Bộ sofa tốn nhiều thời gian nhất của cặp vợ chồng trẻ. Trong khi Brett đóng ghế thì Thu may vỏ đệm và gối dựa.
Chiếc ghế sofa đang thành hình.
Những ngày mới bắt đầu, họ mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện một món đồ, vì phải vừa học vừa thực hành. “Anh là người có khả năng tự học tốt và rất ham học hỏi. Những lúc rảnh hay cần làm chi tiết gì chưa chắc chắn lắm, anh lại ngồi xem Youtube hoặc các trang DIY nhiều giờ liền, bao giờ thấy thật ưng thì mới thôi”.
Về sau, khi công việc đã quen thì tốc độ làm nhanh hơn rất nhiều. Nếu không kể thời gian chờ dầu Trẩu khô (loại dầu để bảo vệ đồ gỗ), thì cặp đôi mất khoảng 7-10 ngày để hoàn thiện chiếc giường, 2-3 ngày cho cái tủ, kệ bếp đơn giản nên chỉ cần 2-3 tiếng. Trong khi đó, Thu may rèm cửa mất khoảng nửa ngày một bộ, nhưng ghế sofa thì mất khoảng 1 tuần…
Sau hơn 2 tháng, Thu và Brett đã hoàn thiện những món đồ thiết yếu nhất. Tuy nhiên, sau đó cặp đôi vừa phải đi làm vừa tranh thủ thời gian rảnh rỗi nên đến hơn 1 năm sau, họ mới hoàn thiện mảnh rèm cửa cuối cùng của căn hộ.
Chiếc giường, kệ quần áo, ghế ngồi, chăn ga gối đệm, rèm cửa... đều là sản phẩm "nhà làm".
Họ chọn cách đóng tủ quần áo dạng mở để nhắc mình luôn phải sắp xếp đồ gọn gàng.
Nhớ lại hơn 1 năm qua, Thu chia sẻ: “Thời điểm chúng mình mới bắt đầu dự án này, căn hộ của chúng mình vừa là chỗ ăn ở, vừa là cái xưởng của 2 đứa. Có hôm đi làm về mệt quá mà nhìn đồ đạc trong nhà bừa bộn, bụi bặm, lại không biết đến ngày nào mới xong mình thấy nản ghê gớm, thế là mình rưng rưng nước mắt nói với anh cảm xúc của mình. Anh lại rỉ mật vào tai, thế là mình cũng quên hết mệt mỏi luôn”.
Và những ngày sau, mỗi khi làm xong việc sớm hoặc biết Thu sắp về, Brett lại chủ động dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để khi vợ về không phải cáu bẳn nữa. Đó cũng là một đức tính mà Thu rất trân trọng ở chồng.
Chiếc ghế được nhặt từ bãi rác về, hai vợ chồng tháo ra giữ lại khung ghế và may thêm đệm ngồi.
Suốt hơn 1 năm cùng nhau thực hiện dự án cho ngôi nhà nhỏ, ngoài việc giảm được rất nhiều chi phí thuê nhà và mua đồ mới, điều mà cặp đôi nhận được nhiều nhất là sự kết nối với mỗi món đồ trong nhà. Bởi vì mỗi sản phẩm dường như đều có tâm hồn riêng sau khi được hoàn thành.
“Thỉnh thoảng, Brett còn ngồi nói chuyện với mấy khúc gỗ như nói chuyện với con mình, hoặc vuốt ve mấy thanh gỗ rồi nói với mình ‘Anh yêu tất cả những chi tiết trên thanh gỗ này, cả những mấu tròn, cả những chỗ chưa hoàn hảo của nó’. Đó là thứ kết nối mà với mình việc mua những sản phẩm làm sẵn khó có được”.
Căn bếp xinh xắn nơi hai vợ chồng cùng nhau nấu nướng, dọn dẹp.
Hiện tại, cả 2 vợ chồng Thu và Brett đều đang phải ở nhà vì công việc tổ chức các khoá học kỹ năng sống của cặp đôi tạm dừng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, họ chọn nhìn vào phần tích cực của vấn đề và tự tìm niềm vui mỗi ngày trong không gian căn hộ của mình.
Những lúc rảnh, họ lại cùng nhau làm thêm mấy món đồ trong nhà, chơi với mèo, may vá, nướng bánh, nấu ăn, hoặc cùng ngồi xem phim với nhau. Cả hai còn có sở thích leo núi, cắm trại, nên nếu nhớ ngủ lều quá họ lại mang lều, trại, bàn ghế ra dựng lên rồi pha trà luôn trong phòng khách. “Tuy không được như cắm trại thật nhưng vẫn vui vô cùng” – Thu chia sẻ.
Là người ham học hỏi, Brett vừa tự tìm tòi vừa thực hành từng sản phẩm.
May vá cũng là công việc Thu yêu thích những lúc rảnh rỗi.
Cặp đôi có rất nhiều sở thích chung. Hiện tại, cả hai đang tự tìm niềm vui với những công việc ở nhà trong thời gian giãn cách.
Đăng Dương
Nữ giám đốc Cần Thơ trồng vườn rau xanh mướt trên sân thượng
Tranh thủ thời gian nghỉ dịch Covid-19, chị Mỹ Hiền đi gom bã mía, đất, thùng nhựa... mang lên sân thượng tự thiết kế vườn rau. Gần ba tháng sau, chị thu hoạch đủ loại rau cho bữa cơm gia đình.
Vợ anh trở thành niềm tự hào của mẹ, và dĩ nhiên cũng là niềm tự hào vô bờ bến của anh. Mỗi khi trò chuyện với ai, mẹ làm như tình cờ kể về con dâu “làm việc ở công ty nước ngoài nói tiếng Tây như gió”.
Tai nạn bất ngờ mang mẹ đi xa, cha đau đớn, đột quỵ rồi nằm liệt luôn từ đó. Mọi chuyện rối tung. Thường ngày, vợ chồng anh và vợ chồng em gái đều gửi con cho cha mẹ, đưa đón lúc nào cũng được, khi đón con về thì con đã được ăn no và tắm rửa sạch sẽ. Buổi tối, vợ chồng nghe con bi bô câu chuyện cổ tích được ông bà kể mà mát cả lòng. Giờ thì phải đưa đón đúng giờ và mong muốn con được chăm sóc chu đáo khiến anh chị nhiều lần cãi nhau, điều trước đây chưa hề xảy ra. Có thể nói, mất đi chỗ dựa là mẹ, vợ chồng anh mới thật sự “ra riêng”. Trước kia, ra riêng chỉ là chị không phải làm dâu mà thôi.
Không đành để cha sống một mình với người giúp việc, anh bàn dọn về ở cùng cha nhưng chị không đồng ý, viện lý do trước kia anh đã hứa không để chị phải làm dâu. Anh ngậm ngùi nhận ra vợ sợ phải làm công việc nội trợ, phải cáng đáng chuyện chăm sóc bệnh nhân là cha chồng nên buộc chặt lời hứa của anh một cách vô trách nhiệm. Làm vợ, làm mẹ rồi mà chị vẫn không muốn làm dâu, bất kể hoàn cảnh thế nào.
Thông báo tìm người năm 1988 của cảnh sát Quế Lâm.
Tuy nhiên, vì cô gái kia dùng tên giả, thông tin giả nên cảnh sát không thể tìm ra tung tích của cô ta cũng như Tào Bình.
Việc con trai bị bắt cóc khiến vợ chồng họ Tào suy sụp. Họ bắt đầu lao vào công cuộc tìm con triền miên từ năm này qua tháng khác. Hơn một năm sau, họ sinh thêm một cô con gái đặt tên là Tào Dĩnh. Tuy nhiên, nỗi nhớ thương con trai đầu lòng không vì thế mà vơi bớt.
Trong nhà mình, bà Tào để riêng một chiếc tủ để cất đồ chơi của Tào Bình và không cho phép con gái động vào. Thậm chí, vợ chồng bà Tào còn luôn đặt con gái trong mối tương quan so sánh với anh trai. Mỗi khi Tào Dĩnh phạm lỗi, họ thường nói rằng: “Anh của con nhất định sẽ không làm như thế”.
Khi mua các món đồ lưu niệm, ông bà Tào thường mua hai chiếc và bảo với Tào Dĩnh: “Cái này của con, còn cái kia là của anh trai”. Hành động và suy nghĩ của bố mẹ khiến nhiều lúc Tào Dĩnh nghĩ rằng, anh trai đang ở trong nhà và lớn lên cùng mình.
Nỗi ám ảnh về đứa trẻ bị bắt cóc khiến vợ chồng họ Tào đề ra những nguyên tắc vô cùng khắt khe với con gái. Từ nhỏ, Tào Dĩnh luôn được đặt trong tầm mắt của cha mẹ. Ông bà Tào không thuê bảo mẫu, luôn tự mình đưa đón con, không cho phép con được nhận đồ ăn của người lạ. Tào Dĩnh sớm phải học thuộc số điện thoại của gia đình và luôn mang trong túi một thẻ điện thoại mệnh giá 50 tệ.
Trong suốt 30 năm, vợ chồng họ Tào liên tục đăng thông tin lên báo chí, các trang web tìm kiếm trẻ em bị bắt cóc. Họ còn kết nối với dữ liệu ADN tìm kiếm những đứa trẻ mất tích của cơ quan chức năng.
Suốt nhiều năm không có tin tức, họ nghĩ rằng, Tào Bình đã bị bán tới một nơi nào đó rất xa. Họ còn hy vọng Tào Bình được một gia đình khá giả nào nuôi dạy, được học hành đến nơi đến chốn.
Con trai quay lưng lại với mẹ đẻ
Tháng 5/2020, với sự trợ giúp của cảnh sát, vợ chồng họ Tào cuối cùng cũng tìm ra tung tích của con trai. Tào Bình lúc này đã có vợ và hai con. Anh sống ở một vùng nông thôn cách Quế Lâm chưa đầy 200km. Kẻ bắt cóc Tào Bình tên thật là Tần Phương. Suốt 32 năm, bà Tần không bán Tào Bình cho ai khác mà tự mình nuôi dưỡng.
Biết con trai đã phải chịu nhiều thiệt thòi, ông bà Tào tìm mọi cách bù đắp cho con. Thời gian đầu, mối quan hệ của Tào Bình với cha mẹ đẻ khá thuận hòa, vui vẻ. Thi thoảng, anh đưa vợ con đến ăn cơm cùng ông bà Tào. Bà Tào còn tặng cho con dâu một chiếc vòng vàng như món quà gặp mặt.
Ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ, Tào Bình đã nói rằng, anh không muốn mẹ nuôi phải ngồi tù.
Tuy nhiên, những bất đồng dần dần xảy ra, đặc biệt là chuyện liên quan đến vấn đề giáo dục con cái.
Vợ chồng bà Tào vô cùng xót xa khi biết rằng, sau khi học hết cấp 2, con trai đã phải đi làm kiếm tiền thay vì tiếp tục học lên cấp 3 như các bạn cùng trang lứa. Bà Tào vì thế muốn chuyển trường cho cháu trai đến Quế Lâm để cháu có cơ hội phát triển tốt hơn, tránh đi vào lối mòn của bố trước đây. Tuy nhiên, Tào Bình không đồng ý.
Bà Tào từ lâu đã quyết kiện kẻ bắt cóc ra tòa. Bà luôn ấm ức cho rằng, Tần Phương đã cướp đi tương lai của con bà. Tào Bình đáng lẽ đã có thể vào đại học và có một cuộc sống tốt hơn nếu không bị bắt cóc.
Khi mâu thuẫn về chuyện học hành của cháu trai xảy ra, bà và con gái càng muốn Tần Phương phải ngồi tù. Bà mong muốn Tào Bình sẽ đứng ra làm chứng trước tòa, chống lại mẹ nuôi Tần Phương.
Tuy nhiên, Tào Bình nói, bao năm qua, mẹ nuôi đối xử với anh rất tốt. Vì vậy, anh không muốn làm bất cứ điều gì tổn thương đến bà ấy. Hơn nữa, hiện giờ anh đã có cuộc sống riêng nên muốn chuyên tâm vun vén cho gia đình. Anh không muốn cuộc sống bình lặng của mình bị đảo lộn.
Nghĩ đến những cay đắng mà mình phải gánh chịu bao năm qua, những thiệt thòi của con trai, bà Tào không đồng tình. Điều này khiến cho mối quan hệ của bà và con trai ngày càng xấu đi. Bà Tào giúp đỡ về vật chất hay quan tâm thế nào Tào Bình cũng không chịu nhận, thậm chí anh còn la mắng, chửi rủa, coi mẹ đẻ như kẻ thù.
Tháng 8 vừa qua, viện kiểm sát đã bác bỏ vụ kiện của bà Tào vì cho rằng, thời hạn truy tố vụ việc đã quá 20 năm. Tuy nhiên, bà Tào và con gái không chấp thuận và nói sẽ trình vụ việc lên cơ quan cấp cao hơn. Theo họ, trong vụ việc này, Tào Bình bị mẹ nuôi bắt cóc. Tần Phương không phải là người mua mà là nghi phạm trong vụ án hình sự.
Hành vi của Tần Phương đã vi phạm nghiêm trọng luật hình sự và tình tiết này sẽ không thể thay đổi bất kể đứa trẻ bị bắt cóc mong muốn ra sao. Thứ hai, xét về góc độ đạo đức, cha mẹ ruột của Tào Bình chính là nạn nhân lớn nhất, họ đã ngày đêm đau khổ vì mất con trong hơn 30 năm.
Bà Tào rất buồn khi con trai nói “sự thù hận trong mắt mẹ đẻ còn lớn hơn tình cảm gia đình”. Bà cho rằng, con mình đã mù quáng “nhận giặc làm mẹ” và quan hệ tình cảm này dựa trên một sự lừa dối suốt 32 năm.
Bà sẽ kiên quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng vì so với những đau khổ mà bà đã trải qua thì đó là việc làm hoàn toàn chính đáng. Suốt nhiều năm tìm con, bà Tào còn mắc phải chứng trầm cảm, sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà Tào muốn công lý được thực thi bởi những vụ mua bán người đã gây ra bao cuộc chia lìa máu thịt, mang lại nỗi đau không thể xóa nhòa cho biết bao gia đình. Bà Tào lo ngại, nếu pháp luật không răn đe những kẻ như Tần Phương thì ai sẽ bảo vệ công lý? Ai sẽ ngăn chặn thêm những thảm kịch xảy ra?
Hồng Hạnh (Theo Sina, Sohu)
Cô gái bị cha đẻ bắt cóc 13 năm được đoàn tụ với mẹ
Bà mẹ người Mỹ vui mừng khi được đoàn tụ với cô con gái, hiện 19 tuổi, tại một cửa khẩu biên giới Mexico sau 13 năm xa cách.
" alt="Khốn khổ tìm con 32 năm, khi đoàn tụ con lại một mực bảo vệ kẻ bắt cóc"/>
Phút đầm ấm của vợ chồng NSND Thế Anh - NS Thu Hằng.
Đẹp trai, tài hoa - NSND Thế Anh từng khiến không ít khán giả nữ say mê, cả trên màn ảnh lẫn ngoài đời. “Gặp phụ nữ đẹp, người ta lại mê mình nữa, ai mà không động lòng, tôi cũng thế thôi. Nhưng tôi luôn xác định, mình được sinh trong một gia đình gia giáo, phải cố gắng sống chuẩn mực, tốt cho bản thân và còn làm gương cho các con. Ông nào làm bố mà đánh mất niềm tự hào trong mắt con cái, là toi rồi” - ông cười, răng khểnh vẫn duyên, mặt vẫn rạng ngời dù đã ở tuổi 76.
“Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”
Vợ ông, nghệ sĩ Thu Hằng bưng ấm trà, nở nụ cười hiền chào khách. Thế hệ trẻ ít biết, nghệ sĩ Thu Hằng từng là diễn viên kịch tài năng của VN, một trong hai nghệ sĩ VN đoạt huy chương vàng tại một liên hoan kịch ở Liên Xô (cũ). Xinh đẹp, tài năng và đang là nhân vật “vedette” ở Nhà hát kịch trung ương, nhưng bà quyết định lui về làm hậu phương cho chồng, sau khi kết hôn (năm 1968) không lâu. Từ một “bông hoa” lung linh trên sân khấu, bà quay lại với vai trò người vợ đảm trong thời đất nước khó khăn. Ông lại là nghệ sĩ gần như tôn thờ nghệ thuật, nhiều khi đến mức cực đoan. Ông chỉ nhận những vai ông thấy có thể phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân, chứ không quan tâm đến tiền bạc. Ông “đi mây về gió”, không năng động trong việc làm thêm cái này cái kia để đỡ đần kinh tế cho vợ. Một tay bà thu vén tất cả.
Bà kể tủi: “Tôi cũng phải biết ý để bảo vệ hình ảnh cho chồng. Từ những phim khởi đầu sự nghiệp của ông ấy như Nổi gió (năm 1966), Thế Anh đã rất nổi tiếng. Tôi chẳng dám để một tài tử điện ảnh lo chuyện bếp núc. Xe đạp ông ấy xịt lốp, tôi cũng phải đi vá, để ông ấy vác xe đi, người ngoài phố thấy hình ảnh đó thì không được”. Chi tiết nhỏ nhưng cho thấy bà Thu Hằng đã vất vả thế nào khi làm vợ “người của công chúng”.
Bà kể tiếp một kỷ niệm vui: “Thời hai vợ chồng còn công tác ở Nhà hát kịch Trung ương, có một cô gái trẻ mê ông Thế Anh. Cô ấy đề nghị thẳng “Chị nhường Thế Anh cho em được không?”. Tôi bình tĩnh bảo: Được, nhưng chị nói trước với em, làm vợ Thế Anh thì phải cơm nước thế này, thuốc thang thế kia, tính khí ông ấy thế nọ. Kể một lúc, cô gái kia “chạy mất dép”. Chuyện này không ít đồng nghiệp với chúng tôi thời đó biết. Mỗi lần kể lại, ai cũng buồn cười. Làm vợ Thế Anh không sướng đâu”.
Nghe vợ kể chuyện, Thế Anh cười vang, kể thêm, một lần ông đi công tác ở miền Tây Nam bộ, có đôi vợ chồng trẻ cứ nằng nặc mời cho bằng được ông về nhà họ ăn tối rồi nghỉ qua đêm. “Nể quá, tôi cũng về. Nhưng tôi chợt nhận ra có dấu hiệu bất ổn. Khi anh chồng vắng nhà, cô vợ xinh xắn bày biện cơm nước, ăn mặc khá gợi cảm, cứ đi qua đi lại, buông lời bông đùa như tỏ ý khiêu khích. Tôi quyết định từ biệt đi ngay”. Ông lại hài hước: “Không đi sớm là toi rồi. Ai mà biết được con quỷ trong con người mình trỗi dậy lúc nào”.
Đầy đặn một chữ tình
Năm 1986, gia đình NSND Thế Anh vào TP.HCM. Nhà nội khá giả nên cho ông tiền mua được căn nhà ở quận 10. Ông vẫn tiếp tục hết lòng vì nghệ thuật, chẳng màng đến tiền bạc. Ông bảo: “Tôi cứ sợ vợ nói nhà hết gạo, bắt tôi phải đi tấu hài để kiếm tiền thì nguy. May là bà nhà tôi giỏi, lo được hết”.
Để chồng không phải bận tâm đến chuyện “nhà còn gạo hay hết gạo”, bà đi dạy múa, dạy trang điểm. Có những quãng thời gian, hai con trai đến tuổi ăn tuổi học, bà phải làm ngày làm đêm. Đến nay, hai người con trai của ông bà đã thành đạt, một người học cao, đỗ đạt, đang làm việc ở Pháp, một người làm việc trong ngành hàng không VN.
Sau gần 50 năm chung sống, hạnh phúc của bà là lặng lẽ đón nhận những thành công của chồng. Phòng khách nhà ông được trưng bày kín hình ảnh của các bộ phim mà ông tham gia, khiến người lần đầu đến dễ... ngợp. Tranh thủ lúc ông ra sau lấy nước châm trà, bà “nói xấu” chồng: “Ông ấy cũng gia trưởng lắm, chiều ông ấy mà phát mệt. Được cái bây giờ ông ấy ít đóng phim, có thời gian ở nhà phụ vợ”. Dạo này đôi chân ông hơi yếu, đi tập tễnh. Ông cười xuề xòa: “Lớn tuổi rồi, như chiếc xe cũ, bữa thì xịt lốp, bữa thì xì nhớt ấy mà. Tôi cũng không ngại mấy việc linh tinh ở nhà, đôi khi tôi như “dao pha”, gặp gì làm nấy, từ rửa bát đến lau nhà, chẳng nề hà gì. Vợ vất vả cả đời rồi, giờ mình muốn đỡ đần vợ đôi chút lại không còn nhiều sức”.
Tuổi 70, bà Thu Hằng hoạt bát, tháo vát. Ngoài việc chăm chồng, bà vẫn sắp xếp thời gian đi dạy khiêu vũ ngoài công viên mỗi ngày. Hỏi bà có tiếc vì đã hy sinh một đời nghệ thuật vì chồng con, bà nhẹ nhõm: “Chẳng tiếc. Nếu tôi theo nghệ thuật thì khó giữ gia đình, khó chăm con. Tất nhiên, tôi cũng buồn vì tôi vốn có máu nghệ sĩ nhưng vì hạnh phúc gia đình, phải đánh đổi thôi”.
Ông “tổng kết” vui: “Nghề diễn viên ấy mà, nhạy cảm lắm. Tính ra tôi đã ôm người đẹp từ Bắc chí Nam cả ba thế hệ trên… phim rồi ấy chứ, nhưng chữ tình nặng lắm, nó là cái phanh giúp tôi giữ được mình. Ai bảo đào hoa thì không giữ được mình nào? Cái chính là anh có quyết tâm giữ hay không thôi”.
Câu nói hơi “quá đà” của ông khiến bà thoáng "bối rối", lấy cớ đi nấu cơm để bỏ ra sau. Ông lại cười: “Bà nhà tôi thế đấy, biết cách xuất hiện và biết cách rút lui để giữ hình ảnh đẹp cho chồng. Xưa nay vẫn vậy, không yêu sao được?”.
Trò chuyện với ông, có lẽ nhiều người sẽ thấy NSND Thế Anh không chỉ là bậc thầy về chuyên môn cho các thế hệ diễn viên đàn em, đàn cháu, mà còn là bậc thầy về việc giữ hạnh phúc gia đình cho nhiều người học hỏi, trong đó có... tôi!
(Theo Phunuonline)" alt="Ai bảo đào hoa thì không thể giữ mình?"/>