Tesla có nhiều sự cạnh tranh ở Trung Quốc hơn bất cứ đâu trên thế giới, điều này cũng bởi đây là thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất hành tinh và điểm nóng về xe điện. Tỷ phú Elon Musk – Ông chủ Tesla thậm chí còn tuyên bố công khai rằng một số nhà sản xuất xe điện Trung Quốc chính là mối quan tâm duy nhất của hãng xe điện Mỹ khi nói đến một cuộc cạnh tranh thực sự.
Xe điện Tesla luôn được định vị trong tâm thức người đam mê xe là cao cấp và đắt đỏ, so với các sản phẩm tới từ ngành ô tô nội địa Trung Quốc. Vì vậy, câu trả lời rõ ràng cho việc giảm giá chính là thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng địa phương và khiến họ phải chọn sản phẩm Tesla thay vì sản phẩm nội địa. Trên thực tế, giờ đây, một số mẫu xe Tesla ở Trung Quốc còn rẻ hơn 50% so với tại Mỹ.
Việc giảm giá của Tesla ngay lập tức khiến những hãng xe Trung Quốc mất đi lợi thế cạnh tranh về giá, và họ không còn cách nào khác, buộc phải giảm giá theo để giữ chân khách hàng.
Mercedes-Benz và Volkswagen Trung Quốc đều đang áp dụng giảm giá, Ford cũng phải “sale-off” mẫu Crossover điện Mustang Mach-E "con cưng" của mình tại thị trường này. Còn các hãng nội địa như Xpeng hay Nio thì không có lựa chọn nào ngoài việc phải giảm giá theo.
Khoảng 30 hãng sản xuất ô tô Trung Quốc hiện nay, đang áp dụng các chương trình giảm giá và nó thực sự đang tạo ra một thảm họa. Theo báo cáo gần đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã ra quyết định yêu cầu chấm dứt tình trạng giảm giá đồng thời cũng lưu ý rằng, đây không phải là cách để giải quyết những vấn đề về lâu dài. Họ cũng hi vọng rằng, sẽ đủ khả năng thuyết phục các hãng xe hơi nội địa trở lại hoạt động “bình thường” càng sớm càng tốt.
Giám đốc tài chính của Nio – ông Steven Feng chia sẻ với Bloomberg rằng ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang đối phó với một “sự xáo trộn rất sâu sắc”.
“Trung Quốc hiện nay đang có quá nhiều nhà sản xuất ô tô”. Ông Feng nói.
Hơn 150 mẫu xe điện và xe Hybrid cắm sạc được ra mắt tại Trung Quốc chỉ riêng năm 2023. Có thể nói là quá nhiều thương hiệu và mẫu mã cho người mua lựa chọn.
Hiện tại, hàng loạt các nhà sản xuất phải vật lộn về giá, và Tesla có thể còn đánh những đòn “giảm giá” tiếp theo nếu cần. Điều này nếu tiếp diễn sẽ được dự báo không mất quá nhiều thời gian nữa, có thể chứng kiến một sự sụp đổ có dây chuyền của những hãng khởi nghiệp ô tô điện Trung Quốc giữa một cuộc chiến giá cả đầy khốc liệt.
Hùng Dũng(theo insideevs)
'Chiêu trò' giảm giá của Tesla đang bắt đầu phản tác dụngCác chiến dịch giảm giá của Tesla đang khiến hãng xe điện của Mỹ gặp nhiều khó khăn không như mong đợi." alt=""/>Cuộc đua giảm giá của Tesla sẽ khiến hàng loạt hãng xe 'sập tiệm' ở Trung QuốcMải miết mưu sinh quên lấy chồng
Bà Võ Thị Tư (79 tuổi) sống cùng em gái Võ Thị Nguyệt (72 tuổi) tại số 1 đường 16, ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM. Cả hai trú ngụ trong căn nhà chắp vá đơn sơ, vật dụng đơn giản được bài trí gọn gàng.
Cha mẹ bà Tư mất sớm để lại 5 người con nheo nhóc. Nhưng rồi, 2 trong số 5 người cũng lần lượt qua đời, chỉ còn chị em bà Tư và 1 anh trai.
Từ nhỏ, chị em bà Tư đã quen cảnh thiếu trước hụt sau. Để có miếng cơm manh áo, 2 người buộc phải tự lập, làm thuê làm mướn.
Bà Tư chia sẻ: “Ngày đó, nhà tôi nghèo và cực khổ lắm. Chúng tôi chỉ biết làm việc chẳng quản ngày đêm. Hết bắt cá, hái rau thì chuyển qua làm mướn cho người ta.
Ngoảnh lại một cái đã thấy mình gần 40 tuổi, hết dám tính chuyện chồng con. Em gái giống hệt tôi, lo làm, không nhìn ngang ngó dọc nên có anh nào để ý đâu”.
Chăm chú nghe chị gái chia sẻ, bà Nguyệt cười rồi tiếp lời: “Hồi đó, ai kêu gì làm đó, mong có tiền. Tôi không nghĩ nhiều đến chuyện lấy chồng, chỉ biết làm và làm.
Nếu biết về già hiu quạnh như vầy thì lúc đó, tôi ưng anh làm chung là giờ con đàn cháu đống rồi”.
Cùng cảnh không chồng, hai bà động viên, nương tựa nhau qua tháng năm. Đến tuổi gần đất xa trời, họ không còn nghĩ đến chuyện chồng con nữa.
Anh trai của hai bà có gia đình riêng, hoàn cảnh chẳng mấy dư dả. Các cháu cũng phải làm thuê đủ nghề nhưng không đủ ăn.
Cố gắng lắm, họ mới cất cho 2 bà một mái nhà vừa vặn che nắng, tránh mưa.
Mong bữa cơm có thịt cá
Không trông cậy vào người thân, 2 bà túc tắc mưu sinh. Trước đây, 2 bà làm vườn thuê cho bà con trong vùng. Công việc vất vả nhưng thu nhập ổn định, không phải lo cái ăn.
Khoảng 2 năm nay, bà Tư yếu dần, thường xuyên đau nhức, không thể cuốc đất, nhổ cỏ thuê… Vì vậy, 2 bà chuyển sang nhận mành trúc về nhà gia công.
Tuổi cao mắt kém, mỗi ngày, 2 bà xâu được 25 – 30 sợi dây trúc, mỗi sợi được trả công 300 – 400 đồng.
Làm được 100 sợi, bà Nguyệt chở qua xưởng để nhận 40 nghìn đồng tiền công. Số tiền kiếm được mỗi ngày dao động khoảng 10 nghìn đồng.
Hai bà tiếp xúc với nghề làm mành trúc từ ngày còn trẻ. Thế nên, khi bắt tay làm lại nghề cũ, cả hai cảm thấy không mấy vất vả. Tuy nhiên, thu nhập tính theo sản phẩm nên không được bao nhiêu.
Dù túng thiếu nhưng bà Tư vun vén khéo, không ra chợ mà chỉ ra đầu ngõ mua ít cá về kho mặn. Nhưng vì kiếm được đồng nào tiêu luôn đồng đó, nên 2 bà lo lúc bệnh tật chẳng biết xoay ở đâu.
Mỗi ngày, hai người đều làm từ sáng tinh mơ đến nhập nhoạng tối mới nghỉ tay ăn cơm. Họ cứ cố gắng thêm được vài sợi thì nhanh nhận tiền công, bữa cơm có chút thịt cá.
Hình ảnh 2 bà ngồi trước cửa nhà miệt mài xâu từng sợi trúc đã quá quen thuộc với bà con trong ấp Hậu.
Thương 2 bà, hàng xóm sang chơi và phụ xâu mành trúc. Nhờ vậy, 2 bà có người trò chuyện khuây khỏa và nhanh đủ số lượng để giao cho xưởng.
Biết cảnh 2 bà neo đơn, chính quyền địa phương và chủ xưởng mành trúc thỉnh thoảng biếu chút quà bánh, mắm muối, gạo ngon… Bà con lối xóm thương yêu, có gì ngon cũng mang sang cho 2 bà ăn cùng.
Bà Võ Ngọc Ánh, Bí thư Chi bộ ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, cho biết: “Cả ấp này đều biết đến hoàn cảnh khó khăn, đơn chiếc của chị em bà Tư. Dù tuổi cao nhưng 2 bà vẫn mưu sinh bằng nghề xâu mành trúc.
Xưa vì gia đình khó khăn, 2 bà lo làm, cặm cụi từ sáng tới khuya. Suốt bao năm như thế, 2 bà quên luôn chuyện lập gia đình”.
Cả ấp không chỉ biết cuộc sống của 2 bà khó khăn mà còn quý mến, nể phục tình chị em của hai người.
Sống cùng nhau bao năm, xóm làng chưa từng nghe họ cãi vã to tiếng. Chị nhường em miếng ngon, em kính trọng, vâng lời chị gái.
Ở tuổi xưa nay hiếm, 2 bà chỉ lo chẳng may người kia mất trước thì người ở lại cô quạnh sớm chiều. Bởi vậy, họ trân trọng từng ngày còn được ăn chung bữa cơm, đêm ngủ có người bầu bạn.
Ông Lưu lập tức buông những lời khó nghe với người gọi điện. Nhưng không ngờ, khi người này nhắc tới một cái tên, ông Lưu bắt đầu chột dạ: "Ông có biết Lý Hồng Anh không?".
Sau đó, ông Lưu nhận được một bức ảnh về người nhận là con gái của ông. Vừa nhìn, ông đã thấy cô gái này có nét tương đồng với người vợ chưa cưới tên Lý Hồng Anh bỏ đi nhiều năm trước của ông.
Năm 1993, Lưu Minh Tinh được chị dâu giới thiệu cho một người phụ nữ tên là Lý Hồng Anh. Lý Hồng Anh là người hiền lành, thật thà nên vừa gặp, Minh Tinh đã đem lòng quý mến. Chỉ là Lý Hồng Anh luôn cảm thấy chưa sẵn sàng kết hôn. Ngoại hình của ông Lưu không mấy bắt mắt (một mắt bị tật) nên Hồng Anh có phần nghĩ ngợi.
Nhưng vì gia đình thúc ép lại hết lời khen Lưu Minh Tinh nên Hồng Anh cũng tặc lưỡi cho qua. Hai người chưa làm đám cưới nhưng vẫn ở bên nhau một thời gian. Trong thời gian chung sống, Hồng Anh liên tục bị bàn ra tán vào về việc yêu một người đàn ông có tật ở mắt. Vì vậy, bà rất mặc cảm.
Sau đó, Hồng Anh phát hiện mình mang bầu. Bà quyết định làm đám cưới với Lưu Minh Tinh. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra vài ngày trước đám cưới. Lý Hồng Anh sau khi suy nghĩ kĩ lại đã bí mật lấy chứng minh nhân dân và tiền bạc rồi bỏ trốn tới Giang Tô với một cô gái cùng làng.
Lưu Minh Tinh vô cùng đau buồn, ông không ngờ sự việc lại ra cơ sự như vậy. Nhưng bản thân nghĩ rằng một người phụ nữ đã không cần đến mình nữa thì không nên níu kéo. Suốt thời gian ở bên nhau, ông đã chịu đủ điều tiếng và biết bạn gái luôn mặc cảm về tật ở mắt của mình.
Nhưng Lý Hồng Anh không hề thuận lợi chạy trốn đến Giang Tô mà bị những kẻ buôn người bắt cóc, bán về vùng quê làm vợ cho người khác.
Người chồng này không cho bà ra ngoài, bắt bà ở nhà đến lúc sinh con. Năm 1994, sau khi sinh, con gái của Hồng Anh tên là Lưu Văn Tĩnh đã được gửi đến nhà một người họ hàng ở Sơn Đông. Lý Hồng Anh cũng không được gặp con.
Thật may gia đình này không có con gái nên họ rất yêu thương Văn Tĩnh. Chỉ là niềm hạnh phúc này không kéo dài được bao lâu. Trong cuộc điều tra dân số của Trung Quốc, Lưu Văn Tĩnh khi đó 4 tuổi bị phát hiện không có giấy tờ tùy thân, cũng không phải con ruột nên không thể tiếp tục sống ở Sơn Đông.
Gia đình người họ hàng không có khả năng nộp phạt nên buộc phải đưa cô bé đến nhà một người "cô" trên danh nghĩa nhờ nuôi. Tại đây, Văn Tĩnh bị đối xử tệ bạc, chịu vất vả cùng cực.
Năm Văn Tĩnh 12 tuổi, người "cô" này không nhận nuôi cô bé nữa mà quyết định trả lại cho mẹ đẻ Hồng Anh. Văn Tĩnh tò mò tại sao bao năm qua mẹ lại bỏ rơi mình như vậy. Nhưng khi mẹ giải thích mình bị người đàn ông kia kiểm soát, không cho ra ngoài, Văn Tĩnh hiểu ra tất cả. Lúc này cô bé khát khao hỏi mẹ về cha ruột của mình.
Nhiều năm dò hỏi, mẹ Văn Tĩnh không chịu tiết lộ sự thật. Cuộc sống của cô bé bên cạnh cha dượng và mẹ hết sức khó khăn. Khi lớn hơn, Văn Tĩnh quyết định hỏi mẹ một lần nữa. Và lần này, mẹ cô tiết lộ về quê quán, đặc điểm ngoại hình của bố đẻ Văn Tĩnh. Với manh mối này, Văn Tĩnh đã đăng tải thông tin lên trang web tìm người thân.
Cha con đoàn tụ đầy nước mắt
Năm 2020, dưới sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, Lưu Văn Tĩnh cuối cùng đã tìm được cha ruột của mình. Và cuộc điện thoại của đội tình nguyện gọi cho ông Lưu Minh Tinh chính là vì lý do này. Ban đầu ông Lưu không tin mình có con gái nhưng khi nghe tên của người bạn gái cũ và nhìn ảnh của con gái, ông biết đó là sự thật.
Được các tình nguyện viên khuyên nhủ, ông Lưu gửi mẫu máu để làm xét nghiệm ADN. Kết quả trùng khớp 99,9%, xác nhận ông Lưu chính là cha đẻ của Văn Tĩnh.
Tháng 12/2020, Văn Tĩnh và mẹ lên tàu trở về Tứ Xuyên. Dù mẹ Văn Tĩnh không hề nói một lời với người tình cũ, nhưng cuộc hội ngộ là niềm vui lớn giữa hai cha con.
Sau nhiều năm không kết hôn, đau đáu nỗi đau bạn gái bỏ đi trước ngày cưới, cuối cùng ông Lưu cũng nhận về điều kì diệu. Ông không ngờ mình lại có cô con gái ruột lớn như vậy. Cảnh tượng hai cha con nhận nhau khiến nhiều người xúc động.
Sau đó, ông Lưu đưa con gái đến nhận mộ tổ tiên, ông bà. Dù trong lòng Văn Tĩnh muốn ở lại với bố nhưng lại thương mẹ vất vả. Cô không muốn mẹ phải chịu thêm sự đau khổ nào nữa nên quyết định về Giang Tô cùng mẹ.
Ông Lưu cũng tôn trọng quyết định của con gái. Hai người hứa sẽ thường xuyên liên lạc và về thăm nhau. Cuối cùng, sau bao ấm ức, ông Lưu cũng có được niềm vui tuổi xế chiều.