang điểm cách nhà 15km, hàng ngày Xuyến đều đến chở Nhung đi học rồi chở bạn về.
“Có lần em chở Nhung cùng với 2 thùng đồ trang điểm đi làm nên xe rất cồng kềnh. Lúc đó, xe của em bị một xe ô tô tạt qua. Cả hai ngã xuống đường. Thật may, bạn không bị làm sao”, Xuyến kể lại.
Xuyến cũng thường chở, bế bạn đi mua sắm, ăn uống, du lịch… giúp bạn hoà nhập với cuộc sống. “Cô nàng ấy nặng hơn 40kg. Ban đầu em thấy khá nặng nhưng bế nhiều thành quen”, Xuyến cười nói.
Cô gái Hồng Xuyến được xem là điểm tựa tinh thần cho người bạn thiếu may mắn Vừa rồi, cả hai còn có chuyến du lịch cùng nhau đến Đà Lạt. Họ mang theo xe lăn đi cùng. Xuyến nói: “Ước mơ của em là được đưa bạn ấy đi khắp nơi vì Nhung rất thích đến những vùng đất mới”.
Cha mẹ của Xuyến xem Nhung như con gái trong nhà và cha mẹ Nhung cũng vậy. Hai cô gái đang học tiếp về lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, sắp tới họ có dự định mở chung spa để cùng nhau kinh doanh.
“Em muốn có công việc để tự nuôi sống bản thân. Sau này, khi đã thạo nghề, em sẽ dạy lại cho những người có cùng hoàn cảnh như em nhưng họ không may mắn là được đi học.
Em muốn cho họ thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ được phép bỏ cuộc”, Hồng Nhung nói thêm.
Chàng trai 23 tuổi kiếm tiền tỷ từ lá cây bỏ đi
17 loại tinh dầu và 5 loại toner đã được chàng trai quê Thanh Hoá đưa ra thị trường sau 3 năm khởi nghiệp.
" alt="Cô gái Bình Phước xinh đẹp 13 năm làm ‘đôi chân’ cho bạn thân" />Nguyên liệu nấu súp gà rau củ quả
Cách làm
- Luộc ức gà giữ lại phần nước luộc hoặc nếu có nước luộc gà sẵn thì càng ngon ngọt
- Ức gà chín để nguội xé sợi nhỏ hoặc thái nhỏ.
- Trứng cút luộc chín, vóc vỏ
- Cà rốt thái hạt lựu
- Ngô tách hạt, rửa sạch để ráo
- Nấm hương ngâm cho nở, rửa sạch thái sợi.
- Rau mùi thái nhỏ
Bát súp gà rau củ quả đạt tiêu chuẩn kích thích thị giác, khứu giác, vị giác
- Cho nước luộc gà vào nồi đặt lên bếp, thêm chút nước nếu nước luộc ức gà ít, nước sôi hớt sạch bọt, lần lượt cho ngô vào trước, tiếp là cà rốt, nấm hương, đun sôi các nguyên liệu và hớt bọt để nồi súp ngon hơn. Sau đó mới cho phần ức gà đã xé sợi vào, đảo đều, cho chút bột nêm, nêm nếm cho vừa miệng.
- Cho 3 thìa canh bột năng ra bát nhỏ, thêm chút nước khuấy cho tan.
- Hạ nhỏ lửa nồi súp, một tay cầm bát bột năng, một tay cầm thìa, từ từ đổ bột năng vào nồi súp, tay đổ tay khuấy, để tránh bột năng bị vón cục, nhớ rót từ từ để kiểm soát được độ loãng đặc,đến khi nồi súp sánh như ý muốn thì dừng lại, còn nếu loãng quá thì thêm chút bột năng hoà thêm nước.
- Trứng gà tách lòng trắng và lòng đỏ ra 2 bát riêng thêm chút xíu bột nêm, đánh đều lọc qua một lần rây. Cũng một tay khuấy, một tay đổ, cứ từ từ đổ vào và khuấy theo chiều kim đồng hồ để tạo vân cho nồi súp đến khi hết thì thôi, lần lượt đổ lòng trắng, rồi đến lòng đỏ, lúc này ta đã có một nồi súp có vân trắng, vân vàng đẹp mắt
- Thả trứng cút vào, rau mùi thái nhỏ vào khuấy đều
Chúc các bạn thành công.
Bí quyết nấu chè sen long nhãn trân châu đẹp lung linh, ngon như ý
Để có món chè sen long nhãn ngon, hãy tham khảo cách làm sau đây bạn nhé.
" alt="Cách nấu súp gà rau củ quả bổ dưỡng thơm ngon" />Nguyên liệu:
- 1/2 con gà
- 2 củ cà rốt
Gợi ý thực đơn buổi sáng với bánh mì tí hon tự làm thơm ngon hấp dẫn
- 2 củ khoai tây
- 1 củ khoai lang Nhật
- 1 củ hành tây
- 1 túi bột cà ri (100gram)
- 100ml nước cốt dừa
- 40gram sữa đặc
- Rau ngò, húng quế
- Dầu ăn, muối, tiêu, hành khô, tỏi, sả
- Bánh mì/ bún/ cơm nóng ăn kèm
Định lượng nguyên liệu có thể thay đổi tuỳ khẩu vị và khẩu phần ăn của mỗi người.
Cách làm:
- Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp gà cùng với bột cà ri, muối, hành tỏi (bằm nhuyễn), sả (cắt khúc).
- Các loại củ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Phi thơm hành tỏi, cho gà vào xào thịt săn lại thì thêm nước ngập thịt đun cho đến khi gà chín mềm.
- Trong lúc đợi gà chín, chiên sơ cà rốt, khoai tây, khoai lang.
- Khi gà đã chín cho cà rốt, khoai tây, khoai lang đã chiên sơ vào. Tiếp đến cho hành tây, nước cốt dừa. Đun thêm cho các nguyên liệu chín mềm.
- Khi gà và các nguyên liệu đã chín, cho thêm sữa đặc, tiêu. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
Món cà ri gà nóng hổi có thể ăn cùng bánh mì, bún hoặc cơm đều ngon, thêm đĩa muối ớt chanh cùng rau ngò và rau húng là tròn vị. Chúc các bạn thành công!
Cách làm món bánh đa trộn siêu ngon
Bánh đa trộn là món ăn được nhiều người yêu thích. Vị dai dai của bánh đa và chả cá kết hợp chút bùi của lạc, hòa quyện cùng nước sốt, thịt bò, rau giá… tạo nên món ăn ngon hấp dẫn.
" alt="Nấu cà ri gà đổi món cho gia đình vào những ngày gió mùa về" />Đi khám một mình đêm khuya, sợ con cháu biết
11h30 tối, số điện thoại khẩn cấp 120 của bệnh viện ở Hà Nam (Trung Quốc) đổ chuông. Một người phụ nữ gọi đến. Bà có triệu chứng chóng mặt, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn, suy nhược.
Sau khi báo địa chỉ, bà nói với nhân viên y tế rằng bà sẽ ngồi sẵn ở cửa để chờ.
Đến bệnh viện, sau một hồi thăm khám và hỏi han, bác sĩ biết rằng, bà có tiền sử cao huyết áp và bệnh tim.
Gần đây, do tin vào những lời quảng cáo về những bài thuốc có thể trị tận gốc bệnh cao huyết áp, bà đã nghe theo. Nửa tháng nay bà không dùng các loại thuốc hạ huyết áp do bác sĩ ở bệnh viện kê cho nữa.
Khi tình trạng của bà ổn định, bác sĩ yêu cầu bà liên lạc với người nhà càng sớm càng tốt nhưng bà tỏ ra lúng túng. Bà nói rằng mình đã già, không nhớ được số điện thoại của các con, quên mang theo điện thoại di động...
Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải sắp xếp một chiếc giường cho bà tạm thời nghỉ ngơi.
Nhưng bà không nằm yên, cứ nửa tiếng bà lại đến tìm bác sĩ. Khi thấy bác sĩ đang bận rộn với những bệnh nhân khác, bà lại quay đi.
2h sáng, không có bệnh nhân ở chỗ bác sĩ, bà mới mạnh dạn bước vào phòng.
Bà cầu xin bác sĩ giúp bà che giấu tình trạng bệnh của mình. Bà nói, bà có một con trai, một con gái. Con trai bà là sinh viên tốt nghiệp một trường danh tiếng, đã lập gia đình ở Bắc Kinh và đang làm việc ở một công ty nước ngoài. Anh rất bận, sẽ không thể đến được.
Con gái bà ở cùng Hà Nam nhưng đã kết hôn mười năm, sinh đôi ba năm trước, mỗi ngày đều bận rộn.
Ảnh minh họa của Sina Vào các ngày trong tuần, bà sống một mình và không cho con cái biết về tình trạng bệnh của mình.
"Các con bận quá, muốn tôi phải tự chăm sóc tốt cho mình. Vì thế, khi nghe nói, có người có thể chữa dứt điểm bệnh cao huyết áp, tôi đã tin theo. Bây giờ, chúng biết tôi tự đi khám và chữa bệnh theo thầy lang, chúng sẽ trách tôi”, nói xong, bà bật khóc.
Khi bác sĩ khuyên bà nên sống với con cháu vì bệnh của bà khá nguy hiểm thì mắt bà lão đỏ hoe. Bà lắc đầu, xua tay, thở dài.
Ba năm nuốt giận để tránh mâu thuẫn mẹ chồng con dâu
Người phụ nữ kể, khi con dâu sinh con, bà đã dọn đến ở cùng theo yêu cầu để chăm sóc cho con và cháu.
Tuy nhiên, vì bà là người nông thôn trong khi con dâu là người thành phố, lại là con một nên hai người có sự khác biệt về suy nghĩ.
Khi đi sinh, nàng dâu yêu cầu được tiêm mũi giảm đau. Bà nghe thấy vậy, liền hỏi bác sĩ xem có hại gì cho con không?
Con dâu ngẩn ra, vẻ mặt không vui: "Bà không hiểu thì đừng hỏi, đừng chỉ quan tâm đến cháu trai, mặc kệ con dâu chết hay sống”.
Bà buột miệng nói thêm 1 câu: “Thôi, đàn bà sinh con thì phải đau. Không đau, làm mẹ sao được?”. Nhưng vì câu nói này mà con dâu giận bà suốt nửa tháng.
Khi cháu trai được một tuổi, bắt đầu nói bập bẹ, bà ngày nào cũng ở bên cháu nên đứa trẻ học theo giọng nói của bà, nói phương ngữ Hà Nam.
Con dâu rất bực. Cô yêu cầu mẹ học nói tiếng phổ thông, còn không thì nói càng ít càng tốt để đứa trẻ không học theo giọng địa phương của bà.
Nhưng đã gần 70 tuổi nên bà không học được tiếng phổ thông, không đổi giọng được. Từ đó bà không dám nói nhiều trước mặt con trai và con dâu.
Ảnh minh họa của Sina. Có lần, thấy bộ đồ lót mà con trai thay để trong nhà tắm, bà cầm đi giặt giúp thì con dâu bực bội: “Anh ấy có tay chân. Bà đừng giúp. Bà đừng biến anh ấy thành một đứa trẻ khổng lồ nữa?".
Từ đó, muốn giặt đồ cho con trai bà đều phải làm một cách bí mật.
Cuối cùng, khi cháu trai đã đi học mẫu giáo bà quyết định quay trở lại nhà của mình.
Sợ con khổ, mẹ không dám nói lời nào
Sau khi bà về quê, con gái đón mẹ đến sống cùng một thời gian, nhưng cuộc sống ở đây càng khiến bà thêm đau lòng.
“Con gái tôi đi làm xa, cứ tầm 5h sáng là phải dậy chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, sau đó cháu giặt giũ, gọi con, gọi chồng dậy.
Tiếp đó, cháu phải cho hai con đi học rồi mới đi làm, ngày nào cũng vội vã. Buổi chiều chưa hết giờ làm, cháu đã phải xin nghỉ sớm, tức tốc quay lại trường đón con.
Về đến nhà, cháu xoay ra vừa nấu nướng vừa hướng dẫn con rửa tay, thay quần áo, làm bài. Con rể thì giao du bên ngoài, hoặc về nhà là nằm quẹt điện thoại, chơi game”, bà kể.
"Nhìn con gái bận như chong chóng nhưng tôi chẳng giúp được gì. Đưa cháu đi học thì tôi sợ lạc đường, nấu ăn thì sợ làm cháy", bà nói xong đưa tay lau mắt.
Một hôm, cô con gái bị mất bình tĩnh, bật khóc vì nhà cửa bừa bộn, con đi học bị cô giáo nhắc nhở, bản thân bị lãnh đạo phê bình vì đi muộn, về sớm…Thế nhưng, lúc ấy, con rể vẫn ngồi chăm chú chơi game.
Nhìn thấy cảnh ấy, bà không kìm được nên đã nói với con rể, bảo cậu dẹp game đi và giúp đỡ vợ. Con rể không nói gì nhưng hôm sau cậu không về nhà nữa.
Thấy vậy, cô con gái nói với mẹ bằng giọng bực bội: “Mẹ cứ lo cho mẹ đi, để yên chuyện của con”.
Từ đó, bà không dám hé răng nói chuyện gì. Bà chỉ sợ, bà càng nói thì hậu quả càng xấu. Cuối cùng, để bớt gánh nặng cho con, bà trở về nhà của mình.
Giọt nước mắt của mẹ
Rạng sáng, bà mới nói với bác sĩ số điện thoại của các con.
Cô con gái nhanh chóng đến bệnh viện nhưng sau khi hỏi thăm tình trạng của bà, cô tức giận và bật thành tiếng: "Mẹ nghĩ gì mà tin lời những những kẻ dối trá và những bác sĩ lang thang. Nếu những người đó mà chữa được khỏi bệnh thì cần gì đến bệnh viện? Con đã vất vả mà mẹ còn không lo được cho mẹ. Mẹ làm khổ các con rồi”.
Người con trai thì gọi điện than thở: "Vốn định đi công tác rồi mà đành phải hủy, giờ mua vé tàu về đi khám cho mẹ. Chẳng phải chỉ là cao huyết áp thôi sao. Uống thuốc đúng giờ là được. Sao có chuyện đơn giản như vậy mà mẹ cũng không làm tốt?”.
Sau khi nghe lời khiển trách, người mẹ cúi gằm mặt. Bà thấy mình giống như một tên trộm đã cướp đi thời gian, tương lai và tiền bạc của các con. Bà rất xấu hổ và không thể tha thứ cho mình…
Khi con cái đã trưởng thành, mỗi người sẽ có những mối lo như: con cái, công việc, hôn nhân... Do đó, họ sẽ rất bận rộn và thậm chí bị khủng hoảng.
Nhưng lúc này, cha mẹ của họ cũng đã già và cần sự chăm sóc của con cái nhất.
Với người già, những gì họ nhìn thấy, những gì họ nghĩ trong lòng và những gì họ nói trong miệng sẽ thường xoay quanh các con, cháu. Nhưng vì những mối lo riêng, con cái chỉ sẵn sàng dành thời gian, sự kiên nhẫn, sức lực cho con cái, công việc, tương lai, liên lạc ... của mình chứ không có bố mẹ.
Vì vậy, có bao nhiêu bậc cha mẹ đang phải sống như những tên trộm, chỉ có thể đánh cắp thời gian, sự kiên nhẫn và sức lực của bạn một cách lặng lẽ với cái giá là bạn không thích và sẽ khiển trách.
*Câu chuyện được kể bởi một bác sĩ ở Hà Nam, Trung Quốc
Cụ ông 82 tuổi kết hôn, nghẹn ngào nhận ra người vợ cưới 60 năm trước
Khi tìm hiểu thông tin để làm thủ tục kết hôn, cả hai mới giật mình nhận ra bên kia chính là người chồng/người vợ mà họ đã cưới cách đây 60 năm.
" alt="‘Đừng để cha mẹ phải sống như một tên trộm’, câu chuyện khiến nhiều người khóc" />Tôi năm nay 25 tuổi, hiện làm công việc marketing với mức lương đủ ăn, đủ tiêu. Tôi quen biết anh trong một lần lên bar. Anh hơn tôi 11 tuổi, thành đạt, giỏi giang. Quan trọng, anh ta là một gã sở khanh, "đỉnh cao bịp bợm".
Hồi gặp nhau, anh thấy tôi xinh xắn, cá tính nên xin số, xin Facebook làm quen. Tôi lúc đó cũng ngà ngà say, thấy anh đẹp trai, phong độ nên cũng đồng ý. Sau hôm đó, anh nhắn tin tán tỉnh tôi nhiều. Anh nói rằng rất thích tôi.
Anh tâm sự với tôi rằng anh đã có 1 đời vợ, 2 đứa con. Vợ chồng anh sống với nhau không hạnh phúc nên đã chia tay nhau được 2 năm nay rồi. Anh cho tôi xem ảnh 2 đứa con của anh và cho tôi xem cả đoạn chat anh cãi nhau với vợ, cô ấy đòi ly dị anh.
Để tôi thêm phần tin tưởng, đi ăn uống, gặp gỡ bạn bè ở đâu, anh cũng dẫn tôi đi theo và giới thiệu với bạn bè rằng tôi là bạn gái của anh ấy.
Yêu nhau được 4 tháng, anh dẫn tôi về nhà ra mắt. Bố mẹ anh rất quý tôi. Hai bác liên tục giục tôi và anh sớm tổ chức đám cưới để hai bác được yên lòng. Tôi như say trong men hạnh phúc nên quyết trao thân gửi phận cho anh.
Ngày sinh nhật của tôi, anh mua tặng tôi một bó hoa hồng lớn cùng một chiếc nhẫn vàng để cầu hôn. Anh nói anh yêu tôi thật lòng, anh muốn tôi về làm vợ anh, làm mẹ của con anh và ở bên anh đến khi mắt mờ, chân chậm. Anh bảo chỉ cần tôi gật đầu, anh sẽ đưa bố mẹ sang hỏi cưới tôi luôn.
Người ta bảo mật ngọt chết ruồi. Tôi dần mê muội, đặt hết lòng tin vào anh. Tình yêu của tôi với anh cứ thế lớn lên. Tôi nghĩ rằng tôi đã gặp được người đàn ông của cuộc đời mình.
Và rồi 1 ngày đẹp trời, 1 người phụ nữ xuất hiện và nói chuyện với tôi với tư cách là vợ của anh. Trời ơi, người mà tôi nguyện gắn bó cả đời hóa ra lại dắt mũi tôi suốt nửa năm nay. Chị Quyên- vợ của anh tìm đến tôi với thái độ nhã nhặn của một người phụ nữ có học và trải đời.
Chị bảo, chị vẫn sẽ tin chồng chị là người đàn ông mẫu mực, thương vợ, yêu con nếu bạn chị không nhìn thấy chồng chị dắt tay tôi ở trung tâm thương mại.
Sau đó, chị kiểm tra Facebook, Zalo của anh ta thì phát hiện ra anh ta đang lừa dối cùng lúc cả tôi và chị. Những ngày anh ta nói dối vợ rằng làm tăng ca, đi công tác ngắn ngày, đều là ngày anh ta đến với tôi.
Ngày anh ta đưa tôi về ra mắt là ngày chị bận làm quyết toán thuế ở công ty, các con thì đi học thêm hết. Anh ta chớp cơ hội đó, thuê ngay một bác lao công và một bác xe ôm về đóng giả làm bố mẹ mình.
Anh ta nói lý do với họ: “Bố mẹ cháu mất từ khi cháu còn bé. Cháu muốn cưới vợ nhưng hoàn cảnh gia đình như thế sợ cô ấy không chịu. Cô/chú đóng giả bố mẹ cháu gặp cô ấy. Bao giờ cô ấy đồng ý cưới cháu cháu sẽ nói sự thật rằng cháu không có gia đình hay người thân. Cô/chú cố gắng giúp cháu cháu sẽ hậu đãi”.
Chiếc nhẫn anh ta mang đến cầu hôn tôi thực ra là chiếc nhẫn chị Quyên được mẹ anh ta tặng trong ngày cưới. Đến khi chị Quyên phát hiện bị mất chiếc nhẫn thì anh ta cười xòa và bảo: "Mất rồi thì thôi, hôm sau mua chiếc khác."
Chưa kể mấy lần anh ta đăng ảnh chụp với vợ con thì anh ta đều ngoại trừ tôi. Bạn bè của anh ta ai cũng lăng nhăng, bồ bịch nên sẵn sàng bao che cho anh. Vì vậy, anh ta mới có thể thoải mái dẫn tôi đến giới thiệu với họ như vậy.
Tôi hỏi chị về những tin nhắn anh chị cãi nhau, đòi ly dị. Chị bảo, bát đũa trên chạn cũng xô. Vợ chồng cãi nhau, giận nhau là chuyện khó tránh. Biết mình bị lừa, bỗng chốc thành kẻ thứ 3, tôi lí nhí xin lỗi chị. Chị không trách tôi, chỉ trách chồng chị lừa lọc quá giỏi.
Tôi về nhà, cắt đứt hết liên lạc với anh ta và cảm thấy cực kỳ có lỗi với chị vợ. May cho tôi rằng chị là người có học, hiểu chuyện. Nếu không, tôi đã ăn một trận đòn ghen tơi bời khói lửa, về nhà bố mẹ chẳng nhận ra con rồi!
Mệt mỏi vì chồng đầy hoài nghi sau quá khứ bị người cũ 'cắm sừng'
Trước tôi, anh ấy đã yêu dài lâu, yêu nghiêm túc một người. Mối tình kéo dài những 7 năm nhưng người cũ cuối cùng lại lừa dối anh ấy...
" alt="Cú lừa ngoạn mục của gã 'sở khanh' khiến tôi đau đớn" />Phiên giao dịch ngày 23/10, áp lực bán trên sàn chứng khoán chững lại, trong khi lực mua chỉ đỡ ở vùng giá đỏ khiến VN-Index đi ngang gần tham chiếu. Biên độ giá giữ ở mức chưa tới 10 điểm.
Điểm nhấn của phiên đến từ sự thay đổi của một số mã được chú ý gần đây. Cổ phiếu VHM của Vinhomes quay đầu giảm sau chuỗi phiên tăng khi doanh nghiệp thông tin sẽ mua cổ phiếu quỹ. Mã này mở cửa ở mức tham chiếu, tăng lên 48.350 đồng rồi quay đầu giảm. Chốt phiên, thị giá VHM mất 2,6%, còn 47.000 đồng.
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai cũng ở trạng thái tương tự. Mã này ghi nhận chuỗi tăng liên tiếp từ 9-22/10, với 4 phiên tăng kịch trần. Chưa tới nửa tháng, QCG tăng gần 60% từ vùng giá 7.000 lên hơn 11.000 đồng. Tuy nhiên, mã này đối diện với áp lực chốt lời tăng vọt và chốt phiên giảm hết biên độ, còn 10.300 đồng.
" alt="Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai giảm sàn" />
- ·Soi kèo góc Aston Villa vs Ipswich Town, 22h00 ngày 15/2
- ·Tình yêu không trường tồn nhưng vẫn luôn có thật
- ·Hé lộ video máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ thử nghiệm phanh khí động
- ·Kinh nghiệm thuê phòng tiện và rẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Nhận định, soi kèo Neom SC vs Jeddah, 20h20 ngày 14/2: Khách gây thất vọng
- ·Nước khoáng thiên nhiên và nước tinh khiết khác xa nhau nhưng nhiều người tưởng một
- ·Xuất hiện giữa bữa ăn trưa và đòn ghen khiến chồng cắt đứt với 'tiểu tam'
- ·Đề xuất tiêu diệt con lợn ăn trộm đồ của du khách khỏa thân
- ·Soi kèo góc Girona vs Getafe, 3h00 ngày 15/2
- ·Cô gái miền Tây khổ vì chiều cao 2m, không có bạn chơi cùng
Chúng tôi kết hôn đã 7 năm, có một con gái 3 tuổi. Chồng tôi phong độ, hào hoa, làm nhân viên sale cho một công ty bất động sản. Tôi sức khỏe kém nên sau khi sinh con đã nghỉ việc, ở nhà. Từ ngày đó, tôi lo chuyện nấu ăn, dọn nhà và chăm con để chồng thảnh thơi ra ngoài kiếm tiền, lo cho gia đình.
Thấy vợ quanh năm ở nhà, không làm ra tiền, nhan sắc ngày một tàn tạ, chồng tôi cũng đôi lần thở dài. Tôi biết vậy nhưng hoàn cảnh không cho phép nên chấp nhận cảnh lép vế, chỉ mong gia đình được êm ấm.
Nhưng những nỗ lực, nhẫn nhịn của tôi đã không đổi lại được sự bình yên trong căn nhà mình. Chồng tôi sớm phản bội tôi từ lâu. Ban đầu, tôi khóc lóc, ghen tuông khiến anh phải xin lỗi, xoa dịu. Những lần sau đó, anh tỏ thái độ bất cần, tôi cũng mệt mỏi nên đành nhắm mắt làm ngơ.
Gần đây nhất, anh qua lại với một người phụ nữ cùng công ty. Chị ta hơn chồng tôi 2 tuổi, xinh đẹp, đã ly hôn. Hơn nữa, chị ta là sếp tại bộ phận chồng tôi làm nên họ càng có cơ hội qua lại nhiều hơn.
Ngay từ lúc nhìn thấy ảnh người đàn bà đó trên Facebook của một đồng nghiệp ở công ty chồng tôi, tôi đã biết mình thua trận. Có nhan sắc, giỏi giang, chị ta còn có bố mẹ đẻ giàu có.
Vì vậy từ khi quen người đàn bà đó, chồng tôi như bước sang một thế giới khác. Anh thường xuyên có quần áo, điện thoại mới… Các đồ anh dùng đều đắt tiền, khác hẳn với trước kia. Thậm chí, anh còn cầm xe ô tô của chị ta đi làm hàng ngày và tiện đưa đón chị ấy lên công ty.
Hai người họ làm cùng bộ phận nên công việc ngày càng thuận lợi. Nhờ sợ hỗ trợ của người đàn bà đó ở công ty, chồng tôi kiếm được một khoản tiền không nhỏ.
Tôi chịu không nổi đã lớn tiếng với chồng nhưng anh nói, muốn làm đơn ra tòa, tôi sẽ phải ra đi tay trắng và mất quyền nuôi con.
Tôi sức khỏe kém, hay đau ốm, không có thu nhập vì vậy chắc chắn không giành được quyền nuôi con. Bố tôi mất sớm, mẹ tôi đang sống cùng anh cả. Nếu rời nhà chồng tôi cũng chẳng còn nơi nào nữa để về.
Cuối cùng, nghe lời khuyên của bạn bè, người thân, tôi đành một lần nữa im lặng. Tôi muốn thời gian tới, gom góp ít tài sản riêng, sau đó tìm việc làm. Khi kinh tế vững vàng, mẹ con tôi sẽ rời khỏi người đàn ông bội bạc đó.
Vậy mà “cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng”, người đàn bà đó chủ động đến gặp tôi. Chị ta kể, chị ta và chồng tôi yêu nhau sâu đậm và mong tôi giải thoát cho chồng, để anh được sống với tình yêu đích thực. Chị ta còn nói, tôi đừng làm gánh nặng cho chồng tôi nữa.
Mặc chị ta khiêu khích, tôi vẫn điềm tĩnh nhấn mạnh, chúng tôi sẽ không ly hôn.
Cuối cùng, thấy tôi kiên quyết, chị ta lật bài ngửa, chị ta và chồng tôi sẽ đền bù cho tôi một khoản tiền, không dưới 500 triệu đồng. Sau đó, tôi sẽ phải ra đi nhanh chóng. Chị ta nói thêm, đó là khoản "đền bù" những năm tháng tôi làm vợ, lo cho anh và cũng là cái giá tự do của chồng tôi. Tôi biết, chị ta nói thế chỉ muốn làm nhục tôi, khinh tôi không làm ra tiền, phải sống dựa vào chồng.
Đến nước này, tôi thực sự quá bức xúc. Tôi đã làm ầm ĩ ở quán – nơi chúng tôi gặp nhau. Thấy tôi mất bình tĩnh, chị ta nhanh chóng rời đi và không quên khuyên tôi suy nghĩ lại, đừng cố đấm ăn xôi làm gì.
Mấy nay chồng tôi không về nhà, tôi chắc chắn anh đang ở bên người đàn bà đó. Rơi vào hoàn cảnh đau ốm, không có tiền trong tay lại bị chồng phản bội, tôi quá đau lòng. Xin độc giả cho tôi lời khuyên để tôi có đủ dũng khí, bước ra khỏi cuộc hôn nhân này.
Mẹ chồng đề nghị chúng tôi nuôi con cho chị xây tổ ấm mới
Chị gái của chồng gửi con nhờ bố mẹ chồng tôi nuôi, để đi bước nữa. Nay nhà chồng muốn tôi chăm sóc đứa trẻ đó.
" alt="Người đàn bà đẹp đề nghị 'mua' chồng tôi với giá nửa tỷ đồng" />Video:
Quán trà trả tiền tùy tâm
Vừa bước chân qua 2 cánh cửa gỗ, khách bất giác chìm vào không gian trà đạo với hương thơm ngan ngát, tiếng nhạc thiền dịu êm. Cách bày trí của quán cũng mộc mạc, giản dị với các kệ gỗ handmade đựng các loại trà cụ.
Thức uống tại quán không đề giá. Khi ra về, khách có thể không trả tiền hoặc đóng góp tùy tâm cho quán tại thùng gỗ đặt trước cửa ra vào.
Không gian đặc biệt ấy thuộc về quán trà nhỏ nằm trong một con hẻm trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Anh Phạm Hoàng Sơn, người đồng sáng lập quán trà cho biết, anh rất mong mô hình này được nhân rộng trong cộng đồng. Nhấp một ngụm trà, anh Phạm Hoàng Sơn (30 tuổi, người đồng sáng lập quán trà trả tiền tùy tâm) cho biết, quán trà nhỏ, phục vụ những người yêu trà, thích sống chậm để chiêm nghiệm giá trị cuộc sống, tìm ra giá trị bản thân.
Những người khách đến quán đều được các thành viên tại đây xem như người thân. Quán trở thành ngôi nhà chung của mọi người. Các bạn trẻ có thể đến thưởng trà, thậm chí ở lại quán, cùng vượt qua những nỗi buồn trong cuộc sống.
Anh Sơn nói, anh quyết tâm thực hiện mô hình này sau khi nhận thấy nhiều bạn trẻ, đặc biệt các bạn ở độ tuổi 25-30 đang rất hoang mang trong cuộc sống.
“Tuổi này, các bạn bắt đầu đi làm và nhận thấy cuộc sống quá khác so với những gì được học trên ghế nhà trường. Vấp váp, bỡ ngỡ, các bạn cảm thấy hoang mang và bị đời sống vật chất cuốn đi, biến mình thành con rô-bốt. Những lúc ấy, các bạn cần sống chậm lại để tìm con người thật của mình, hiểu đâu là giá trị cuộc sống. Và, không gian này là một nơi như vậy”, anh Sơn chia sẻ.
Những người thành lập mô hình này cho biết, quán theo đuổi giá trị của việc lan tỏa tình yêu thương, sự vị tha. Sau một năm thai ngén ý tưởng, đầu năm 2018, anh cùng bạn bè bắt tay xây dựng quán trà từ vô vàn khó khăn. Với tinh thần đây là dự án vì cộng đồng, kinh phí xây dựng quán đều đến từ sự đóng góp của bạn bè, mạnh thường quân. Ai có tấm lòng đều có thể đóng góp. Người góp vật chất, người góp sức lực…
Để duy trì quán, các thành viên lập ra thùng tùy tâm để trước cửa. Tuy nhiên, anh Sơn nói, tiền từ thùng này không khi nào đủ để duy trì quán. Những lúc như vậy, mọi người lại cùng nhau đóng góp theo kiểu để quán có thể tiếp tục hoạt động.
Nơi tìm lại chính mình
Anh Sơn cho biết, giá trị cốt lõi mà quán trà hướng đến là giá trị của tình yêu thương và sự vị tha. Bởi, trước khi có ý tưởng thành lập mô hình, anh vấp phải nhiều biến cố trong cuộc sống. Và chỉ có lòng vị tha, tình yêu thương mới chữa lành những vết thương ấy.
Trước khi thành lập quán, anh Sơn là người thành đạt. “Còn rất trẻ nhưng tôi đã có xe ô tô, có nhà ở TP.HCM. Tuy nhiên, chưa đêm nào tôi ngủ ngon. Lúc nào tôi cũng phải suy tính đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình. Áp lực công việc khiến tôi mệt mỏi”, anh Sơn tâm sự.
Khách đến thưởng trà, chiêm nghiệm cuộc sống có thể không trả tiền hoặc đóng góp tùy tâm cho việc duy trì sự hoạt động của quán. Thế rồi, sau khi bị tai nạn giao thông, nhiều biến cố khác cũng ập đến với chàng trai trẻ. Cú sốc đến từ chuyện tình yêu đổ vỡ khi cả hai đã tính chuyện vợ chồng khiến anh nghĩ đến việc buông bỏ tất cả.
Cuối cùng, giữa lúc sự nghiệp đang thăng hoa, anh xin nghỉ việc để sống chậm lại, tự mình đi tìm giá trị đích thực của bản thân, của cuộc sống.
Bỏ việc, không còn tiền bạc, quyền lực, chỉ sau 3 tháng, anh mất hết toàn bộ mối quan hệ. Đến lúc này, anh mới nhận ra, các mối quan hệ trước đó của mình chỉ dựa trên tiền bạc.
“Thời điểm đó, tôi khổ sở lắm. Có nhà nhưng như kẻ vô gia cư, không dám về. Trước kia tôi xài tiền không cần suy nghĩ, nghỉ việc tôi phải tính toán mua cái gì ít tiền nhưng được nhiều”, anh nói.
Từ một người thành đạt, anh sống lang thang, ăn mì gói cho qua bữa. Anh nói, có nhiều đêm, anh ăn mì chống đói rồi khóc một mình.
Thế nhưng, anh bỏ qua tất cả, không oán trách mình, oán trách đời và quyết định sống chậm lại với ý định thành lập quán trà trả tiền tùy tâm.
Không có kinh phí, việc thành lập quán cũng vấp phải nhiều khó khăn. Đã thế, cha của anh lại tỏ ra thất vọng và buồn khi “lo cho nó học đến cao học giờ đi làm mấy chuyện tào lao”.
Giữa những mối quan hệ thực dụng, anh Sơn vẫn còn đó những người bạn chân tình, người thân hậu thuẫn. Họ chung tay đóng góp tiền bạc, sức lực… cho đến khi quán trở thành sân chơi, nơi sẻ chia những giá trị cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương cho giới trẻ.
Anh nói, từ khi quán ra mắt, đã có rất nhiều bạn trẻ đến cùng với những hoang mang, lo lắng đầu đời. Và, với tình yêu thương, quán đã xóa tan những lo lắng ấy, giúp các bạn tự tin hơn.
Khách đến quán trả tiền tùy tâm, có thể tự sử dụng dụng cụ, thức uống trên kệ. “Cách đây không lâu, có một bạn trẻ khoảng 20-25 tuổi đến quán. Là con trong một gia đình có điều kiện nhưng bạn lại không có định hướng tương lai. Vì được chiều từ bé nên bạn thấy cái gì cũng dễ dàng. Khi ra cuộc đời, bạn ấy vấp phải nhiều trắc trở nên sợ hãi”, anh Sơn kể.
Theo lời anh Sơn, thời gian đầu đến quán trà, bạn này suy ngẫm và xin ở lại quán. Tuần đầu tiên ở lại, bạn gần như khóc liên tục. Tối đến, bạn cũng không ngủ được. Sau đó, các thành viên trong quán bằng sự yêu thương, sẻ chia đã giúp bạn tự tin hơn.
Sau 2 tháng, người bạn ấy đã trở thành người tự tin, mạnh mẽ, trút bỏ được những suy tư nặng nề và biết mình cần làm gì. Hiện, quán trà vẫn là điểm đến hấp dẫn cho không chỉ riêng giới trẻ. Nơi đây cũng có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật miễn phí như: cắm hoa nghệ thuật, thêu, võ thuật, thư pháp… thu hút nhiều người.
Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư
Bên cạnh cho trẻ có một mái ấm tràn ngập tình yêu thương, ni sư Thích Diệu Nhân (trụ trì chùa Yên Ninh, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) còn chú trọng dưỡng dục trẻ.
" alt="Quán trà cho khách 'trả tiền tùy tâm' ở Sài Gòn" />Danh sách 5 điểm đến lý tưởng cho khách đi du lịch một mình tại Việt Nam được gợi ý dựa trên lượng tìm kiếm nhiều, đánh giá cao trên Booking,ứng dụng đặt phòng có đối tác ở 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Danh sách này xếp theo bảng chữ cái.
Hà Nội: Hành trình văn hóa
Thủ đô Việt Nam với lịch sử nghìn năm văn hiến được xem là "thiên đường cho những ai muốn đắm mình vào dòng chảy văn hóa". Du khách có thể một mình trải nghiệm cuộc sống náo nhiệt ở phố cổ, lang thang dạo bước tại hồ Hoàn Kiếm hay lạc lối trong nét cổ kính của các ngôi chùa.
Khách nên dành thời gian thư giãn bên bờ hồ ngắm tháp rùa với một ly cà phê Việt, tham gia tour ẩm thực hoặc đi bộ để trò chuyện với người dân, du khách khác và khám phá lịch sử thành phố.
" alt="5 điểm đến ở Việt Nam cho người thích đi một mình" />Sáng 21/11, VinFast ra mắt VF 7, mẫu xe gầm cao cỡ C lắp ráp trong nước, bán ra hai phiên bản: Base và Plus. Đây là mẫu xe thuần điện duy nhất trong phân khúc và sản phẩm thương mại thứ tư được hãng Việt giới thiệu trong 2023, sau VF 5, VF 6 và VF 9.
" alt="VinFast VF 7 ra mắt Việt Nam, giá từ 850 triệu đồng" />
- ·Nhận định, soi kèo Santos Guapiles vs Herediano, 09h00 ngày 14/2: Thắng để giữ đỉnh
- ·Ôtô Trung Quốc khuấy động phân khúc sedan cỡ D
- ·Vốn hóa Nvidia bốc hơi gần 300 tỷ USD một phiên
- ·Vỡ mộng khi vô tình gặp lại người yêu cũ
- ·Soi kèo góc Leicester vs Arsenal, 19h30 ngày 15/2
- ·Hé lộ video máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ thử nghiệm phanh khí động
- ·Chàng trai kể lý do bị bạn gái chia tay trong Hẹn ăn trưa tập 215
- ·Toyota Camry thế hệ mới ra mắt Việt Nam cuối 2024
- ·Soi kèo góc Fulham vs Nottingham, 22h00 ngày 15/2
- ·MC Kim Huyền Sâm tự hào khi học trò đoạt Quán quân