Với chiến thắng này của Nguyễn Hoàng Khánh, Quảng Ninh là địa phương duy nhất của cả nước đến thời điểm này có 3 nhà vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.>>> Chân dung 3 nhà vô địch Olympia của tỉnh Quảng Ninh
Chia sẻ ngay sau khi kết thúc trận chung kết, Hoàng Khánh cho biết em sẽ cố gắng để thực hiện ước mơ trở thành một doanh nhân.
“Có thể thời gian tới, em sẽ học thêm lập trình để phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này”, Khánh chia sẻ.
Nói về cơ hội du học, Khánh cho hay em đang cân nhắc kỹ càng bởi em không có hứng thú với việc đi du học. “Em sẽ nghe thêm góp ý của bố mẹ, thầy cô và bạn bè. Trong thời gian dịch bệnh này thì Việt Nam vẫn là một nơi tuyệt vời để em có thể học tập và theo đuổi ước mơ”, Khánh nói.
|
Nam sinh Quảng Ninh - Nguyễn Hoàng Khánh là nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2021 |
Trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 diễn ra sáng 14/11/2021 tại Trường quay S14 - Đài Truyền hình Việt Nam và 4 điểm cầu tại các trường THPT mà các “nhà leo núi” đang theo học.
4 thí sinh xuất sắc có mặt tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 là:
Nguyễn Hoàng Khánh (Trường THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh).
Nguyễn Việt Thái (Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - Trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Nguyễn Thiện Hải An (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội).
Nguyễn Đình Duy Anh (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An).
|
4 thí sinh vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021. |
Phần thi Khởi động: Hải An vượt lên dẫn trước
Hải An là người bước vào phần thi Khởi động đầu tiên trong đoàn leo núi và giành được 60 điểm.
Bước vào phần thi Khởi động, Hoàng Khánh mang theo một món quà tặng của người thân là tháp nghiêng Pisa. Hoàng Khánh là người Khởi động tiếp theo và giành được số điểm khá cao 80 điểm.
Nguyễn Việt Thái cũng rất xuất sắc khi kết thúc phần thi này với 80 điểm.
Nguyễn Đình Duy Anh là người Khởi động cuối cùng và sau khi chứng kiến phần thi của các bạn chơi, em cảm thấy hơi hồi hộp và có chút háo hức trước khi bước vào phần thi của mình.
Duy Anh chỉ giành được 40 điểm ở phần thi này.
Tuy nhiên, sau khi xem xét lại, số điểm của Hải An được điều chỉnh lên thành 70 điểm. Còn Duy Anh lên thành 50 điểm.
Căng thẳng phần thi Vượt chướng ngại vật
Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, ở câu hỏi hàng ngang đầu tiên, cả 4 thí sinh đều trả lời đúng và có thêm cho mình mỗi người 10 điểm.
Ngay sau dữ liệu này được đưa ra, Việt Thái đã rất nhanh phát tín hiệu xin trả lời Chướng ngại vật. Tuy nhiên, câu trả lời “Giáo dục trực tuyến” mà em đưa ra không chính xác. Chính vì vậy, Thái mất quyền chơi.
Sau khi câu hỏi hàng ngang thứ hai được đưa ra, Hoàng Khánh đã phát tín hiệu xin trả lời và đưa ra câu trả lời cho từ khóa là “Miễn dịch cộng đồng”.
Hoàng Khánh cho hay, suy luận của em là “Miễn dịch cộng đồng” là điều mà Việt Nam hướng đến trong thời gian tới.
Câu trả lời chính xác giúp Hoàng Khánh có thêm 60 điểm.
Kết thúc phần thi này, Hoàng Khánh tạm dẫn đầu đoàn leo núi với 150 điểm, xếp sau là Việt Thái 90 điểm, Hải An 80 điểm và Duy Anh là 50 điểm.
Thời điểm này, một lần nữa Ban Tổ chức lại thay đổi điểm số. Duy Anh bị trừ 10 điểm được thêm ở phần thi Khởi động.
Phần thi Tăng tốc: Hoàng Khánh dẫn đầu với 250 điểm
|
Nguyễn Hoàng Khánh dẫn đầu sau phần thi Tăng tốc |
Ở phần thi Tăng tốc, với câu hỏi đầu tiên, không thí sinh đưa ra được câu trả lời chính xác.
Ở câu hỏi thứ hai, cả 4 thí sinh đều trả lời đúng, nhưng Việt Thái là người nhanh nhất. Việt Thái giành thêm cho mình 40 điểm, Hải An có thêm 30 điểm, Hoàng Khánh có thêm 20 và Duy Anh có thêm 10 điểm.
Ở câu hỏi thứ ba, cả 4 thí sinh tiếp tục cùng đưa ra đáp án chính xác nhưng Hoàng Khánh có thêm 40 điểm, Duy Anh có thêm 30, Hải An có thêm 20 Việt Thái có thêm 10 điểm.
Ở câu hỏi cuối của phần thi này, Hoàng Khánh tiếp tục trả lời nhanh nhất và giành thêm 40 điểm; Hải An, Việt Thái và Duy Anh lần lượt giành được 30, 20 và 10 điểm.
Kết thúc phần thi Tăng tốc, Hoàng Khánh tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu đoàn leo núi với 250 điểm, Việt Thái và Hải An cùng xếp sau với 160 điểm; còn Duy Anh có 100 điểm.
Phần thi Về đích: Hoàng Khánh xuất sắc, giành chiến thắng với 315 điểm
|
Hoàng Khánh mất điểm ở phần thi Về đích nhưng vẫn đang tạm dẫn đầu đoàn leo núi |
Ở phần thi Về đích, Hoàng Khánhchọn gói 3 câu hỏi mỗi câu 10 điểm.
Ở câu hỏi đầu tiên, Hoàng Khánh trả lời chính xác, nâng số điểm lên thành 260 điểm.
Tuy nhiên, ở câu hỏi thứ hai, Hoàng Khánh đã đưa ra câu trả lời chưa chính xác, Duy Anh đã giành quyền trả lời và giành được thêm 10 điểm từ gói câu hỏi này.
Ở câu hỏi thứ ba, Hoàng Khánh không đưa ra được câu trả lời. Do chọn ngôi sao hy vọng nhưng không trả lời được, Hoành Khánh vẫn bị trừ 10 điểm và tổng điểm sau khi kết thúc phần thi này chỉ còn 240 điểm.
Việt Thái đã giành quyền trả lời, song cũng không đưa ra đáp án chính xác và bị trừ 5 điểm, cũng chỉ còn 155 điểm.
Hải Anlà người Về đích lượt thứ hai, táo bạo chọn gói 3 câu mỗi câu 30 điểm và chia sẻ dù có lựa chọn sai em vẫn chấp nhận.
Hải An trả lời chính xác câu hỏi đầu tiên với đáp án là chương trình "Sóng và máy tính cho em".
Tuy nhiên, em không thể đưa ra đáp án cho câu hỏi thứ hai. Ở câu hỏi này, Hoàng Khánh đã giành quyền trả lời và đưa ra đáp án chính xác, có thêm 30 điểm, nâng tổng điểm lên thành 270.
Ở câu hỏi thứ ba trong lượt chơi của mình, Hải An chọn ngôi sao hy vọng, đưa ra câu trả lời chính xác, em giành được tới 60 điểm, nâng tổng điểm lên thành 220 điểm.
Việt Thái chọn gói câu hỏi 30-20-30.
Ngay ở câu hỏi đầu tiên trong lượt chơi của Việt Thái, Hoàng Khánh tiếp tục thể hiện năng lực xuất sắc của mình khi đã giành quyền trả lời và đưa ra đáp án rất chính xác, qua đó có thêm 30 điểm, nâng tổng điểm lên thành 300 điểm.
Ở câu hỏi thứ hai, Việt Thái tiếp tục không đưa ra câu trả lời chính xác. Ở câu hỏi này, Hải An đã nhanh tay giành quyền trả lời, qua đó có thêm 20 điểm.
Ở câu hỏi thứ ba, Việt Thái chọn ngôi sao hy vọng và với một câu hỏi bằng Tiếng Anh, em đã đưa ra đáp án chính xác. Kết thúc lượt chơi của mình, Việt Thái có 165 điểm.
Duy Anhchọn gói câu hỏi 30-30-20. Phần thi của Duy Anh, nhưng chứng kiến nhiều hơn sự thể hiện của Hoàng Khánh.
Ở câu hỏi đầu tiên, Duy Anh không đưa ra được đáp án chính xác. Hoàng Khánh giành quyền trả lời, tuy nhiên, đưa ra đáp án cũng không đúng và bị trừ 15 điểm, chỉ còn 285 điểm.
Ở câu hỏi thứ hai của Duy Anh, Hoàng Khánh tiếp tục thể hiện sự nhanh nhạy của mình. Lần này, em đã chính xác và nâng tổng điểm lên thành 315 điểm.
Ở câu hỏi cuối cùng, Duy Anh tiếp tục không đưa ra câu trả lời dù chọn ngôi sao hy vọng. Việt Thái giành quyền trả lời, song cũng không thể trả lời đúng, chỉ còn 155 điểm.
Với kết quả này, Nguyễn Hoàng Khánh, Trường THPT Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh là người giành được vòng nguyệt quế chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021. Khánh sẽ nhận cúp kỷ niệm cùng phần thưởng trị giá 40.000 USD và cơ hội du học.
Hải An là người về Nhì, sẽ nhận giải thưởng trị giá 100 triệu đồng. Hai thí sinh còn lại nhận giải thưởng trị giá 50 triệu đồng.
Cả 4 nhà leo núi đều là những thí sinh xuất sắc và quyết tâm cao nhất trước trận chung kết.
Bốn nam sinh trước giờ bắt đầu trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2021
Nguyễn Thiện Hải An chia sẻ: “Sẽ là nối dối nếu em nói rằng không mong chiến thắng, tuy nhiên em không coi đó là áp lực”.
Trong khi đó, Nguyễn Hoàng Khánh cho biết đặt quyết tâm giành được chiếc vòng nguyệt quế thứ ba.
Nguyễn Việt Thái nói mình đã có giấc mơ Olympia từ khi còn rất nhỏ.
“Bà em từng nói: Rồi một ngày cháu hãy lên sân khấu của chương trình thi đấu và lấy vòng nguyệt quế về cho bà đội nhé. Nhưng thời gian đã lấy mất đi người bà của em. Trận chung kết sẽ là cơ hội để em thực hiện lời hứa của mình với bà” - Thái nói.
Còn Nguyễn Đình Duy Anh chia sẻ, em bước vào trận chung kết này với 100% sức lực, thậm chí là phải hơn nữa.
Thanh Hùng
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia: 'Em không có hứng thú với việc đi du học'
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2021 Nguyễn Hoàng Khánh cho biết em sẽ cân nhắc kỹ càng bởi bản thân không quá hứng thú với việc du học.
" alt="Nguyễn Hoàng Khánh vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2021"/>
Nguyễn Hoàng Khánh vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2021
Từ việc phát hiện một nhóm giáo viên ở Bắc Ninh có dấu hiệu sử dụng chứng chỉ, văn bằng giả và thường xuyên giao dịch với đối tượng tên là Huy thông qua ứng dụng Zalo, Cục An ninh Chính trị nội bộ A83 (Bộ Công an) tiến hành công tác trinh sát điều tra. Một đường dây mua bán văn bằng, chứng chỉ giả dần lộ rõ. |
Đối tượng Phạm Công Duy cùng các tang vật bị cơ quan điều tra thu giữ |
“Cầu” cần gì, “cung” có đó
Kết quả điều tra cho thấy, những người có nhu cầu cấp chứng chỉ cần gửi ảnh 3 x 4, chụp chứng minh thư nhân dân cùng yêu cầu làm chứng chỉ ngoại ngữ A1, A2, B1, B2… hoặc chứng chỉ Tin học. Mỗi loại lại có những mức giá khác nhau; chẳng hạn chứng chỉ Tin học giá 1,5 triệu, chứng chỉ ngoại ngữ khoảng 3 - 5 triệu (A2 là 3 triệu, B1 và B2 là 5 triệu).
Hình thức giao dịch của đối tượng Huy hoàn toàn gián tiếp. Đối tượng này thường tự giới thiệu mình là cán bộ của Trường ĐH Hà Nội, do vậy có thể can thiệp ở mức độ những người không đi thi nhưng có thể ghi tên vào danh sách thi để có chứng chỉ. Khi xác minh, cơ quan công an được biết, nhóm “khách hàng” ở Bắc Ninh của Huy đã chuyển 3 - 4 lần tiền cho đối tượng, với tổng số tiền khoảng 50, để đổi lại những chứng chỉ do hắn tự sản xuất.
Khai thác thông tin về đối tượng Huy, bằng các nghiệp vụ chuyên môn, cơ quan điều tra phát hiện đối tượng này tên thật là Cấn Văn Tuấn, sinh năm 1994, quê quán thôn 2, Kim Quang, Thạch Thất (Hà Nội). Đối tượng này thường thuê một người xe ôm tên là Hạnh (nhà ở Trung Kính, Hà Nội) chở chứng chỉ, văn bằng giả để giao dịch. Các chứng chỉ, văn bằng giả này được Tuấn đặt từ người có tên Hưng thông qua số điện thoại 0984400xxx bằng Zalo. Hưng bán chứng chỉ giả cho Tuấn với giá 800.000 đồng/chứng chỉ. Giá Tuấn bán cho các đối tượng khác thì tăng lên theo nhu cầu.
Hai đối tượng này thường xuyên trao đổi qua Zalo để giao dịch mua bán, sản xuất văn bằng chứng chỉ giả. Với phương thức chuyển tiền trước cho Tuấn qua tài khoản và đặc biệt là chúng sử dụng rất nhiều tài sản khác nhau, chuyển vòng vèo 3 - 4 tài khoản thì mới về đến tài khoản chính tên của đối tượng.
Thủ đoạn tinh vi
Quá trình điều tra tiếp theo của cơ quan công an lại phát hiện đối tượng Hưng thực ra tên thật là Phạm Công Duy (SN 1990, quê ở Giao Phong, Giao Thủy, Nam Định); nguyên là sinh viên của Trường CĐ Điện lực Nam Định, đã nghỉ học từ năm 2015, hiện sinh sống ở Hà Nội và có theo học lớp đào tạo phần mềm và photoshop, trước khi đi vào con đường phi pháp này.
Hoạt động “kinh doanh” văn bằng chứng chỉ giả của Duy được tính toán rất cẩn thận. Đối tượng thuê 2 căn chung cư khác nhau, một nơi là phòng 1709 khu CT36 phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội); một nơi là phòng 3906 tòa HH1A, Linh Đàm, phường Hoàng Liệt cũng thuộc quận Hoàng Mai. Căn chung cư thứ hai này là nơi Duy để các thiết bị, giấy tờ, mực in… phục vụ làm chứng chỉ giả.
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin và chứng cứ cụ thể, vào lúc 15 giờ ngày 16/4, Cục An ninh Chính trị nội bộ phối hợp với cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) tiến hành triệt phá đường dây này.
Khi ông Hạnh (xe ôm) nhận điện thoại của Cấn Văn Tuấn đến nhận văn bằng chứng chỉ để giao dịch, lực lượng A83 cùng Cục Nghiệp vụ (Bộ Công an) tiến hành khống chế, áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tình huống khẩn cấp đối với đối tượng Cấn Văn Tuấn. Trên cơ sở tài liệu và chứng cứ thu thập được, A83 đã phối hợp với Cục An ninh điều tra bắt khẩn cấp Phạm Công Duy, và khám xét nơi ở của đối tượng tại phòng 3906 tòa HH1A, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Tại đây, cơ quan công an đã thu giữ hàng nghìn bộ phôi dùng để sản xuất văn bằng chứng chỉ giả, một máy scan, 2 máy in màu, 2 bộ máy tính, một bộ rập dấu nổi, một máy ép plastic, 9 thẻ ATM, 8 thẻ điện thoại. Thu của Cấn Văn Tuấn 3 điện thoại di động, 4 thẻ ATM.
Theo lời khai ban đầu, Duy là đối tượng trực tiếp sản xuất các loại giấy tờ giả, đồng thời là người đăng tải thông tin trên Internet (chủ yếu qua Zalo và Facebook) để quảng cáo và tìm đại lý tiêu thụ với số lượng lớn. Thời điểm hiện tại, theo lời khai Duy có đến 7 - 8 đại lý trung gian phân phối trên cả nước. Đối tượng thường vào trang web của các nhà trường, các cơ quan quản lý Nhà nước… để tải các mẫu giấy tờ về và sau đó tiến hành chế bản và in. Dấu thì thực hiện dưới hình thức scan, còn chữ ký thì ký sống, dấu nổi thì có bộ dập dấu nổi, còn tem thì nhập từ TPHCM qua một đối tác.
Từ năm 2017 đến nay, đối tượng đã thực hiện thành công hàng nghìn giao dịch trên phạm vi cả nước, số tiền thu được ước tính lên tới hàng tỉ đồng. Trong máy tính của Duy, bất kỳ giấy tờ gì có giá trị về mặt pháp lý, Duy đều làm được và in ra bán cho người tiêu dùng. Không chỉ có văn bằng chứng chỉ Trường ĐH Hà Nội. Còn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì đối tượng làm giả bất kỳ giấy tờ nào mà Nhà nước quy định; từ bằng cử nhân ĐH, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2… cho đến cả giấy ly hôn, kết hôn…
Kẻ mua – người bán đều bị xử lý
Sau khi khám xét 3 địa điểm (nơi ở của đối tượng Tuấn, tại nhà 76, ngõ 110 Trần Duy Hưng) và nơi ở của Duy (Định Công và Linh Đàm), cơ quan điều tra đang tiến hành xác minh về đối tác này và mở rộng vụ án.
Theo lãnh đạo Cục An ninh Chính trị nội bộ, sự việc trên là lời cảnh báo về quản lý Nhà nước trong việc sử dụng những văn bằng, chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Phải chăng đây là kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng.
Điều đáng lưu ý là trong quá trình giao dịch những người giao dịch đều phải cung cấp chứng minh thư nhân dân và ảnh với mục đích lưu những hồ sơ cá nhân. Sau này nếu có bị kiện thì các đối tượng xấu sẽ tung những hồ sơ này in và gửi về địa phương để khống chế.
Dù với bất cứ mục đích nào, việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả là hành vi gian dối. Nhu cầu mua và sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả của nhiều người chính là nguyên nhân tiếp tay cho nạn sản xuất, buôn bán bằng cấp, chứng chỉ giả gia tăng, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội. Hành vi sản xuất, bán văn bằng, chứng chỉ giả cũng như sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả khi bị phát hiện đều bị xử lý nghiêm.
Theo Trịnh Huyền (Giáo dục và Thời đại)
Xem xét thu hồi chứng chỉ luật sư bắt cô giáo quỳ xin lỗi
Khi có đầy đủ cơ sở sẽ đề xuất thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ Hoà Thuận trong vụ ép cô giáo quỳ xin lỗi.
" alt="Thêm một đường dây mua bán văn bằng, chứng chỉ giả bị triệt phá"/>
Thêm một đường dây mua bán văn bằng, chứng chỉ giả bị triệt phá
|
Có căn cứ để lo ngại
Những người hoài nghi cho rằng AI chỉ có khả năng tổng hợp kiến thức mà nó thu thập được từ mạng Internet. Điều này đồng nghĩa với việc những cuốn sách do AI viết ra không khác gì một mớ kiến thức hỗn độn, thiếu giá trị thực tiễn và không mang lại lợi ích cho người đọc. Họ cho rằng những sản phẩm này không thể có giá trị thương mại, bởi vì chúng thiếu đi sự sáng tạo và cảm xúc của con người.
Nhận định trên có căn cứ, bởi vì nếu chỉ sử dụng AI để tổng hợp thông tin từ mạng, kết quả thu được sẽ rất hạn chế và có thể trở nên vô giá trị. Những cuốn sách như vậy thiếu sự sáng tạo, cảm xúc và trải nghiệm cá nhân – những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của một tác phẩm văn học thực sự.
Theo Hội đồng Nhà văn Châu Âu (European Writers’ Council), khoảng 65% nhà văn viết tiểu thuyết và hơn 75% các dịch giả tin rằng AI sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập tương lai của họ.
Chị Giang Linh, biên tập viên một nhà xuất bản ở Hà Nội cho biết: "Công việc sáng tác có những đặc thù riêng mà tôi khó có thể nhận định, nhưng về dịch sách, nếu không dùng AI sẽ bị lạc hậu, bỏ lại phía sau rất nhiều. Hiện tại, các công cụ AI tiến bộ từng ngày, tự cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ, dịch tiếng Trung hiện nay trên chatGPT hoặc Gemini rất tốt, cho thấy tính học hỏi của AI rất mạnh, có khả năng điều chỉnh văn phong, ngữ điệu,... rất tiện cho công việc dịch & biên tập đẹp hơn, chuẩn hơn. Rõ ràng các biên tập viên phải cập nhật & phát triển bản thân từng ngày".
AI không thay được trải nghiệm cá nhân
Mặt khác, AI cũng có thể là một công cụ hỗ trợ đắc lực nếu được sử dụng đúng cách. Khi kết hợp kiến thức cá nhân, kỹ năng viết lách và trải nghiệm sống của người viết, AI có thể giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả và thậm chí mở ra những cách tiếp cận mới trong việc sáng tạo nội dung.
Tác giả Đức Nhân chia sẻ: "Bản thân mình cũng đã thử dùng AI vào việc viết, và mình thấy AI hỗ trợ rất nhiều, đặc biệt trong việc đưa ra ý tưởng. Nhưng nội dung AI đưa ra chỉ là phổ quát thôi. Một người viết cần có tư duy và kinh nghiệm nhất định để có thể biến đổi nội dung đó, thêm các từ ngữ để mềm mại, bay bổng & đi vào lòng người".
|
|
Thạc sĩ Giáo dục Lương Dũng Nhân, tác giả của 6 cuốn sách xuất bản từ năm 2011 tới nay với tổng số ấn bản gần 100,000 bản, đồng thời là chuyên gia giảng dạy AI, đã chia sẻ một số bước cơ bản để sử dụng AI viết sách. Những bước đó bao gồm: xác định mục tiêu và đối tượng độc giả; thu thập và xử lý thông tin (với sự chọn lọc); thêm vào kiến thức và trải nghiệm cá nhân; sáng tạo và cải tiến; chỉnh sửa và hoàn thiện. Trong từng bước đều có thể ứng dụng AI để hỗ trợ.
"Một cuốn sách thực sự có giá trị không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, mà còn phải mang lại cảm xúc và sự kết nối với người đọc. Trong quá trình viết, tôi nhận ra rằng AI có thể giúp chúng ta xử lý một lượng lớn dữ liệu và đưa ra những gợi ý, nhưng chỉ có con người mới có thể tạo ra những câu chuyện và cảm xúc chân thật. Ví dụ, khi viết về những thách thức mà học sinh phải đối mặt trong thời đại số, tôi đã kết hợp dữ liệu từ AI với những câu chuyện thực tế từ học sinh của mình. Điều này giúp nội dung trở nên sinh động và có sức thuyết phục hơn." - Thạc sỹ Lương Dũng Nhân cho biết.
Có lẽ người đọc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc những cuốn sách chất lượng, một trong đó là tìm hiểu về tác giả & nguồn gốc cuốn sách. Một tác giả uy tín thường có tiểu sử rõ ràng, các công trình nghiên cứu hoặc các bài viết đã được công nhận trong cộng đồng. Việc đọc các đánh giá, nhận xét từ những nguồn đáng tin cậy, như các trang web chuyên về sách, tạp chí văn học, hoặc các nhà phê bình có uy tín, cũng giúp đánh giá chính xác hơn về chất lượng của cuốn sách.
Sử dụng AI như công cụ hỗ trợ
Sự phát triển của AI mang tới những thuận lợi không thể cưỡng lại của bất cứ ngành nghề nào, vì thế mỗi con người trong đó cũng cần đặt bản thân trong sự thay đổi để phát triển.
Để tạo ra một cuốn sách chất lượng bằng cách sử dụng AI, người viết cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và biết cách tận dụng tối đa các công cụ AI.
Anh Đào Trung Thành, Phó viện trưởng viện Blockchain & Trí tuệ Nhân tạo (ABAII) cho biết: "Khi các công cụ AI trở nên dễ tiếp cận hơn, thị trường có thể chứng kiến sự gia tăng số lượng bản dịch với chi phí thấp hơn, khiến cho các dịch giả con người khó cạnh tranh hơn, đặc biệt trong các thể loại non-fiction dễ chuyển ngữ hơn. Theo tôi, các nhà văn và dịch giả đừng xem AI như một đối thủ, mà hãy sử dụng nó để nâng cao năng suất của mình. Bằng cách tích hợp AI vào quy trình làm việc, họ có thể đơn giản hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tập trung vào các khía cạnh phức tạp, sáng tạo hơn của công việc. Ngoài ra, tinh thần lifelong-learning (học tập cả đời) cần được đề cao. Việc giáo dục liên tục về các công nghệ AI và ứng dụng của chúng trong viết sách và dịch thuật là cần thiết, các chuyên gia nên tìm kiếm đào tạo về các công cụ và phương pháp sử dụng AI để duy trì tính cạnh tranh trong lĩnh vực của mình".
Như vậy, việc sử dụng AI trong viết và dịch sách đã mở ra những thách thức cũng như cơ hội mới cho các nhà văn và dịch giả trong thời kỳ mới. Trí tuệ nhân tạo có thể làm giảm bớt công việc lặp đi lặp lại và cung cấp các gợi ý hữu ích, nhưng cuối cùng, chính những trải nghiệm và cảm xúc của con người mới tạo nên giá trị độc đáo của mỗi cuốn sách. Theo đó, tới đây có thể sẽ có một thế hệ nhà văn và dịch giả mới nhờ AI.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Dùng AI viết sách: Tiện ích hay mối đe dọa?"/>
Dùng AI viết sách: Tiện ích hay mối đe dọa?