Báo VietNamNet cùng lãnh đạo địa phương trao hơn 167 triệu đồng cho gia đình chị Kiều
Ngày 4/2, báo VietNamNet đăng tải bài viết với tiêu đề “Cha bệnh nặng sắp chết chỉ mong có tiền mua sữa cho con” nói về gia cảnh của anh Hợp. Anh Hợp nằm liệt giường vì bệnh suy thận giai đoạn cuối, còn chị Kiều, vợ anh sức khỏe yếu lại một mình lo cho 3 đứa con thơ, đứa lớn nhất mới tròn 4 tuổi, đứa út gần 3 tháng tuổi.
Tuy nhiên do không có tiền đưa chồng đi chạy chữa, chị buộc phải để chồng ở nhà chăm sóc. Sau đó, anh Hợp bị ho ra máu, được người nhà đưa đi bệnh viện tỉnh cấp cứu.
Món quà đã kịp thời động viên gia đình chị Kiều
Để có tiền chạy thận cho chồng, hằng ngày người vợ trẻ gửi con cho bà nội già yếu là Hoàng Thị Hiền (67 tuổi) bị hỏng một mắt, gõ cửa từng nhà xin từng đồng tiền lẻ về cứu chồng. Số tiền xin được của hàng xóm cũng chỉ đủ cho chồng chạy thận một vài ngày.
Sau khi báo VietNamNet đăng tải bài viết, chị Kiều nhận được nhiều sự động viên về tinh thần cũng như vật chất của độc giả. Độc giả đã gửi qua số tài khoản của báo VietNamNet ủng hộ gia đình chị Kiều hơn 167 triệu đồng.
Món quà đã được trao tận tay cho gia đình chị Kiều, để chị có tiền chạy chữa cho chồng những tháng ngày tiếp theo. Đồng thời tạo động lực cho chị vực dậy để chăm sóc 3 đứa con còn thơ dại.
Gia đình chị Kiều cần sự giúp đỡ khi chồng suy thận, 3 con còn quá nhỏ
Cầm số tiền được ủng hộ trên tay, chị Kiều xúc động gửi lời cảm ơn đến độc giả báo VietNamNet. “Tôi xin cảm ơn độc giả, nhà hảo tâm đã động viên gia đình tôi trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tôi hứa sẽ dùng đồng tiền này đúng mục đích, để không phụ tấm lòng của mọi người”, chị Kiều nói.
Cũng trong dịp này, báo VietNamNet trao thêm 10.600.000 đồng (Mười triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn) cho gia đình chị Nguyễn Thị Sen ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nhân vật trong bài viết “Bố mất, mẹ bị liệt, hai đứa trẻ sinh đôi bơ vơ đói khát”. Trước đó, báo VietNamNet đã trao cho gia đình chị Sen gần 110 triệu đồng.
Báo VietNamNet trao thêm 10.600.000 đồng cho gia đình chị Nguyễn Thị Sen
Tương tự với Pixel 6 của Google, với công suất sạc 30W nếu có củ sạc 30W chính hãng. Nhưng công suất khi sạc pin thực tế của Pixel 6 và Pixel 6 Pro lần lượt chỉ là 21W và 23W, khi sử dụng củ sạc 30W.
"Bóp hiệu năng" để tiết kiệm pin
Ví dụ điển hình nhất chính là trường hợp của công ty công nghệ hàng đầu Apple. Cụ thể, trong bản cập nhật iOS 10.2.1, Apple đã trang bị một "tính năng" cho phép làm chậm hiệu năng của máy trong một số thời điểm khi phát hiện thiết bị vận dụng CPU quá mức. Apple cho biết, "tính năng" này chỉ có hiệu lực với các mẫu iPhone có pin còn ít hơn 80% dung lượng và họ làm như vậy để bảo vệ thiết bị khỏi bị sập nguồn đột ngột. Điều đáng nói là người dùng không hề hay biết trước khi sự việc này được phanh phui ra.
Thời điểm đó, Apple gánh chịu hàng loạt chỉ trích mạnh mẽ của người dùng. Không ít nhóm người dùng tại Mỹ và một số nước đã kiện Apple và được bồi thường. "Táo khuyết" sau đó đã phải sửa sai bằng cách loại bỏ "tính năng" nói trên. Đây là một trong những vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử phát triển sản phẩm của Apple và khi nhắc đến sự việc này, fan iPhone đặt cho nó hashtag #batterygate.
100% là pin đã đầy - sự thật là bạn đã bị lừa suốt bấy lâu nay
Một số thương hiệu điện thoại thông minh nổi bật sẽ hiển thị “100%” trên điện thoại của họ để gợi ý rằng thiết bị đã được sạc đầy. Tuy nhiên, sự thật là điện thoại sẽ tiếp tục sạc trong một thời gian ngắn nữa sau khi đã hiện thông báo đầy pin 100%, sau đó mới đạt đến hết dung lượng thực tế của pin.
Lý giải nguyên nhân, nhiều nhà sản xuất không khuyến khích người dùng sạc đầy pin 100%, vì như vậy sẽ khiến pin bị quá tải hơn và có thể làm giảm tuổi thọ pin.
Nhưng mặt khác, việc thông báo đầy pin 100% 'giả' giúp các hãng smartphone gian lận về tốc độ sạc. Ví dụ như OnePlus quảng cáo thời gian sạc đầy OnePlus 9 Pro từ 0 đến 100% chỉ trong 29 phút. Nhưng thử nghiệm thực tế cho thấy chiếc smartphone này sẽ tiếp tục sạc thêm 20 phút nữa mới đầy pin hẳn.
Hay Xiaomi Mi 11 Ultra được quảng cáo là sạc đầy từ 0 đến 100% trong 36 phút, nhưng thực tế là phải mất thêm 12 phút nữa điện thoại mới thực sự đầy.
Chu kỳ sạc giảm nhiều hơn lời cảnh báo
Một trong những số liệu quan trọng cho thấy tuổi thọ pin có cao hay không, chính là số chu kỳ sạc trước khi dung lượng pin bị giảm một cách đáng kể. Một chu kỳ sạc là khi sạc đầy pin và sử dụng hết 100% dung lượng. Hiện tại, trung bình 800 chu kỳ sạc tương đương với hơn 2 năm sử dụng của một người bình thường.
Một ví dụ về một chiếc smartphone có tuổi thọ pin ấn tượng, là Galaxy Note 8 với dung lượng pin chỉ giảm xuống còn 95% sau hai năm sử dụng. Nói cách khác, viên pin 3.300 mAh thực tế sẽ còn 3.135 mAh sau khoảng 800 chu kỳ sạc.
Ở mặt khác, cả Xiaomi và OPPO đều tuyên bố công nghệ sạc 200W và 125W của họ sẽ làm giảm dung lượng pin xuống còn 80% sau 800 chu kỳ sạc. Điều đó có nghĩa là một chiếc điện thoại có pin 4.000mAh sẽ tương đương với 3.200mAh sau vài năm nữa. Nghe có vẻ không quá tệ, nhưng đó là mức hao hụt 800mAh lớn và sẽ khiến thời lượng sử dụng của bạn bị giảm đi đáng kể.
Apple còn gây thất vọng hơn, khi pin của iPhone có thể giảm xuống 80% chỉ sau 500 chu kỳ sạc. Con số này thấp hơn nhiều so với số liệu của Xiaomi và Oppo, có nghĩa là bạn có thể mất 20% dung lượng pin trước khi thời hạn hai năm kết thúc.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Ứng dụng này khiến pin iPhone tụt cực nhanh
Nếu người dùng vừa cài đặt iOS 15 và thấy sự sụt giảm đáng kể về thời lượng pin, nhiều khả năng vấn đề này bắt nguồn từ ứng dụng Spotify.
评论专区