当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Jonkopings vs Gefle, 00h00 ngày 18/4 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Sống trên cõi đời đã quá 50 năm, tôi biết, những chuyện như thế không nhiều. Nó càng không phải là điển hình để đánh giá về lòng hiếu thảo của người Việt.
Thế nhưng, nó cũng khiến người ta phải suy ngẫm.
Cạnh nhà tôi có một bà cụ, năm nay đã ngoài 90 tuổi. Khoảng 2, 3 năm trước, tôi vẫn thấy cụ giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa, nhặt rau nhặt cỏ ở sân vườn.
Nhưng nay thì khác, sau một cú trượt chân ngã, cụ bị gẫy chân nên chỉ ngồi một chỗ.
Con dâu của cụ nói rằng, sau khi bị ngã, sức khỏe cụ yếu hẳn. Đầu óc cũng không còn minh mẫn nữa.
Bẵng đi một thời gian, một hôm đứng ở sân nhà mình, tôi nghe thấy tiếng kêu của bà cụ nên chạy sang.
Các con của cụ không có nhà nên thấy tôi, cụ cứ chắp tay xin một bát cơm. Cụ bảo, hôm trước, vì trót đi vệ sinh ra giường nên cụ bị con trai phạt, không cho ăn.
Tôi vội về nhà lấy biếu cụ đĩa xôi và khoanh giò vì hôm ấy nhà tôi có giỗ. Cụ cầm vội, ăn lấy ăn để hết quá nửa đĩa.
Phần còn lại, cụ gói cẩn thận rồi giấu dưới gối. Cụ bảo, nếu các con nhìn thấy, chúng sẽ mắng. Chúng bảo, cứ ăn nhiều thì bao giờ mới chết, hoặc ăn nhiều rồi lại phải đi vệ sinh, không ai hầu được…
Câu chuyện bà cụ kể, tôi không rõ thực hư đến đâu vì cụ bị lẫn. Nhưng nghe xong, tôi vẫn thấy cám cảnh.
Về nhà, tôi lại nghĩ đến dì của tôi. Dì là mẹ đơn thân, sinh được 1 người con trai khi đã gần 40 tuổi. Theo lẽ thường quê tôi, những trường hợp đơn thân sẽ xác định ở chung với con cả đời. Thế nhưng, dì thì khác.
Con trai lấy vợ, dì xây nhà cho con ở riêng. Ngôi nhà của con cách nhà dì gần 1km. Dì bảo, khoảng cách như vậy là hợp lý, đủ để mẹ con có thể hỗ trợ nhau nhưng vẫn giữ được sự tự do cho mình.
Năm 2015, dì 73 tuổi, bị tai biến, phải nằm 1 chỗ. Cô con dâu đi làm xa (sáng đi tối về), không thể chăm lo cho mẹ nên con trai dì phải nghỉ việc phụ xe đường dài – công việc vốn mang lại thu nhập chính cho gia đình để ở nhà làm ruộng, nấu cơm, phục vụ mẹ.
Sau hơn 1 năm như thế, áp lực kinh tế cộng thêm sự chán nản, mệt mỏi vì chăm người ốm khiến cậu cáu kỉnh, bức bối.
Dì tôi thấy vậy bèn vét sạch túi được gần 50 triệu, đưa cho con lấy vốn làm ăn.
Có tiền trong tay nhưng tính đi tính lại, cậu cũng không thể làm được gì khi vướng bận mẹ già đang nằm liệt giường liệt chiếu. Cuối cùng, cậu đành vay thêm tiền, mở dịch vụ cho thuê bát đĩa, bàn ghế, phông bạt để có thể quanh quẩn gần nhà.
Nhưng không biết vì không có duyên hay vì đồ của cậu sắm không đẹp như người khác nên khách đến thuê rất ít, cả tháng mới được 1 vài đám.
Vậy là, tiền không sinh ra, tiền vốn đã cạn, lãi mẹ đẻ lãi con khiến vợ chồng cậu cãi nhau, đánh nhau liên tục. Dì tôi nằm trong buồng, nghe các con cãi vã, nước mắt chảy dài mà không biết phải làm thế nào.
Một lần, dì bảo với con trai, cứ kiếm việc đi làm, kệ dì ở nhà một mình. Mỗi ngày chỉ cần để cho dì 1 bát cơm ở đầu giường là dì có thể tự lo được.
Cậu con trai cũng nghe lời mẹ, xin đi làm thuê (sáng đi, tối về). Nhưng làm được chừng 2 tháng, những người hàng xóm lại nói đến tai cậu, bảo cậu bất hiếu, để mẹ ở nhà với bát cơm thiu. Chất thải của mẹ không có ai đổ, để cả ngày nên mùi hôi thối nồng nặc.
Vậy là, cậu lại phải nghỉ việc ở nhà.
Có lần, vì ức chế quá, cậu uống rượu say rồi về quát mẹ, bảo vì mẹ mà cậu khổ.
Dì tôi nằm trên giường, nghiến chặt răng để khỏi bật ra tiếng nấc. Dì bảo với tôi, dì chỉ muốn được chết thật nhanh để giải thoát cho các con.
Dì luôn khẳng định rằng, các con không có lỗi, chúng rất có hiếu nhưng áp lực cuộc sống quá lớn lại thêm việc phải dành thời gian, công sức chăm sóc mẹ già khiến chúng đôi khi không kiểm soát được lời nói của mình.
Dì nói với tôi, giá như, nhà nước mình hỗ trợ, cho xây viện dưỡng lão ở các địa phương. Người già được đến đó với mức giá phù hợp chứ không phải quá cao như ở thành phố hiện nay thì tốt biết mấy.
Như vậy, dì và nhiều người già như dì sẽ xin đến ở, vừa có bạn, vừa được chăm sóc, các con cũng yên tâm đi làm, kiếm tiền. Rảnh rỗi, chúng đón mẹ về hoặc đến thăm mẹ thì cả hai sẽ đều được hạnh phúc.
Tôi gật đầu đồng ý với dì. Bởi ở hầu hết các gia đình, khi cha mẹ đến tuổi già, yếu, cần được chăm sóc thì cũng là lúc các con đang ở giai đoạn bận rộn nhất, cần phải nỗ lực nhất.
Nếu cứ quanh quẩn ở nhà để chăm sóc bố mẹ thì chúng sẽ bị guồng quay của xã hội bỏ rơi. Còn nếu chúng thuê người đến nhà chăm sóc, thì tiền bỏ ra không hề ít nhưng cũng không mua được sự yên tâm.
Chi bằng, có môi trường phù hợp cho người già thì sẽ không ai còn sợ tuổi già nữa.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn. |
Sự việc cô con gái ở Long An đánh đập mẹ già xôn xao báo chí mấy ngày qua chắc chắn là một hành vi đáng lên án cả về góc độ luật pháp lẫn đạo đức.
" alt="Lời cay đắng của người mẹ liệt: Chỉ muốn chết nhanh để khỏi làm khổ con"/>Lời cay đắng của người mẹ liệt: Chỉ muốn chết nhanh để khỏi làm khổ con
Tạ Đình Phong khẳng định anh sẽ không tái hôn trong tương lai.
Kể từ khi tái hợp với Vương Phi, Tạ Đình Phong duy trì một mối quan hệ kín tiếng bất chấp sự tò mò của truyền thông và người hâm mộ. Ngày 24/9 mới đây, Tạ Đình Phong xuất hiện trong chương trình Bạn có hẹn với Lỗ Dự.Tại đây, nam nghệ sĩ chia sẻ về những trải nghiệm và sự thay đổi tích cực của bản thân thời gian qua.
Khi được hỏi có nghĩ đến việc sẽ kết hôn trong tương lai hay không, tài tử họ Tạ khẳng định: "Tôi sẽ không kết hôn nữa". Đây là lần hiếm hoi ngôi sao nổi tiếng thẳng thắn nói về chuyện tình cảm sau nhiều năm im lặng.
Tạ Đình Phong và Vương Phi yêu nhau từ năm 2000 nhưng mối quan hệ khi đó kéo dài không lâu. 13 năm sau khi chia tay, họ tái hợp trong sự ngỡ ngàng của người hâm mộ. Dù hiện tại rất hạnh phúc bên Vương Phi nhưng Tạ Đình Phong và Vương Phi đều bày tỏ quan điểm không tái hôn.
Tạ Đình Phong từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ còn Vương Phi đã có hai đời chồng và hai con gái riêng. Ở tuổi 52, Vương Phi không thích cảm giác ràng buộc của hôn nhân. Cô từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn: "Hôn nhân chỉ mang tính hình thức, tôi cảm thấy như hiện tại là hạnh phúc rồi, rất tự do".
Tháng 7 vừa rồi, đại diện của Tạ Đình Phong cũng phủ nhận thông tin Vương Phi sinh con cho bạn trai kém tuổi và khẳng định, cặp tình nhân lệch tuổi không có ý định có con chung.
Theo Sohu, quan điểm tình yêu và hôn nhân hiện tại của Tạ Đình Phong chịu tác động rất nhiều từ bạn gái - nữ ca sĩ Vương Phi. Không chỉ tác động tới bạn trai kém tuổi về quan điểm hôn nhân, Vương Phi cũng giúp nam diễn viên họ Tạ thay đổi cách nhìn nhận các mối quan hệ và giảng hòa với gia đình.
Tờ Netease Entertainment đưa tin, trong cuộc trò chuyện với Lỗ Dự, Tạ Đình Phong cũng nhắc đến việc anh đã làm hòa với cha ruột, ngôi sao kỳ cựu Tạ Hiền sau nhiều năm căng thẳng.
Trong cuộc trò chuyện, Tạ Đình Phong nhắc lại bài diễn văn khi đứng trên sân khấu chia sẻ cảm xúc khi đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc cách đây 10 năm: "Con mong bố tha thứ cho đứa trẻ thô lỗ và bất lịch sự này. Bố đã nuôi dạy đứa con rắc rối này rất vất vả. Con xin lỗi bố". Rời khỏi sân khấu, Tạ Đình Phong cũng gọi điện cho cha ruột và nói những lời ngọt ngào với ông.
Tạ Đình Phong cho biết, anh vốn có quan hệ xa cách với cha mẹ. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi anh bắt tay vào việc nấu ăn, thưởng thức những món ăn ngon, nghiên cứu cách tạo nên chúng. Anh cho rằng, ẩm thực là một cách tuyệt vời để xây dựng giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình.
Anh kể: "Khi nấu ăn, tôi có cớ để gọi cho mẹ, hỏi bà về công thức nấu ăn hoặc gọi điện nói với bố rằng: "Bố à, con vừa nấu một món ngon, bố muốn thử nó không?"". Anh khẳng định với MC chương trình rằng, anh đã làm hòa với cha ruột qua những món ăn.
Tạ Đình Phong hiện có một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Anh không chỉ là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất điện ảnh mà còn là doanh nhân tài năng, giàu có. Khối tài sản Tạ Đình Phong sở hữu ước tính 143 triệu USD. Gần đây, nam diễn viên gây chú ý khi bày tỏ dự định bỏ quốc tịch Canada, giữ lại duy nhất quốc tịch Trung Quốc.
" alt="Tạ Đình Phong sẽ không cưới Vương Phi"/>Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc dạy con biết cách đối phó với trường hợp khẩn cấp và nắm rõ các kỹ năng sống.
Dưới đây là một số cách dạy trẻ em giữ bình tĩnh và tích cực trong các tình huống khẩn cấp.
1. Tự cứu mình khỏi chết đuối
Bé cần được hướng dẫn cách nổi khi bị ngã xuống nước. |
Khi bị ngã xuống nước, bản năng tự nhiên của chúng ta là khua tay do hoảng sợ. Nhưng bạn nên dạy con tìm cách nổi bằng việc giữ thẳng lưng, tạo thành một đường thẳng với chân và thực hiện các cú đá nhỏ để trở lại bề mặt nước.
2. Đốt lửa
Học cách tạo ra lửa. |
Bạn có thể làm điều này với các dụng cụ an toàn bên cạnh, chẳng hạn như một xô nước để dập lửa. Sau đó, bạn sẽ cần thu thập gỗ khô, xếp gỗ thành cấu trúc khung chữ A. Cuối cùng, đã đến lúc đánh lửa. Đây là một kỹ năng sinh tồn quan trọng nếu chúng bị mắc kẹt trong môi trường hoang dã.
3. Phản ứng với trường hợp khẩn cấp
Lăn người khi bị lửa bén vào quần áo. |
Bạn nên dạy con cách đối phó với những vấn đề như ấn vào vết thương đang chảy máu; "dừng, thả và lăn" khi bị cháy; dùng đá chườm khi bị thương; khi nào cần gọi cảnh sát…
“Kỹ thuật dừng, thả và lăn” là con dừng những gì đang làm, thả người xuống sàn, che mặt và cuộn thẳng người bằng chân để dập lửa. Để xử lý vết thương chảy máu, hãy dạy trẻ dùng lòng bàn tay đè lên vết thương trong khoảng 5 phút.
Để giảm đau, hãy dạy các con không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da, mà nên quấn chúng trong một chiếc khăn và không để nó lâu hơn 15-20 phút.
4. Hứng nước mưa
Bạn có thể dễ dàng tự tạo hệ thống tích nước mưa và cho con cùng tham gia. Cách đơn giản nhất là lắp đặt một thùng đựng nước mưa ở dưới đường ống đã kết nối với mái nhà. Đừng quên đậy nắp để muỗi không sinh sôi.
5. Giữ an toàn khi con bị lạc
Một trong những điều đáng sợ nhất đối với một đứa trẻ là bị lạc. Bạn nên dạy trẻ nhớ số điện thoại của bạn và đứng im tại một điểm, bất kể chúng bị lạc trong rừng hay khu vực đông đúc.
Trường hợp này, con có thể nói chuyện với người lạ để tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, con nên chọn những bà mẹ đang có con để được giúp.
Khi cắm trại trong rừng, trẻ em có thể dễ dàng bị lạc khi chạy xung quanh và chơi đùa. Nếu không có nước và thức ăn, chúng nên biết tìm nước trước, vì bạn có thể tồn tại lâu hơn mà không có thức ăn.
Con không nên đến gần hồ, sông, hoặc các vùng nước khác. Thay vào đó, các bạn nhỏ nên thu thập sương từ lá.
Tiếp theo, bạn dạy chúng không ngủ dưới đất. Mặt đất lạnh và có thể hút toàn bộ nhiệt từ cơ thể. Con có thể làm một chiếc giường từ các vật liệu gần đó như lá và cành. Sau khi hoàn thành tấm nệm, hãy sử dụng các vật liệu tương tự như một tấm chăn.
Nói với con không ăn bất cứ thứ gì, phải biết tránh xa cây cỏ, quả mọng và nấm vì chúng có thể gây độc. Để làm cho điều này dễ dàng hơn, hãy tập cho các con luôn giữ một số thanh năng lượng (bánh, lương khô…) trong túi để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
6. Giữ an toàn trước động vật hoang dã
Tùy thuộc vào nơi bạn sống và những loại động vật xung quanh, hãy dạy con bạn những kỹ thuật cơ bản mà chúng có thể sử dụng khi phải đối mặt với một loài động vật hoang dã.
Nếu con bạn ở trong khu vực có rắn, hãy dạy con không bao giờ đến gần hoặc tấn công chúng và luôn đi giày, dép.
Gặp phải một con gấu, bạn không nên dạy con cách phản ứng trong tình huống này. Không được chạy, hãy giữ bình tĩnh và làm mình trông thật to lớn bằng cách giơ tay, áo khoác lên hoặc đứng trên một tảng đá.
Cần dặn con, khi con gấu di chuyển khỏi nơi trẻ đứng, cần lập tức đi ngay.
7. Giữ bình tĩnh và tích cực
Dạy con bạn bình tĩnh khi đối mặt với một tình huống khó khăn. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là sử dụng kỹ thuật “thở sâu”, hít thở dài và chậm từ bụng.
Trong cuộc sống, hoảng sợ trong những tình huống khó khăn thường dẫn đến kết quả tiêu cực, vì vậy dạy trẻ giữ bình tĩnh sẽ giúp trẻ trong tương lai.
8. Ăn mặc phù hợp với thời tiết
Trước khi tham gia một cuộc dã ngoại, du lịch hãy yêu cầu con bạn tự chọn quần áo cho chúng. Sau đó, đánh giá những gì con đã chọn và giúp con cách lựa chọn đồ phù hợp.
Ngoài ra, đừng quên dạy chúng mang kem chống nắng, chống muỗi, tùy thuộc vào tình huống.
9. Học kỹ năng tự vệ
An toàn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy để con bạn cảm thấy an toàn hơn cũng như tự tin hơn, bạn nên cho con mình tham gia các lớp học tự vệ cơ bản. Đồng thời, điều này cũng sẽ cho phép các em phát triển các kỹ năng xã hội của mình.
10. Ra hiệu cầu cứu
Dùng còi để kêu cứu |
Luôn đeo còi quanh cổ trẻ khi đi vào rừng, cắm trại... Đây là một trong những cách tốt nhất để trẻ ra hiệu để được giúp đỡ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải dạy con bạn rằng đây không phải là một món đồ chơi và chúng không nên sử dụng nó mà không có lý do chính đáng.
La hét để được giúp đỡ sẽ khiến họ kiệt sức nhanh hơn, nhưng một tiếng còi thì không. Dạy con thổi 3 lần, chờ một chút rồi lại thổi 3 lần nữa. Con nên lặp lại cho đến khi được mọi người tìm thấy.
Không một đứa trẻ nào muốn lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên mắng chửi, thóa mạ mình.
" alt="10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con từ bé"/>Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Al Ain, 20h15 ngày 30/1: Thắng nhọc
Suốt 9 năm, mặc dù tiếng mẹ đẻ dần mai một nhưng trong lòng cô chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ quê hương. Cô luôn khát khao được về nhà.
9 năm lưu lạc xứ người
Bố mẹ Dân sinh được ba người con. Cô là con thứ hai. Ngôi nhà của gia đình Dân nằm ở bản Sơn Thành - một bản làng xa xôi, heo hút.
Bà Xeo Thị Oanh - mẹ Dân quanh năm cắm mặt vào nương rẫy. Bố Dân nghiện ma túy nặng, trong nhà có bất cứ thứ gì bán được, ông đều tìm cách mang đi.
Cô gái Kha Thị Kim Dân và mẹ. Ảnh: Sĩ Ỏn |
Dân nhiều lần chứng kiến cảnh mẹ còng lưng trên nương, khóe mắt ướt sau đêm thức trắng. Cô thương mẹ, sau giờ học, lên rẫy hái rau mang ra chợ bán.
Mười hai tuổi, Dân gầy gò, đen đúa cõng rau đi bán. Trên đường đi, cô gặp người họ hàng. Người này rủ Dân sang Lào làm, hứa sẽ tìm cho cô công việc, kiếm tiền gửi về giúp mẹ.
Cô bé ngây thơ, chưa va vấp sự đời nhanh chóng bị thuyết phục. Sau chuyến xe đường dài, Dân giật mình biết mình bị lừa. Nơi cô đến không phải Lào mà là Hà Nam (Trung Quốc).
Gia đình nghèo mua cô về làm vợ cậu con trai cả. Họ nhìn thấy Dân bé xíu, đôi mắt ầng ậc nước, bỗng động lòng trắc ẩn. Vợ chồng đó nhận Dân làm con nuôi và từ bỏ ý định ban đầu.
Bố mẹ nuôi thương Dân như con gái ruột. Họ lấy giấy bút về dạy cô tiếng Trung.
Tháng ngày còn nhớ tiếng Việt, Dân nắn nót viết tên bố mẹ, chị gái và em trai cùng địa chỉ gia đình vào quyển vở. Đó là cách cô ghi nhớ lại gốc tích của mình.
Nơi xứ người, Dân theo bố mẹ nuôi trồng trọt, chăn nuôi. Hai năm đầu, gần như cô không giao tiếp, không trò chuyện cùng ai.
Một phần vì không hiểu tiếng bản địa, một phần vì cô sợ. Đêm nào cô gái nhỏ cũng khóc, thầm gọi tên mẹ, lo mình bị bán thêm một lần nữa.
Trong lòng Dân chứa đầy sự hoảng loạn. Cô luôn khắc khoải mong mẹ tìm được đến đây, đưa cô về.
Ngày này qua tháng khác, cô gái Việt Nam dần chấp nhận rằng, có thể cả cuộc đời này, cô không còn gặp lại mẹ nữa.
Bố mẹ nuôi thương cảm, giúp đỡ Dân hòa nhập với cuộc sống mới. Cô cũng tự học cách sinh tồn, thích nghi…
Ở Việt Nam, bà Oanh mỏi mắt ngóng tin con. Một tháng sau khi bán Dân, người họ hàng kia về nước. Bà ta báo cho mẹ Dân biết, cô đã sang Lào rửa bát thuê. Cuối năm sẽ mang tiền về.
Bà Oanh nào cần tiền của con gái, bà chỉ mong con bình an là đủ. Hai Tết trôi qua, ngày đoàn tụ càng xa vời.
Người mẹ nghèo sang nhà họ hàng hỏi tin con nhưng bà ta đã bỏ đi biệt tích. Một thời gian sau, thông tin người họ hàng bị bắt vì buôn bán người trái phép, bà mới hay con gái mình đã bị bán.
Bà định đi tìm con. Mọi người lên tiếng can ngăn, bởi biển người mênh mông bà biết đến đâu tìm. Trong khi đó, ở nhà, bà vẫn còn hai đứa con phải lo.
Nếu không cẩn thận, có thể chúng lại là nạn nhân tiếp theo của bọn buôn người. Bà nén đau, đành từ bỏ ý định. Năm 2017, vợ chồng bà Oanh ly hôn. Năm 2019, bà đi bước nữa.
Đường về nhà
Năm tháng lưu lạc xứ người, Dân không có giấy tờ tùy thân nên bố mẹ nuôi không cho cô đi đâu xa, sợ người ta bắt được lại sinh phiền phức.
Mãi 4 năm sau ngày bị lừa bán, cô mới được ra ngoài xa hơn. Dân đi bán quần áo thuê, kiếm tiền gửi về cho bố mẹ nuôi nhưng họ trả lại, dặn cô để dành phòng thân.
Lúc này, Dân gần như quên hết tiếng Việt. Tại đây, cô có nhiều người bạn mới. Cô từng kể cho họ câu chuyện của mình. Bạn bè khuyên Dân nên báo cho công an nhưng cô không dám.
Các ban, ngành và đoàn thể đến động viên Dân. |
Tháng 5/2019, cô quen một chàng trai Việt Nam tên Phương (22 tuổi) đang làm việc và sinh sống ở Trung Quốc qua mạng xã hội wechat. Cô nhờ người này đăng thông tin tìm giúp mình gia đình ở Việt Nam.
Chàng trai tốt bụng đăng thông tin lên Facebook. Thông tin được anh Cụt Sĩ Ỏn - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) xem được. Anh Ỏn liên lạc với Phương và cho biết, Dân là cháu họ của mình.
Dân trò chuyện với mọi người bằng vốn tiếng Việt ít ỏi. |
“Để Phương tin tưởng, tôi phải gửi ảnh mình đang đứng trong UBND xã Tà Cạ để cậu ấy cho Kim Dân xem. Khi Kim Dân xác nhận đúng là họ hàng, Phương mới kết nối cho hai bên gặp nhau”, anh Ỏn nhớ lại.
Anh Ỏn và gia đình báo tin lên cơ quan chức năng. Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc xác minh và liên hệ với các tổ chức, giải cứu Dân về nước.
Giây phút đoàn tụ, bà Oanh chạy đến ôm con vào lòng. Gần 10 năm mòn mỏi đợi tin, có lúc bà nghĩ con đã chết. Bà không ngờ, có ngày mẹ con còn nhìn thấy nhau. Câu đầu tiên Dân nói là: “Con nhớ mẹ”.
Thời gian trong khu vực cách ly, sống cùng người Việt Nam, cô đã nhớ lại được một chút tiếng Việt.
Những ngày mới về Việt Nam, Dân cảm giác lạ lẫm với chính người thân. Bà Oanh cố làm cho con gái vui, cố cho con hiểu mình yêu con thế nào.
Thế nhưng, bà khóc hết nước mắt khi con gái bày tỏ nguyện vọng, muốn làm hộ chiếu để quay lại Trung Quốc sống. Chín năm qua, cô đã quen thuộc với bên đó. “Tôi không muốn con đi đâu nữa”, bà Oanh nghèn nghẹn nói.
Dân chia sẻ, cô có mối tình 2 năm với chàng trai Trung Quốc. Họ dự định sẽ kết hôn.
Mặc dù được mẹ và gia đình yêu thương nhưng cô lạc lõng khi ai cũng có cuộc sống riêng. “Tôi sống ở đâu, Việt Nam vẫn là quê hương, là nguồn gốc của tôi. Đó là lý do, tại sao 9 năm qua tôi luôn đau đáu tìm đường về. Giờ tôi có 2 gia đình", Dân thổ lộ.
Một ngày tháng Chín, Dân cùng mẹ và chị gái lên UBND xã Tà Cạ làm căn cước công dân, chuẩn bị giấy tờ làm hộ chiếu.
Ông La Pa Vin - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) thông tin: “Kim Dân là nạn nhân trở về sau 9 năm bị lừa bán sang Trung Quốc. Phòng LĐTB&XH cùng cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi, tặng quà và động viên Kim Dân. Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn gia đình các thủ tục cần thiết, cấp quyền công dân cho cô.
Những năm qua, tệ nạn buôn bán người qua biên giới diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương liên tục có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục đồng bào đề cao cảnh giác, giảm thiểu tình trạng này”.
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
" alt="Cô gái bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạc"/>Cô gái bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạc
Năm 2020, Toyota giới thiệu Corolla Cross kèm lựa chọn phiên bản cao cấp nhất hybrid. Đến nay, hãng có thêm 5 sản phẩm khác cũng cung cấp tùy chọn động cơ này là Altis, Camry, Yaris Cross, Innova Cross, Alphard.
Toyota là hãng chú trọng nhất đến mảng xe hybrid, với việc từng mang chiếc Prius về tìm hiểu thị trường từ nhiều năm trước. Hiện phần lớn các mẫu xe đều có phiên bản hybrid.
Tiếp đến là Suzuki. Thương hiệu Nhật bán chiếc Ertiga hybrid nhưng đã khai tử. Hãng thay Ertiga bằng chiếc XL7 hybrid vừa ra mắt hồi giữa tháng 8.
Hai mẫu xe của Suzuki là loại hybrid nhẹ (mild-hybrid) với môtơ không có khả năng vận hành độc lập như các loại thuần hybrid song song của nhiều hãng khác. Tại triển lãm Ôtô Việt Nam (VMS) vào tháng 10 tới, hãng Nhật dự kiến trưng bày chiếc Swift hybrid. Khác với Ertiga hay Ciaz không còn kế hoạch phân phối, mẫu hatchback cỡ B, Swift vẫn được hãng Nhật duy trì hiện diện tại Việt Nam sau khi nhà máy ở Thái Lan đóng cửa vào cuối 2024.