Ngày 16/9,ảngthanhthiếuniêntửvongdotainạngiaothôngmỗină24h bongda tại Đồng Nai, Bộ GD-ĐT phối hợp với Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2023 - 2024”.
Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Đồng Nai và kết nối trực tuyến đến 62 điểm cầu cả nước.
Lễ phát động với sự tham gia của hơn 20.000 học sinh với nhiều hoạt động phổ biến pháp luật về ATGT đường bộ và hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia, cho biết cả nước có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên. Trung bình mỗi năm, 3.000 thanh thiếu niên tử vong do tai nạn giao thông, chiếm khoảng 40% tổng số vụ tai nạn giao thông cả nước.
Theo ông Hùng, vai trò của giáo dục là giải pháp nền tảng, đóng góp rất đặc biệt trong việc đảm bảo ATGT. Ông cũng mong muốn ngành Giáo dục sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong tuyên truyền kiến thức về ATGT để thời gian tới không còn phải nghe tin người gây tai nạn là đối tượng thanh, thiếu niên.
Ông Trần Văn Đạt - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), cho biết học sinh sinh viên vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông do một số em ý thức và kỹ năng khi tham gia giao thông hạn chế như: không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đi hàng đôi hàng ba, đèo quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, uống rượu bia khi tham gia giao thông…
Ông Đạt cũng yêu cầu trong thời gian tới nhà trường cần tập trung đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT và lồng ghép với các phong trào, các hoạt động của nhà trường một cách phù hợp, hiệu quả.
Các trường tổ chức cho phụ huynh ký cam kết với nhà trường trong việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy…