Khóc ròng vì mất trắng đàn vịt, ao cá chỉ sau một đêm
Những ngày qua, chị Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1971, trú ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) phải tìm cách băng qua những con đường ngập lụt, sang thôn khác cắt cỏ về cho bò ăn. Chị ngồi nhờ chiếc xe kéo tự chế do đội xung kích của thôn lái băng qua cung đường ngập sâu, rồi đến đầu ngõ phải tự lội qua đoạn đường ngập đến lưng ống chân để ôm đống cỏ về nhà.
Chị bảo: “Ngập lụt thế này, người khổ, vật nuôi cũng khổ. Vất vả mấy cũng phải cố kiếm thức ăn cho chúng”.
Chị Phượng là mẹ đơn thân sống ở xóm Trong, thôn Nam Hài. Chồng chị mất nhiều năm trước, con trai chị vừa bước sang tuổi 14. Mẹ con chị vốn sống trong căn nhà tạm ở ngoài đồng, mưu sinh bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi.
10 ngày qua, kể từ khi nước lũ dâng cao, chị phải đưa con về sống nhờ nhà mẹ chồng.
Nói về những thiệt hại do ngập lụt, chị Phượng trào nước mắt: “Hôm ấy nước dâng cao bất ngờ, nhà tôi ngập tới nóc. Tôi mất trắng ao cá chỉ sau một đêm, đàn vịt cũng tan tác, không kịp sơ tán con nào”.
Chị Phượng chỉ kịp nhờ anh em trong thôn đem công nông đến chở giúp một con bò và một con lợn nái sắp đẻ về căn nhà bỏ trống ở xóm Trong.
“Sốc vác về đến nơi, con lợn nái của tôi cũng đẻ non, chết mất 3 con lợn con. Tôi xót của mà bất lực”, chị Phượng khóc kể lại.
Cách đây không lâu, chị Phượng được cháu gái tặng cho chiếc điều hòa cũ, lắp ở phòng ngủ trong căn nhà tạm. Nước dâng cao gần đến nóc nhà, chiếc điều hòa cũng hỏng hoàn toàn.
Con trai chị Phượng thấy mẹ trầm ngâm, hỏi: “Sao mẹ suy tư mãi vậy?”. Chị Phượng ôm con khóc: “Nhà ta mất hết rồi, còn gì nữa đâu con”.
Chị ước tính, trận ngập lụt lần này, nhà chị thiệt hại khoảng 50 triệu đồng.
Ông Hai Dũng (sinh năm 1960, trú ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) là một trong số ít người dân ở vùng ngập sâu cố bám trụ lại nhà.
Vợ ông Dũng đã mất nhiều năm. Ông hiện sống cùng vợ chồng con trai cả và 3 người cháu trong khu đất rộng rãi.
Nước sông Bùi tràn về, nhà ông ngập nặng. Ông Dũng kể, nhiều ngày trước, nước ngập đến trước cửa nhà ông, ngang ngực một người trưởng thành.
Con trai, con dâu và 3 người cháu của ông Dũng di tản đến nhà người quen, một mình ông bám trụ lại nhà. Căn nhà nhỏ chất đầy bao tải thóc, đồ gia dụng, chỉ chừa lại một lối đi.
Ông khéo léo kê vài tấm gỗ cao làm chỗ ở cho chó và gà. Trong nhà, ông cũng phải kê một tấm gỗ dài từ giường đến bậu cửa làm đường đi lại. Những ngày qua, ông chỉ loanh quanh ở hai địa điểm là trên giường và trên chiếc bàn kê sát cửa.
“Nay nước đã rút bớt rồi mà vẫn ngập lưng nhà vệ sinh. Những lúc cần đi vệ sinh, tôi phải sang hàng xóm nhờ. Chỉ có mình tôi ở nhà nên ăn uống đơn giản, có mỳ tôm cứu trợ của xã, ngày 3 lần pha mỳ tôm ăn là xong”, ông Dũng chia sẻ.
Thời điểm ngập sâu, thôn cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân, ông Dũng phải thắp nến, bật đèn pin. Trời oi bức lại thiếu điện, cuộc sống của ông bất tiện đủ đường.
Sau này, ông phải ký cam kết tự chịu trách nhiệm với an toàn của bản thân để được thôn cấp điện.
“Khổ thì có khổ nhưng gia đình tôi được chính quyền xã giúp đỡ nhiều. Hôm nước mới dâng, bộ đội kịp thời đến nhà tôi giúp cất đồ đạc nên không thiệt hại nhiều”, ông Dũng lạc quan chia sẻ.
14 người sống chung trong căn nhà nhỏ
Nhà chị Trương Thị Cúc (sinh năm 1994) là một trong số ít hộ dân ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến không bị ngập sâu. Thế nên, suốt những ngày qua, căn nhà nhỏ của chị là điểm trú chân của 14 người.
“Nhà anh trai chồng tôi ngập gần đến nóc nhà nên vợ chồng, con cái tổng cộng 8 người phải di tản sang nhà tôi. Nhà tôi có ông bà, vợ chồng tôi và 2 đứa con nữa là 6 người. Tròn 14 người cùng chung sống ở nhà tôi những ngày qua”, chị Cúc chia sẻ.
14 người sinh hoạt trong căn nhà nhỏ có nhiều tình huống bi hài. Chị Cúc kể, một tuần qua, mỗi bữa cơm nhà chị phải chia làm hai ca vì đông người. Nhà chị chỉ có một nhà tắm, một nhà vệ sinh nên mỗi khi có nhu cầu, mọi người phải chờ đợi nhau khá lâu.
Mỗi sáng, chị Cúc phải đi nhờ xe kéo của đội xung kích thôn ra chợ mua đồ ăn. Bên cạnh đó, chị nhờ các anh chị sống ở thôn khác gửi đồ ăn đến để đảm bảo bữa ăn cho đại gia đình.
“Nhà có thêm 8 người đến ở thì dĩ nhiên sẽ chật chội hơn, sinh hoạt bất tiện hơn chút, ví dụ như khi ngủ sẽ phải trải chiếu ngủ khắp mấy gian nhà, thậm chí ngủ dưới nhà ngang. Thế nhưng, lúc này không giúp đỡ nhau thì lúc nào? Tôi thấy chuyện đó rất bình thường”, chị Cúc chia sẻ.
May mắn không bị cắt điện nên nhiều ngày qua, nhà chị Cúc luôn có người đến sạc nhờ pin điện thoại, đèn pin. Nghĩ cảnh họ phải thắp nến, bật đèn pin vào buổi tối oi bức, chị thấy thương cảm.
Căn nhà cấp 4 hai gian của chị Nguyễn Thị Chắt (sinh năm 1975, thôn Nam Hài) cũng đang là nơi ở của 11 người, gồm 5 thành viên nhà chị, 4 thành viên gia đình em trai chồng và 2 thành viên nhà chị dâu.
Từ ngày 24/7 đến nay, 11 thành viên trong gia đình chị “liệu cơm gắp mắm”, có gì ăn nấy. Chị kể, 2 ngày trước đây, chị được thôn trợ cấp mỳ tôm, nước mắm, bột canh và 1kg thịt lợn. Cùng với cá chồng chị đi bắt được vào ban đêm, bữa ăn của các thành viên cũng được cải thiện.
“Trong lúc khó khăn, chẳng ai đòi hỏi cao. Gạo thì nhà tôi có sẵn, rau thì được chị em ngoài kia gửi vào, thức ăn thì có gì ăn nấy. Anh chị em đoàn kết, vui vẻ với nhau”, chị Chắt lạc quan kể.
Mỗi bữa ăn, nhà chị phải trải 2 chiếc chiếu ra giữa sân. Khi ngủ, trẻ con được ưu tiên ngủ trên giường, người lớn trải chiếu nằm dưới đất. Cảnh oi bức, ngột ngạt là không tránh khỏi nhưng các thành viên trong gia đình chị không hề than vãn.
“Mấy nay nước rút bớt, ăn uống xong là mọi người về nhà dọn dẹp, thu xếp nhà cửa, đến tối mới sang nhà tôi ngủ nhờ”, chị Chắt chia sẻ.
Ảnh: Thanh Minh, Tú Linh
Trứng nướng bơ phô mai
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm trứng nướng bơ phô mai
1. Trứng: 2 quả
2. Bơ chín: 1 quả
3. Phô mai: 1 miếng phô mai Mozzarella vuông, 10gr phô mai sợi
4. Gia vị: Muối, hạt tiêu
Cách làm trứng nướng bơ phô mai
- Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Bạn gọt vỏ 1 trái bơ, bỏ hạt và cắt thành miếng nhỏ. Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng nữa nha. Sau đó, bạn xếp 1 lượt bơ đã cắt nhỏ vào khay nướng, rải phần lòng trắng trứng xung quanh còn 2 lòng đỏ trứng cho lên trên phần bơ. Bạn có thể cắt nhỏ miếng phô mai Mozzarella và rắc lên trên cùng phần phô mai sợi.
Chị em đừng quên rắc 1 thìa cà phê muối và 1/2 thìa cà phê hạt tiêu vào nữa nha.
- Bước 2: Nướng trứng cùng bơ và phô mai
Bạn làm nóng nồi chiên không dầu hoặc lò nướng ở mức nhiệt 200 độ trong 3-5 phút. Sau đó, cho bát trứng, bơ và phô mai đã chuẩn bị vào, nướng ở mức nhiệt 180 độ trong 10 phút là xong!
Chị em thấy đấy, món trứng nướng bơ phô mai này làm chưa tới 5 phút là xong mà nhìn thôi là biết ngon không chê vào đâu được. Làm thế này, món ăn giữ được 2 phần trứng lòng đào, kết hợp cùng bơ ngậy và phô mai chảy nên ăn 1 miếng là ưng luôn. Chị em nhớ thử nha!
Có thể bạn chưa biết: Bơ là "nữ hoàng" trong các loại siêu thực phẩm.
Loại trái cây này có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim cũng như duy trì tóc, da và móng khỏe mạnh.
Tuy bơ có vị béo, nhưng đừng lo lắng. Chất béo không bão hòa đơn là chất béo tốt, không gây béo, lại giúp kiềm chế cơn đói. Nghiên cứu từ Trung tâm Y sinh học của Anh chỉ ra rằng các bữa ăn với bơ có xu hướng làm tăng cảm giác no lâu hơn so với những bữa ăn không có bơ, từ đó cắt giảm cơn thèm ăn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
" alt=""/>Cách làm trứng ngon đẹp chẳng kém nhà hàngCác thí sinh tại Miss Grand cũng dành “cơn mưa” lời khen cho tinh thần hiếu khách của đại diện Việt Nam. Hoàng Phương được đánh giá là một chủ nhà tuyệt vời và hoàn hảo.
Ngay khi đặt chân đến cuộc thi, Lê Hoàng Phương đã chu đáo chuẩn bị những món quà đặc sản như chà bông, cá hộp cho các thí sinh Miss Grand cũng như ban tổ chức cuộc thi. Dù chỉ là những phần quà nhỏ, nhưng chúng lại chứa đựng tâm tư của nàng hậu với mong muốn để bạn bè quốc tế được trải nghiệm ẩm thực Việt Nam.
Hoàng Phương luôn quan tâm và chăm sóc các thí sinh, thường hỏi thăm và giúp đỡ họ. Cô luôn mang trên môi nụ cười thật tươi tắn và rạng rỡ khi xuất hiện trước mọi người, mang lại một hình tượng thân thiện.
Đặc biệt, trong một đoạn clip, Hoàng Phương đã ghi dấu ấn với đại diện các nước khi tiết lộ rằng cô chỉ mới học tiếng Anh từ 6 tháng trước. Tuy nhiên, trong suốt những ngày hoạt động, người đẹp luôn cố gắng thường xuyên giao tiếp và trao đổi bằng tiếng Anh nhằm tăng thêm sự gần gũi với các đại diện nước khác cũng như với Ban tổ chức Miss Grand International 2023.
Bên cạnh đó, Hoàng Phương cũng luôn giải đáp thắc mắc cho các thí sinh về những đề tài về ẩm thực, truyền thống lịch sử và tích cực quảng bá văn hoá Việt Nam. Cô còn hào hứng giải thích cho một thí sinh về chuyện thi cử ngày xưa sẽ diễn ra như thế nào trong khi đang xem vở diễn thực cảnh Tinh Hoa Bắc Bộ.
Cũng tại đây, Hoàng Phương cùng dàn thí sinh đặc biệt diện những bộ áo tứ thân truyền thống xuất hiện trước khán giả, nàng hậu đã giúp đỡ mọi người quấn khăn mỏ quạ một cách chính xác. Đây cũng là một cách quảng bá trang phục dân tộc của Việt Nam đến bạn bè quốc tế đầy thân thiện và gần gũi.
Đại diện nước ngoài đều dành những lời khen có cánh và thể hiện niềm yêu mến đến đại diện của Việt Nam. Đặc biệt, Hoàng Phương làm “xiêu lòng" hai đại diện Lào và Paraguay khi tổ chức sinh nhật đầy bất ngờ cùng bánh kem cho các cô gái.
Có thể thấy, dù chỉ có thời gian 1 tháng chuẩn bị cho Miss Grand International 2023, nàng hậu đã rất cố gắng thể hiện bản lĩnh và quyết tâm chinh phục chiếc vương miện danh giá.
Vĩnh Phú
" alt=""/>Lê Hoàng Phương liên tục ‘ghi điểm’ ở Miss Grand International 2023