Cuộc phỏng vấn chủ yếu xoay quanh những hoạt động quảng cáo của Facebook. Việc nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới có thể cung cấp lượng dữ liệu khổng lồ đã được định hướng một cách chính xác cho các nhà quảng cáo chính là lý do mà những công ty, tổ chức như Cambridge Analytica "thèm muốn" can thiệp vào Facebook.
Bà Sheryl khẳng định Facebook đã quá tin tưởng rằng Cambridge Analytica sẽ xóa toàn bộ những dữ liệu mà họ thu thập được, khi "họ đưa ra rất nhiều những cam kết và hứa hẹn sẽ xóa chúng, nhưng chỉ đến khi mọi người nói thì chúng tôi mới biết là họ đã không thực hiện đúng cam kết của mình".
"Người phụ nữ quyền lực nhất Facebook" cũng đồng tình rằng hãng lẽ ra nên thông báo vụ việc cho người dùng sớm hơn, thay vì đợi đến hơn 2 năm, nhưng bà phủ nhận ý kiến cho rằng các lãnh đạo của hãng đã cố tình che giấu vụ việc.
Khi được hỏi liệu Facebook có cung cấp cho người dùng lựa chọn tắt các quảng cáo có định hướng nhắm tới họ, bà Sheryl thẳng thắn trả lời: "Chúng tôi không có lựa chọn ở mức cao nhất. Muốn tắt quảng cáo, người dùng phải trả phí", đồng thời nhấn mạnh "dữ liệu của người dùng chính là nguồn sống của Facebook".
Đã nhiều tuần kể từ khi vụ bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng bị phanh phui, Facebook vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý khủng hoảng. Cùng với lời xin lỗi, CEO Mark Zuckerberg thừa nhận sẽ phải mất vài năm để Facebook có thể làm được điều này.
"Tôi ước có thể giải quyết hết vấn đề trong 3 hay 6 tháng, nhưng thực tế có lẽ sẽ mất khoảng thời gian dài hơn",Mark chia sẻ trong buổi phỏng vấn mới đây với trang Vox.
Vụ việc trở nên phức tạp hơn khi vào ngày 4/4 vừa qua, Facebook đã công bố có tới 87 triệu người dùng bị xâm phạm dữ liệu, lớn hơn rất nhiều so với con số 50 triệu theo những công bố ban đầu. Ngoài ra, liên tục những bê bối khác xuất hiện như hãng tự động quét nội dung tin nhắn của người dùng trên Messenger hay âm thầm xóa tin nhắn của CEO Mark Zuckerberg rõ ràng không hề giúp công ty cải thiện được tình hình.
" alt=""/>“Muốn tắt quảng cáo, người dùng Facebook phải trả phí”Rất nhiều người dùng iPhone đang tận hưởng những tính năng mới mẻ, tuyệt vời của iOS 10 trên chính chiếc smartphone đã từng chạy iOS 8 mà họ mua từ năm 2014.
Ở "phía bên kia" của thị trường di động, Android 7.0 Nougat được tung ra cách đây hơn 1 năm (trước iOS 10 khoảng 1 tháng) và Android O cũng đang được giới thiệu với hình thức thử nghiệm. Tuy nhiên, phiên bản đang được sử dụng rộng rãi nhất lại là Android 5.0 Lollipop phát hành vào tháng 11/2014.
Gần đây, với sự xuất hiện của LG G6, Samsung Galaxy S8 và Samsung Galaxy S8+ đã giúp cho Android 7.0 Nougat gia tăng thị phần nhưng đó vẫn là một con số khiêm tốn.
Tính đến ngày 2/5, phiên bản Android 7.0 mới có mặt trên 7,1% thiết bị chạy hệ điều hành này. Với iOS, tính đến cuối tháng Hai, 79% iPhone, iPad và iPop Touch trên toàn cầu đang hoạt động với iOS 10. Tỷ lệ này tiếp tục tăng trưởng trong 2 tháng vừa qua.
Có lẽ người dùng iPhone sẽ không bao giờ hiểu được cảnh 92,9% smartphone, tablet không thể sử dụng được bất kỳ tính năng mới nào trong iOS 9, iOS 10, nhưng hàng triệu người dùng Android vẫn cam chịu tình cảnh tương đồng như thế trong những năm qua.
Trở ngại lớn nhất đối với hệ sinh thái Android chính là sự phân mảnh thiết bị. Điều này đã được nhận ra khá lâu, Google cũng tuyên bố sẽ tìm cách kéo giảm nhưng trên thực tế vẫn chưa có gì thay đổi.
Hầu hết smartphone Android sẽ mắc kẹt lại ở phiên bản hệ điều hành lúc xuất xưởng. Những smartphone cao cấp hơn thì may mắn nhận thêm một vài bản cập nhật nhỏ hoặc nâng cấp thêm một phiên bản lớn. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhà sản xuất quyết định tung ra bản nâng cấp cho thiết bị nào. Chờ đợi Google giới thiệu bản Android mới, sau đó chờ đợi nhà sản xuất công bố thiết bị được nâng cấp, tiếp tục chờ đợi lịch trình họ phát hành ở khu vực này, nhà mạng kia...
Google chỉ phát hành đúng một dòng smartphone nhưng họ cũng vừa chuyển nó từ smartphone giá rẻ sang phân khúc đắt tiền hơn.
Trong khi đó, ở phía ngược lại, người dùng có thể sở hữu iPhone SE mới hoàn toàn với giá 278 USD, thậm chí mua các máy đã qua sử dụng, ra đời cách đây 3-4 năm với giá rẻ hơn nhiều nhưng vẫn được trải nghiệm tính năng của phiên bản iOS mới nhất.
Apple thường bị phê phán về chính sách bán hàng đắt đỏ và "hút máu người dùng", tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, giá bán của họ bao gồm thiết bị và cả dịch vụ phần mềm làm hài lòng người dùng trong vài năm tiếp theo. Liệu smartphone Android đắt hơn hay iPhone đắt hơn?
Theo Zing
" alt=""/>Nổi khổ đau thầm kín của người dùng AndroidGameSao đã tiến hành thử nghiệm với Wifi Password Hacker Prank, ứng dụng điện thoại “cho phép bạn phá mật khẩu của tất cả các mạng xung quanh để giành quyền truy cập”, theo mô tả của nhà phát triển Fun 4 U. Hiện ứng dụng này đã nhận được hơn 322.000 lượt đánh giá và giành được 4.3/5 điểm do có 241.412 lượt bầu chọn 5 sao.
Wifi Password Hacker Prank, ứng dụng hiện đang ở phiên bản 1.4, yêu cầu các thiết bị chạy Android từ phiên bản 2.3 trở lên.
June_6th&Molly
" alt=""/>Đã có thể 'hack pass' Wifi bằng ứng dụng di động?