Tuy nhiên, giá cao là vậy nhưng ngoại hình xe dường như đã rất cũ nát không khác gì sắt vụn. Từ đầu đến cuối xe đều bị rỉ sắt nghiêm trọng.
Chiếc xe đã bị rỉ sắt nghiêm trọng ở toàn bộ thân và động cơ. |
Theo giới thiệu, chiếc xe đã 72 năm tuổi và đến này đã không còn hoạt động được nữa. Ngoại thất xe không còn nguyên bản bởi một vài chi tiết vỏ đã bị chủ sở hữu tháo ra để kiểm tra sửa chữa trước đó. Tuy nhiên phần động cơ vẫn chưa từng bị can thiệp. Chiếc xe 72 năm tuổi này đã lăn bánh được 16.305km.
Đồng hồ dừng lại ở con số 16.305km. |
Khối động cơ cũ rít không khác gì đống sắt vụn của chiếc Harley WLA 1947. |
Kích thước chắn bùn hơi quá khổ của chiếc xe hạn chế được lượng bùn và rác tích tụ trong vòm chắn bùn khi di chuyển trong chiến tranh. |
Hầu hết các bộ phận đều được mạ crôm và niken nên theo thời gian sẽ khó bền bỉ. |
Trong lịch sử của hãng mô tô nổi tiếng Harley-Davidson, cái tên WLA luôn chiếm một vị trí đặc biệt. Harley-Davidson WLA được chế tạo theo yêu cầu và theo thông số kỹ thuật của Quân đội Hoa Kỳ trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, và dựa trên phiên bản dân sự được biết đến vào thời điểm đó là WL.
Giá đỡ hành lý là một trong chi tiết yêu cầu thiết kế riêng của quân đội Mỹ. |
Logo Harley trên bình xăng đã bị mờ nhạt theo thời gian. |
Được biết, trong chiến tranh, có khoảng 90.000 chiếc siêu mô tô Harley-Davidson WLA đã được sản xuất và hầu hết trong số chúng, bất kể năm nào chúng được sản xuất, đều được đặt tên chung là WLA 1942. Các yếu tố mà Quân đội yêu cầu thiết kế khiến WLA luôn nổi bật giữa đám đông bao gồm sơn đặc biệt (chủ yếu là ô liu hoặc đen), đèn báo đen, giá đỡ hành lý và nhiều chi tiết đặc thù khác.
Mặt yên xe cũ kĩ. |
Ngày nay, những chiếc Harley-Davidson WLA tồn tại khá ít và thường được liệt kê vào danh sách hàng cổ điển, độc lạ được săn lùng.
Chi Bảo (theo AVT)
Tình trạng xe ô tô đang chạy bỗng nhiên bị kẹt chân ga luôn là nỗi lo lắng, ám ảnh của nhiều tài xế. Bởi nếu không xử lý kịp thời, người lái có thể rơi vào tình huống nguy hiểm.
" alt=""/>Siêu mô tô đời 1947 rỉ sắt, giá không tưởng 37.000 USDGS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).
Virus này ủ bệnh đến 14 ngày, vậy nó có lây trong thời kỳ ủ bệnh?
Về nguyên tắc, hầu các bệnh truyền nhiễm đều không lây trong thời kỳ ủ bệnh trừ sởi, quai bị có thể lây trước khi có biểu hiện bệnh về lâm sàng. Các virus corona nói chung chúng tôi theo dõi trong thời gian dài thì không lây trong thời kỳ ủ bệnh, tuy nhiên với virus corona mới này thì cần theo dõi thêm.
Xin ông cho biết đường lây lan của virus này như thế nào?
Virus corona mới lây theo đường hô hấp, ở mức độ tiếp xúc gần. Trong vòng 2 m nếu người xung quanh hít phải giọt bắn của nước bọt hay hắt hơi của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Theo ông làm thế nào để phát hiện sớm, hạn chế sự lây lan của dịch?
Đây là dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta vì thế cần giám sát chặt những người đi từ vùng dịch về. Giống như dịch SARS trước đó, chúng ta cần giám sát các chuyến bay đi từ vùng dịch về. Không phải ai đi từ vùng dịch về cũng áp dụng biện pháp cách ly nếu không sốt nhưng cần theo dõi tại nhà, khi có biểu hiện bệnh cần đến viện ngay.
Đồng thời cơ quan y tế cũng phải nắm được danh sách của tất cả các hành khách trên chuyến bay đó, tên tuổi, địa chỉ, ngồi ở ghế nào. Trong trường hợp sau này có một hành khách xác định dương tính thì cần cách ly theo dõi những người ngồi gần bệnh nhân nhất, trong vòng 2 m.
Đặc biệt những trường hợp phát hiện bị sốt khi đi cửa khẩu cần phải cách ly ngay. Thực tế, không phải ai đi qua cửa khẩu có biểu hiện ho, sốt cũng là do virus corona mới, tỷ lệ dương tính là rất nhỏ.
Giai đoạn này cần sự cảnh giác cao của tất cả các cơ sở y tế. Trường hợp nào sốt, đến từ vùng dịch về đều cần cách ly ngay, sau đó tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc loại trừ. Có thể xét nghiệm ra virus corona nhưng để xác định đúng có phải chủng corona virus mới ở TP Vũ Hán không thì cần có “mồi” để xét nghiệm mới khẳng định được.
Quan trọng là phát hiện sớm cách ly ca bệnh kịp thời, tránh lây lan.
Vậy làm thế nào để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới này?
Cách phòng bệnh giống như phòng bệnh cúm: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, hạn chế đến nơi đông người… Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Quan trọng là tổ chức hệ thống giám sát, phát hiện cách ly ca mắc càng sớm càng tốt vì bệnh lây qua đường hô hấp lây qua ho, hắt hơi bắn nước bọt.
Biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp này như thế nào? Theo ông những trường hợp nào cần đến bệnh viện ngay?
Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới tương tự như SARS. Cụ thể, bệnh nhân sẽ bị viêm đường hô hấp cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy đường thở. Khi 2 phổi tổn thương toàn bộ, bệnh nhân sẽ không có khả năng trao đổi oxy, dẫn đến não bị tổn thương, suy đa tạng và bệnh nhân sẽ tử vong. Nếu không được khống chế tỷ lệ tử vong sẽ cao.
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus corona vì thế việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh và phát hiện điều trị triệu chứng và biến chứng.
Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
(Theo Dân trí)
Sau khi biết nơi làm việc của bệnh nhân này cách chợ hải sản Vũ Hán 1km, ngay lập tức anh Huang đã được đưa vào điều trị cách ly.
" alt=""/>Virus corona là chủng virus SARS sau nhiều năm biến đổi